TS. Hoàng Kim |
DẠY VÀ HỌC Hôm trước, tôi đã thích thú chép lại bài viết Chi tiết và Chậm từng giọt chữ của Nguyễn Ngọc Tư , nay bất chợt gặp được lời cảm nhận rất hay của một vị giáo sư dạy tiếng Việt ở nước ngoài trên trang blog của anh Sỹ Liêm. Lời cảm nhận không có tựa đề nhưng đại ý “Không ai dám nói tiếng Việt dễ”, nội dung thật bổ ích. Tôi xin chép lại trên trang chính để mọi người cùng đọc.
Chào các bạn,
Tôi không phải một Blogger. Tôi là giáo sư dạy tiếng Việt ở nước ngoài, tôi thấy Sỹ Liêm có bài viết rất chính xác. Nhưng có lẽ, những gì thật quá, thường không được lòng của nhiều người. Tôi bổ sung thêm ý của mình :
Không ai dám nói tiếng Việt dễ. Tiếng Việt khó vì nhiều lý do. Cái lý do đầu tiên là tiếng Việt có tính cách ngữ cảnh cao. Ví dụ, một câu rất đơn giản trong tiếng Anh, chẳng hạn ‘He goes to Saigon’, thì người ta sẽ buột miệng nói ngay, à ông ấy đi Sài Gòn; nhưng nghiêm chỉnh mà nói, dịch như vậy không có gì bảo đảm là chính xác cả, vì trong tiếng Việt của mình ‘He’ có thể là anh ấy, có thể chú ấy, có thể cậu ấy, có thể nó, có thể hắn. Chữ ‘He’ đó nếu là con trai tôi, tôi phải nói đó là con trai tôi, nếu là ông nội tôi, tôi phải nói đó là ông nội tôi, chứ không thể nói nó hay mày được. Cho nên chữ đơn giản ‘He’ không thể dịch ra tiếng Việt được, nếu mình không biết trước người ấy là ai. Thí dụ thứ hai, động từ ‘to go’ là đi. Nếu người đang ở Hà Nội thì không ai nói ‘Ông ấy đi Sài Gòn’, mà phải nói ‘Ông ấy vào Sài gòn’. Ở Vũng Tàu chẳng hạn, ‘Ông ấy lên Sài gòn’. Không phải ‘ông ấy đi Hà Nội’, mà ‘ra Hà Nội’. Như vậy trong tiếng Việt, nếu mình biết người phát ngôn cụ thể là ai, có quan hệ với người nói như thế nào, và thứ hai nữa, biết cái nơi người ấy đang ở đâu, thì mình mới dịch đúng chữ hết sức đơn giản như vậy. Nếu bạn đọc tiếng Anh ‘I love you’, tôi bảo đảm không có người nào có thể dịch ra tiếng Việt được cả. Nó không có gì chắc ‘anh yêu em’ cả, nhưng có thể ‘em yêu anh’, ‘thầy yêu con’, ‘cô yêu con’, hay ‘tôi yêu nước tôi’ chẳng hạn. Chữ ‘you’ đó có thể là đất nước, có thể là vô số (xem tiếp)
Số lần xem trang : 16448 Nhập ngày : 28-01-2012 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Mark và Facebook(10-01-2012) Đầu năm đọc bài GS Hoàng Tụy (07-01-2012) GS Lân Dũng nhặt vội mấy dòng thơ tâm đắc(06-01-2012) Thanh Vân bình lão Chu đi chợ(23-12-2011) Nguyễn Khải những lời anh gửi lại(20-12-2011) Tư liệu người Nga, văn chương Nga(18-12-2011) Gốc của sự học là học làm người(17-12-2011) Bàn luận thật giả với Trần Đăng Khoa(14-12-2011) Học và phản biện GS Lân Dũng(09-12-2011) Tô Hoàng bình thơ Phạm Tiến Duật (04-12-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|