TS. Hoàng Kim |
FOODCROPS. Viện Hàn lâm khoa học hàng đầu của Anh cho biết: Trung Quốc vừa qua mặt Nhật Bản, xếp thứ 2 trên thế giới về số lượng công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế, có thể vượt Mỹ năm 2020 (Hiệp hội hoàng gia Royal Society). Trung Quốc, với lịch sử giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới, có hệ thống chữ viết, ngôn ngữ riêng, dân số bằng 1/5 của 6,8 tỷ dân số thế giới đang dần thể hiện là một trong những nước có nền văn minh sớm nhất. Xếp vị trí thứ 6 (1999-2003) lên vị trí thứ top 3 (2004-2008) sau Mỹ. Giáo sư John Holdren, Mỹ nhận định, Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trong cách tân khoa học. Bắc Kinh không tiếc đầu tư tiền cho phòng nghiên cứu có quy mô đồ sộ ở các trường đại học để sinh viên có cơ hội tiếp cận, được đào tạo để thử nghiệm các ý tưởng mới. Trung Quốc muốn đứng đầu thế giới về khoa học là một mục tiêu có tính khả thi. Ở đây, họ đã là nước cung cấp hàng giá rẻ lớn nhất thế giới, số lượng nhà nghiên cứu trẻ “nghèo hiếu học” có chí cầu tiến gia tăng, trong điều kiện được đầu tư cao về khoa học và công nghệ, … Trung Quốc sẽ sớm trở thành nước cung cấp trí tuệ hàng đầu (Denis Simon, Mỹ). Về số lượng nghiên cứu, Trung Quốc công bố nhiều công trình hơn Mỹ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Trung Quốc sẽ trở thành nước công bố nhiều công trình nghiên cứu nhất thế giới trong mọi lĩnh vực (Caroline Wagner,Mỹ). Khao khát công nghệ, tri thức quay về, chất xám ngừng chảy, tập trung thành tích, phổ cập sáng chế, chấp nhận có hạn chế nhưng sẽ có tích cực để học tập những công nghệ tiên tiến. Trung Quốc phát triển quá nhanh và bất ngờ đến mức mọi người hoài nghi (Rasmus Nielsen, Mỹ). Viện nghiên cứu di truyền học Bắc Kinh (BGI) sau chuyển về Thẩm Quyến, quy tụ hơn 1500 nhà khoa học các nhà khoa học trong nổ lực thành viện nghiên cứu gen hàng đầu thế giới, chuyên nghiên cứu về giải mã gen di truyền sinh vật. Chấp nhận rủi ro để đạt mục đích (Minmin Lou, Trung Quốc) . Hoàng Long tổng hợp (xem tiếp) Số lần xem trang : 16233 Nhập ngày : 02-04-2011 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Tô Hoàng bình thơ Phạm Tiến Duật (04-12-2011) Trao đổi về nét đẹp văn hóa(03-12-2011) Nguyễn Quang Lập viết về Nguyễn Nhật Ánh(30-11-2011) Phạm Minh Giắng bạn của tôi(27-11-2011) Xuân sớm Ngọc phương Nam(26-11-2011) Những bài viết cảm động(26-11-2011) Lời của Thầy theo mãi bước em đi(17-11-2011) Lão Hâm câu chuyện bên bàn cờ(15-11-2011) Thư gửi mẹ của một học sinh(06-11-2011) Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy ?(01-11-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|