TS. Hoàng Kim |
DẠY VÀ HỌC. Ngô Minh vừa có bài viết về cuốn sách mới "Bạn văn" rất hot gần đây của Nguyễn Quang Lập. Tôi chưa kịp đọc nhưng hình dung một chiếu rượu vui vẻ ngót trăm bạn văn ở một tác phầm mới 456 trang. Bạn văn viết theo lối khẩu văn, Ngô Minh nhận xét. Viết về khẩu văn của Nguyễn Quang Lập, nhà văn Bảo Ninh cho rằng:” Anh viết dường như rất dễ, nhưng sự dễ ấy trái ngược hoàn toàn với dễ dãi. Đố anh dễ dãi nào viết được như thế. Viết được như thế thật sướng, nhưng muốn sướng được như vậy phải đổi cả một đời trần ai, nào ai dám đổi“. Trần Đăng Khoa khen tác phẩm "Ký ức vụn" phát hành trước đó: Ký ức vụn mà không hề vụn. Những câu chuyện khơi khơi, tưởng như nói tào lao cho vui, mà thâm trầm, sâu sắc ra trò. Chuyện thế mà không phải thế. Đây là chỗ hơn người của bọ Lập. Tài. Lập có khả năng điểm huyệt, nhất là khi viết về các bạn văn, bởi thế, anh chỉ phảy vài nét mà hiện được người, hiện được cảnh, với giọng văn rất riêng. Đọc nguyên bản trên Blog còn thú vị hơn nhiều, bởi cái khẩu khí đặc biệt của Lập. Những ngôn ngữ vỉa hè, bặm trợn, thậm chí rất tục mà đọc lại không thấy tục. Đây là biệt tài của Lập. Không phải ai cũng làm được và không dễ học được. Tốt nhất các em không nên bắt chước bọ Lập, khi mình chưa đủ vốn văn hóa và sự từng trải, bắt chước dùng của độc, chữ độc rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập chính gốc Ba Đồn (Quảng Bình) đã dấn thân, lăn lóc ờ cửa Việt (Quảng Trị) mang Đời Cát ra phố cổ Linh Đàm Hà Nội và nay thì treo biển Quê choa lên phố mới chung cư thành phồ Hồ Chí Minh. Đọc Nguyễn Quang Lập, tôi thích trao đổi trên của Trần Đăng Khoa và lời bình "Đọc truyện" của Đoàn Minh Phương: "Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người." Tôi muốn bình thêm: Chỉ có phúc hậu, nhân văn và tình thương yêu ở lại. (đọc tiếp)
Số lần xem trang : 19794 Nhập ngày : 29-08-2011 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
CNM365 Tình yêu cuộc sống Đọc thơ Tiếng Nghệ nhớ miền Trung(25-11-2012) Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong tôi(15-11-2012) Sách là cội nguồn của tri thức(05-11-2012) Đi bộ trong đêm lên Yên Tử(03-11-2012) Nguyễn Thị Hoàng Hòa chùm thơ hay(11-10-2012) Ở đâu một trời thương nhớ(07-10-2012) Một chuyện kỳ lạ có thật(04-10-2012) Trăng Tây Hồ(29-09-2012) Trần Đăng Khoa: Tổ Quốc ở Trường Sa(24-09-2012) Đất nước Căm pu chia trong mắt ai(24-09-2012) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
|