TS. Hoàng Kim |
DẠY VÀ HỌC. Nhân cảm nhận tản văn hay "Khát vọng văn chương" của anh Nguyễn Chu Nhạc, tôi đọc lại và suy ngẫm bài viết "Tôi viết vậy thì tôi tồn tại" nơi lắng đọng khát vọng văn chương và kinh nghiệm trọn một đời văn của Nguyễn Khải : "Viết là một cách để tồn tại. Descartes có câu: “Tôi tư duy vậy thì tôi tồn tại” (Je pense donc je suis), tôi muốn nói nhại câu danh ngôn ấy: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại” (J’écris donc je suis). “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. "Biết bỏ qua những chuyện vô nghĩa (tức là phải biết cách đứng lùi lại một chút, đứng về thì tương lai để nhìn cái hôm nay như đã thuộc của thì quá khứ), tập trung sức lực vào những công việc ấp ủ một đời của mình, những việc thuộc về lợi ích lâu dài của cộng đồng". "Biết cách ẩn nhẫn, nín nhịn, biết chọn cái lúc cần nói, cần viết, biết dừng lại cái lúc cần dừng, dám dẹp bỏ lòng tự ái tầm thường, bỏ qua những hiểu nhầm thiển cận của bạn bè và người thân để bảo vệ đến cùng hòn ngọc ngậm không bị phá huỷ. Nó là công lực tu luyện một đời của mình để trao lại cho những thế hệ đến sau." “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”.
Số lần xem trang : 16138 Nhập ngày : 20-12-2011 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Nhân đọc Lữ Phương viết về hồi ký Trần Văn Giàu(12-05-2011) Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi(10-05-2011) Đông Dương tìm tòi và suy ngẫm(22-04-2011) Con đường Trung Quốc vượt Mỹ của phát triển khoa học hữu dụng (02-04-2011) Rành mạch như Nguyễn Hiến Lê(23-03-2011) Em ơi ngước nhìn Phú Sỹ(20-03-2011) Người Nhật và nét đẹp văn hóa(17-03-2011) Động đất sóng thần ở Nhật Bản và sự kiện ngày 19/3 (15-03-2011) Nguyễn Du và những câu thơ tài hoa(13-03-2011) Giáo sư Vũ Đình Hoè người tạo nền cho giáo dục (10-02-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|