Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1149
Toàn hệ thống 2513
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

TranDangKhoa

NGỌC PHƯƠNG NAM. Trong các nhà văn nhà thơ đương đại, tôi thích nhất Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải và Trần Đăng Khoa. Riêng về Lão Khoa, tôi may mắn ở chung xóm Lá nên trò chuyện tự nhiên, đôi khi suồng sả thân tình vì nghĩ mình người quen và nhiều tuổi hơn Khoa một chút. Đọc Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa nhà văn Lê Lựu nhận xét : “Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe không dưới 10 lần, nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi”. Tôi cũng đã đọc Chuyện ở Quảng Bình của Trần Đăng Khoa không dưới 10 lần và tự mình tẩn mẫn chép vào thư mục cá nhân  những bài tâm đắc nhất..Lạ thật!  một thời gian sau rỗi rãi đọc lại. Như hôm trước 12 giờ đêm, tôi đọc lại lần nữa "Quyền lực thứ tư" vẫn thấy “có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần”. Tài thật ! Đúng là văn chương đích thực:  giản dị, xúc động, ám ảnh ! Lão Khoa  Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại đã xuất sắc khái quát nữa thế kỹ thơ Việt tại cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6- 2013. Tôi tâm đắc với bài viết và thật sự thú vị  khi đọc kỹ nhiều lần chính văn cùng những lời bình hay của bạn hữu xóm Lá. Khoa là giấy thông hành thơ Việt hiện đại đi ra thế giới. xem tiếp ...

Thần đồng văn chương

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương là nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện làm Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình.

Trần Đăng Khoa là thần đồng văn chương Việt Nam. Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn nghệ năm 1966 khi đó Khoa 8 tuổi, đang học kỳ hai lớp Một trường làng. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được Nhà Xuất bản Kim Đồng  xuất bản. Tác phẩm nổi tiếng nhất là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính (Đồng Nai) phổ nhạc năm 1971.

Lúc bấy giờ chiến tranh ác liệt, bom đạn mù mịt và những bài thơ thuở thơ ấu của Trần Đăng Khoa từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh đã được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới đầu tiên là nước Pháp, với chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng hát kế tục”, mà Trần Đăng Khoa có tới 35 bài. Cũng năm đó, hãng Truyền hình Pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút mang tên “Thế giới nhỏ của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn Gerard Guillaume trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969.

Cuốn phim tài liệu này 40 năm sau mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân quê ở Nam Sách, Hải Dương. Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim đã chết. Trong đó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa” như Trần Đăng Khoa đã kể lại như vậy trong bài viết của mình khi nhìn lại nửa thế kỷ thơ Việt.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau đó Trần Đăng Khoa được bổ sung về quân chủng hải quân có thời gian ở Trường Sa (để sau này tác phẩm Đảo chìm nổi tiếng ra đời năm 2006 đến 2009 đã tái bản 14 ?-25 lần) . Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm thơ và văn chương nhưng viết rất kỹ, rất có trách nhiệm với xã hội, với một lối thơ hay văn đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh” như ý thức thường xuyên suốt đời của Khoa.  Những tác phẩm văn chương nổi bật có : Từ góc sân nhà em, (thơ, 1968).Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974). Bên cửa sổ máy bay (tập thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản); “Thơ tình người lính biển” (bài thơ đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc); Đảo chìm (tập truyện – ký, Nxb Văn hóa thông tin 2006, tái bản nhiều lần). Khoa đã có ít nhất ba lần được tặng giải thưởng : Giải thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có vợ và con gái. Hai cụ thân sinh sống ở quê với chị gái của Khoa là Trần Thị Bình, một cụ vừa mất gần đây.  Nhà thơ có anh trai  là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ Nhà thơ và Hoa cỏ, Bản xô nát hoang rã, 45 Khúc Đàn bầu của kẻ vô danh…, nguyên là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh và một người em gái nữa tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại Cẩm Phả Quảng Ninh. Đời thường của Khoa là một người tử tế, thông minh, giỏi ăn nói, có khiếu hài hước, không thích bia rượu, gái gú, chẳng có đam mê gì  ngoài những trang viết mà ở đấy “thường là y dồn hết tâm lực” như chính Trần Đăng Khoa chân dung tự họa.

Lão Khoa và Hoàng Kim

Trần Đăng Khoa có trang Lão Khoa còn Hoàng Kim thì có trang Dạy và học  trên blogtiengViet. Tôi và Khoa có duyên ở ba việc:

Thứ nhất, thuở 17 tuổi, tôi được nghe duy nhất một lần bài thơ dài của Trần Đăng Khoa “Em kể chuyện này” do bác Xuân Diệu đọc. Thế mà không hiểu sao,  tôi đã nhập tâm thuộc luôn cho đến ngày nay. Bình sinh tôi cũng chẳng mấy khi thuộc thơ văn một ai, kể cả thơ văn mình,  nhưng lại thuộc được Hịch Tướng sĩ, phần lớn Truyện Kiều, nhiều bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” của Bác Hố, và bài thơ trên của Trần Đăng Khoa. Tôi nghiệm ra:  khi mình rất thích ai đó và thích điều gì đó thì mới tự nhớ được. Thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài được bạn đọc nhớ.

Thứ hai, Trần Đăng Khoa trên blog treo hai câu thơ “Cái còn thì vẫn còn nguyên. Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan“. Hẵn anh chàng tâm đắc nhất hai câu này!  Riêng tôi thì cho đến lúc này vẫn thích nhất chọn ở Khoa hai câu “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Sự tinh tế đến kỳ lạ ! Tôi tin một cách thành thực là Khoa có năng khiếu dự cảm và nhận được chiếc lá  tâm linh để làm thư đồng thời đại. Tôi đã ngồi một mình ở hang cọp sau chùa Bảo Sái lúc gần ba giờ khuya. Trời rất tối.  Đêm rất sâu và vắng, Lắng nghe một tiếng xạc rất khẽ từ vời vợi trên cao kia của chiếc lá cây gạo 700 tuổi ở non thiêng Yên Tử thả vào thinh không. Tôi chợt rùng mình thấm hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông “giờ Tý. Ta phải đi rồi”.  Người tại thế võn vẹn chỉ 50 năm, lúc 35 tuổi sung mãn nhất đời người đã trao lại ngôi vua, chia tay người đẹp, rũ bỏ vinh hoa, tìm về Yên Tử, kịp làm năm việc chính trong đời ! Tôi ngộ ra câu thơ thần của Nguyễn Trãi viết về Người “Non thiêng Yên Tử chòm cao nhất/ Trời mới canh năm đã sáng trưng” Trần Đăng Khoa có lẽ đã nhận được chỉ dấu tâm linh của thiên tài văn chương Ức Trai gửi lại.

Và thứ ba là bài ký “Chuyện ở Quảng Bình” . Tôi có sự đồng cảm lạ lùng của người trong cuộc. Anh Hoàng Hữu Ái cùng quê Quảng Bình, cùng học Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Anh học lớp Trồng Trọt ba, tôi học lớp Trồng Trọt bốn. Chúng tôi đi bộ đội cùng ngày 2.9 và cùng chung đơn vị. Sau này tổ chúng tôi bốn người thì anh Xuân và anh Chương hi sinh, chỉ còn Phạm Huy Trung và tôi về Trường học tiếp. Tôi kể chuyện này trong “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” và vẫn tự hỏi là vì sao mình là người trong cuộc mà chưa thể viết được như thế ?

Trong loạt bài của Trần Đăng Khoa , tôi thích nhất các bài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảo chìm, Hoa xương rồng nở, Ngày xuân nghĩ về Bác, Nguyên Ngọc, Vài nét Hữu Ngọc, Ivan Noviski, Nhớ thày cũ, Người từ cõ trước, Thời sự làng tôi, Quyền lực thứ tư. Lão Khoa, Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại

Hình như thơ, chân dung văn và “văn thông tấn” vừa là sở trường và cũng là ba chặng đường sự nghiệp của Trần Đăng Khoa. Bạn nếu có chút khoảng lặng mời ghé đọc lại Trần Đăng Khoa một số bài viết chọn lọc.

Những điều lắng đọng

Tôi tin nhiều thế kỷ bạn đọc sẽ còn quay lại với Trần Đăng Khoa để hiểu một thời. May mắn thay tôi là người cùng thời. Nhận định về Lão Khoa, tôi thích đọc lại hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh viết về Trần Đăng Khoa , và một số  người  khác mà tôi đang tập hợp trong thư mục trên.

Hoàng Kim

Video yêu thích


Hạt gạo làng ta – Ca nhạc thiếu nhi Việt Nam

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim
Ngọc Phương Nam
Thung dung
Dạy và học
Cây Lương thực
Học mỗi ngày
Danh nhân Việt
Kim on Twitter
Kim on Facebook

Số lần xem trang : 15828
Nhập ngày : 06-06-2013
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Văn hóa và Giáo dục

  Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình(24-05-2019)

  Phan Huy Chú thầy bách khoa thư(27-05-2019)

  Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua(23-05-2019)

  Bill Gates học để làm(01-06-2019)

  Lên đỉnh(20-06-2018)

  Cháu và ông(23-07-2018)

  Hoa Đất(18-06-2018)

  Ngày của Bố(18-06-2018)

  Tỉnh thức sự chậm rãi minh triết(17-06-2018)

  Khổng Tử dạy và học(21-05-2018)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007