TS. Hoàng Kim |
HOCMOINGAY. Huy Đức. Blog Osin. Lê Huy Ngọ trong vai nông dân. Chúng ta hãy quan sát những người nông dân phải lên thành phố ở nhà thuê, ăn cơm bụi, thu nhập của những người đó dù có đạt 2 triệu cũng khó mà đủ sống. trong khi nếu cũng những người đó vẫn ở nông thôn, lao động trong các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại chỗ, thì mức lương khoảng một triệu là đã rất ổn rồi. Phải thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang đa dạng hơn, có công nghiệp, có dịch vụ. Phải đầu tư hạ tầng phục vụ nông dân. Làm sao giữ chân được thanh niên, làm sao trí thức có thể về nông thôn nếu như ở đấy không có nước sạch, không có điện… Đừng bỏ quên nông dân trong những điều kiện thiếu thốn ở làng. Đừng để cho những nông dân phải vật vã trên những góc phố đô thị để lây lất kiếm sống. Hầu hết người dân Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ nông dân. Đừng vội quên nguồn cội. Hãy đặt mình trong hoàn cảnh của cha anh mình trước khi ban hành một chính sách nào đó. Không nhà nước nào có thể lo hết mọi thứ. Tích tụ ruộng đất chỉ là một vấn đề cụ thể. Cái lớn hơn trong phương pháp tiếp cận theo tôi là, mọi chính sách đều phải đặt người nông dân vào vai trò trung tâm, phải làm sao để người nông dân trở thành chủ thể quyết định những vấn đề của họ (Hình tư liệu của Hoàng Kim: Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2001). (xem tiếp)
Số lần xem trang : 17416 Nhập ngày : 17-05-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Việt Nam học Thứ Hai ngày 1 tháng 12 năm 2008(01-12-2008) Thứ Sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008(28-11-2008) Chủ nhật ngày 23 tháng 11 năm 2008(23-11-2008) Thứ Sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008(21-11-2008) Thứ Năm ngày 20 tháng 11 năm 2008(20-11-2008) Thứ Tư 19 tháng 11 năm 2008(18-11-2008) Thứ Ba 18 tháng 11 năm 2008(18-11-2008) Thứ Bảy ngày 15 tháng 11 năm 2008(12-11-2008)
|