TS. Hoàng Kim
FOOD CROPS. Thanh Điểm thanhdiem85@gmail.com hỏi: Cho em hỏi giống sắn KM 140, KM227 và SM2075-18 có nguồn gốc như thế nào và đặc điểm nông sinh học của chúng?. Em có thể xin tài liệu liên quan đến chúng được không? Em xin cảm ơn nhiều!
TS. Hoàng Kim trả lời :
Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tạo chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ, Võ Văn Tuấn, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên , Reinhardt Howeler, Hernan Cebbalos 2009."Chọn tạo và phát triển giống sắn KM140” Bài báo đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Đại học Nông Lâm 2007 . Giống sắn KM140 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử năm 2007, công nhận giống chính thức năm 2009. Gỉải pháp chọn tạo và phát triển giống sắn KM140 đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (VIFOTEC) năm 2009; giống này hiện trồng trên 100.000 ha,
Giống sắn KM227 là con lai F1 của tổ hợp KM140/ KM140 sau đó được chiếu xa hạt sắn khô với liều xạ 4,5 KR bằng tia Gamma nguồn Coban 60. Giống SM2075-18 là con lai đột biến của tổ hợp SM2075 / SM2075 cũng được tạo dòng sau đó chiếu xa hạt sắn khô với liều xạ 4,5 KR bằng tia Gamma nguồn Coban 60 tương tự như cách làm đối với giống sắn KM227. Thông tin về nguồn gốc và đặc điểm nông sinh học ban đầu của các giống sắn triển vọng này xem tài liệu Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, Hernan Ceballos, Phan Ngô Hoang, Ngô Vi Nghĩa, Tầng Phú An, Nguyễn Thị Thủy, Phan Thị Yến Nhi, Phạm Danh Tướng 2004 Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Báo cáo nghiệm thu đề tài sắn (loại xuất sắc). Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, 31.12, 2004, 72 trang. Hai giống sắn KM227 và SM2075-18 hiện đang được khảo nghiệm cùng Những giống sắn phổ biến trong sản xuất hiện nay (KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, KM98-7) và Các giống sắn triển vọng tại Việt Nam (KM419, KM414, KM397, …)
Xem tiếp
http://picasaweb.google.com/hoangkim.vietnam Số lần xem trang : 15295 Nhập ngày : 25-06-2012 Điều chỉnh lần cuối : 25-06-2012 Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học Cây trồng Giống khoai lang ở Việt Nam(14-09-2010) Sinh học cây lúa(27-08-2010) Cây lương thực Việt Nam hiện trạng và định hướng phát triển(15-08-2010) Tin sắn nổi bật(07-08-2010) Cây lương thực Việt Nam(01-08-2010) Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam (26-07-2010) Cây sắn Việt Nam hiện tại và tiếp nối Kazuo Kawano(25-05-2010) Để phát triển sản xuất trái cây bền vững cần có góc nhìn từ người nông dân(01-05-2010) Giống lúa lai F1 thích hợp cho các tỉnh phía Nam(29-03-2010) Giống khoai lang ở Việt Nam(19-03-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|