TS. Hoàng Kim
CÂY LƯƠNG THỰC. Việc lai tạo giữa giống lúa tiên Indica vùng nhiệt đới với giống lúa cánh Japonica vùng cận nhiệt đới và ôn đới đã tạo nên những đột phá nâng cao năng suất lúa, tăng tính chống chịu lạnh, kháng bệnh cháy lá, cháy bìa lá, khô vằn, cải thiện cây lúa vàng lá sớm, hình dạng hạt gạo, độ dẻo, hóa hồ và các đặc tính khác. Cuộc cách mạng xanh bắt đầu bằng giống lúa IR8 là kết quả của lai tạo giữa giống Japonica của Trung Quốc là Dee-geo-woo-gen với giống Peta của Indonesia. Kết quả đã làm tăng năng suất lúa từ 2-3 tấn/ha lên 8-10 tấn/ha. Tại Hàn Quốc, việc phổ biến giống lúa cao sản Tongil là kết quả của lai tạo giữa giống lúa Japonica và Indica đã giúp Hàn Quốc thành công trong tự túc lương thực từ năm 1972. Hiện các dòng lai Japonica thích nghi với điều kiện nhiệt đới đang được Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Hàn Quốc phát triển theo hướng cải thiện năng suất, dạng hình cây lúa, chống đổ ngả, kháng sâu bệnh chính, chống chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt. IRRI gần đây đã phóng thích hai giống gạo tròn nhiệt đới Japonica mang tên IRRI 142 (NSIC Rc170) và IRRI 152 (NSIC Rc220) để canh tác trên diện rộng. Các giống lúa này mang đầy kỳ vọng giúp nông dân Philippines đạt lợi nhuận cao hơn, và nhất là giúp người tiêu dùng có thể thưởng thức được gạo Nhật với giá rẻ; đồng thời cũng mở ra triển vọng lớn đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. (xem tiếp)
Số lần xem trang : 17601 Nhập ngày : 23-08-2011 Điều chỉnh lần cuối : 23-08-2011 Ý kiến của bạn về bài viết này
Việt Nam học Dạy và học 25 tháng 7(25-07-2021) Dạy và học 24 tháng 7(24-07-2021) Dạy và học 23 tháng 7(23-07-2021) Dạy và học 22 tháng 7(22-07-2021) Dạy và học 21 tháng 7(21-07-2021) Dạy và học 20 tháng 7(20-07-2021) Dạy và học 19 tháng 7(18-07-2021) Dạy và học 18 tháng 7(18-07-2021) Dạy và học 17 tháng 7(17-07-2021) Dạy và học 16 tháng 7(16-07-2021) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46
|