TS. Hoàng Kim
 |
TINKHOAHOC. Một nhóm các nhà khoa học kiệt xuất của nhiều quốc gia đã hoàn thành bản thảo đầu tiên bộ gen cây khoai mì (Manihot esculenta). Dự án quan trọng này đánh dấu một bước phát triển có tính chất lịch sử trong khoa học cây khoai mì. Chính cây trồng này là cây lương thực chủ lực đang nuôi sống 750 triệu người trên thế giới, mỗi ngày. Khoai mì nghèo dinh dưỡng, nhiễm một số bệnh hại, đặc biệt ở Châu Phi, nơi mà 1/3 người trên đại lục này bị mất mùa do bệnh virus. Trong số đó, bệnh Brown Streak trên khoai mì, hay bệnh CBSD, thường xuyên là mối hiểm hoạ của Đông Phi. Bill & Melinda Gates Foundation đã tài trợ 1,3 triệu USD cho ĐH Arizona, thực hiện vai trò dẫn dắt trong một consortium quốc tế nhằm phát triển nguồn dữ liệu bộ gen cây khoai mì để cung cấp cho các nhà chọn giống công cụ cải tiến giống khoai mì tốt phục vụ nông dân, đặc biệt giống kháng được bệnh virus CBSD. Steve Rounsley, PGS của School of Plant Sciences tại UA và một thành viên của BIO5 Institute, sẽ tham gia dự án này như là thành phần cốt cán của Viện Genome Sciences, ĐH Maryland, Baltimore, Viện Energy Joint Genome (DOE JGI) Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, và 454 Life Sciences của Roche Company. Tác động của chuỗi trình tự bộ gen này trong 203 với sự hình thành nên “Global Cassava Partnership” (GCP-21), đồng chủ trì bởi Dr. Claude Fauquet, Giám Đốc của International Laboratory for Tropical Agriculture Biology (ILTAB), Donald Danforth Plant Science Center (DDPSC), St. Louis, và Dr. Joe Tohme của International Center for Tropical Agriculture (CIAT), Cali, Colombia. Cho đến 2006 đề nghị của Fauquet, Tohme và 12 khoa học gia quốc tế khác đều ủng hộ việc thực hiện chương trình DOE JGI's Community Sequencing như dự án trọng điểm của thế giới. Đầu năm 2009 sử dụng 454's Genome Sequencer FLX platform với đầu đọc GS FLX Titanium người ta nhanh chóng phát triển nhiều cơ sở dữ liệu mới về DNA sequence. Hơn 61 triệu lần đọc chuỗi trình tự và tổng hợp lại trên toàn bộ genome cây khoai mì với dự đoán 95% gen. Đây là lần đầu tiên sử dụng máy “454 Life Sciences' long-read sequencing platform” khẳng định chất lượng của bản thảo này (xem tiếp)
Số lần xem trang : 15472 Nhập ngày : 22-11-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học Cây trồng
Giống khoai lang Việt Nam(29-12-2020)
Chọn giống sắn Việt Nam(08-06-2020)
Mười kỹ thuật thâm canh sắn(18-07-2019)
Lúa siêu xanh Việt Nam GVN GSR(01-08-2019)
Quản lý bền vững sắn châu Á(23-08-2019)
Lúa Siêu Xanh (GSR) ở Việt Nam(20-05-2018)
Giống khoai lang ở Việt Nam(03-11-2015)
con đường lúa gạo Việt Nam(17-11-2016)
Sắn Phú Yên, giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh(29-01-2015)
Những bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á(21-01-2016)
Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|