Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 5157
Toàn hệ thống 8062
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim



DẠY VÀ HỌC. Giáo sư Sebastian Thrun, 45 tuổi người Đức, giảng dạy môn trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) của Trường Đại học Stanford, tiếp nối Khan Academy, đang góp phần làm thay đổi phương thức dạy và học trên toàn thế giới. Trang "Học thế nào" có bài viết "Giáo dục đẳng cấp thế giới" của Salman Khan do Đào Minh Châu dịch, Các khóa học đại trà trực tuyến mở MOOC do Nguyễn Ngọc Tuấn giới thiệu. Giáo sư Tôn Thất Trình có bài "Đại học trực tuyến Hoa Kỳ". Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Science and Technology Information.Net -STINET- có bài "Giáo sư không biên giới".

Mô hình dạy và học trực tuyến đã được Thrun học tập và cải tiến từ Khan Academy nơi có hơn 200 triệu lượt truy cập bài giảng trực tuyến video với đủ mọi chủ đề. Thrun cho biết ông đã làm điều này khi nhận thức được nhu cầu rất cao của internet trong thế giới hiện đại. Ông thật sự bị sốc khi thấy số người đăng ký học ông lên tới 160.000 người và điều bất thường đã xảy ra trong lớp học, sau khi bài giảng của ông được đưa lên internet hai hoặc ba tuần thì lớp học chỉ còn khoảng 30 sinh viên so với 200 sinh viên được đăng ký ban đầu. Ông hỏi và sinh viên đã cho ông biết rằng họ thích nghe bài giảng của ông trên internet hơn, vì có thể nghe đi nghe lại bài học nhiều lần vào bất cứ lúc nào với sự miễn phí. Rõ ràng tính cấp thiết phải đào tạo trực tuyến và phải đổi mới tư duy để vận dụng và khai thác hết khả năng của internet phục vụ dạy và học (xem tiếp)

Tháng 2/2012, mô hình đào tạo trực tuyến Udacity được Thrun cho ra mắt với thuật ngữ "Khóa học trực tuyến mở dành cho số đông" (Massive Open Online Course - MOOC). Bạn truy cập trang web udacity.com, chỉ vài phút sau đã có thể ghi danh dễ dàng lớp thống kê của GS Thrun để tìm hiểu về xác suất Bayes mà không phải tốn đồng học phí nào. Tất cả khóa học đều miễn phí. Tham gia giảng dạy, ngoài các học giả tên tuổi còn có các “ngôi sao” của Thung lũng Silicon như nhà sáng lập Reddit Steve Huffman và các doanh nhân thành đạt như Steve Blank. Các công ty như Nvidia và Google không chỉ tài trợ kinh phí mà còn hứa hẹn tuyển dụng những sinh viên hoàn thành các khóa học Udacity trong tương lai. Sau khi kết thúc khóa học, nếu có nhu cầu lấy chứng chỉ (để xin việc), sinh viên có thể đóng phí tham dự kỳ thi do công ty Pearson VUE (chuyên thực hiện đánh giá giáo dục) tổ chức.

Mô hình Udacity của Thrun được Cathy Davidson, giáo sư tại ĐH Duke và đồng giám đốc tổ chức Digital Media and Learning Competition của quỹ MacArthur Foundation nhận định là chất xúc tác “lập trình lại” việc học tập trực tuyến và làm cho nó trở nên phổ biến hơn. Cathy ca ngợi Thrun về "nỗ lực sáng tạo cho sự tiến bộ của nhân loại” và đánh giá Thrun là người có "tầm nhìn" và “thực tế".

Thrun đã thông báo nghỉ việc tại Đại Học Stanford để dồn sức cho Udacity vào cuối buổi nói chuyện Thiết kế cuộc sống số (Digital Life Design) tại Munich (Đức) hồi đầu năm 2012. Ông tâm đắc với phát biểu của Larry Page (đồng sáng lập Google), người mà ông xem như cố vấn: "Nếu bạn không suy nghĩ lớn, bạn không làm những việc lớn. Dù là vấn đề lớn hay nhỏ, bạn đều mất thời gian cho nó. Vì vậy tôi chọn giải quyết vấn đề lớn có thể thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước".

Salman Khan trong cuốn sách “Ngôi trường chung cho toàn thế giới: Giáo dục được hình dung lại”, xuất bản năm 2012, đã viết: "Năm 2009 tôi bỏ việc để tập trung toàn bộ thời gian vào công việc mà sau này sẽ có hình dáng là Học viện Khan. Nếu cái tên có vẻ to lớn như thế, thì nguồn lực cho cái cơ sở mới này lại bé nhỏ đến nực cười. Hoc viện chỉ có một máy tính giá trị 20 đô la với màn hình và phần mềm, một bảng viết bút giá 80 đô la; đồ thị và các phương trình được vẽ nguêch ngoạc bằng một chương trình miễn phí có tên là Microsoft Paint. Ngoài các video, tôi dùng một số phần mềm đặt câu hỏi chạy trên trang mạng do tôi làm chủ với chi phí 50 đô la một tháng. Giáo viên, đội ngũ kỹ sư, nhân viên hành chính và phục vụ tất cả đều một mình tôi đảm nhiệm. Ngân sách là khoản tiền tiết kiệm của tôi. Phần lớn thời gian hàng ngày tôi măc áo thun giá 6 đô la quần vải bông nói chuyện với máy tính và dám ước mơ lớn. Tôi không mơ thiết lập được một trang mạng phổ biến hay là một tia chớp trong thảo luận về giáo dục. Có lẽ tôi là một người ảo tưởng, nhưng tôi đã mơ thành lập một cái gì đó dài lâu và có tính biến đổi, một tổ chức cho thế giới có thể tồn tại vài trăm năm và giúp chúng ta tư duy lại một cách căn bản việc dạy học có thể thực hiện như thế nào."

Chúng tôi đang học theo phương pháp Khan - Thrun, và mời bạn hãy cùng tôi làm điều DẠY VÀ HỌC cho Tổ quốc, cho lớp trẻ Việt đang khát khao sự học và vươn tới. Năm tháng qua đi, chỉ những điều yêu thương, dấn thân cho Đất nước Con người là giá trị nhân văn còn lại. Mời bạn hãy đọc tiếp Giáo dục đẳng cấp thế giới của Salman Khan, sách Khuyến học của Fukuzama Yukichi và công việc của Thrun.


GIÁO DỤC ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI

Salman Khan, Đào Minh Châu dịch


Lời người dịch: Salman Khan sáng lập Học viện Khan năm 2009 với trang mạng – khanacademy.org – là một trang mạng giáo dục cung cấp các bài giảng miễn phí trên Internet với nhiều chủ đề khác nhau. Hơn 75 triệu người (nay là trên 200 triệu lượt người) đã học qua trang mạng này. Khan thảo luận về ý tưởng này trong cuốn sách của ông – “Ngôi trường chung cho toàn thế giới: Giáo dục được hình dung lại”, xuất bản năm 2012. Cuốn sách đưa ra một phương án trả lời cho câu hỏi chúng ta dạy và học như thế nào trong thời đại mới – thời đại Cách mạng Thông tin. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc chương nhập đề của cuốn sách. Bìa cuốn “Ngôi trường chung cho toàn thế giới: Giáo dục được hình dung lại”. Ảnh: Amazon.com.



Giáo dục đẳng cấp thế giới cho bất cứ ai, tại bất cứ nơi nào, miễn phí

Salman Khan


Tên tôi là Sal Khan. Tôi là người sáng lập và là giáo viên chính của Học viện Khan, một tổ chức nghiêm chỉnh nhằm cung cấp giáo dục miễn phí cho bất cứ ai, tại bất cứ nơi nào. Tôi viết cuốn sách này vì tôi tin tưởng rằng cái cách chúng ta dạy và học đang ở vào bước ngoặt mà cả ngàn năm mới có một lần.

Mô hình lớp học truyền thống dường như không thích hợp với những nhu cầu đang thay đổi của chúng ta. Đó cơ bản là một cách học thụ động, trong khi thế giới đòi hỏi xử lý thông tin chủ động hơn và hơn nữa. Mô hình cũ là gom người học theo lứa tuổi với một chương trình giảng dạy với một tốc độ chung cho tất cả và hy vọng người học sẽ tiếp nhận được điều gì đó trong quá trình giảng dạy. Không rõ đó có phải là mô hình tốt nhất cho một trăm năm qua không; chắc chắn hiện nay nó không tốt chút nào. Trong khi các công nghệ mới đang mang đến các hy vọng cho các phương thức dạy và học hiệu quả hơn thì cũng đồng thời làm nổi lên những nhầm lẫn, thậm chí sơ hãi; công nghệ mới thường chỉ được dùng nhiều hơn chút ít như các cửa sổ trang trí.

Giữa cách dạy cũ và mới có một vết nứt trong hệ thống, và trẻ em trên toàn thế giới đang ngã xuống đó hàng ngày. Thế giới đang thay đổi với một tốc độ ngày một nhanh, một thay đổi có tính hệ thống, khi thay đổi diễn ra nó chuyển động lạnh lùng và nhiều khi sai hướng; hàng ngày – trong từng tiết học – cái khoảng cách giữa phương pháp dạy học sinh và cái chúng thật sự cần học ngày càng lớn lên.

Tất nhiên, nói về điều này thật là dễ dàng. Trong những ngày này, ca ngợi hay chê bai, ai cũng nói về giáo dục. Các nhà chính trị nhắc đến giáo dục trong mỗi bài diễn văn của họ. Cha mẹ lo lắng ồn ào về sự thua kém tương đối của con cái họ so với những tiêu chuẩn rất quyền uy, huyền bí và mập mờ hay với kẻ cạnh tranh cách đó hai hàng ghế hay nửa vòng trái đất. Giống như các tranh luận về tôn giáo, người ta thường thấy các quan điểm nóng bỏng nhưng thiếu vắng chứng cớ kiểm chứng. Liệu trẻ cần nhiều hay ít hơn các cấu trúc? Kiểm tra thi cử quá nhiều hay quá ít? Nói về thi cử, liệu các bài kiểm tra chuẩn có đo được kết quả học tập hay chi đo được kỹ năng làm bài kiểm tra? Liệu chúng ta đang thúc đẩy sáng kiến, sự hiểu biết thấu đáo và tư duy độc đáo hay là đang tiếp tục một trò chơi trống rỗng?

Người lớn cũng lo cho chính bản thân mình. Cái gì sẽ xảy ra cho khả năng học tập của chúng ta một khi giáo dục chính thức đã kết thúc. Làm sao chúng ta có thể rèn luyện trí óc mình để nó không trở nên lười biếng và khô cứng? Liệu chúng ta còn có thể học được những cái mới? Ở đâu và thế nào?

Tất cả những thảo luận như thế này về giáo dục là lành mạnh bởi vì chúng khẳng định tầm quan trọng tuyệt đối và trung tâm của học tập trong thế giới cạnh tranh và kết nối của chúng ta. Vấn đề là thảo luận chưa biến thành sự cải thiện. Ở đâu đó hành động diễn ra thì lại thường là các chính sách của chính phủ từ trên xuống, chúng làm hại cũng như giúp đỡ. Có những nhà giáo và nhà trường phi thường đã chỉ ra rằng sự xuất sắc là có thể, nhưng thành công của họ thường rất khó áp dụng và nhân rộng. Mặc dù nhiều tâm huyết và tiền bạc đã đổ ra để giải quyết vấn đề nhưng tiến bộ là không đáng kể. Điều đó dẫn đến chủ nghĩa yếm thế sâu sắc, liệu giáo dục có thể được cải thiện một cách hệ thống ?

Nguy hại hơn, nhiều người dường như cách này hay cách khác bỏ qua những dữ liệu cơ bản về khủng hỏang cái gì. Đó không phải là tỷ lệ tốt nghiệp hay điểm số các kỳ thi. Mà là tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với kết quả cuộc sống của con người. Đó là tiềm năng được hiện thực hóa hay vùi dập, là phẩm giá được nâng cao hay chối bỏ.

Điều thường được trích dẫn là học sinh trung học phổ thông ở Mỹ xếp thứ 23 trên thế giới về sự thông thạo các môn khoa học tự nhiên và toán. Theo cách nhìn lấy Mỹ làm trung tâm thì điều này thật thất vọng; nhưng những bài kiểm tra để đưa ra đánh giá này chỉ là thước đo rất hẹp những cái đang diễn ra ở một nước. Tôi tin rằng, ít nhất trong một tương lai gần, Hoa Kỳ vẫn sẽ giữ được vị trí lãnh đạo trong khoa học và công nghệ mặc cho bất cứ sự đi xuống có thể nào trong hệ thống nhà trường của chúng ta. Đặt những lời mang tính cảnh báo sáng một bên, Hoa Kỳ không mất vị thế quan trọng của mình vì sinh viên ớ Estonia giỏi hơn sinh viên Mỹ về phân tích đa thức. Các khía cạnh khác của văn hóa Mỹ – một sự kết hợp độc đáo của tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh, chủ nghĩa lạc quan và vốn – đã làm Mỹ thành mảnh đất mầu mỡ nhất thế giới cho cách tân. Đó là lý do vì sao mọi trẻ em thông minh từ khắp nơi trên thế giới đều mơ ước có được thẻ xanh để đến đây làm việc. Trên cách nhìn toàn cầu và hướng về tương lai, mọi xếp hạng quốc gia ở chừng mực nào đó là không quan trọng.

Tuy nhiên, khi không chú ý đến những cảnh báo, sự tự mãn có thể dẫn thẳng đến thảm họa. Không có cái gì trong ADN Mỹ cản trở tinh thần kinh doanh và sự sáng chế, và vị thế lãnh đạo của chúng ta chỉ có thể bị suy yếu khi chúng ta thất bại giữ cho nó bật lên bằng những bộ óc tươi mới và được giáo dục tốt.

Ngay cả khi Mỹ vẫn là nguồn năng lượng cho sáng tạo thì ai được hưởng lợi từ điều đó? Liệu do chỉ có một phần nhỏ sinh viên Mỹ có thể hưởng nền giáo dục để có thể tham gia mà các công ty Mỹ cần sẽ buộc các công ty phải tiếp tục nhập khẩu tài năng để bù sự thiếu hụt. Liệu số phần trăm những người trẻ của chính nước Mỹ không có việc làm hoặc không được làm đủ thời gian có tăng lên vì họ không có các kỹ năng cần thiết?

Các câu hỏi tương tự cũng cần được hỏi nhân danh tuổi trẻ toàn thế giới. Liệu các tiềm năng của họ có bị vùi dập hay bị hướng vào các hướng nguy hiểm chỉ vì họ không được cung cấp các công cụ và cơ hội làm lớn lên chiếc bánh kinh tế? Liệu nền dân chủ đích thực tại thế giới đang phát triển sẽ không thể đứng vững chỉ vì các trường học tồi tệ và một hệ thống đổ vỡ và tham nhũng?

Những câu hỏi này có cả khía cạnh thực tiễn lẫn đạo đức. Niềm tin của tôi là mỗi người chúng ta có phần trong nền giáo dục cho tất cả chúng ta. Ai biết một thiên tài sẽ xuất hiện tại đâu? Rất có thể một bé gái trong một ngôi làng ở Châu Phi có tiềm nằng tìm ra thuốc chữa ung thư. Con trai một người đánh cá ở New Guinea có thể có một hiểu biết không thể ngờ tới về sức khỏe của các đại dương. Tại sao chúng ta lại để các tài năng như thế bị bỏ phí? Làm sao chúng ta có thể biện minh cho việc đã không cung cấp cho các trẻ em đó một nền giáo dục đẳng cấp thế giới khi mà công nghệ và nguồn lực để làm việc đó có – một khi chúng ta có thể liên kết tầm nhìn và quyết tâm làm cho điều đó xảy ra?

Thế nhưng thay vì hành động, mọi người luôn nói phải thay đổi từ từ. Có thể ví thiếu một trí tưởng tượng, hoăc một sự sợ hãi làm chao đảo con thuyền, mọi thảo luận dừng lại trước khi đưa ra các câu hỏi có tính nền tảng mà nền giáo dục thiểu năng đang đòi hỏi phải trả lời. Thay vào đó người ta chú ý vào một số vấn đề quen thuộc bị ám ảnh nhầm như kết quả kiểm tra và tỷ lệ tốt nghiệp. Tất cả những cái đó trên bất cứ nghĩa nào đều tầm thường. Điều thực sự quan trọng là liệu thế giới có được một nhân dân quyền năng, làm việc có kết quả, trong những thế hệ đang tới, một nhân dân có thể huy động tiềm năng của mình và thực thi trách nhiệm của mình một cách có ý nghĩa với một nền dân chủ thực sự.

Giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ xem lại các giả thuyết mang tính nền tảng. Mọi người thực sự học như thế nào? Mô hình lớp học chuẩn – những bài giảng ở trường và làm bài tập về nhà một mình vào buổi tối – vẫn còn có ý nghĩa trong thời đại số hóa? Tại sao hoc sinh lại quên rất nhiều những cái được cho là họ đã “học được” ngay sau khi họ trả thi? Tại sao cảm giác về sự không liên quan giữa cái họ học trong trường và những cái họ làm ngoài đời ngày càng lớn? Đây chính là những câu hỏi cơ bản nhất chúng ta cần phải hỏi. Ngay cả như vậy, vẫn có một sự khác biệt rất lớn giữa than vãn về thực trạng của giáo dục với làm việc thực sự để thay đổi nó.

Năm 2004 – với sự tình cờ trong mức độ nào đó, mà tôi sẽ giải thích sau – tôi bắt đầu thí nghiệm một số ý tưởng và dường như chúng làm việc. Nhìn chung, đó là sự thể hiện mới của những nguyên lý đã được chứng minh từ lâu. Mặt khác, kết hợp với sự xuất hiện và tiếp cận các công nghệ mới đã chỉ ra các khả năng để tư duy lại giáo dục như chúng ta vẫn biết.

Trong nhiều thí nghiệm khác nhau, một thí nghiệm đã có cuộc sống riêng của nó đó là việc tôi đưa lên mạng YouTube các bài học về toán. Tôi không biết làm thế nào là tốt nhất, cũng không biết liệu ý tưởng đó có làm việc không, không biết liệu có ai xem các bài học đó không. Tôi hành động theo cách thử đúng và sai (tất nhiên, sai lầm là cho phép) trong khuôn khổ hạn chế về thời gian áp đặt do đòi hỏi của công việc hàng ngày của người làm phân tích của một quĩ phòng vệ. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn vài năm, điều rõ ràng với tôi là niềm đam mê và cái nghiệp đời tôi là trong lĩnh vực giảng dạy trong không gian ảo; năm 2009 tôi bỏ việc để tập trung toàn bộ thời gian vào công việc mà sau này sẽ có hình dáng là Học viện Khan.

Nếu cái tên có vẻ to lớn như thế, thì nguồn lực cho cái cơ sở mới này lại bé nhỏ đến nực cười. Hoc viện chỉ có một máy tính giá trị 20 đô la với màn hình và phần mềm, một bảng viết bút giá 80 đô la; đồ thị và các phương trình được vẽ nguêch ngoạc bằng một chương trình miễn phí có tên là Microsoft Paint. Ngoài các video, tôi dùng một số phần mềm đặt câu hỏi chạy trên trang mạng do tôi làm chủ với chi phí 50 đô la một tháng. Giáo viên, đội ngũ kỹ sư, nhân viên hành chính và phục vụ tất cả đều một mình tôi đảm nhiệm. Ngân sách là khoản tiền tiết kiệm của tôi. Phần lớn thời gian hàng ngày tôi măc áo thun giá 6 đô la quần vải bông nói chuyện với máy tính và dám ước mơ lớn.

Tôi không mơ thiết lập được một trang mạng phổ biến hay là một tia chớp trong thảo luận về giáo dục. Có lẽ tôi là một người ảo tưởng, nhưng tôi đã mơ thành lập một cái gì đó dài lâu và có tính biến đổi, một tổ chức cho thế giới có thể tồn tại vài trăm năm và giúp chúng ta tư duy lại một cách căn bản việc dạy học có thể thực hiện như thế nào.

Bây giờ, tôi nghĩ, là thời điểm đúng cho một cuộc đánh giá lại cơ bản như thế. Những cơ sở giáo dục và mô hình giáo dục mới xuất hiện vào những điểm ngoặt trong lịch sử. Harvard và Yale được thành lập không lâu sau khi quá trình thuộc địa hóa hoàn thành ở Bắc Mỹ. MIT, Stanford và các hệ thống đại học bang là sản phẩm của cuộc Cách mang Công nghiệp và công cuộc mở rộng lãnh thổ Mỹ. Chúng ta hiện giờ đang ở vào giai đoạn đầu của một điểm ngoặt lịch sử mà tôi tin rằng sẽ để lại nhiều hệ quả trong lịch sử: cuộc Cách mạng Thông tin. Và trong cuộc cách mạng này, tốc độ của sự thay đổi vô cùng tức tốc làm cho tư duy phản biện và sáng tạo sâu không còn là một lựa chọn, chúng không còn là xa hoa nữa mà trở thành kỹ năng sống còn. Chúng ta cũng không còn có thể chấp nhận rằng chỉ có một bộ phận nào đó của dân số thế giới được hưởng giáo dục đầy đủ. Với tất cả những ý nghĩ đó tôi đưa ra một sứ mệnh với một tham vọng khủng khiếp nhưng – với sự trợ giúp của các công nghệ đã có nhưng lại không được tận dụng một cách phi lý – là hoàn toàn có thể đạt được: Cung cấp giáo dục đẳng cấp thế giới cho bất cứ ai, tại bất cứ nơi nào, miễn phí.

Triết lý dạy học cơ bản của tôi ngắn gọn và cá tính một cách sâu sắc. Tôi muốn dạy theo cách mà bản thân tôi muốn được dạy khi đi học. Nói vậy, tôi hy vọng truyền một niềm hạnh phúc lớn lao của việc học, sự sảng khoái khi hiểu biết vũ trụ. Tôi muốn truyền cho người học không chỉ logic mà còn là vẻ đẹp của toán học và khoa học. Hơn nữa, tôi muốn làm điều đó theo cách hữu ích cho cả trẻ em học môn học lần đầu lẫn người lớn muốn làm mới lại kiến thức của mình; cho học sinh đang phấn đấu làm bài tập cũng như cho người lớn đang hy vọng giữ cho trí tuệ mình tích cực và linh hoạt.

Cái tôi không muốn là quá trình buồn tẻ thường diễn ra trong các lớp học – học thuộc lòng và nhớ các công thức nhằm hướng đến không phải cái gì dài lâu và có ý nghĩa hơn là có điểm tốt trong kỳ thi sắp tới. Không, tôi hy vọng giúp cho người học nhìn thấy những mối liên hệ, sự tiến triển giữa bài học này và bài học tiếp theo, phát triển trực giác của họ thay vi tiếp nhận thông tin, tiếp thu từng khái niệm mỗi lần, và làm chủ mỗi môn học. Nói gọn, tôi muốn phục hồi lại niềm hứng khởi – sự chủ động tham gia trong học tập và hứng khởi tự nhiên đi kèm với nó – điều mà các chương trình bình thường dường như đã làm cùn đi.

Trong những ngày đầu tiên của cái sẽ trở thành Học viện, tôi có một học trò, Nadia. Cô ấy tình cờ là em họ tôi.

Đến giữa năm 2012, Học viện Khan đã lớn lên không chỉ còn mình tôi. Chúng tôi đã giúp đỡ về giáo dục cho hơn sáu triệu người học mỗi tháng – nhiều hơn số người đã đến học tại Harvard tính từ khi thành lập trường vào năm 1636 đến nay hơn 10 lần – và con số này tăng 400 phần trăm mỗi năm. Các video đã được hơn 140 triệu lượt người xem và người học đã làm hơn nửa tỷ bài tập thông qua các phần mềm của chúng tôi. Cá nhân tôi đã đưa lên mạng hơn ba nghìn video bài giảng – tất cả đều miễn phí không thương mại – về nhiều môn học từ số học cơ sở đến toán cao cấp, từ vật lý đến tài chính đến sinh học, từ hoa học cho tới Cách mạng Pháp. Chúng tôi cũng tích cực thuê các nhà giáo dục và các chuyên gia phần mềm hàng đầu thế giới giúp đỡ. Học viện đã trở thành một sân giáo dục được sử dụng rộng rãi nhất trên mạng được tạp chí Forbes miêu tả là “một trong những câu chuyện mà không hiểu sao không ai nghĩ đến đang trở thành một tổ chức giảng dạy có ảnh hưởng mạnh nhất hành tinh”. Bill Gates đã đưa ra sự đánh giá cao khi công khai thừa nhận ông đã dùng trang mạng của chúng tôi để giúp con ông học toán.

Cuốn sách này, một phần, là câu chuyện về sự lớn lên và được tiếp nhận nồng nhiệt đặc biệt của trang khanacademy.org – và quan trọng hơn là sự lớn lên đó nói cho chúng ta biết điều gì về thế giới mà chúng ta đang sống.

Chỉ ít năm trước, Học viện Khan mới được một nhóm nhỏ học sinh trung học cơ sở biết đến – đó là họ hàng và những người bạn của gia đình. Làm thế nào và tại sao chỉ từ một nhóm nhỏ thân hữu ban đầu danh tiếng của trang này lại lan truyền ra toàn cầu đến những người thuộc mọi lứa tuổi và hoàn cảnh kinh tế, những người khát khao học tập? Tại sao các học sinh lại nói với bạn mình về trang này và còn nói với cả giáo viên của họ nữa? Tại sao các giáo viên lại nói về nó với trưởng bộ môn của mình? Tại sao cha mẹ không chỉ dùng trang này để giúp con em họ học tập mà còn dùng nó để làm mới trí nhớ và tạo hứng thú học tập cho chính họ?

Hỏi gọn là nhu cầu nào chưa được thỏa mãn đã được Học viện đáp ứng?

Tại sao Học viện có thể động viên và khích lệ học sinh theo cách mà các chương trình phổ biến không làm được? Về kết quả, liệu chúng tôi có thể chứng minh bằng số liệu thực rằng Học viện đã giúp đỡ được mọi người học tập? Nó có thực sự nâng cao điểm số thi kiểm tra? Quan trong hơn, có đúng cách dạy của Học viên giúp người học giứ được sự hiểu biết thực sự lâu bền hơn? Có đúng cách dạy đó thưc sự giúp học sinh một cách nhất quán vượt ra ngoài khuôn khổ đánh giá theo thang điểm trong nhà trường? Liệu các video bài giảng và các phần mềm giao tiếp hữu ích nhất như các phương tiện bổ sung cho lớp học truyền thống hay nó đang chỉ ra một đường lối giáo dục tương lai khác về chất – trên tất cả đó là chủ động và theo tốc độ của bản thân người học?

Đối với mỗi cá nhân người học, tám hay tám mươi tuổi, mỗi video bài hoc tiếp theo luôn là một khám phá cá nhân. Mỗi nhóm vấn đề hay bài tập tiếp theo luôn tạo ra những thách thức mà mỗi cá nhân tiếp cận theo nhịp độ riêng của mình; không có bất cứ sự xấu hổ hay kì thị nào bởi vì tiến bộ chậm chạp; không có những thời điểm sợ hãi khi lớp học phải tiếp tục. Các video được lưu trữ sẽ không biến mất và học sinh có thể xem lại nhiều bao nhiêu như họ cần. Lỗi lầm được cho phép! Học sinh không phải sợ hãi vì thầy cô giáo đang thất vọng nhìn qua vai hay vì đã tỏ ra đần độn trước con mắt của các bạn cùng một lớp.

Tôi đam mê tin tưởng rằng Học viện Khan là một công cụ ít nhất cho phép một mô hình gần đúng chỉ ra giáo dục tương lai phải như thế nào – đó là sự kết hợp nghệ thuật giảng dạy với khoa học trình bày thông tin và phân tích số liệu; khoa học thực hiện các chương trình rõ ràng nhất, cho tất cả mọi đối tượng, thích đáng nhất với chi phí thấp nhất có thể. Tôi có nhiều lý do để tin như thế cả về mặt công nghệ lẫn kinh tế. Nhưng có lẽ điều thuyết phục nhất chính là các phản hồi chúng tôi nhận được từ những người học.

Trong vài năm qua chúng tôi đã nhận được hàng nghìn bức thư phản hồi điện tử từ những người học đã hưởng lợi từ Học viện. Những lời xác nhận này đến từ các thành phố của Châu Âu, từ những khu phố ngoại ô của nước Mỹ, từ những xóm làng của Ấn Độ và từ các thị trấn ở Trung Đông nơi những cô gái nhiều khi phải bí mật nỗ lực để có được giáo dục. Một số bức thư ngắn và buồn cười; một số khác rất chi tiết và cảm động; một số tác giả các bức thư là các em nhỏ đang phải vật lộn ở trường học và có những ý nghĩ tiêu cực về bản thân; số khác là những người lớn đang lo lắng họ bị mất khả năng học tập.

Tát cả những bức thư đó làm nổi lên một số chủ đề. Rất nhiều trẻ em thông minh và ham học đang bị đối xử không tốt bởi thực tế giáo dục của các em – tại các trường giàu có và tinh hoa cũng như tại các trường nghèo. Có quá nhiều trẻ em bị tổn thương niềm tin; thậm chí nhiều học sinh được coi là “thành công” đã thừa nhận rằng các em đạt điểm tốt nhưng không học được bao nhiêu. Trẻ em cũng như người lớn thấy tính tò mò ham hiểu biết của mình bị mất đi bởi vì sự buồn chán trong lớp học hay tại nơi làm việc và bởi sự ầm ỹ liên tục không nghỉ của cái văn hóa đại chúng bãi rác.

Đối với những người này, Học viện Khan là một thiên đường một nơi để di tản, nơi mà họ có thể làm cho họ những điều mà lớp học và chỗ làm việc không làm được. Liệu xem các bài giảng qua video và sử dụng các phần mềm giao tiếp có làm cho con người ta thông minh hơn? Không. Nhưng, tôi lập luận rằng chúng giúp làm một số việc tốt hơn: tạo môi trường cho phép con người ta tự do tò mò, cho lòng ham học tự nhiên được thể hiện vì thế họ có thể hiện thực hóa cái thông minh sẵn có của họ.

Hơn tất cả, chính những lời phản hồi của người học đã thuyết phục tôi viết cuốn sách này. Tôi nghĩ về nó như một bản tuyên ngôn – trên cả hai phương diện một lời tuyên bố của cá nhân và cũng là lời kêu gọi xung trận. Giáo dục chính thống phải thay đổi. Nó phải sánh bước với thế giới như thế giới đang là; phải hài hòa với cách học tập và phát triển thực sự của con người.

Khi nào và ở đâu con người có thể tập trung tốt nhất? Câu trả lời tất nhiên là tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Có người sắc sảo nhất vào buổi sáng; có người tiếp thu tốt nhất vào lúc đêm khuya. Có người chỉ có thể tập trung trong phòng yên tĩnh, người khác chỉ có thể suy nghĩ rõ ràng trong tiếng nhạc hay trong tiệm cà phê ồn ào. Với sự đa dạng như thế, tại sao chúng ta vẫn nhất quyết rằng phần nặng nhất của dạy và học phải thực hiện trong lớp học với nhịp độ vô cảm của chuông báo giờ bắt đầu và kết thúc.

Công nghệ có sức mạnh giải phóng chúng ta khỏi những hạn chế đó, làm giáo dục trở nên chuyển động, linh hoạt và mang tính cá nhân; tăng cường sáng kiến và trách nhiệm cá nhân; phục hồi lại niềm vui thích săn tìm kho báu cho quá trình học tập. Công nghệ cũng mang lại một lợi ích tiềm năng khác đó là Internet làm cho tiếp cận giáo dục trở nên rất, rất dễ dàng, vì thế tri thức và cơ hội được chia sẻ rộng rãi và công bằng hơn rất nhiều. Chất lượng giáo dục không còn phụ thuộc vào trường sở. Không còn những lý do kinh tế ngăn cản trẻ em ở khắp mọi nơi không được tiếp cận những bài học như bài học của con Bill Gates.

Có một câu nói từ xa xưa đời là trường học. Nếu câu nói này đúng thì điều sau đây cũng đúng, thế giới của chúng ta đang trở nên nhỏ bé hơn, mọi người trên thế giới trở nên kết nối với nhau không thể chia tách, bản thân thế giới trở thành một ngôi trường lớn bao trùm tất cả. Trong ngôi trường đó có người trẻ hơn, có người già hơn, có người gần hơn, có người xa hơn với giáo dục trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Tại mỗi thời điểm, chúng ta vừa là học trò vừa là thầy giáo; chúng ta học bằng nghiên cứu nhưng cũng học bằng cách giúp đỡ người khác thông qua việc chia sẻ và giảng giải những điều ta biết.

Tôi thích nghĩ về Học viện Khan chính là thực tế ảo của cái ngôi trường toàn thế giới đó. Ở đó mọi người đều được chào đón, tất cả được mời dạy và học, tất cả được khuyến khích làm điều đó một cách tôt nhất họ có thể. Thành công tự xác định mình; chỉ có một thất bại đó là đầu hàng. Về bản thân mình, tôi đã học được rất nhiều từ Học viện cũng như đã dạy rất nhiều. Tôi đã nhận lại được rất nhiều – sự thỏa mãn về trí tuệ, làm mới tính tò mò, cảm giác kết nối với các bộ óc khác, với mọi người – nhiều hơn những gì tôi đóng góp. Niềm hy vọng của tôi là mỗi học viên của Học viện và mỗi bạn đọc của cuốn sách này cũng sẽ có cơ hội để nói như vậy.

KHUYẾN HỌC

Fukuzama Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch

Fukuzawa Yukichi được coi là một trong những bậc khai quốc công thần của nước Nhật Bản hiện đại mà hầu như không người Nhật nào lại không biết. Hình ảnh của ông được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ mười nghìn yên. Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ. Khuyến Học là một trong những tác phẩm lớn của Fukuzawa Yukichi, bản dịch tiếng Việt của dịch giả Phạm Hữu Lợi, Nhà Xuất bản Nhã Nam do npv giới thiệu ngày 23/10/2013 trên trang Học thế nào (Trích đoạn). Theo Lời giới thiệu, khi mới được in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ đó đến nay, cuốn sách này đã được tái bản liên tục, chỉ tính từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần. Trong cuốn sách này, Fukuzawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền học vấn mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn. Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực học”. Dưới đây là phần Một của cuốn sách.

TRỜI KHÔNG TẠO RA NGƯỜI ĐỨNG TRÊN NGƯỜI

Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.

Loài người – chúa tể của muôn vật – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hy vọng của Trời đối với con người.

Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.

Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng.

Cuốn sách dạy tu thân Thực ngữ giáo có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.

Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế, học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công… là những người có địa vị cao, quan trọng. Một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được Trời phú cho đâu. Ngạn ngữ có câu: “Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý”. Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt động, lao động của con người để ban thưởng.

Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ.

Học những môn thiết thực cho cuộc sống

Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì cho cuộc sống cả.

Đọc các tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chẳng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao? Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học là môn học quan trọng đến mức “phải thờ phụng nó” như các thầy dạy Hán văn, Cổ văn thường nhấn mạnh.

Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấy thầy dạy Hán văn nào có được tài sản đáng kể, cũng như các thương gia vừa giỏi thơ phú vừa thành công trong kinh doanh lại càng hiếm.

Với lối học như hiện nay, chỉ tăng thêm sự lo lắng trong các bậc phụ huynh, nhà nông… những người hết lòng chăm lo việc học tập của con cái: “Chúng nó cứ học theo kiểu này, chắc có ngày tán gia bại sản mất”. Điều đó là đúng. Vì lối học này không thực tế, không thể áp dụng kết quả học tập vào thực tiễn cuộc sống.

Vậy thì giờ đây chúng ta phải học cái gì và học như thế nào?

Trước hết phải học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: Phải thuộc lòng bảng bốn mươi bảy chữ cái Kana; Học cách soạn thảo thư từ, ghi chép trương mục kế toán; Sử dụng thành thạo bàn tính; Nhớ cách cân, đong, đo, đếm; Tiếp đến là phải học các môn như Địa lý để biết được phong thổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu; Vật lý là môn học giúp ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó; Học Sử vì đây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó chúng ta có thể nghiên cứu quá khứ, hiện tại của mọi quốc gia; Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề liên quan đến việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của cả quốc gia; Học môn Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi, hành động của bản thân, hiểu cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người.

Để học các môn này, cần thiết phải đọc tất cả các quyển sách của châu Âu đã được dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả năng thì tôi khuyên nên đọc trực tiếp các nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học phải nắm được nội dung chủ yếu của môn học, trên cơ sở đó phải hiểu được bản chất cơ bản của mọi sự vật. Học như vậy mới có ích cho cuộc sống. Đó là “Thực học” mà ai cũng phải học, là học vấn mà hết thảy mọi người đều phải tự trang bị, không phân biệt đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo. Chính việc tự trang bị kiến thức này, từng cá nhân trên cơ sở làm trọn chức trách của mình, sẽ điều hành quản lý tốt gia nghiệp được giao…

Cá nhân có độc lập thì gia đình mới độc lập. Và như thế quốc gia cũng độc lập.

Tự do không phải là chỉ biết có tôi, cho riêng tôi

Biết đúng vị trí, chỗ đứng của mình là rất quan trọng. Kể từ khi sinh ra, con người không phải chịu sự can thiệp của bất cứ một ai. Nam cũng như nữ đều có quyền tự do sinh sống. Đúng là con người có quyền tự do, nhưng lúc nào cũng khăng khăng đòi phải được làm theo ý muốn của riêng mình mà không biết rõ vị trí của mình thì sẽ trở nên chỉ biết có mình, cho riêng mình. Như thế là tự mình làm hỏng mình.

Dựa trên đạo lý mà Trời đã định, vị trí của mỗi người là ở chỗ: biết trọng tình người, không làm phiền hay cản trở người khác, biết bảo vệ quyền tự do bản thân.

Tự do bản thân không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, không có nghĩa là làm phiền hoặc cản trở người khác. Ví dụ như có người nói: “Tiền tôi, thích uống rượu tôi uống, thích mua ‘hoa’ tôi mua. Đó là quyền tự do của tôi, chứ động chạm gì tới ai”. Suy nghĩ như vậy là sai. Ham mê tửu sắc làm ảnh hưởng tới người khác, lại lôi kéo bạn bè, làm hại nền giáo dục xã hội. Cứ cho là tiền tôi tôi xài, nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua những hành vi tội lỗi gây ra cho xã hội.

Tự do và độc lập không chỉ liên quan tới từng cá nhân mà còn là vấn đề của quốc gia nữa.

Nhật Bản chúng ta là một quốc đảo nhỏ nằm ở phía Đông châu Á, cách xa đại lục, lâu nay không giao thương với ngoại quốc, bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp. Mãi đến thời Gia Vĩnh (1848-1854), khi hạm đội Mỹ kéo đến gây áp lực, Nhật Bản mới bắt đầu mở cửa giao thương với nước ngoài. Thế mà ngay cả khi đã mở cửa, trong nước vẫn chưa hết tranh cãi ồn ào xung quanh việc tiếp tục đóng cửa hay mở cửa, tiếp tục lên án người ngoại quốc là lũ man di mọi rợ… Những cuộc tranh cãi như vậy thật là vô bổ, có khác nào “Ếch ngồi đáy giếng coi Trời bằng vung”.

Thử nghĩ xem, chẳng phải là người Nhật chúng ta cũng như người dân các nước phương Tây cùng ở trên một quả đất, hưởng chung ánh mặt trời, ánh trăng, thở cùng một không khí, hưởng cùng một đại dương và đều là con người cả đó sao. Chúng ta thừa sản vật thì chia bớt cho người ta; người ta thừa sản vật thì chia lại cho mình, cùng học hỏi lẫn nhau, không ai tự cao tự đại, không làm nhau hổ thẹn. Dân Nhật ta cũng như dân họ đều cùng mong phát triển, cùng mong hạnh phúc đó sao?

Chúng ta phải tận tâm làm hết sức mình trong quan hệ quốc tế sao cho đúng ý Trời, hợp lòng người. Nếu đúng đạo lý thì cần phải chuộc lỗi với người Phi châu cũng phải làm. Còn để bảo vệ lập trường chính nghĩa thì dù là pháo hạm Anh hay Mỹ, chúng ta cũng không sợ. Khi quốc gia chịu nỗi nhục mất nước thì mọi người dân Nhật, không trừ một ai, đều sẵn sàng xả thân để bảo vệ thanh danh của Tổ quốc. Như vậy, đất nước mới tự do, quốc gia mới độc lập.

Thế nhưng trên thế gian này, vẫn có quốc gia tự phong cho mình là trung tâm của vũ trụ. Họ nghĩ là ngoài đất nước họ ra không có quốc gia nào tồn tại cả. Hễ cứ nhìn thấy người ngoại quốc thì miệt thị như loài thú hoang, gọi họ là man di mọi rợ. Kết cục là quốc gia đó tự chuốc lấy sự căm ghét của các nước khác. Đó là một kiểu “chỉ biết cái tôi” ở tầm quốc gia, đó là cách ngoại giao không biết mình biết người, không nắm rõ ý nghĩa của từ “Tự do”.

Học để dám nói lên chính kiến và thực hiện đầy đủ bổn phận với đất nước

Kể từ khi thiết lập chế độ quân chủ, nền chính trị Nhật Bản đã có những thay đổi mạnh mẽ. Về đối ngoại, chính phủ đã bang giao với ngoại quốc trên cơ sở công pháp quốc tế. Về đối nội, chính phủ đã mang lại tinh thần “tự do, độc lập” cho dân chúng. Người dân chúng ta đã được phép mang đầy đủ họ và tên; được phép cưỡi ngựa… Đó là sự thay đổi to lớn kể từ thuở lập quốc, tạo cơ sở bình đẳng về địa vị giữa các thành phần Võ sĩ (samurai), Nông, Công, Thương trong xã hội.

Chế độ đẳng cấp – địa vị của một người được quy định trước cả khi người đó ra đời – đã hoàn toàn bị xóa bỏ.

Từ nay trở đi địa vị xã hội của cá nhân sẽ được quyết định tùy theo tài năng, phẩm cách và vai trò của mỗi người. Quan chức chính quyền được bổ nhiệm theo tài năng và nhân cách và là người thực thi luật pháp cho chúng ta. Chúng ta kính trọng họ theo lẽ đó, chứ không phải chúng ta kính trọng chức vụ và thành phần xuất thân của họ. Chúng ta không phải tuân theo con người họ. Chúng ta chỉ tuân thủ Luật pháp (Quốc pháp) mà họ đang thừa hành.

Dưới thời chính quyền phong kiến Mạc phủ, người dân chúng ta luôn phải khiếp sợ, né tránh, cúi rạp mình trước các Tướng quân. Ngay cả lũ ngựa của các Tướng quân cũng làm chúng ta hoảng sợ không dám đi chung đường với chúng; bầy chim cắt dùng nhử mồi khi các Tướng quân đi săn bắn, cũng làm chúng ta khiếp đảm, phải cúi lạy, phải phủ phục cho đến khi lũ chim bay khuất mới dám ngẩng đầu đứng lên đi tiếp. Người ta đã buộc chúng ta phải quen, phải sợ những thứ được coi là “luật lệ”, “tập quán” hà khắc ấy. Giờ đây nghĩ lại ai ai cũng cảm thấy kinh tởm.

Những thứ “luật lệ”, “tập quán” đặt ra một cách vô cớ đó, không phải là luật pháp hay quốc pháp để chúng ta phải tuân thủ. Chúng là những thứ đã cướp đoạt mọi quyền tự do của chúng ta. Chúng là những thứ được đặt ra để gieo rắc nỗi sợ hãi trong chúng ta trước uy quyền của chế độ phong kiến Mạc phủ và nhằm để che đậy bản chất lộng hành, không minh bạch của chính chế độ đó.

Giờ đây, toàn bộ cái chế độ và luật lệ ngu xuẩn ấy đã bị xóa sổ. Vì thế, không lẽ gì chúng ta cứ phải sợ bóng sợ vía các cấp chính quyền đó mãi.

Nếu có gì bất mãn với chính quyền hiện tại, chúng ta phải kháng nghị, tranh luận một cách đường đường chính chính. Tại sao chúng ta chỉ dám nói xấu, kêu ca sau lưng họ mà không dám chỉ mặt vạch tên.

Những kháng nghị hợp lòng dân, đúng đạo Trời, dù có phải đổi cả tính mạng chúng ta cũng phải tranh đấu. Đây là bổn phận mà mỗi người dân chúng ta phải thực hiện đối với đất nước.

Học để hiểu “trách nhiệm” của bản thân

Như tôi đã nói ở trên, “độc lập và tự do” dựa trên đạo lý của Trời đã trở thành nguyên tắc trong mỗi người cũng như của cả quốc gia chúng ta. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc này thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?

Giờ đây, chúng ta đã xác lập được tinh thần cơ bản: mọi người dân đều bình đẳng, vì thế chúng ta hãy yên tâm phát huy hết mọi khả năng sức lực và trí tuệ của mình.

Mỗi người đều có mỗi bổn phận, do đó phải tự vun đắp tài năng, rèn luyện nhân cách sao cho xứng đáng với bổn phận đó. Để làm được điều này, ai ai cũng phải học chữ, học ngôn ngữ. Có chữ, biết ngôn ngữ sẽ lý giải được mọi đạo lý của sự vật.

Nói đến đây chắc các bạn sẽ hiểu giúp tôi rằng: học vấn là vấn đề cấp bách biết nhường nào.

Hiện nay, tầng lớp thường dân cũng đã sánh vai ngang hàng với tầng lớp Võ sĩ (samurai), cho nên con đường được lựa chọn vào các chức vụ trong chính quyền cũng mở ra cho chúng ta nếu chúng ta có tài.

Chúng ta phải tự giác trước bổn phận của bản thân, không chạy theo những hành động rồ dại, phải cẩn trọng.

Tôi chắc rằng không ai đáng thương hại hơn là những người vô tri thức, những người không hiểu lẽ phải, và cũng không ai khó giao tiếp hơn những người ấy. Vì không có tri thức, không có năng lực tự thức tỉnh nên họ căm ghét oán giận những người giàu có chính đáng, đôi khi họ tập hợp thành bầu đoàn đi đánh cướp.

Bản thân họ được luật pháp bảo vệ, nhưng hễ cứ cảm thấy bất lợi cho mình thì họ lại thản nhiên vi phạm, ngang nhiên phá luật.

Lại có không ít người, có được chút ít tài sản, tiền bạc thì chỉ lo tích trữ, cất giấu, không bao giờ suy nghĩ đầu tư cho con cháu học hành. Vì thế con cháu họ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, dốt nát và cứ thế tiêu pha tàn phá tài sản của ông cha mình.

Đối với những người như vậy, không thể mang đạo lý ra để giảng giải mà chỉ có cách là dùng uy lực đe dọa chứ không có cách nào khác. Ám chỉ điều này, người phương Tây có câu tục ngữ: “Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn”. Người dân tử tế nghiêm túc thì chính phủ cũng buộc phải tử tế nghiêm túc.

Nước Nhật chúng ta có dân, trên dân có chính phủ. Phẩm cách của dân rơi vào vòng ngu tối, vô học thì luật pháp của chính phủ cũng trở nên hà khắc. Nhưng nếu quốc dân có chí học hành, tiếp thu văn minh thì không có cách nào khác, chính phủ cũng sẽ phải quảng đại, nhân đạo.

Luật nước hà khắc hay quảng đại hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ, phẩm cách của quốc dân.

Có người dân nào lại mong muốn một chế độ chính trị tàn bạo?

Có người dân nào lại mong cho đất nước kém phát triển?

Có người dân nào lại mong cho nước mình bị ngoại bang khinh miệt?

Không và không thể có. Đó là tình con người trong mỗi chúng ta.

Nếu như ai ai cũng một lòng một dạ báo đáp cho Tổ quốc, nơi mình sinh thành thì chúng ta không bao giờ phải lo nghĩ hay bất an đến tương lai, đến tiền đồ của Nhật Bản. Mục đích của chúng ta chỉ có một: giữ gìn hòa bình cho đất nước.

Do vậy, điều quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác là mỗi người chúng ta ai ai cũng phải học hành, mở mang tri thức, mài giũa tài năng, nhân cách sao cho xứng với bổn phận của mình.
Ngược lại, chính phủ phải có trách nhiệm soạn thảo và thông báo đến mọi người dân những chính sách dễ hiểu. Mục tiêu duy nhất của chính phủ là phải mang lại cuộc sống ấm no, yên ổn cho dân.

Những lời về học vấn mà tôi khuyên nhủ các bạn cũng chỉ nhằm tới điều này.

Nhân dịp khai trường “Keio Nghĩa thục” tại quê tôi, huyện Nakatsu, tỉnh Oita, tôi chấp bút viết chương này đưa cho bạn bè, đồng hương xem. Nhiều bạn hữu, sau khi đọc xong, nói với tôi rằng: bài viết này không chỉ cho bạn bè, đồng hương tham khảo mà nên gửi tới bạn đọc gần xa nữa, như vậy sẽ có hiệu quả hơn, nên tôi đã cho in thành nhiều bản để các bạn cùng đọc.

Tháng Hai năm Minh Trị thứ năm (tức năm 1871)
Fukuzama Yukichi (Nguồn: Học thế nào)


CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO 2.0

P.Nguyễn, STINFO Số 3/2012

Cách mạng công nghệ giáo dục quan trọng nhất trong 200 năm qua, mở rộng cánh cửa học vấn đến mọi người, mọi nơi và hứa hẹn ‘đảo lộn’ học đường.

Theo hệ thống đào tạo phương Tây, trường đại học đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1088 tại Bologna, Ý. Thời đó, bài giảng trên lớp là phương tiện truyền đạt thông tin hiệu quả nhất. Sau đó xuất hiện kỹ thuật in ấn, phim ảnh và web. Trải qua bao năm tháng, có biết bao đổi thay trong nhiều lĩnh vực, nhưng thật kỳ lạ, các giáo sư cho đến nay vẫn giảng bài như xưa!


MOOC: niềm hy vọng mới

Một trăm năm trước, đào tạo đại học (ĐH) dường như đã mấp mé một cuộc cách mạng công nghệ. Sự phổ biến của hệ thống bưu điện thời đó cho phép các trường ĐH có thể phân phối bài giảng vượt khỏi khuôn viên nhà trường. Bất kỳ ai có hộp thư đều có thể ghi danh theo học. Nhìn thấy cơ hội mở rộng thành phần sinh viên và tăng doanh thu, các trường đổ xô thiết lập bộ phận đào tạo tương ứng. Đến những năm 1920, các khóa học qua bưu điện đã trở thành cơn sốt thật sự.

Không chỉ mang đến hy vọng mở rộng cơ hội học tập, người ta còn kỳ vọng việc đào tạo từ xa sẽ làm tốt hơn việc giảng dạy truyền thống tại trường vì có thể thiết kế bài học và kiểm tra đánh giá cho từng học viên.

Giờ đây, hy vọng đó một lần nữa được nhóm lên với phương tiện truyền thông mạnh mẽ khác - Internet. Nếu so sánh trang web đào tạo trực tuyến Coursera (http://www.coursera.org) với các trường đại học “top” như Harvard, Stanford, MIT…, trung bình mỗi sinh viên phải tốn 250.000 USD cho bốn năm học, thì Coursera rẻ vô cùng. “Của rẻ” nhưng chất lượng là “vàng thiệt”, vì nhiều giáo sư các trường đại học danh tiếng như Stanford, Princeton, University of Michigan, và University of Pennsylvania tình nguyện tham gia Coursera. Mặt khác, Coursera nhận được khoản đầu tư 16 triệu USD từ các tập đoàn đầu tư như Kleiner Perkins Caufield & Byers và New Enterprise Associates.


Coursera hiện có cả triệu người theo học, từ khắp nơi trên thế giới

Năm rồi, nhiều trường đại học hàng đầu như MIT, Harvard, Stanford và Princeton đã đưa nhiều khóa học miễn phí lên Internet, và hàng triệu người trên khắp thế giới đã đăng ký theo học. Những khóa học mở trực tuyến toàn cầu này còn được biết đến với thuật ngữ “MOOC” – Massive Open Online Course) đang được kỳ vọng sẽ đưa đào tạo chất lượng cao đến với vô số sinh viên không có cơ hội đến trường, gồm cả những người ở những nơi xa xôi hẻo lánh và những người đang đi làm. MOOC cũng được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện chất lượng và hiệu suất giảng dạy trong cũng như ngoài khuôn viên nhà trường.

Giáo sư Robot

Khóa học trực tuyến không phải mới. Các tên tuổi lớn như ĐH Phoenix hay DeVry đã có hàng ngàn khóa học như vậy. Vậy MOOC có gì khác? Theo Sebastian Thrun, một trong những người tiên phong (xem bài "Giáo sư không biên giới" trang 40 số này), đó chính là "sự gắn kết học viên". Đến nay, hầu hết các khóa học trên mạng (hay các nguồn "học liệu mở") chỉ là các bài giảng được quay phim. “Lớp học” nói chung nhàm chán và khó giữ chân người học. Trong khi đó, MOOC có cả video bài giảng lẫn “bảng đen chữ trắng” (tất nhiên là thể hiện trên màn hình), bài giảng thường đan xen các bài tập hay bài kiểm tra – buộc sinh viên không rời bài học. Hình thức củng cố kiến thức này đã được chứng minh là giúp tăng cường việc hiểu và nhớ bài.



Học trực tuyến với bảng đen chữ trắng.

Thêm một sự khác biệt nữa giữa MOOC và các khóa học trực tuyến trước đây: tính kinh tế. Nền tảng điện toán đám mây cho phép lưu trữ số lượng lớn dữ liệu và truyền đi với chi phí rất thấp. Bài học và bài kiểm tra có thể phát miễn phí trên các dịch vụ web như YouTube và các mạng xã hội như Facebook có thể đóng vai trò như “học viện số”, nơi đó sinh viên có thể lập các nhóm học tập hay diễn đàn để thảo luận. Trong vài năm qua, chi phí thiết lập các lớp học đa phương tiện tương tác trực tuyến đã giảm nhanh chóng, cho phép giảng dạy số lượng lớn sinh viên mà không phải đầu tư nhiều.

Không phải ngẫu nhiên mà các MOOC tiên phong như Udacity, Coursera và edX đều được điều hành bởi các nhà khoa học máy tính. Để thực hiện kỳ vọng lớn lao - làm cho đại học trở nên rẻ hơn và tốt hơn - MOOC cần khai thác những đột phá mới nhất trong kỹ thuật xử lý dữ liệu lớn và "máy học" để có thể cung cấp các lớp học phức tạp và đòi hỏi mức độ tự động hóa cao cho hàng ngàn người đồng thời. Nhiều việc trước đây do các giáo sư và trợ giảng thực hiện như chấm điểm, giảng bài, điều hành thảo luận... giờ được thực hiện bởi máy tính. Ngoài ra cũng cần có phần mềm cao cấp phân tích lượng lớn thông tin về hành vi của học viên thu thập được trong quá trình dạy học; thuật toán phát hiện mẫu trong dữ liệu được hy vọng sẽ biết được các phong cách học tập và chiến lược giảng dạy. Những thông tin này có thể khai thác để điều chỉnh công nghệ đào tạo. Những nhà tiên phong MOOC tin rằng những kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo sẽ đưa đại học từ thời đại công nghiệp chuyển sang thời đại kỹ thuật số.

Tương lai máy tính sẽ có thể tạo ra "môi trường học tập" phù hợp với từng học viên, ví dụ các thành phần của giao diện chương trình sẽ thay đổi khi máy tính nhận biết được kiểu học tối ưu cho học viên.

Điều đặc biệt kích thích các nhà khoa học máy tính đề xướng MOOC đó là nhờ quy mô chưa từng thấy của nó, họ có thể tạo ra lượng dữ liệu bao la cần thiết cho việc “học máy” hiệu quả. Tất cả các "biến" trong một khóa học đều được theo dõi. Khi một học viên tạm dừng hay tua lại nhanh video bài giảng, hành động đó sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu. Tương tự, khi học viên trả lời một câu hỏi của bài kiểm tra, chỉnh sửa bài tập hoặc thảo luận trong diễn đàn… tất cả đều được ghi nhận và trở thành "dữ liệu". Khả năng tập hợp thông tin chi tiết về hành vi của học viên sẽ mở đường cho việc "học tập thấu hiểu".

Việc phân tích những con số cũng hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho cả người dạy và người học. Các giáo sư sẽ nhận được báo cáo thường xuyên về những gì đang diễn ra (hay không diễn ra) trong các lớp học của mình. Và dựa trên "những yếu tố tốt nhất ", phần mềm MOOC sẽ hướng dẫn từng học viên theo "lộ trình phù hợp".


Đảo ngược học đường



Những người đề xướng MOOC không cho rằng máy tính sẽ thay thế hoàn toàn giảng đường, nhưng cho rằng đào tạo trực tuyến sẽ thay đổi bản chất của việc giảng dạy trong nhà trường, làm cho nó trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn. Cách giảng dạy truyền thống là học viên đến lớp nghe bài giảng rồi về nhà tự làm bài tập sẽ thay đổi. Khi đó, học viên sẽ tự nghe bài giảng và xem tài liệu giải thích trên máy tính của mình trước, sau đó sẽ tập trung tại lớp để khám phá sâu hơn qua thảo luận với giáo sư hoặc qua bài tập trong phòng thí nghiệm. Về lý thuyết, việc "đảo ngược" này giúp phân bổ thời gian giảng dạy hợp lý hơn, làm phong phú thêm trải nghiệm của cả người dạy và người học.

Cũng có những nghi ngại với MOOC. Một trong những nguyên nhân đó là tỷ lệ học viên bỏ học cao làm “mất điểm” các MOOC đầu tiên. Trong số 155.000 người đăng ký khóa học mạch điện tử nằm rồi của MIT, chỉ có 23.000 người chịu làm bài tập đầu tiên, chỉ khoảng 7.000 người ( 5%) “tốt nghiệp”. Tổ chức lớp có hàng ngàn học viên là một thành tích đáng ghi nhận. Thường chỉ có khoảng 175 sinh viên MIT hoàn thành khóa học mạch điện tử mỗi năm, nhưng tỷ lệ rơi rụng ở trên cho thấy những khó khăn của MOOC. Khi thành phần tham gia lớp học mở rộng hơn, tỷ lệ rơi rụng có thể còn cao hơn. Việc tạo cảm hứng cho nhiều thành phần sinh viên và duy trì sự hứng thú của họ khi ngồi trước máy tính hàng tuần hay hàng tháng không đơn giản.

Người ta còn lo các trường sẽ đổ xô đưa các lớp học truyền thống lên mạng mà không xem xét cẩn thận. Trước khi thành lập Coursera, Andrew Ng đã điều chỉnh chương trình giảng dạy tại Stanford phù hợp với học trực tuyến. Vậy mà vẫn có người phàn nàn chương trình không đủ tính hàn lâm, không kích thích người học động não, làm người học thấy đơn độc.

Có nhiều thách thức mà các nhà tiên phong MOOC phải đối mặt. Càng khó khăn hơn khi các khóa học trực tuyến mở rộng sang những lĩnh vực như nghệ thuật, những lĩnh vực mà tri thức khó hệ thống hóa và thành công của học viên tùy thuộc vào khả năng của người dạy dẫn dắt khám phá những thứ hầu như không có quy luật.

Dù MOOC có thành công như kỳ vọng hay không cũng sẽ buộc các nhà điều hành các ĐH và các giáo sư phải xem xét lại hình thức và ý nghĩa của việc giảng dạy.

Đặc trưng MOOC



Các MOOC nổi tiếng

Udemy
www.udemy.com
Thành lập tháng 2/2010, Udemy cung cấp hơn 6.000 khóa học và 25.000 bài giảng, một số miễn phí, một số có phí.


Udacity
www.udacity.com
Được Sebastian Thrun, giáo sư ĐH Stanford sáng lập. Udacity có 11 khóa học miễn phí về khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, …

edX
www.edx.org
Được MIT và Harvard liên kết thành lập, cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí từ giữa năm 2012.


Coursera
www.coursera.org
Sáng lập bởi Daphne Koller và Andrew Ng., hai nhà khoa học máy tính của Standford, được nhiều trường ĐH hàng đầu hợp tác cung cấp các khóa học miễn phí.

Khan Academy
www.khanacademy.org
Tập trung chủ yếu chương trình phổ thông (K-12), có hơn 3.200 video về nhiều chủ đề, tất cả đều miễn phí.

Nguồn: P.Nguyễn, STINFO Số 3/2012

CÁC KHÓA HỌC ĐẠI TRÀ TRỰC TUYẾN MỞ MOOC

Nguyễn Ngọc Tuấn

MOOC là gì?

Khoá học đại trà trực tuyến mở (Massive Open Online Course – MOOC) được tiên phong bởi các GS trường ĐH Stanford, và như tên gọi của nó, là một khoá học trực tuyến (online) nhắm tới số lượng lớn người tham gia trên phạm vi rộng lớn (massive), được truy cập miễn phí qua mạng internet (tính mở – open). Do là khoá học trực tuyến, mỗi khoá học có thể thu hút hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn người tham dự trên toàn thế giới. Hầu hết các khoá học MOOC là phi tín chỉ (non-credit) và học viên sau khi hoàn thành khoá học có thể được cấp chứng nhận.[1, 9]

Mỗi khoá học MOOC không chỉ gồm tài liệu, hướng dẫn và các video bài giảng chất lượng cao và chuyên nghiệp (do nhiều GS của các trường ĐH danh tiếng tham gia) mà còn đan xen các bài tập hay bài kiểm tra giúp tăng cường việc hiểu và nhớ bài. Ngoài ra tính mở của khoá học thế này còn thể hiện ở khả năng gắn kết và tương tác giữa người dùng – những học viên, giảng viên, trợ giảng qua hình thức diễn đàn trao đổi, tạo nên cộng đồng người dùng.[2, 8]

MOOC chính là một hình thức phát triển của loại hình đào tạo đại học từ xa. Sự phát triển nhanh chóng của MOOC trong những năm gần đây đã khiến cho việc học trở nên dễ dàng cho mọi người, ở mọi nơi và miễn phí.

MOOC_poster_mathplourde

Ảnh: Wikipedia

Các bài thi trong MOOC

Có ba dạng hoạt động thường được tiến hành trực tuyến trong MOOC: (1) trình bày thông tin ở dạng bài giảng hay video; (2) tương tác để khai thác thông tin, ví dụ qua các diễn đàn trao đổi, và (3) các bài thi, đánh giá qua các bài kiểm tra hoặc các câu hỏi. Các bài kiểm tra có lẽ là hoạt động khó tiến hành trực tuyến nhất và dạng kì thi trực tuyến khá khác biệt so với kì thi truyền thống trong đó giám thị có thể tiếp xúc trực tiếp với sinh viên và bài thi. Thực tế với các kì thi trực tuyến, việc giám sát thi và vấn đề gian lận thi cử đã được quan tâm đặc biệt hơn.

Hai phương pháp thông dụng nhất của các kỳ thi MOOC là: (1) phương pháp thi trắc nghiệm và bài thi được chấm bằng máy tính, và (2) phương pháp viết luận bình duyệt (peer-reviewed written assignments). Ngoài ra phương pháp cho máy tính chấm điểm các bài tập/ bài luận cũng đang được xây dựng.

Phương pháp bình duyệt (peer review) được tiến hành dựa trên một mẫu các câu trả lời hướng dẫn người cho điểm với mỗi câu trả lời khác nhau thì cho bao nhiêu điểm. Mẫu hướng dẫn này không phức tạp bằng mẫu dành cho các trợ giảng, nhưng phương pháp này giúp cho học viên học được nhiều hơn từ việc chấm bài của học viên khác lẫn việc được chấm bởi học viên khác.

Để phục vụ việc giám sát, các kỳ thi có thể diễn ra ở các trung tâm thi theo từng vùng (điều này có thể hạn chế số lượng học viên theo học), hoặc học viên có thể làm bài thi tại nhà hoặc văn phòng làm việc nhưng phải sử dụng webcam hoặc bị giám sát việc nhấp chuột và gõ bàn phím.

Hình thành và phát triển

MOOC bắt nguồn từ năm 2008 trong trào lưu tài nguyên giáo dục mở (open educational resources – OER). Nhiều khoá học ban đầu dựa trên thuyết gắn kết nhấn mạnh rằng việc học và kiến thức được hình thành từ một mạng lưới những liên kết. Thời kỳ đó nội dung khoá học được cung cấp theo dạng luồng tin RSS, và học viên có thể tham gia bằng các công cụ như luồng trao đổi trên Moodle, các bài viết trên blog, hay gặp mặt trực tuyến.

Không bao lâu sau đã hình thành các khoá học MOOC khác dựa trên nền tảng những bài viết, những hệ thống quản lý học tập trên mạng và những cấu trúc kết hợp hệ thống quản lý học tập trên mạng nhiều nguồn tài nguyên mở khác trên mạng.

Mùa thu năm 2011, ĐH Stanford mở ba khoá học trực tuyến, và mỗi khoá học có khoảng 100,000 người đăng ký. Điều này dẫn đến việc khai trương Coursera – công nghệ được phát triển tại chính Stanford – với hai khoá học: Học máy bởi GS Andrew Ng và Cơ sở dữ liệu bởi GS Jennifer Widom. Đây chính là hai khoá học MOOC đầu tiên của Stanford. Sau đó Coursera tuyên bố là đối tác với vài trường ĐH khác, trong đó có Pennsylvania, Princeton và Michigan. Đến nay riêng Coursera cung cấp nền tảng MOOC cho hơn 70 trường (trong đó có ĐH Yale mới gia nhập).

Cùng trong trào lưu này, MIT khai trương nền tảng trực tuyến mở và miễn phí MITx vào mùa thu 2011. Mùa xuân 2012 ĐH Harvard tham gia vào và nền tảng này đổi tên thành edX. Mùa hè năm đó các trường ĐH California, ĐH Berkeley cũng tham gia edX [7]. Đến nay edX được cung cấp cho nhiều trường ĐH khác trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại trong nhóm Ivy League ở Mỹ chỉ có Darthmouth là chưa liên kết với nhà cung cấp MOOC nào [2] (Ivy League gồm 8 trường ĐH ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ: Brown, Columbia, Cornell, Darthmouth, Harvard, Princeton, Pennsylvania và Yale).

Chỉ trong một năm, trào lưu MOOC đã nhanh chóng lan sang Châu Âu, tới các nước Anh, Đức, Hà Lan vv. và sang châu Á (Úc, Nhật, Hồng Kông) [1, 6, 10]. Thời báo New York gọi năm 2012 là “Năm của MOOC”, và MOOC đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất trong giáo dục. Tạp chí Time thì cho rằng những khoá học MOOC miễn phí đã mở ra cánh cửa tới “Ivy League đại trà”. [1]

Những MOOC đầu tiên chủ yếu tập trung vào các ngành khoa học như toán học và khoa học máy tính. Theo thời gian, các môn học lĩnh vực khác cũng được đưa vào MOOC như ngôn ngữ học, văn học vv. Tính đến tháng 3/2013, Coursera đã mở ra 325 khoá học, trong số đó 30% là về khoa học, 28% về nghệ thuật và nhân văn, 23% về công nghệ thông tin, 13% về kinh doanh và 6% về toán học.

Các loại hình tương tự MOOC

Nhiều tổ chức khác như ALISON, Học viện Khan, P2PU (Peer-to-Peer University) và Udemy được xem là có mô hình và nền tảng tương tự nền tảng MOOC, nhưng khác ở chỗ chúng không hoạt động trong hệ thống trường ĐH, hoặc chủ yếu cung cấp các bài học riêng lẻ mà mỗi học viên có thể học tuỳ theo tiến độ của riêng họ chứ không phải là có số lượng lớn học viên tuân theo một lịch trình học chung.

Ngoài Coursera và edX thì Udacity cũng là tổ chức cung cấp các khoá học MOOC có nguồn tài chính dồi dào. Tuy nhiên Udacity khác Coursera và edX ở chỗ nó không có thời khoá biểu – học viên có thể bắt đầu một khoá học bất cứ lúc nào.

Lợi ích của MOOC

Hiện nay việc học trực tuyến đã trở thành phương thức chuẩn trong việc cung cấp các khoá học. Rất nhiều trường ĐH nhận thấy tầm quan trọng của việc học trực tuyến đối với chiến lược cung cấp khoá học của mình [1, 4]. Các trường ĐH đó đều có chiến lược về đào tạo trực tuyến để mở rộng phạm vi các lớp học ra toàn thế giới. Nhiều trường như Yale có tham vọng dùng chính đào tạo trực tuyến để phát triển các phương pháp giảng dạy mới tích hợp công nghệ để đưa vào các lớp học truyền thống.

Các lợi ích cụ thể của một khóa học MOOC: [12]

Vì là hình thức học trực tuyến, nên có thể tổ chức khóa học MOOC với bất kỳ hệ thống nào được kết nối (ví dụ mạng Internet, mạng LAN).
Dựa trên nền tảng MOOC nào đó, người ta có thể tổ chức lớp học bằng bất kỳ ngôn ngữ nào (tất nhiên phải lưu ý ngôn ngữ mà đối tượng học viên mục tiêu sử dụng).
Bất kỳ công cụ trực tuyến nào cũng có thể được sử dụng trong khóa học MOOC miễn là phù hợp với vùng miền của học viên hoặc học viên đã từng sử dụng các công cụ đó.
Vượt qua được ranh giới về thời gian và địa lý.
Khóa học có thể được tổ chức nhanh chóng.
Nội dung khóa học có thể được chia sẻ bởi tất cả mọi người tham gia.
Việc học được diễn ra thoải mái hơn (bớt chính quy hơn).
Học viên có thể tiếp thu kiến thức mới không theo dự tính từ việc những người tham gia chia sẻ, trao đổi những ghi chép về môn học.
Người tham gia có thể kết nối với nhau giữa các môn học, các lĩnh vực, các tổ chức, công ty.
Bạn không cần phải có bằng cấp gì để theo học, chỉ cần bạn mong muốn được học.
Tham dự một MOOC, bạn có thể bổ sung vào môi trường học tập suốt đời của chính bạn cũng như các mối quan hệ của bạn.
Bạn sẽ nâng cao khả năng học suốt đời vì tham dự một MOOC bắt buộc bạn phải suy nghĩ sâu sắc về việc học hay việc tiếp thu kiến thức của chính mình.

Như vậy MOOC áp dụng phương pháp giảng dạy mới, nhiều hoạt động và tương tác hơn cho học viên, và đem lại nhiều lợi ích hơn cho học viên. Học viên trao đổi với nhau, liên kết với nhiều người hơn trong cộng đồng mạng. Không những thế, chính các giảng viên cũng có những ích lợi qua việc nhận được nhiều phản hồi hơn từ học viên [3].

Các thách thức với MOOC

Bên cạnh các ích lợi nêu trên, các khóa học cộng tác MOOC cũng tiềm tàng những thách thức: [2, 9, 12]

Dễ xảy ra lộn xộn, hỗn loạn thông tin do học viên có thể tự tạo ra nội dung của riêng họ (các bài viết, nhận xét vv.). Hàng nghìn lời bình luận và câu hỏi trên diễn đàn thảo luận cũng là thách thức đối với giảng viên trong việc trả lời hoặc trao đổi với học viên.
MOOC đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về công nghệ, sử dụng được các công cụ trực tuyến, hay nói cách khác là phải có “kỹ năng mạng” – tham gia, tìm kiếm và trao đổi thông tin trên mạng và tránh bị ngập bởi lượng thông tin gần như là vô tận.
Học viên phải đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực, nhất là khi họ muốn học với tốc độ cao.
Học viên cần có kỹ năng tự điều chỉnh, kiểm soát việc học của mình cũng như phải đặt ra mục tiêu học tập cần đạt được.
Khó khăn trong việc thay đổi cách thức giảng truyền thống. Không dễ gì thực hiện được bài giảng mà không có học viên trước mặt cũng như không thấy phản ứng của họ. Trong các bài giảng truyền thống, tuy số lượng học viên ít, số lượng phản hồi không nhiều bằng khóa học MOOC nhưng sự phản hồi là tức thì theo thời gian thực (real-time).
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sự phát triển của MOOC có thể gây ảnh hưởng tới các khóa học thông thường của các trường ĐH, nhất là các trường danh tiếng có học phí cao.
Khó khăn trong cách thức đánh giá hiệu quả của việc học qua MOOC, và khả năng loại bỏ gian lận xảy ra trong các kì thi.

Về công nghệ của MOOC

Sản xuất và đưa các khóa học MOOC đến với số lượng lớn học viên thực sự là một thách thức công nghệ. Không như các khóa học truyền thống, MOOC cần người quay và hiệu chỉnh video, người thiết kế dạy học (instructional design), chuyên gia CNTT và chuyên gia về từng nền tảng ứng dụng (Coursera, edX vv.). Các nền tảng này được thiết kế để phục vụ hàng trăm nghìn học viên tại mọi thời điểm trong suốt từng khóa học, do đó chúng có cùng các yêu cầu về kỹ thuật giống như các website chia sẻ nội dung lớn. Việc truyền tải các khóa học phải lưu ý đến sự truy cập không đồng bộ (không cùng thời điểm và không cùng tiến độ) tới các bài giảng, các bài thi và các diễn đàn trao đổi. Do vậy các MOOC phải sử dụng các công nghệ tân tiến bao gồm cả điện toán đám mây (cloud computing). [3, 5]

Không giống hầu hết các tổ chức MOOC khác phát triển nền tảng của riêng họ (ví dụ Coursera phát triển phần mềm ứng dụng cho trang mạng đặc thù của họ), edX cung cấp nền tảng của họ ra công chúng để cùng nhau xây dựng một nền tảng MOOC nguồn mở XBlock SDK. Cam kết đầu tư công nghệ trong giáo dục, tháng 9/2012 hãng công nghệ Google cũng đã ra mắt nền tảng nguồn mở Course Builder.[13]

Lời kết

Mặc dù có ý kiến cho rằng trào lưu MOOC đang bị thổi phồng thái quá, nhưng không thể phủ nhận vai trò của MOOC trong giáo dục hiện đại. Các nhà cung cấp MOOC và các trường ĐH thậm chí đang tranh cãi kế hoạch chuyển đổi các khóa học MOOC thành các khóa học đại học, tức là có tín chỉ và thu phí, có thi cử và giám thị, và thay thế các khóa học truyền thống thông thường.

Người học tại Việt Nam có thể tận dụng những lợi ích chung của các khóa học MOOC chất lượng cao như những sinh viên trên toàn thế giới. Rào cản lớn nhất có lẽ là ngôn ngữ – tiếng Anh. Tuy nhiên sinh viên Việt Nam có thể dùng MOOC để luyện tập việc học trong môi trường tiếng Anh: làm quen với các bài giảng bằng tiếng Anh; nghe video; đọc hiểu tài liệu các môn học bằng tiếng Anh… Điều này giúp ích cho việc học nói chung của sinh viên cũng như giúp ích các sinh viên đang học ở nước ngoài hoặc mong muốn đi du học ở nước ngoài.

Nguyễn Ngọc Tuấn

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (
VIASM)


Tham khảo

[1] MOOC – Wikipedia
http://en.wikipedia.org/wiki/Massive_open_online_course (truy cập lần cuối 21/05/2013)

[2] Yale partners with mooc platform Coursera
http://yaledailynews.com/blog/2013/05/17/yale-partners-with-mooc-platform/

[3] Ứng dụng công nghệ đám đông vào việc dạy học trực tuyến http://www.tbvtsg.com.vn/show_article.php?id=19012&ln_id=190

[4] Adoption of massive open online courses to triple: study
http://www.smartplanet.com/blog/bulletin/adoption-of-massive-open-online-courses-to-triple-study/9685

[5] Công nghệ đào tạo 2.0
http://www.cesti.gov.vn/khong-gian-cong-nghe/cong-nghe-dao-tao-2.0/content/view/6061/286/81/1.html

[6] UK Universities Forge Open Online Courses Alliance: FutureLearn Consortium Will Offer Uni-Branded MOOCs Starting Next Year
http://techcrunch.com/2012/12/13/12-u-k-universities-forge-moocs-alliance-futurelearn-consortium-will-offer-uni-branded-open-online-courses-starting-next-year/

[7] MIT news on MOOCs
http://web.mit.edu/newsoffice/topic/massive-open-online-courses-moocs.html (20/5/2013)

[8] What is MOOC? – Youtube
http://www.youtube.com/watch?v=eW3gMGqcZQc#!

[9] Argus Leader
http://www.argusleader.com/article/20130510/UPDATES/130510024/Massive-open-online-courses-creating-true-democratization-education-?nclick_check=1

[10] Does Europe need its own Mooc?
http://www.guardian.co.uk/higher-education-network/blog/2013/mar/28/european-mooc-opportunities-challenges

[11] What Professors Can Learn From ‘Hard Core’ MOOC Students
http://chronicle.com/article/What-Professors-Can-Learn-From/139367/

[12] Benefits and Chellenges of a MOOC
http://moocguide.wikispaces.com/2.+Benefits+and+challenges+of+a+MOOC

[13] Google Launches Open Course Builder
http://techcrunch.com/2012/09/11/google-launches-open-course-builder/

Video yêu thích

What is MOOC?
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Số lần xem trang : 16150
Nhập ngày : 02-11-2013
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Văn hóa và Giáo dục

  Trao đổi về nét đẹp văn hóa(03-12-2011)

  Nguyễn Quang Lập viết về Nguyễn Nhật Ánh(30-11-2011)

  Phạm Minh Giắng bạn của tôi(27-11-2011)

  Xuân sớm Ngọc phương Nam(26-11-2011)

  Những bài viết cảm động(26-11-2011)

  Lời của Thầy theo mãi bước em đi(17-11-2011)

  Lão Hâm câu chuyện bên bàn cờ(15-11-2011)

  Thư gửi mẹ của một học sinh(06-11-2011)

  Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy ?(01-11-2011)

  Xa khơi và chùm thơ về biển(30-10-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007