TS. Hoàng Kim FOOD CROPS. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả cụm công trình nghiên cứu và phát triển lúa gạo đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, vừa có hai bài viết quan trọng về "Lịch sử cây lúa Việt Nam" (Rice history in Việt Nam) và "Cải thiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam" (Improved rice varieties for rice production in Vietnam). Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu Việt Nam là chốn tổ của nghê lúa và những tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21. Hai báo cáo này sẽ trình bày tại hội thảo Quốc tế lúa gạo sắp tổ chức ở Hà Nội. Tác giả gửi riêng tài liệu cho chủ bút Cây Lương thực (xem tiếp). xem thêm Để hạt thóc cổ thành Dền thuyết phục được các bên Xem thêm:
Để hạt thóc cổ thành Dền thuyết phục được các bên
DẠY VÀ HỌC. Trang blog Hồ Trung Tú có bài viết "
Để hạt thóc cổ thành Dền thuyết phục được các bên
": Hạt thóc cổ thành Dền 3.000 năm nẩy mầm đối với nhiều người là chuyện hoang đường và xem như đã đóng lại với phần lỗi thuộc về các nhà khảo cổ. Thế nhưng với một chút lập luận khoa học, chúng ta sẽ thấy mọi chuyện không đơn giản như các nhà nông học kết luận.
Hố khảo cổ thành Dền
Chuyện hạt thóc cổ thành Dền (Mê Linh, Hà Nội) nảy mầm lại nóng khi các kết quả phân tích niên đại bằng phương pháp AMS (khối phổ gia tốc kế - Accelerator Mass Spectrometry) dựa trên đồng vị phóng xạ C14, các hạt thóc cháy cho ra con số 2.970 năm cách ngày này (cộng trừ sai số 30 năm). Cần nhớ, đây là các phân tích lấy được từ các học thóc đã cháy, tức đã chết, chứ không phải các hạt thóc “sống”, đã nảy mầm. Vì vậy niên đại các hạt thóc nảy mầm vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Để phân biệt được sự khác nhau này, trước hết, xin nhắc lại nguyên lý xác định niên đại bằng đồng vị phóng xạ Cacbon14. Về bản chất, C-14 luôn được sinh ra khi neutron từ tia vũ trụ tác động với khí nitơ. Do hai hoạt động tạo thành và phân rã C-14 diễn ra đồng thời nên thành phần đồng vị C-14 trong tổng cacbon luôn là một giá trị không đổi. Khi sinh vật (thực vật, động vật) còn sống, chúng luôn trao đổi cacbon với môi trường nên thành phần C-14 trong cơ thể những sinh vật này cân bằng với môi trường và không đổi. Khi chúng chết đi, do quá trình trao đổi cacbon bị ngừng. Chu kỳ bán rã của C-14 là 5.730 năm, do đó cứ sau 5.730 năm thành phần C-14 lại giảm đi một nửa, khiến thành phần C-14 trong mẫu vật giảm dần. Do đó, chỉ cần đo lượng C-14 trong mẫu vật và so sánh với tỷ lệ của nó trong khí quyển hiện nay, các nhà khoa học dễ dàng tính ra được tuổi của mẫu vật với độ chính xác cao. Đây chính là cơ sở cho việc giám định niên đại các hiện vật hữu cơ đã ngừng sinh trưởng như xương, than, tro của thực vật hoặc động vật.
Có những hạt thóc màu rất tươi, mới có thể là thóc hiện đại đã lẫn vào. Những hạt thóc ban đầu được hào hứng đón nhận nhưng thực sự không đáng tin ở màu vỏ tươi mới của chúng. Những hạt này sau đó nảy mầm cho ra những cây lủa rất khỏe như lúa hiện đại. Lỗi này chắc chắn thuộc về các nhà khảo cổ
Như vậy, ở trường hợp thành Dền, các phòng thí nghiệm đều dễ dàng xác địch được tro, than của các hạt thóc đã cháy, tức đã chết, đã ngừng trao đổi chất từ 3.000 năm trước. Thế nhưng với các trường hợp vỏ trấu nảy mầm thì không thể. Đơn giản là vì nó vẫn còn sống, còn hít thở, và khi ngâm vào nước, nó đã trao đổi chất rất mạnh để nảy mầm. Mà khi đã trao đổi chất với môi trường thì nó lại nhập C-14 “mới” vào tế bào và vì thế không thể xác định được bất cứ điều gì, cho dù nó thực là 3.000 năm tuổi hay mới chỉ 1 tuổi. Vì vậy, để xác định được niên đại của các hạt thóc nảy mầm, không thể dựa vào đồng vị C-14 mà chỉ có thể xác định bằng sinh trắc học, tức hình dáng, chu kỳ sinh trưởng, đặc tính sinh học, thậm chí làm ADN. Tức là phải nuôi cấy được nó qua nhiều thế hệ để đổi chiếu, so sánh. Được biết, ở Mỹ đã có một trường hợp xác định được hạt sen 1.000 năm tuổi nẩy mầm nhờ làm AMS lớp vỏ lụa bọc quanh hạt, có nghĩa là lớp vỏ lụa đã thực sự ngừng trao đổi chất kể từ lúc hạt sen trưởng thành. Ở hạt thóc thì đó là bộ phận nào ? Câu trả lời thuộc về các nhà nông học chứ không phải các nhà khảo cổ.
Các nhà nông học nói gì khi nhìn thấy ảnh này ? Lúa Khang dân mới trong điều kiện thế nào thì có màu này ? Và tại sao một số hạt nẩy mầm rất yếu đã chết ? Trong ảnh này có 3 hạt đã ra rễ. Rõ ràng những mầm thóc yếu ớt này cần được đối xử một cách khoa học hơn chứ không phải như nông dân đem thóc ra gieo trên bùn rồi phơi nắng. Nếu có hạt thọc cổ thật nào nó sẽ không sống được với cách đối xử như thế. Nhìn ảnh ta biết, không cần đến chén cổ lọ vàng để dựng những hạt thóc nhưng chí ít việc chiết mầm nuôi cây mô là việc nên làm. Không làm công đoạn này thì đừng bảo là quy trình là nghiêm túc.
Các nhà khảo cổ đã cam đoan về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp của mình rằng các hạt thóc nảy mầm đã thực sự được thu lượm trong “một địa tầng không bị xáo trộn” với các hạt thóc cháy, có nghĩa là về nguyên tắc các hạt thóc nảy mầm cũng cùng niên đại với các hạt thóc cháy đã được xác định niên đại. Thế nhưng các nhà nông học thì bảo không, các hạt thóc nẩy mầm, và đã cho một vụ “mùa bội thu”, là những hạt thóc hiện đại điển hình chứ không phải thóc cổ.
Câu chuyện đến đây đâm ra không thể kết luận, sự nghi hoặc vẫn bị để ngỏ, và điều đó rõ ràng là không xứng đáng với niềm tin của mọi người dành cho các nhà khoa học nói riêng và giới khoa học nói chung.
Theo dõi kỹ câu chuyện hạt thóc cổ nảy mầm chúng tôi nhận thấy hình như vẫn còn những điều ta có thể giải quyết được trong phạm vi có thể nếu cặn kẽ từng trường hợp của từng hạt thóc một:
Hiện vật được phơi trên sân phơi lúa trước khi được phân tích nhặt ra những hạt có thể nảy mầm, rõ ràng rất dễ nhiễm vật lạ như thóc mới, thóc mùa trước sót lại lẫn vào
Đất trong hố khảo cổ được mang đi đãi nước ở các mương nước thủy lợi như thế này
Trước hết, có thể có một số hạt thóc mới đã lẫn vào đất di tích trong hố khảo cổ được đem đi đãi. Được biết nước đãi lấy từ mương nước của cánh đồng đang mùa gặt, hoặc cũng có thể lẫn chúng vào từ bao bị dùng chứa đất mang đi đãi. Khả năng lẫn lúa mới vào hiện vật là hoàn toàn có thể do nhân công làm phần lớn là nông dân, người dân địa phương. Theo dõi các báo cáo ta thấy những hạt thóc nảy mầm có vỏ vàng tươi như thóc mới, được nuôi cấy trong xô nhựa phơi giữa trời vẫn phát triển và cho vụ hạt năng suất cao. Với mẫu vật này chúng tôi nghĩ khả năng thóc mới lẫn vào là rất cao. Và trách nhiệm này thuộc các nhà khảo cổ.
Có thể có một số hạt thóc lai hiện đại lẫn vào và đã nảy mầm thành những cây lúa Khang Dân, nhưngkhông phải tất cả các hạt thóc nẩy mầm đều là lúa Khang Dân, rất nhiều hạt đã chết vì rất yếu.
Và quan trọng nhất, có nhiều hạt thóc vỏ rất đen, mầm nẩy ra rất yếu, một hai ngày rồi chết ! Và đây chính là nghi vấn, là câu hỏi lớn nhất cần hướng đến. Thóc mới vỏ không thể đen đến thế ! Cớ sao với thông tin đây là những hạt thóc có tuổi ước đoán là 3.000 năm, chắc chắc là khả năng nẩy mầm là vô cùng yếu, sinh trưởng cũng vô cùng khó; thế nhưng các nhà nông học vẫn cứ “lạnh lùng” ứng xử với nó nhưng một hạt thóc hiện đại, cho vào xô, phơi ra môi trường tự nhiên, đến khi chết thì thôi ! Thậm chí cũng không giữ lại mẫu vật để có điều khiện thì làm xét nghiệm gene. Lẽ ra với những hạt thóc vỏ đen, mầm yếu này các nhà nông học phải nhanh chóng cho chiết mầm, tổ chức nuôi cấy mô sớm nhất có thể. Đã đành, về nguyên tắc không thể có hạt thóc 3.000 năm tuổi nhưng vẫn còn nảy mầm, thế nhưng cuộc sống vốn luôn có những bất ngờ ta không nghĩ tới. Ví dụ một khả năng, một đống thóc bị đốt, lúc đang cháy thì bị đất, sạt lở hay lụt lội chẳng hạn, vùi lấp trong đất sét. Phản ứng cháy vẫn xảy ra tạo một môi trường hoàn toàn hiếm khí để bảo quản những hạt thóc không bị cháy, chẳng hạn ?
Các nhà nông học tin vào phương pháp khoa học, trình độ khoa học cũng như giáo trình khoa học của ngành mình, thế nhưng lẽ nào khảo cổ không phải là một ngành khoa học ? Một số hạt thóc được nhân công đãi ra nhưng đã có một số hạt thóc do chính PGS. TS Khảo cổ học Lâm Mỹ Dung tự tay nhặt lên ngay trong hốc khảo cổ. Nó đã nẩy mầm rồi chết. Ngành khảo cổ học biết dựa vào đâu để kiểm tra phát hiện của mình ? C14 hay AMS thì không thể vì đó là thóc sống, dựa vào tập tính di truyền, ADN thì các nhà nông học di truyền học đã lắc đầu bảo không làm nữa ?
Phần lớn những hạt có vỏ đen, nẩy mầm như ảnh này đều bị chết. Và lỗi đó rõ ràng của các nhà nông học.
Hạt dính đất tầng văn hóa này do chính tay PGS.TS Lâm Mỹ Dung đãi được, và nó đã chết sau vài ngày nảy mầm. Thật khó để thuyết phục nhà khảo cổ đây là hạt thóc Khang Dân nhiễm lẫn vào hố khảo cổ ! Có thể các nhà nông học đã đúng, thế nhưng thái độ không đến cùng của họ đối với một mẫu vật 3.000 năm tuổi đã khiến các nhà khảo cổ không tâm phục, khẩu phục.
Và điều này rõ ràng đã đặt các nhà khảo cổ vào thế âm thầm chuẩn bị cho dự án mới, khảo cổ liên ngành, có giàm sát chặt chẽ, cần thì mời công an hay đặt máy quay (!) và lúc đó các nhà di truyền, nông học sẽ nhận ra trách nhiệm của mình trong việc này
Theo
Blog Hồ Trung Tú
(Toàn bộ ảnh lấy từ trang blog của PGS-TS Lâm Mỹ Dung: http://dzunglam.blogspot.com/ )
Tham khảo:
http://dzunglam.blogspot.com/2010/05/gioi-thieu-anh-qua-trinh-phat-hien-thoc.html
Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC ; FOOD CROPS
DẠY VÀ HỌC TRÊN BLOGTIENGVIET
DẠY VÀ HỌC ĐH NÔNG LÂM HCM
DẠY VÀ HỌC TRÊN BLOGSPOTDẠY VÀ HỌC TRÊN TWITTER
NGỌC PHƯƠNG NAM
FOODCROPS.VNSố lần xem trang : 14943 Nhập ngày : 17-09-2010 Điều chỉnh lần cuối : 28-08-2012 Ý kiến của bạn về bài viết này
Tập huấn và Hội thảo Học để làm ở Ấn Độ(06-06-2019) Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ.(16-09-2017) Cây Lương Thực Việt Nam(18-04-2017) Sắn Thế Giới và Việt Nam(21-01-2016) Quản lý bền vững sắn châu Á(03-06-2015) Hội nghị Quốc tế: Hợp tác Việt Nam Nhật Bản vì một tương lai bền vững (22-12-2014) Những sự kiện Nông nghiệp mới cập nhật (02-06-2014) Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu (12-11-2012) 45 năm thành lập CIAT và sắn Việt Nam (15-09-2012) Sắn làm nhiên liệu sinh học ở Việt Nam: Hiện trạng, Cơ hội và Thách thức(19-04-2011) Trang kế tiếp ... 1
|