Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6140
Toàn hệ thống 17324
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

NGUYỄN THÁI BÌNH
(14/1/1948-2/7/1972)

DẠY VÀ HỌC. Ngắm nhìn tượng đài anh, mọi người không khỏi ngấn lệ, hai tiếng Việt Nam anh đã chọn phải trả bằng chính thân xác mình. Chúng đã hèn nhát giết chết một trí thức thương yêu nước Việt nồng nàn, nhưng chúng không thể vùi dập được tên anh. NGUYỄN THÁI BÌNH tên anh mãi sáng!

 

Sáng nay trời nắng nhẹ, tôi về Cần Giuộc thăm mộ Mẹ Cha. Từ Ngã ba Tân Kim đến thị trấn, hai bên đường cờ đỏ bay rợp trời, tôi chưa hiểu hôm nay kỷ niệm ngày gì. Đến công viên thị trấn, thấy có tượng đài mới dựng lên, buổi lễ vừa chấm dứt. Tôi dừng xe lại, vào thăm và chụp tấm ảnh bằng điện thoại, mới biết đây là tượng đài anh hùng Nguyễn Thái Bình.

Những hình ảnh của 40 năm trước như tái hiện trước mắt mình... Đó là ngày 2/7/1972 (lúc ấy tôi vừa 16), có một sinh viên Việt Nam du học thành tài từ Mỹ trở về . Một ngày, sau khi rời nước Mỹ tự do, phi cơ chở anh đáp xuống phi trường Tân sơn nhất... Anh không xuống như mọi người, mà bị vứt xác trên đường băng với cái tội là không tặc??!!

Năm ấy, tôi và các bạn không thể tin anh là không tặc. Cái chết của anh làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình trong, ngoài nước và ngay nước Mỹ nơi anh đã học.....
Ngày 14.1.1948, tại xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, khi đứa con trai thứ ba cất tiếng khóc chào đời, người mẹ đã đặt tên là Nguyễn Thái Bình, với niềm kỳ vọng: con trai mình sẽ có một tấm lòng nhân hậu, một tương lai tươi sáng.

Đúng như mẹ Lê Thị Anh mong đợi, Nguyễn Thái Bình là một đứa con ngoan, hiền lành từ nhỏ. Sau khi xong tiểu học ở quê nhà, anh theo cha lên Sài Gòn học tại trường Petrus Ký (Lê hồng Phong ngày nay), nhà nghèo đông con, nhiều lúc anh phải nhặt banh quần vợt kiếm tiền phụ với cha. Năm 1966, Nguyễn Thái Bình thi đậu vào nhiều trường đại học : Y, Dược, Học viện QGHC… nhưng anh chọn vào trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (Đại học Nông Lâm ngày nay). Năm 1969, Anh là người Việt Nam duy nhất trong số học sinh nước ngoài đậu vào viện đại học Washington – Hoa Kỳ. Năm 1972, anh tốt nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm và ngư nghiệp, hạng danh dự…

Ở Mỹ, Nguyễn Thái Bình là một sinh viên học giỏi, tài hoa, được nhiều người mến mộ. Anh biết vẽ, đá bóng hay và viết báo cũng không kém ai. Suốt những năm du học tại Mỹ, đến mùa tranh giải bóng đá giữa các trường đại học anh luôn được báo chí ưu ái gọi bằng cái tên “vua phá lưới của Đại học Washington”. Nhưng vẫn chưa phải là tất cả, bởi anh còn được biết đến với tài thổi sáo, chơi đàn, hát và cả làm thơ.

Anh có một cô bạn gái là công chúa Thái Lan, theo bạn bè kể lại nếu thuận buồm xuôi gió, có thể nước ta đã có người làm phò mã cho vương quốc Thái Lan. Chưa tốt nghiệp, anh đã được ông chủ một công ty thực phẩm lớn đề nghị ký trước bản hợp đồng để khi ra trường làm việc nơi công ty ông ta, với lương cao, ưu đãi nhà, xe hơi riêng…

Một tương lai tươi sáng, rất gần tầm tay anh. Nhưng anh đã chọn con đường “Tôi chỉ muốn làm một người Việt Nam bình thường sống trên quê hương tôi thanh bình, độc lập”. Với anh, hai tiếng Việt Nam là thiêng liêng, luôn sâu thẳm từ trong tâm khảm. Vì sự lựa chọn này, anh tham gia phong trào phản chiến ở Mỹ. Có lần Anh cùng 9 SV khác đã dám chiếm toà lãnh sự Việt Nam Cộng Hoà tại trụ sở của LHQ ở New York để kêu gọi chấm dứt ném bom VN, chống cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ, đòi thả tù chính trị ở VN...anh đã bị bắt nhưng vẫn tiếp tục học để tốt nghiệp và bị trục xuất về nước ngay trong buổi lễ trao bằng...Và anh đã hy sinh từ những viên đạn của tên tình báo Mỹ mặc áo dân sự được mang súng lên máy bay? với tội danh là không tặc!! trong khi anh không có một vũ khí nào, anh bị kết tội và bị bắn chết ngay không cần xét xử!!, lúc ấy anh mới 24 tuổi.

Đó là một buổi tối thứ bảy tang tóc. Bà Mẹ không muốn tin cái xác bất động, đẫm máu ấy là con trai mình. Nhưng bàn chân thân thuộc của thi hài buộc bà phải đối mặt với sự thật đau lòng – đứa con trai bà yêu quý nhất đã chết.

Bà đau đớn lặng người, không rơi được nước mắt. Khi đưa xác anh về nhà tẩm liệm, dưới ánh đèn hiu hắt, bà mới cất được tiếng khóc gọi tên con. Nhưng nỗi đau của mẹ không dừng lại ở đó. Ngay tối hôm chôn cất con, chồng mẹ, ông Nguyễn Văn Hai bị bắt vào bót Catinat.

Chúng vặn hỏi ông: “Tại sao Nguyễn Thái Bình theo cộng sản mà ông không biết?” Ông Hai trả lời: “Tôi thực sự không biết. Hồi nhỏ nó là con tôi. Lớn lên, nó là con đất nước. Nó đi hướng nào là sự lựa chọn của nó”. Chúng bạt tai ông, không cho người thăm nuôi. Nhưng lúc ấy cả Sài Gòn và nước Mỹ đều dấy lên làn sóng căm phẫn, gây sức ép, buộc chính quyền không được đàn áp gia đình Nguyễn Thái Bình.

Nửa tháng sau, chúng cho phép bà vào thăm nuôi. Hai tuần sau, ông được thả. Bà Lê Thị Anh ngậm ngùi nói: “Sau đó, mới là những ngày bi thảm. Gia đình tôi bị cảnh sát theo dõi cả năm. Nhưng tôi được an ủi vì Bình được cả đất nước thương yêu, đồng bào đùm bọc. Ngay cả những tên cảnh sát theo dõi gia đình tôi cũng tỏ ra tử tế, phân trần: “Xin bà đừng buồn, bởi đó là nhiệm vụ của chúng tôi”.


Mẹ lật từng trang ảnh, thương mãi đứa con yêu.

Cội nguồn sâu thẳm của con đường anh đã chọn :"Tôi là người Việt Nam..." ấy phải chăng bắt đầu từ lời ru của mẹ mà Nguyễn Thái Bình đã nắn nót ghi trong nhật ký:
“Ba Má!
Các đứa con mỗi ngày một lớn và xa dần cha mẹ. Đó là chuyện xảy ra tự nhiên như theo lề luật của trời đất trong cuộc đời này. Tuy nhiên, dù lớn bao ngần, dù có đi đâu, có lúc người ta cũng muốn trở lại cái thuở trẻ thơ để được cha mẹ nuông chiều, săn sóc, và có những đứa con vẫn hằng tưởng đến cha mẹ mình với các đức tính, tình yêu thương và sự răn dạy…

…Các con dù có ngày một lớn, một khôn nhưng lần này chính con (cũng như các em con) muốn nói lên lời ru của má gửi tới ba má trong dịp tết năm Hợi này như lời chúc tha thiết nhất: Cầu cho cha mẹ sống đời với con”
.

Nguyễn Thái Bình đã viết những dòng nhật ký ấy vào lúc 10 giờ đêm 14.1.1971, khi anh tròn 23 tuổi. Và ngoài trời, ở Seattle nước Mỹ đêm ấy, tuyết đang rơi…
38 năm sau ngày ngã xuống, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân dù chưa một ngày cầm súng.

Ông Phạm Việt Hưng, nguyên bí thư Huyện ủy Cần Giuộc - một trong những người trực tiếp hoàn thành hồ sơ đề nghị phong anh hùng cho liệt sĩ Nguyễn Thái Bình, nhận xét “một người dám đấu tranh trên nghị trường, dùng lý luận sắc bén của mình để tố cáo tội ác đế quốc Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ, kêu gọi chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa tại Việt Nam, rồi bị tình báo Mỹ bắn chết, hỏi có mấy người làm được như vậy”.

"Thà làm hạt cát phù sa bồi đắp cho quê hương còn hơn làm viên kim cương để trang điểm cho bàn tay người mệnh phụ kênh kiệu" lời nhắn của anh với người thân vẫn còn lưu dấu mãi.


NGUYỄN THÁI BÌNH
(14/1/1948-2/7/1972)

Ngắm nhìn tượng đài anh, mọi người không khỏi ngấn lệ, hai tiếng Việt Nam anh đã chọn phải trả bằng chính thân xác mình. Chúng đã HÈN NHÁT giết chết một trí thức thương yêu nước Việt nồng nàn, nhưng chúng không thể vùi dập được tên anh. NGUYỄN THÁI BÌNH. Tên anh mãi sáng!

Nguồn: Blog Tín Nhiệm

Cảm nhận từ:

hoangkim

[Blogger]

Email

·

http://dayvahoc.blogtiengviet.net

08.08.12@22:19

 


CẢM PHỤC ANH HÙNG NGUYỄN THÁI BÌNH

Xin thắp nén hương cảm phục lên mộ người anh hùng và chép vào đây bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu như là một lời ca ngợi tự hào về nghĩa khí đất và người Nam Bộ: "Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ." Cám ơn anh Tín Nhiệm và xin phép anh dược chép bài này về trang DẠY VÀ HỌC http://dayvahoc.blogspot.com


VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Nguyễn Đình Chiểu

Hỡi ơi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.

Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao;
Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.

Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn;
Toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn mong mưa;
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó.

Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;
Chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Khá thương thay:
Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;
Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
Chín chục trận binh thư, đâu chờ bày bố.

Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi;
Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ.

Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc quan quản trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.

Những lăm lòng nghĩa lâu dùng;
Đâu biết xác phàm vội bỏ.

Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây;
Trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.

Đoái sông Cầm Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
Nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ.

Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm;
Vốn không giữ thành, giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số.

Nhưng nghĩ rằng:
Tấc đấc ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta;
Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương;
Vì ai xui hào lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.

Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh;
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Ôi thôi thôi!
Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.

Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

Ôi!
Một trận khói tan;
Nghìn năm tiết rỡ.

Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm cho bốn phía mây đen;
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ.

Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.

Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân;
Cây hương nghĩa sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ.

Hỡi ơi!
Có linh xin hưởng.



Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

Số lần xem trang : 19404
Nhập ngày : 09-08-2012
Điều chỉnh lần cuối : 09-08-2012

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 1(24-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 1(23-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1(22-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 1(22-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 1(21-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 1(20-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 1(19-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 1(18-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 1(17-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 1(16-01-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007