TS. Hoàng Kim |
DẠY VÀ HỌC. Lão Tử là nhà hiền triết Trung Quốc cổ đại, một trong những người thầy lớn nhất của mọi thời đại. Trong biển học tri thức mênh mông, Lão Tử đã trao truyền lại cho đời sau kho báu Đạo Đức Kinh vô giá chỉ vẻn vẹn trên 5000 chữ nhưng chứa đựng túi khôn của nhân loại. Những lời vàng cách đây hơn hai ngàn năm đến nay vẫn vằng vặc như sao Mai mới mọc. Bốn chữ vàng tinh hoa của đạo học và phép xử thế, căn bản của phép quyền biến và sự cương nhu đó là “biết đúng, biết đủ” (tri túc, tri chỉ). Lão Tử viết trong chương 67 (đại ý của lời văn được diễn đạt theo lối mới): “Ta nắm lấy ba phép báu: thứ nhất là nhân từ , thứ nhì là tiết kiệm, thứ ba là khiêm nhu, không tranh với người khác. Ta biết nhân từ thì được dũng cảm; biết tiết kiệm thì được rộng rãi; biết khiêm nhu không tranh đoạt người thì được tôn vinh.” Tôi duyên may được đọc một số sách của các tác giả đáng kính và may được tiếp xúc với những người bạn biết trọng vốn cổ văn hoá phương Đông nên đã mạnh dạn lập thư mục này như là một cách để tự học. Người ta biết được rất ít về cuộc đời Lão Tử nhưng lại có rất nhiều luận bàn suốt trên hai nghìn năm qua về bộ sách Đạo Đức Kinh . Tác phẩm này đã được nhiều nhà nghiên cứu Trung Hoa và Đông Phương, Tây Phương coi là một kỳ thư hiếm thấy trong lịch sử nhân loại tương tự Kinh Dịch. Tôi tán đồng với anh Nguyễn Quốc Toàn hãy khởi đầu từ Đạo Đức Kinh và Đạo Giáo để tìm hiểu Lão Tử, Đạo Đức Kinh và Đạo Học . Tiếp đến hãy đọc Lão Tử túi khôn của nhân loại và Lão Tử tri túc tri chỉ của Vương Tuệ Mẫn. Sau đó mới có thể dần vào bên trong (xem tiếp)…
Số lần xem trang : 16082 Nhập ngày : 19-02-2012 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Mark và Facebook(10-01-2012) Đầu năm đọc bài GS Hoàng Tụy (07-01-2012) GS Lân Dũng nhặt vội mấy dòng thơ tâm đắc(06-01-2012) Thanh Vân bình lão Chu đi chợ(23-12-2011) Nguyễn Khải những lời anh gửi lại(20-12-2011) Tư liệu người Nga, văn chương Nga(18-12-2011) Gốc của sự học là học làm người(17-12-2011) Bàn luận thật giả với Trần Đăng Khoa(14-12-2011) Học và phản biện GS Lân Dũng(09-12-2011) Tô Hoàng bình thơ Phạm Tiến Duật (04-12-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|