TS. Hoàng Kim |
ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Hoàng Kim. Tôi đọc lại Vương Trí Nhàn: Thử trả lời câu hỏi:Thế nào mới là văn hóa thực thụ? "Thành kính và thuần thục", ông chiêm nghiệm và tự trả lời. Hữu Mai tại tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về đại tướng Võ Nguyện Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ "Không phải huyền thoại" cũng tự chiêm nghiệm và tự trả lời "mà là trí tuệ Con Người". Câu trả lời ngoài trang sách "ý tại ngôn ngoại" cũng không nằm trong tựa đề cuốn sách nổi tiếng nêu trên được tái bản lần thứ tư mà do người đọc tự mình suy ngẫm và rút ra.
Vương Trí Nhàn kể chuyện Nguyễn Tuân viết thiên truyện mang tên 'Chén trà trong sương sớm' , sau Nguyễn Tuân giản lược đi mà chỉ gọi 'Chén trà sương': " Nhân vật chính trong truyện, một cụ già, đã làm cái việc chuẩn bị cho những chén trà uống trong buổi sớm mai của mình với tất cả thành kính và những sự dụng công, mà người ngày nay chắc bảo là cầu kỳ: nào ấm đun phải ra sao, lửa phải cháy đượm thế nào, nước sôi già phải được thử lại thế nào. Rồi pha, rồi uống, nhất nhất đều tuân thủ những nguyên tắc khắt khe của trà đạo. Nguyễn Tuân kết luận: Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ ấy đã để vào đấy nhiều công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý . Uống trà đã vậy, đến như những ngày sóc vọng tức là tuần rằm mùng một, lên chùa lễ Phật hoặc giỗ tết thờ cúng tổ tiên, ông cha ta xưa càng đòi hỏi một sự thuần khiết trong nghi lễ, bao gồm cả tấm lòng chân thành lẫn sự tự nguyện tôn trọng mọi quy tắc ứng xử đã trở thành khuôn mẫu."
Vương Trí Nhàn cảnh báo: "Những cách làm phi văn hóa đang quá phổ biến ... Đang thấy xảy ra một quá trình đối nghịch đáng ngại, tức là người đến với văn hoá càng đông thì văn hoá lại càng trở nên xô bồ, thô lậu và chưa biết bao giờ tìm lại được vẻ thiêng liêng thanh khiết của nó. Đôi khi, người ta không khỏi phì cười để rồi sau đó thấm thía buồn trước việc mấy cô mấy cậu choai choai vào chùa mà ăn mặc hở hang và cả mấy câu cầu khấn tối thiểu cũng không thuộc. Lại càng buồn hơn khi phải tận mắt chứng kiến những công trình tu bổ di tích văn hoá theo lối học đòi, làm mất vẻ cổ kính vốn có, hoặc phải đọc những dòng mô tả lịch sử một nghệ thuật truyền thống nào đó được viết vội vàng theo kiểu nói lấy được, khen lấy được. Dẫu sao, những vụng dại ấy còn có thể tạm tha thứ. Đến như những người mở hội lễ chỉ nhằm thu tiền lệ phí, góp tiền công đức xây chùa đúc tượng cốt để cầu mong thần thánh bỏ qua cho mọi hành động gian manh, đội bát hương cốt để phát tài phát lộc thăng quan tiến chức... tóm lại, làm tất cả những việc cao quý với mục đích vụ lợi, rồi lại tự lừa luôn cả mình và lớn tiếng khuyên nhủ mọi người trở về với văn hoá dân tộc, thì trước khi nói đến khía cạnh đạo đức, ở đây còn có vấn đề chính danh tức là người ta đã không làm đúng một việc như ý nghĩa việc đó phải có".
Xuân sang, suy ngẫm về "Góc nhìn" góp phần bảo tồn và tôn vinh Văn Hóa Việt. Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông. Bảo tồn và phát triển những giá trị đích thực. Dòng sông văn hóa Việt thao thiết chảy, thao thiết đi về biển lớn, lắng đọng phù sa sỏi đá, tắm mát cây cối ruộng đồng và neo giữ bến quê lòng người... Thế nào là văn hóa thực thụ? "Thành kính và thuần thục, đi như dòng sông" (đọc tiếp)
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Góc nhìn 50
Góc nhìn 49
Góc nhìn 48
Góc nhìn 47
Góc nhìn 46
Góc nhìn 45
Góc nhìn 44
Góc nhìn 43
Góc nhìn 42
Góc nhìn 41
Góc nhìn 40
Góc nhìn 39
Góc nhìn 38
Góc nhìn 37
Góc nhìn 36
Góc nhìn 35
Góc nhìn 34
Góc nhìn 33
Góc nhìn 32
Góc nhìn 31
Góc nhìn 30
Góc nhìn 29
Góc nhìn 28
Góc nhìn 27
Góc nhìn 26
Góc nhìn 25
Góc nhìn 24
Góc nhìn 23
Góc nhìn 22
Góc nhìn 21
Góc nhìn 20
Góc nhìn 19
Góc nhìn 18
Góc nhìn 17
Góc nhìn 16
Góc nhìn 15
Góc nhìn 14
Góc nhìn 13
Góc nhìn 12
Góc nhìn 11
Góc nhìn 10
Góc nhin 9
Góc nhìn 8
Góc nhìn 7
Góc nhìn 6
Góc nhìn 5
Góc nhìn 4
Góc nhìn 3
Góc nhìn 2
Góc nhìn 1
Trở về đầu trang
Chào ngày mới !
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Những trang liên kết chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBook, CassavaViet, foodcrops.vn Số lần xem trang : 16343 Nhập ngày : 19-02-2014 Điều chỉnh lần cuối : 19-02-2014 Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Nhân đọc Lữ Phương viết về hồi ký Trần Văn Giàu(12-05-2011) Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi(10-05-2011) Đông Dương tìm tòi và suy ngẫm(22-04-2011) Con đường Trung Quốc vượt Mỹ của phát triển khoa học hữu dụng (02-04-2011) Rành mạch như Nguyễn Hiến Lê(23-03-2011) Em ơi ngước nhìn Phú Sỹ(20-03-2011) Người Nhật và nét đẹp văn hóa(17-03-2011) Động đất sóng thần ở Nhật Bản và sự kiện ngày 19/3 (15-03-2011) Nguyễn Du và những câu thơ tài hoa(13-03-2011) Giáo sư Vũ Đình Hoè người tạo nền cho giáo dục (10-02-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|