Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1017
Toàn hệ thống 1810
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC. "Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu". Tôi thực sự ngưỡng mộ đức Nhân Tông nên đã thành tâm một mình đi bộ trong đêm lên non thiêng Yên Tữ từ chùa Hoa Yên để đón bình minh trên đỉnh Yên Tử lúc hừng đông (ảnh trên). Bạn có thể thấy ngọn núi chòm cao nhất, xa mờ phía sau lưng lăng mộ Trần Nhân Tông cách chùa Hoa Yên khoảng 7 km đường rừng, dốc cao (ảnh dưới). Đi trong đêm không trặng, ít sao, rất lạnh của giao mùa để thấm hiểu đức Nhân Tông "giờ Tí ta phải đi rồi".

Gần đây, sự thành lập Viện Trần Nhân Tông tại Hoa Kỳ càng cho thấy tầm vóc to lớn của Trần Nhân Tông đối với Việt Nam và thế giới. Trần Nhân Tông non thiêng Yên Tử là con người, di sản, thắng địa có một không hai trong lịch sử Việt Nam và nhân loại với năm điểm kiệt xuất: 1)Trần Nhân Tông (1258-1308)là một trong những vị vua đức độ và anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba, sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Vị minh quân lỗi lạc này làm vua 15 năm (1278 – 1293) đã trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó "xã tắc hai phen bon ngưa đá/ Non sông muôn thuở vững âu vàng"; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Người Thầy chiến lược vĩ đại của Việt Nam với kế sách một chữ "đồng" “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, giữ nước, mở nước, mở đất phương Nam, thống nhất non sông, quy giang sơn về một mối bằng vương đạo, thuận thời, thuận người. 4) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể. 5) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử trãi 700 năm hương khói chưa bao giờ dứt và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian. Giáo sư Trần Văn Giàu bài học lớn trong câu chuyện nhỏ : "Có lẽ tôi đọc khá nhiều về sử các nước trên thế giới nhưng chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Người (tôi mở ngoặc chữ Người phải viết hoa chữ N) đặc biệt ở chỗ nào? Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc , đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !". "Qua lịch sử, chúng ta nói về những vấn đề vượt lên trên lịch sử. Qua lịch sử ta nói đến con người, nhân cách của Người. Từ nhân cách ấy, cho ta thấy nhân cách của một dân tộc. Một đất nước sản sinh ra được một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước ấy và dân tộc ấy có đặc biệt hay không ?"

 

 

 

Lên non thiêng Yên Tử

 

 

 


Đi bộ trong đêm lên Yên Tử

Hoàng Kim 

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

 


Yên Tử tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
 
YÊN TỬ

Nguyễn Trãi
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

Hoàng Kim cẩn dịch

BÌNH MÌNH TRÊN YÊN TỬ 

 
 
;
TRẦN NHÂN TÔNG SỰ NGHIỆP VÀ TÁC PHẨM
1. SỰ NGHIỆP

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại:: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với  thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

2. TÁC PHẨM

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

H K kính cẩn cảm nhận

ĐI BỘ LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấu hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long , Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông ….

Hoàng Kim

Lên Yên Tử tưởng nhớ đức Nhân Tông

 

 

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…

 

Trần Nhân Tông

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Hoàng Kim
ảnh và sưu tầm thơ đức Nhân Tông
tại
http://thovanhoangkim.blogspot.com


Chùa Hoa Yên


Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn

Mang cây lộc trúc về Nam



Kỳ Lân thiền viện

  

An Kỳ Sinh nối chùa Đồng


Khoai Hoàng Long nơi Yên Tử

NGỌC PHƯƠNG NAM, THUNG DUNG

Giáo sư Trần Văn Giàu bài học lớn trong câu chuyện nhỏ

 
 

DẠY VÀ HỌC. Giáo sư Trần Văn Giàu (1911–2010)[1] là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và nhà giáo Việt Nam. Ông qua đời vào lúc 17 giờ 20 phút ngày 16 tháng 12 năm 2010, tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh. Giáo sư là một người Thầy nhân cách, trí tuệ., người chủ một gia tài đặc biệt)[2], trăm năm vui giữa nhân gian)[3], một năm trong một trăm năm)[4] với muôn vàn thương yêu của cộng đồng dân tộc. Trong các trang sử đổ mồ hôi và những vấn đề vượt lên trên sử của giáo sư có minh triết ông cha và bản lĩnh dân tộc Việt. "Nhân cách Trần Nhân Tông" là một trả lời ngắn, rất ngắn của giáo sư đối với một vấn đề lớn, rất lớn. Bài học lớn trong câu chuyện nhỏ.(Hoàng Kim sưu tầm tư liệu và viết lời dẫn)

NHÂN CÁCH TRẦN NHÂN TÔNG

Vào lúc 10/11/2002 lúc 10g30 sáng, tại tư gia Giáo sư Trần Văn Giàu quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.

Đạo sư Duy Tuệ (ĐSDT) cùng nhà báo nhà văn Việt Anh , kỹ sư Phạm Bá Quang và bà Nguyễn Thị Bạch Liễu đến thăm Giáo sư Trần Văn Giàu. Nội dung trao đổi giữa ĐSDT và GS.Trần Văn Giàu: Những vấn đề cơ bản về con người Trần Nhân Tông có thể nói trong Hội thảo Khoa học về "Cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông" do Trung tâm Unesco Nghiên cứu và Ứng dụng Phật học Việt Nam phối hợp cùng Đại học Khoa học Tự nhiên Huế sắp tổ chức tại Huế. 


ĐSDT: Thưa Giáo sư , trong hội thảo khoa học sắp tới nên đề cập đến những vấn đề gì về cuộc đời và sự nghiệp của Người?

GS. Trần Văn Giàu: có nhiều chuyện để nói và nhiều người đã nói và nói nhiều rồi. Vấn đề là làm sao nói cho thật hay. Có lẽ tôi đọc khá nhiều về sử các nước trên thế giới nhưng chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Người (tôi mở ngoặc chữ Người phải viết hoa chữ N) đặc biệt ở chỗ nào? 



Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắn thần tốc , đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại , đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. 

Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm !


ĐSDT: Thưa Giáo sư có học giả cho rằng nhờ tinh thần đạo Phật , tinh thần vô ngã của đạo Phật mà Trần Nhân Tông mới dũng cảm như vậy?


GS. Trần Văn Giàu:

 Có bao nhiêu người theo đạo Phật nhưng có ai giống như Người không? có ai có lý tưởng như Người không? Còn nói về tinh thần yêu nước thì đương nhiên rồi nhưng theo tôi thì chưa đủ. Chúng ta nên chú ý đến tình thương . Có lẽ vì lòng thương người quá lớn nên mới bản lãnh như vậy.

ĐSDT: Chúng ta có nên đề cập đến vấn đề châu Ô châu Rí không?

GS. Trần Văn Giàu:

Có lúc nói, có lúc không. Chúng ta dưa vào lịch sử để nói , nhưng chúng ta không nên đi quá nhiều về lịch sử, bây giờ thì không cần nói vấn đề đó. Qua lịch sử, chúng ta nói về những vấn đề vượt lên trên lịch sử. Qua lịch sử ta nói đến con người, nhân cách của Người. Từ nhân cách ấy, cho ta thấy nhân cách của một dân tộc. Một đất nước sản sinh ra được một con người có một không hai trên thế giới, thử hỏi đất nước ấy và dân tộc ấy có đặc biệt hay không ?

Từ hôm nay về sau tôi không viết sử nữa. Tôi bắt đầu viết về những vấn đề vượt lên trên sử, có thể giới thiệu cho thế hệ này, nhưng cũng có thể cho thế hệ sau, cũng chưa vội.

Từ nay cho đến khi hội thảo sẽ có nhiều người cùng đóng góp nội dung cho hội thảo, riêng tôi sẵn sàng trao đổi với Ban tổ chức những điều quý vị nêu ra. Tôi nhận làm cố vấn thực tiễn cho nội dung của hội thảo, nhưng ban tổ chức thông cảm, tôi quá già yếu không thể đi xa được, xin mời quý vị đến đây cùng trao đổi. ĐSDT: Xin cám ơn Giáo sư

Nhà báo nhà văn Việt Hà ghi

(Rút trong tập: Những lời dạy về Phật của Trần Nhân Tông. Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam, trang 59-61)

http://hoangkimlong.blogspot.com/2010/12/giao-su-tran-van-giau-bai-hoc-lon-trong.html

VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG TẠI HOA KỲ

Mấy ai biết rằng, cách xa nửa vòng trái đất, tên tuổi của vị vua anh minh Trần Nhân Tông đã được đặt tên cho một viện nghiên cứu đặt tại thành phố Boston, Hoa Kỳ.

Viện được thành lập do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.

Điều gì khiến vị giáo sư này quyết định trở thành chủ tịch Viện Trần Nhân Tông (Tran nhan tong Academy)? Giáo sư Thomas Patterson cho biết: “Khi được mời giữ vai trò lãnh đạo tại Viện Trần Nhân Tông, tôi đã chấp nhận với tất cả sự nhún nhường. Nhiều năm trước, tôi là một người lính Mỹ tới Việt Nam và tôi đã đem lòng yêu đất nước, con người và lịch sử của Việt Nam. Đó là thời điểm lần đầu tiên tôi nhận biết về Trần Nhân Tông, vị vua đã hoàn thành được điều mà nhiều người không làm được: chiến thắng quân Mông Cổ trong thế kỷ XIII. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010 tôi mới có được một sự hiểu biết đầy đủ về tầm vóc của ông khi tôi cùng vợ đến viếng Yên Tử ở Quảng Ninh. Chính vào thời điểm này tôi bắt đầu ngưỡng mộ sự hy sinh lớn lao của ông đối với đất nước. Tôi rất vinh dự khi được đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy di sản Trần Nhân Tông để lại, thu hút sự quan tâm của mọi người ở Việt Nam và nơi khác”.

Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu, nơi thu hút được nhiều nhà lãnh đạo truyền thông, nhà báo nổi tiếng thế giới về đây nghiên cứu. Trung tâm Shorenstein cũng là nơi tổ chức các giải thưởng báo chí lớn như Goldsmith và các hội nghị Theodore H. White nổi tiếng thế giới về báo chí và chính trị.

Mục đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm (1) Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình, (2) Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, (3) Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.

Trước mắt, trong giai đoạn 2012-2017, Viện này dự kiến tổ chức Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương hằng năm. Nhân dịp công bố giải thưởng này, dự kiến vào tháng 9 tới đây sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế Trần Nhân Tông tại Boston.

Ý tưởng về một Viện Trần Nhân Tông

Thật ra ý tưởng thành lập Viện Trần Nhân Tông do nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập VietnamNet, đề xuất từ năm 2009. Sau đó được cụ thể qua buổi trình diễn nhạc giao hưởng chủ đề “Hòa giải và yêu thương” ngày 22-4-2010 tại Nhà hát Lớn của thủ đô Hà Nội. Hiện nay ông Tuấn đang làm công việc nghiên cứu tại Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein – Đại học Harvard. Ông cho biết, sáng kiến thành lập Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải và Yêu thương của ông đã nhận được sự ủng hộ của các giáo sư có uy tín tại Đại học Harvard.

Vào ngày 16-2-2011, tại Hà Nội, một hội nghị về vấn đề này cũng được tổ chức với sự có mặt của nhiều học giả trong đó có cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga.

Chính Giáo sư Thomas Patterson là người đề xuất ý tưởng và phương án để Viện Trần Nhân Tông triển khai xây dựng bảo tàng Trần Nhân Tông ở Hà Nội. Ông cũng động viên vợ là nhà làm phim tài liệu có uy tín ở Mỹ bà Lorie Conway sang Việt Nam làm phim tài liệu về vua Trần Nhân Tông.

Giáo sư Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.

Như vậy, cùng với Hòa nhạc Trần Nhân Tông chủ đề Hòa giải và Yêu thương được tổ chức hằng năm vào tháng 8 tại Boston, Viện Trần Nhân Tông đã nhận được sự đồng hành của một số nhà lãnh đạo có uy tín, của các học giả lớn ở Harvard và vùng Boston, cùng với tâm huyết của các nhà khoa học, nhà văn hóa tại Việt Nam như nhà văn hóa Việt Phương, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Phan Huy Lê, Phó giáo sư Trần Ngọc Vương…

Giải thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên vị vua Việt

Ngày 19-6 vừa qua, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 22-9 tới đây tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch giải thưởng này.

Giải thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.

Hội đồng cố vấn giải thưởng bao gồm nhiều nhân vật uy tín như bà Vaira Vike-Freiberga, cựu Tổng thống Latvia; ông Michael Dukakis, cựu Thống đốc bang Massachusetts; bà Ann Mc Daniel, Phó chủ tịch thường trực Washington Post; bà Robin Sproul, Phó chủ tịch – Giám đốc chi nhánh Washington DC, ABC News; ông Phil Barboni, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Global Post và nhiều học giả trong nước.

Nói về ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.

Nhạc trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.

Sau buổi hòa nhạc lần thứ hai hồi tháng 8-2011, mới đây Viện Trần Nhân Tông đã phối hợp với Dàn nhạc Landmark Boston và Quỹ văn hóa Free for All Concert (Quỹ Âm nhạc Miễn phí cho mọi người) tổ chức buổi hòa nhạc “Hòa giải và Yêu thương” lần thứ ba vào ngày 11-7-2012 tại Boston với sự tham dự của hơn 10.000 người. Dịp này nhạc trưởng Armand Diangienda người Congo đã nhận lời làm đại sứ Quỹ Trần Nhân Tông tại châu Phi.

Hiện nay, địa chỉ trannhantong.net đã được rất nhiều người trong cũng như ngoài nước truy cập, đây vừa là cổng thông tin hoạt động của Viện Trần Nhân Tông vừa là một diễn đàn giữa những người muốn đến với Viện.

Tại cổng điện tử này, bước đầu đã có các tư liệu giới thiệu những nghiên cứu, các thành quả trong việc ứng dụng tư tưởng, giá trị cao quý của Trần Nhân Tông vào cuộc sống, những sáng tác văn hóa nghệ thuật về Trần Nhân Tông. Đây cũng là cổng tích hợp, kết nối tất cả các tư liệu về Trần Nhân Tông.

Nguồn: http://hoaitohanh.blogtiengviet.net/2012/08/17/viar_n_traosn_nhacn_taang_taoii_hoa_kars

DU LỊCH YÊN TỬ HÀNH TRÌNH VỀ VỚI CÕI TÂM LINH

(Cinet)-Nếu ai đã có dịp về Yên tử chắc hẳn sẽ không thể quên được những cảm giác mờ ảo trong sương mù vào buổi sáng, được đi xuyên qua những đám mây đang bay lơ lửng trên bầu trời và bồng bềnh trải dài phía sau lưng. Đứng ở nơi cao nhất của chùa Yên Tử, lòng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản đến lạ kỳ, như đang đứng trên một cõi thần tiên.

Chùa Yên Tử là một quần thể di tích nằm trên núi Yên Tử, phía Tây Bắc của thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị xã 17km. Quần thể Yên Tử bao gồm 10 ngôi chùa, trong đó tiêu biểu nhất là chùa Đồng, ngự trị trên đỉnh núi ở độ cao 1068m so với mực nước biển. Chùa Yên Tử có hàng trăm am, tháp mộ các thiền sư, tượng đá thiên tạo, bia phật và đặc biệt là hang đá Bảo Sái nơi Thiền tổ Trần Nhân Tông ngồi thiền và viên tịnh ngày 1/1/1308. Chính nơi đây là nơi địa linh sinh ra đạo phật của Việt Nam. Yên Tử không chỉ là di tích lịch sử văn hoá mà còn là quần thể du lịch, mỗi năm đón hàng triệu lượt du khách về lễ Phật và thăm quan vãn cảnh. Hội xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 1 âm lịch và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân.

Khu di tích lịch sử và danh lam Yên Tử, trải dài ngót 20km từ chùa Bí Thượng lên tới Chùa Đồng trên địa bàn hai xã Thượng Yên Công và Phương Đông thuộc thị xã Uông Bí - Quảng Ninh.

Chùa Yên Tử là một trung tâm phật giáo lớn của nước ta thời xưa, mà theo sử liệu ghi chép được thì từ giữa thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV (năm 1258 đến 1308) vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành, thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam. Đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Từ chân núi Yên Tử, ngước mắt nhìn lên nơi đỉnh cao của dãy núi, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra điều đặc biệt. Đó là ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh cao nhất của dãy núi, tất cả đều được làm bằng đồng (chùa Đồng). Để lên được nơi đây, thật cheo leo hiểm trở và khó đi. Các cụ chúng ta ngày xưa phải mất 5 tiếng, 6 tiếng đồng hồ để lên được tới nơi. Ngày nay chùa Yên Tử đã được các cấp, các ngành quan tâm, Ban quản lý di tích đã đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo với 2 trạm. Trạm đầu dài trên 1,2 km lên tới độ cao 450m gần chùa Hoa Yên và trạm thứ hai từ chùa Hoa Yên lên đến gần chùa Đồng. Với hệ thống cáp treo mọi người có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây Tùng, cây Đại hàng trăm năm tuổi xen kẽ trong rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

Còn đường bộ thì cũng đã được xây dựng bằng những bậc đá có lan can bám và một hệ thống những cột đèn để phục vụ nhu cầu của nhân dân trong những ngày tết và dịp lễ hội. Từng bậc đá xếp theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng Trúc, rừng Thông từ dưới chân núi lên tới chùa Đồng. Phục vụ du khách trong và ngoài nước về với Yên Tử, lễ phật và thăm quan, ngắm nhìn phong cảnh núi non Yên Tử hùng vĩ. Được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cổ từ thời đại nhà Trần với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh vô giá.

Trong những ngày diễn ra lễ hội dịp đầu xuân, du khách khắp mọi miền quê kéo về đây thật đông vui, họ len từng bước chân để lên tới chùa Đồng, tận mắt ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên từ trên cao xuống, thắp nhang niệm phật, cầu mong may mắn, bình an và phát đạt. Điểm đầu tiên từ chân núi đi lên đó là suối Giải Oan, nơi đây có một cây cầu đá xanh, bắc ngang qua nối hai bờ suối dài 10 m, tuy kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính chốn linh thiêng. Theo tục truyền thì: “Xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con trai là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi phật. Vua Trần Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã lao mình xuống suối tự vận. Vua Trần Nhân Tông thương cảm cho họ nên đã lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối được mang tên là suối Giải Oan”.

Từ suối Giải Oan bước lên những bậc thang bằng đá, giữa những cây xanh bạt ngàn của núi thiêng Yên Tử ta sẽ bắt găp 6 ngọn tháp. Lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang. Tiếp tục lên cao, đó là chùa Hoa Yên ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên đây tu hành. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này đó là chùa Đồng, chùa được khởi công xây dựng vào thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Chùa Đồng được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất cao 3m, rộng 12m² và nặng 60 tấn.

Đứng trên đỉnh núi Yên Tử, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long. Những dải mây trắng bồng bềnh phía dưới, làm ai nấy như có cảm giác đứng ở một nơi danh giới giữa đất và trời. Từ trên đỉnh núi cao nhìn xuống ta dễ dàng nhìn thấy cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của cỏ cây hoa lá, của núi rừng mênh mông tạo nên một khung cảnh nên thơ, một bức tranh Yên Tử đẹp say đắm lòng người.

Cả khu rừng Yên Tử lúc ẩn lúc hiện trong những đám mây làm cho ai nấy như mơ màng, có cảm giác hư mà thực, thực như mơ, như đang lạc vào một cõi tiên nào đó giữa đất trời bao la. Đứng ở nơi đỉnh núi, hít thở không khí trong lành, con người như tiêu tan mọi mệt nhọc, thấy nhẹ nhàng và thanh thản. Lên đến đây thắp nén nhang cầu khấn, ngắm chùa Đồng và cảnh sắc xung quanh phóng tầm mắt nhìn phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ dưới chân mình để ghi lại những giây phút quý giá chốn linh thiêng Yên Tử, nơi hội tụ khí thiêng đất trời.

VB
Nguồn:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cinet.vn)

YÊN TỬ: PHÓNG SỰ ẢNH HOÀNG KIM
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Lên Yên Tử nhớ đức Nhân Tông
Bình minh trên Yên Tử
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc
Đi bộ trong đêm lên Yên Tử

Trở về trang chính:
DẠY VÀ HỌC

Số lần xem trang : 16283
Nhập ngày : 19-08-2012
Điều chỉnh lần cuối : 22-08-2012

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Văn hóa và Giáo dục

  Mark và Facebook(10-01-2012)

  Đầu năm đọc bài GS Hoàng Tụy (07-01-2012)

  GS Lân Dũng nhặt vội mấy dòng thơ tâm đắc(06-01-2012)

  Thanh Vân bình lão Chu đi chợ(23-12-2011)

  Nguyễn Khải những lời anh gửi lại(20-12-2011)

  Tư liệu người Nga, văn chương Nga(18-12-2011)

  Gốc của sự học là học làm người(17-12-2011)

  Bàn luận thật giả với Trần Đăng Khoa(14-12-2011)

  Học và phản biện GS Lân Dũng(09-12-2011)

  Tô Hoàng bình thơ Phạm Tiến Duật (04-12-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007