TS. Hoàng Kim |
DẠY VÀ HỌC. “Thời lửa đạn” là tập hồi ký của nhà giáo Hoàng Hữu Thanh, 84 tuổi, bí danh Nam Sơn sinh ngày 18 tháng 9 năm 1929 tại làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trú quán số nhà 12, đường Đặng Dung, tiểu khu 10, phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ông Hoàng Hữu Thanh nguyên là đại đội trưởng đội thiếu niên du kích Minh Lệ huyền thoại, người trinh sát gan dạ, người chỉ huy tài năng năm xưa của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông cũng là thầy giáo ưu tú của Trường Sư phạm 10+3 Quảng Bình thời lửa đạn chống Pháp và chống Mỹ. Ông đã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba; Huân chương chống Mĩ cứu nước hạng Nhất; Hai huân chương chiến công hạng Ba; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Tác phẩm “Thời lửa đạn” là tự truyện đầy ắp thông tin chân thực và sống động về làng Minh Lệ trong khoảng từ năm 1940 đến năm 1975. Đây cũng là những phác thảo rất quý về gia phả, dòng họ, địa chí, văn hóa và quê hương đất và người (Xem tiếp)
Nguyễn Khải trong Tôi viết vậy thì tôi tồn tại đã nói: “Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”. Trong tự truyện “Thượng đế thì cười” , Nguyễn Khải cũng đã trích dẫn Con người suy nghĩ còn Thượng đế thì cười (Ngạn ngữ Do Thái, theo lời dẫn của Milan Kundera trong Diễn văn Zérusalem – Nguyên Ngọc dịch) .
Thầy giáo già Hoàng Hữu Thanh, vị trưởng bối đáng kính làng Minh Lệ đã làm được nghĩa cử to lớn vinh danh quê hương nghèo khó, ân tình, anh hùng, địa linh nhân kiệt và vinh danh những thế hệ cầm súng bảo vệ xóm làng. Ông đã kịp lưu lại một mãng ký ức lớn, rất quý, truyền thần về làng Minh Lệ đất và người.
Trang văn của thầy Hoàng Hữu Thanh chắc chắn sẽ có nhiều người và nhiều thế hệ đọc lại. Nhà thơ nhà báo Phan Văn Khuyến nhận xét:” Nhờ năng khiếu bẩm sinh và được học tập, rèn luyện trong ngành sư phạm nhiều năm nên lời văn của thầy Hoàng Hữu Thanh thật trong sáng, giản dị, diễn đạt chính xác các sự kiện cần nói, bố cục súc tích gọn gàng. Tuy là ghi chép theo lối hồi kí nhưng nhờ thực tế nên trong tập hồi kí này có nhiều trang viết rất hay, …”
Tôi (Hoàng Kim) đã đọc đi đọc lại nhiều lần “Thời lửa đạn” do có cha mẹ và gia đình mình hiển hiện chân thực trong đó. Tôi đã rất xúc động … vì nhớ lại tuổi thơ gian khó của người học trò nghèo cha mẹ mất sớm năm xưa trong Bài ca Trường Quảng Trạch “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng”.
Chuyện làng tôi “Thời lửa đạn” thân thiết trong lòng tôi
(bài tản văn và ảnh Linh Giang dòng sông quê hương của Hoàng Kim;
Mời lưu lại cảm nhận tại đây hoặc trên trang Hoang Kim FaceBook )
Bài viết cùng chủ đề
Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải)
Tôi viết vậy thì tôi tồn tại (Nguyễn Khải)
Bài ca Trường Quảng Trạch (Trần Đình Côn)
Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời (Hoàng Kim)
Linh Giang dòng sông quê hương (Hoàng Kim)
Thơ cho con (Hoàng Kim)
Khúc hát Cha và Con (Hoàng Kim)
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Kim on Twitter, Kim on Facebook, Food Crops News, CassavaViet,
foodcrops.vn Số lần xem trang : 19340 Nhập ngày : 29-06-2013 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
CNM365 Tình yêu cuộc sống Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong tôi(15-11-2012) Sách là cội nguồn của tri thức(05-11-2012) Đi bộ trong đêm lên Yên Tử(03-11-2012) Nguyễn Thị Hoàng Hòa chùm thơ hay(11-10-2012) Ở đâu một trời thương nhớ(07-10-2012) Một chuyện kỳ lạ có thật(04-10-2012) Trăng Tây Hồ(29-09-2012) Trần Đăng Khoa: Tổ Quốc ở Trường Sa(24-09-2012) Đất nước Căm pu chia trong mắt ai(24-09-2012) Qua Thu Bồn tưởng nhớ Huyền Trân(28-08-2012) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
|