TS. Hoàng Kim |
HOCMOINGAY. Trong khoảng từ năm 1978-2005, 770.300 người Trung Quốc đã đi du học và không đầy 1/4 số đó quay trở về. Tuy nhiên, đa số những người về nước sau khi tốt nghiệp đã hồi hương sau năm 2000, chỉ tính riêng trong năm 2005 là 35.000 người. Những người hồi hương thường nhắm tới quyền được giới thiệu các phương pháp giảng dạy mới, hướng dẫn nghiên cứu hoặc giám sát quá trình cải cách chương trình giảng dạy. Họ đã tìm thấy cơ hội của họ vào năm 1998, khi chính phủ trung ương công bố một dự án được lập ra nhằm chuyển hàng triệu USD vào một nhóm nhỏ các trường đại học ưu tú, nhằm giúp chúng nổi lên trên trường quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đã cấp cho 9 trường đại học hàng đầu khoản đầu tư tương đương 120 triệu USD mỗi trường với quy định 20% trong tổng số tiền đó được dành để thuê cán bộ từ nước ngoài.Tuy nhiên, đổi mới không phải lúc nào cũng tới một cách dễ dàng. Tại các trường đại học ít danh tiếng hơn bên ngoài Thượng Hải và Bắc Kinh, những học giả hồi hương đối mặt với điều tiếng rằng họ đang quay trở về Trung Quốc vì thất bại ở nước ngoài. Khi ngày càng có nhiều học giả hồi hương, các chính sách tuyển dụng được siết chặt. Hy vọng lớn nhất cho việc giải quyết những khó khăn trên có thể nằm ở việc tiếp tục phát triển giáo dục sau đại học.Trước sức hút của một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, các học giả tu nghiệp ở nước ngoài vẫn tiếp tục trở về cùng với một bộ phận nhỏ nhưng ngày càng tăng các học giả ngoại quốc thích được làm việc ở đại lục. Thanh Bình - báo Việt Nam Net, đã dịch tài liệu "The Chronicle of Higher Education" về kinh nghiệm của Trung Quốc trong sự thu hút nguồn lực cho các trường đại học (ảnh Hoàng Tố Nguyên: Trường Đại học Sư phạm Hoa Trung) xem thêm
Số lần xem trang : 16030 Nhập ngày : 28-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 28-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Rưng rưng Trường Sa(15-05-2009) Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chân dung một huyền thoại(13-05-2009) Đọc lại và suy ngẫm (13-05-2009) Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa (04-05-2009) Cần tập trung đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ (24-04-2009) Ba giải thưởng mang tên nhà khai sáng(16-04-2009) Hiện đại hóa giáo dục để đi vào nền kinh tế tri thức(14-04-2009) Internet : Nền tảng công nghệ cho xã hội tri thức(25-03-2009) Về cụ Phan Thanh Giản: "Trao đổi với đồng nghiệp"(24-03-2009) Giáo sư "thiền"(24-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|