TS. Hoàng Kim
HỌC MỖI NGÀY. Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình" "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình .(xem tiếp)
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cuốn sách lớn "Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu" và "Những Suy tư từ sông Dương Tử" góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Tư tưởng và đường lối chính trị của vị lãnh tụ này hiện còn là điều bí ẩn. Thế giới chỉ có thể suy đoán và hiểu người qua việc làm và dư luận.
Peter Martin và David Cohen có bài viết : Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms "Những cải cách độc đoán của Tập Cận Bình: theo Mao và mãi mãi theo Mao", người dịch Huỳnh Phan. Bài nghiên cứu giúp chúng ta một góc nhìn đối thoại. Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn "có lý, có lợi, đúng lúc". (Một bức tượng của Mao Trạch Đông tại Thẩm Dương, ngày 7 tháng 5 năm 2013. Ảnh Reuters).
Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình" "Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và và đỉnh cao Hòa Bình .
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: "Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó." Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !
Hoàng Kim
Xem tiếp
NHỮNG CẢI CÁCH ĐỘC ĐOÁN CỦA TẬP CẬN BÌNH:
THEO MAO VÀ MÃI MÃI THEO MAO
Mao and Forever: Xi Jinping’s Authoritarian Reforms
Foreign Affair
Tác giả: Peter Martin và David Cohen
Người dịch: Huỳnh Phan
03-06-2014
Một năm rưỡi sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (TCB) cầm quyền, ông là ai và ông muốn gì vẫn còn là một bí ẩn. Đôi khi ông có vẻ như là một nhà cải cách theo khuôn mẫu của Đặng Tiểu Bình; một trong những hành động đầu tiên của TCB khi nắm quyền là diễn lại chuyến “Nam du” của nhà cải cách vĩ đại đó, khởi động cho cải cách thị trường sau vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.Có lúc ông lại có vẻ như luyến tiếc chủ nghĩa xã hội cách mạng của Mao Trạch Đông. Vài tháng sau chuyến nam du, TCB đã có chuyến thăm tới Tây Bách Pha (Xibaibo), chỗ đóng cuối cùng của Bộ Tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ trong cuộc nội chiến Trung Quốc và một địa điểm thiêng liêng cho phe cánh tả của Mao.
Chính sách của TCB cũng mâu thuẫn như hình ảnh của ông. Ông ta đã đưa ra các lực đẩy mạnh để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và ngăn chặn tham nhũng. Nhưng ông lại kèm chúng với cam kết giữ doanh nghiệp nhà nước như là “cốt lõi” của nền kinh tế và đàn áp sâu rộng giới bất đồng chính kiến. Vì vậy, liệu TCB có ý định mở ra một kỷ nguyên mới cho cải cách đưa Trung Quốc vào thế giới hiện đại trọn vẹn, hay có ý định tăng gấp đôi nền cai trị độc đoán tập quyền và làm sống lại chủ nghĩa Mác dân tuý theo kiểu Mao?
Nói tóm lại, tất cả các điều bên trên, cải cách kinh tế của TCB và xu hướng chính trị theo chủ nghĩa Mao của ông đều là các chiến thuật trong một chiến lược với ý nghĩa là giữ nguyên hệ thống độc đảng qua việc cải cách nó. Phương pháp của ông minh chứng sự thừa nhận của ông về vấn đề lớn nhất hiện nay của Trung Quốc: tham nhũng tràn lan, hệ thống chính trị xơ cứng, và mô hình kinh tế đang nhanh chóng mất hết lực đẩy. Để giải quyết những điều đó mà không huỷ bỏ hệ thống đã đưa cho ông lên quyền lực, TCB hứa hẹn hòa giải các công ty nhà nước kiểu Mao và sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc với một nền kinh tế năng động và cởi mở. Ông sẽ làm điều đó bằng cách thực hiện điều mà ông gọi là “hai tay”, nhà nước và thị trường, cùng nhau làm việc và tạo cảm hứng cho đảng tin vào chính mình và sứ mệnh phục vụ người dân Trung Quốc.
BÀN TAY CỦA TCB
Trong thập kỷ qua, TCB đã tham dự vào một cuộc tranh luận dữ dội về vai trò của nhà nước và thị trường ở cấp cao nhất của đảng. Một bên là những người cho rằng tinh thần cải cách được hình thành dưới thời Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư đảng từ năm 1989 đến năm 2002, đã bị mất đi do bế tắc chính trị và các nhóm lợi ích có thế lực không chấp nhận cải cách thêm nữa. Bên khác là những người cho rằng việc theo đuổi hấp tấp thị trường hóa đã khiến đảng mất cảm giác về mục đích và tạo ra mức độ bất bình đẳng và tham nhũng không kham nổi.
TCB tìm ra một cách để tách rời sự khác biệt này. Ông lập luận rằng nhà nước và thị trường không buộc phải đối chọi nhau. Ông nói “bàn tay vô hình” của thị trường và “bàn tay hữu hình” của nhà nước có thể củng cố lẫn nhau. Như ông giải thích trong cột báo thường xuyên trên tờ Chiết Giang Hàng ngày, bàn tay thị trường nên “điều chỉnh” nền kinh tế, phát huy hiệu quả, và hướng dẫn việc phát triển đô thị, trong khi bàn tay nhà nước nên tập trung vào quản lý xã hội, dịch vụ công cộng, công bằng và phát triển nông thôn. Lý thuyết này cho phép ông tự định vị mình vừa là một nhà cổ vũ cho khu vực nhà nước, vừa là một đồ đệ của Adam Smith: “Khái niệm về thị trường hóa được giải thích rất rõ ràng trong quyển Wealth of Nations của Adam Smith mà ông đưa ra lý thuyết về hai bàn tay ở đó”, TCB nói với CCTV, đài truyền hình chính của Trung Quốc, vào năm 2006.
TCB đưa mô hình của mình vào thực hiện ở Chiết Giang, nơi ông là bí thư từ năm 2002 đến năm 2007. Tại tỉnh đó, ông nhắm tới việc hậu thuẫn doanh nghiệp tư nhân, gồm cả việc giảm bớt rất nhiều thói quan liêu hành chính (danh sách các thứ đòi hỏi chính phủ phê duyệt đã giảm từ 3.000 xuống chỉ còn 800). Đồng thời, ông cố hết sức để trấn an công chúng, quan chức rằng doanh nghiệp nhà nước vẫn sẽ là quan trọng. Ông bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vốn bị phe tự do kinh tế xem như tội lỗi nhất trong mô hình nhà nước đầu tư quá mức không kham nổi của Trung Quốc. Ông giải thích rằng việc chính phủ hậu thuẫn nhiều hơn cho các công ty tư nhân có thể cải thiện khu vực nhà nước qua việc làm cho nó có tính cạnh tranh. Rồi thì doanh nghiệp nhà nước cũng có thể được hưởng lợi nhờ đầu tư tư nhân nhiều hơn, và chính phủ sẽ có được thuế doanh thu nhiều hơn.
Kinh nghiệm của TCB ở Chiết Giang dường như biện minh cho mô hình của ông. TCB tự hào rằng, trong các năm 1978-2004, 71,4 % tăng trưởng GDP của Chiết Giang là từ các doanh nghiệp tư nhân, ngay cả khi tổng kích cỡ tài sản nhà nước của nó đã tăng lên 42 lần.
Mô hình TCB cũng đã tỏ ra hữu hiệu cho ông ta. Trong giai đoạn làm bí thư ở Chiết Giang, TCB chắt lọc công trình về kinh tế thành hai cuốn sách, được xuất bản trong tháng 12 năm 2006 và tháng 8 năm 2007: Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu và Những Suy tư từ sông Dương Tử. Cả hai đều góp phần giúp ông ta giành chiến thắng một trong những cuộc bầu cử bí ẩn nhất thế giới – chọn ra người đứng đầu chính phủ lần đầu thực hiện bởi “ban lãnh đạo tập thể” của Trung Quốc trong những năm dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Hai người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, đều được Đặng Tiểu Bình chọn ra. Trước khi nghỉ hưu và cuối cùng mất năm 1997, Đặng Tiểu Bình thiết lập một hệ thống – mờ đục và khó hiểu với người ngoài đảng – cho tầng lớp chủ chốt đảng đồng ý về một nhà lãnh đạo tối cao mà không có sự hướng dẫn của các thế hệ cách mạng ban đầu. Hệ thống đó có nghĩa là TCB phải giành chiến thắng trên một nhóm chủ chốt đông đảo để được lựa chọn. Trong một chừng mức nào đó, quan hệ gia đình, đỡ đầu chính trị, thông đồng, liên minh, và những người ủng hộ giúp làm công việc đó. Nhưng TCB cũng phải chứng tỏ rằng ông có thể tin cậy được với một trong những mục tiêu mà tất cả mọi người đã thống nhất: giữ cho đảng được tiếp tục nắm quyền. Và ở đó, lý thuyết của ông cho thấy là có tính thuyết phục.
Sau khi giành được quyền lực đất nước, TCB được ủy nhiệm để thực hiện chiến lược “hai tay” trên một quy mô lớn hơn. Là chủ tịch Trung Quốc, ông đã cố hậu thuẫn thị trường bằng cách bãi bỏ việc phê duyệt của chính phủ đối với nhiều loại hoạt động kinh tế và kinh doanh; cải cách khu vực tài chính, bao gồm cả việc cho phép ngân hàng tư nhân; tạo dễ dàng cho việc thiết lập các công ty mới; và đưa nhiều khu vực kinh tế hơn vào môi trường cạnh tranh. Ông cũng đã cố gắng áp đặt kỷ luật tài chính lên doanh nghiệp nhà nước bằng cách đưa chúng vào môi trường cạnh tranh lớn hơn và khuyến khích đầu tư tư nhân trong khu vực nhà nước. Như TCB nói tại Quốc hội hồi tháng Ba, ông hy vọng những cải cách này “không những không làm suy yếu mà còn tăng cường” doanh nghiệp nhà nước. Do đó hai tay đã trở thành phương cách trung tâm mà chính quyền TCB tóm tắt cách tiếp cận nền kinh tế. Ngày 27/05, TCB chủ trì một “buổi nghiên cứu tập thể” của Bộ Chính trị, trong đó nêu cụ thể rằng “hai tay” cần làm việc với nhau theo cách “thống nhất, bổ sung và phối hợp lẫn nhau”. Cơ quan ngôn luận của đảng, tờ Nhân Dân Nhật báo, đã gọi sự kiện hai tay như “mệnh đề cốt lõi của quá trình cải cách”.
TCB cũng đã đưa lý thuyết kinh tế của mình vào lĩnh vực xã hội. Ông lập luận rằng, giống như thị trường có thể hậu thuẫn một nền kinh tế tập quyền thì xã hội dân sự cũng có thể làm việc với một nhà nước áp bức để hậu thuẫn trật tự xã hội. Ở nước Trung Quốc của TCB, người dân có thể đóng góp như những “lực lượng xã hội tích cực”. TCB đã thúc đẩy ban hành các quy định mới làm cho việc đăng ký các tổ chức phi chính phủ dễ dàng hơn và cho các tổ chức phi chính phủ phối hợp với chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ xã hội. Ông cũng đã hạn chế hoặc bãi bỏ các thói lạm dụng công khai, chẳng hạn như cải tạo lao động. Nhưng đồng thời, chính phủ của ông đã tăng cường đàn áp. Ông không thay đổi ý kiến về tự do bày tỏ hoặc lập hội, và ông đã ban hành luật mới chống các tội mơ hồ như “lan truyền tin đồn”.
TRỞ LẠI TƯƠNG LAI CỦA MAO
Trong những năm tới, TCB sẽ phải đối mặt với những gì ông và các tiền nhiệm đã mô tả như là một mối đe doạ huỷ diệt tiềm tàng cho tính chính đáng của đảng: tham nhũng. Ông sẽ phải tìm ra cách để kiểm soát sự lạm dụng quyền lực thường ngày vốn kích động sự phẫn nộ và phản đối của công chúng- hối lộ, phá bỏ cưỡng bức, và sự thờ ơ cố ý đến sức khỏe và an toàn công cộng. Các chiến dịch do các tiền nhiệm TCB phát động thử nghiệm và thất bại trong việc giải quyết những vấn đề này, vì các quan chức địa phương chỉ đơn giản là từ chối thay đổi thói quen của họ, tin tưởng rằng “núi thì cao còn hoàng đế thì ở xa.” Tuy nhiên, lần này TCB đã hướng về Mao để tìm câu trả lời.
Mao biết cách để thu được sự chú ý của người dân: động viên và khủng bố tư tưởng. Ông có thể truyền cảm hứng cho hàng triệu người Trung Quốc đấu tranh cho sự thay đổi, ngay cả khi thay đổi đó là các mưu đồ chỉ có ý nghĩa với chính ông ta và dẫn đến chết chóc hàng loạt và đau khổ. Bây giờ, phải đối mặt với hàng triệu cán bộ miễn cưỡng chấp nhận cải cách, TCB hy vọng sẽ khai thác loại sức mạnh đó để làm trong sạch nội bộ đảng. TCB từng là một người ủng hộ việc tự phê bình kiểu Mao kể từ năm 2004 và đường lối quần chúng ít nhất là từ năm 2006. Từ lâu, ông là người ủng hộ một lập trường cứng rắn của đảng về tham nhũng.
Từ khi trở thành chủ tịch nước, TCB đã yêu cầu các quan chức nghiên cứu chủ nghĩa Mao, đặc biệt là “đường lối quần chúng” của Mao cho rằng đảng phải vừa là một bộ phận của nhân dân vừa có khả năng lãnh đạo họ. Tới lượt mình, TCB đã đặt ra giới hạn cho các tiệc tùng chính thức, tặng quà, và sử dụng xe công, và đã khuyến khích các quan chức đối thoại với công chúng. Ông đã xuất hiện tại các nhà hàng ở Bắc Kinh, ở các phố xá mua bán sầm uất, và cùng với các thành viên trong ban lãnh đạo, ông cũng đã chỉ thị nhiều phiên “tự phê bình”, trong đó cán bộ đảng công khai đánh giá thành công của họ trong việc kết nối với người dân.
TCB đã yêu cầu các quan chức dưới quyền ông từ bỏ nhiều đặc quyền chức vụ. Ông nói, nguyên tắc đó là sự sống còn của đảng. Một chiến dịch giáo dục dựa trên “Tài liệu số 9″ nổi tiếng đã thúc đẩy điều mà lý thuyết đảng gọi là “cảm nhận mối nguy” về nỗi đe dọa sụp đổ của đảng do lật đổ nội bộ và nỗ lực phá hoại của nước ngoài. Đối với nhiều quan chức, điều đó quá đủ: các quan chức địa phương than phiền về sự sụt giảm đáng kể quà tặng chính thức trên cả nước, và khu vực sang trọng cuối cùng cũng đã bị ảnh hưởng nặng.
Đối với những ai không chấp nhận theo dự án của TCB, thì ông phát động cuộc thanh trừng lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Vũ khí chọn lựa của ông là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, tổ chức chống tham nhũng của đảng, mà TCB đã tăng cường rất nhiều dưới sự lãnh đạo của người bạn lâu dài và đồng minh Vương Kỳ Sơn. Ông Sơn đã chủ trì việc tạm giữ hàng trăm quan chức trong đảng, chính phủ, ngành công nghiệp, và giới học thuật. Những ai bị điều tra đều hoàn toàn biến mất và phải chịu nỗi kinh hoàng. Một người sống sót gần đây mô tả với hãng tin AP là “địa ngục trần gian.
Dù vậy, việc TCB sử dụng nền chính trị kiểu Mao là có giới hạn. Không giống như Mao, TCB đã nỗ lực để giữ cho các chiến dịch chính trị và đàn áp trong vòng kiểm soát. Mao yêu cầu công chúng tham gia vào cuộc thanh trừng, tạo nên sự hỗn loạn trong Cách mạng Văn hóa. Ngược lại, các chiến dịch chính trị và thanh trừng của TCB được các cơ quan trung ương của đảng tổ chức và được ông và các uỷ viên Bộ Chính trị lãnh đạo. Họ có ý định tăng cường các tổ chức đảng hơn là phá huỷ chúng – vừa làm cho quyền lực của “bàn tay hữu hình” bảo đảm đủ trung thực để được chấp nhận vừa tranh thủ các quan chức cấp thấp thực hiện những thay đổi kinh tế mà TCB kêu gọi.
TẦM NHÌN TRONG ĐƯỜNG HẦM?
Ngay cả khi TCB cố khắc phục tham nhũng, ông cũng phải tìm mọi cách để kết thúc bế tắc chính trị. Trong nhiều năm qua, phương thức kiểm tra và cân bằng được Đặng Tiểu Bình đề ra để ngăn chặn việc xuất hiện lại nền độc tài kiểu Mao rốt cuộc tạo nên quy tắc thiếu quyết đoán của ban thường vụ. Đồng thời, đối tượng hưởng lợi của cải cách trước đây đã đứng lên chống lại thay đổi thêm nữa. Để bắt đầu chỉnh sửa chính trị, TCB đã rà soát toàn bộ bộ máy ra quyết định của đảng, nâng cao vị thế của nó để vượt qua bế tắc. Không ngạc nhiên, ông cũng đã tự dành cho mình rất nhiều khoảng trống để dẫn ở phía trước.
Trong hơn một thập kỷ, TCB đã lập luận rằng Trung Quốc cần một lãnh đạo mạnh mẽ và có tầm nhìn. Ở Chiết Giang vào năm 2003, ông đã viết rất nhiều về vai trò của nhân vật “số một” trong hệ thống lãnh đạo tập thể. Ông cho biết, bí thư phải là “hiện thân của cấp ủy Đảng và chính quyền” và vai trò của ông ta sẽ là dùng các tiếng nói khác nhau trong ban lãnh đạo và “biến chúng thành một bài hát.” Đổi lại, các nhà lãnh đạo khác phải luôn luôn “chú tâm đến việc nâng cao quyền hạn của Bí thư Đảng”.
Cố gắng ngoi lên trong một hệ thống quyền lực tập trung đầy ám muội, TCB phải cẩn thận khi bàn luận về những ý tưởng này. Và ông đã tránh nói trực tiếp về việc lãnh đạo quốc gia mà chỉ dùng các tiểu luận về chính quyền địa phương để giải thích kế hoạch của mình. Ông cũng cam chịu đau đớn để nhấn mạnh cam kết của ông với các nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo tập thể. Ông viết nhân vật số một phải “không được hơn là một ngón tay, nhiều nhất là ngón tay cái” trong bàn tay của lãnh đạo.
Dù vậy, kể từ khi nắm quyền, TCB đã tập trung quyền hành vào các lãnh đạo chóp bu của đảng, đặc biệt là vào chính mình. Đáng chú ý nhất, ông đã tạo ra một loạt các nhóm lãnh đạo nhỏ và các ủy ban về cải cách kinh tế, an ninh quốc gia, an ninh mạng, và cải cách quân sự. Các tổ chức này không phụ thuộc vào chính phủ và do TCB chủ trì. Các nhóm này đặt ông ở trung tâm của hầu hết các hoạch định chính sách và tạo cho ông một nền tảng vững để ra quyết định mà không thể bị các nhóm lợi ích trong bộ máy quan liêu của Trung Quốc cản trở.
TCB cũng đã triển khai một vũ khí mà kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa và bỏ việc sùng bái cá nhân Mao Trạch Đông đã làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó chịu: tầm nhìn. Chỉ vài ngày sau khi nắm quyền, ông đưa Ban Thường vụ mới tới cuộc triển lãm “Con đường hồi sinh” tại Bảo tàng quốc gia của Trung Quốc. Đứng trong phòng triển lãm, ông hỏi “giấc mơ Trung Quốc là gì?” và sau đó đã đưa ra câu trả lời: “Tôi tin rằng thực hiện việc trẻ hóa đất nước Trung Quốc là ước mơ lớn nhất của đất nước hiện nay.” Ngoài ra, không giống các tiền nhiệm mà các bài phát biểu của họ đầy các thuật ngữ chỉ những người trong đảng mới hiểu được, TCB đã dùng dáng vẻ bề ngoài của mình để nói với người dân, khai thác chủ nghĩa dân tộc được dân chúng quan tâm và trình bày những cải cách của mình như là chìa khóa cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Lời lẽ của ông ngầm tô vẽ các đối thủ của ông là không yêu nước.
Nhóm chủ chốt những người đã chọn TCB dường như đã thừa nhận ý tưởng của ông về ban lãnh đạo mạnh mẽ. Ông chắc chắn được giao cho các công cụ sắc bén hơn để thúc đẩy chương trình của mình mà những người tiền nhiệm của ông chưa từng có được. Ông thừa kế một Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã được sắp xếp – cơ quan đầu não ra quyết định của đảng – đã được giảm xuống còn bảy thành viên ngay trước khi ông tiếp nhận. Ông cũng đã gần như được trao ngay lập tức các vị trí đứng đầu trong đảng, quân đội, chính phủ, mà người tiền nhiệm của ông đã phải chờ đợi nhiều năm mới nắm được. Tuy nhiên, cán cân quyền lực thực tế trong các tổ chức bí mật này là không rõ ràng với bên ngoài. Điều chắc chắn là để sử dụng hai tay cân bằng lại nền kinh tế, TCB đã thu tóm rất nhiều quyền lực. Can thiệp vào cán cân quyền lực trong các hệ thống độc đoán luôn luôn là điều nguy hiểm, vì vậy ông phải tìm những cách để làm điều đó mà không làm những đảng viên lão thành và các đồng nghiệp thù ghét.
NÂNG LÊN VÀ SAN BẰNG
TCB tin rằng cuộc tranh luận lớn về hệ thống chính trị của Trung Quốc đã kết thúc. Như ông nói với cử toạ châu Âu hồi tháng Ba, Trung Quốc đã “thử nghiệm chế độ quân chủ lập hiến, phục hồi đế chế, chế độ đại nghị, hệ thống đa đảng và chính phủ với tổng thống, nhưng không có thứ gì thực sự được việc. Cuối cùng, Trung Quốc đã đi trên con đường của chủ nghĩa xã hội”. Mặc dù có một số va vấp trên đường đi, “Sự độc đáo trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc, lịch sử và hoàn cảnh quy định rằng Trung Quốc cần phải theo một con đường phát triển phù hợp với thực tế của riêng mình. Thực tế là chúng tôi đã tìm thấy một con đường như vậy và đã đạt được thành công trên con đường này”.
TCB đã thuyết phục Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng ông biết cách bước đi tiếp. Ông đã được trao quyền rộng rãi để thực hiện nền kinh tế “hai tay” và nền chính trị theo chủ nghĩa Mao mới, thống nhất bởi ban lãnh đạo mạnh mẽ và chủ nghĩa dân tộc có uy lực. Để kéo dài chế độ đảng trị, chính phủ của ông đã hứa sẽ chỉnh sửa nó. Điều này có nghĩa là tạo ra những cải tiến thực sự cho cuộc sống của người dân qua việc cải cách nền kinh tế và ngăn chặn các quan chức nhỏ tranh thủ cướp đi. Nhưng một khu vực nhà nước mạnh mẽ và một bộ máy đàn áp mạnh mẽ cũng nằm ở trung tâm tầm nhìn của ông.
Cách tiếp cận “tất cả các thứ bên trên” của TCB được giữ với nhau bằng một ý tưởng đơn giản: giữ đảng ở vị trí cầm quyền. Nhưng để làm điều đó ông đang áp đặt những cải cách đau đớn, đưa các ngành công nghiệp nhà nước vào trong môi trường cạnh tranh, tấn công vào nhiều đặc quyền của đảng viên, và thay đổi cán cân quyền lực ở cấp chóp bu. Nếu dự án này mất niềm tin của giới chủ chốt Trung Quốc, nó có thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực vốn giữ hệ thống lại với nhau và kích động một cuộc khủng hoảng. Trong lịch sử Liên Xô, hai nhà lãnh đạo đã cố gắng để thực hiện cải cách rộng lớn như vậy để hồi sinh một hệ thống trì trệ. Người thứ nhất, Nikita Khruschev, tạo ra một làn sóng các cuộc nổi dậy khắp Đông Âu và gần như bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân. Người thứ hai, Mikhail Gorbachev, đem tới sự tan rã của nhà nước-đảng Liên Xô. Cải cách một hệ thống độc tài là trò đánh bạc to vốn. Dự án này được vạch ra nhằm bảo đảm sự sống còn của hệ thống chính trị của Trung Quốc trong thế kỷ 21 – nhưng nếu nó không thành công, nó có thể gây đổ vỡ mọi thứ.
PETER MARTIN là Phó Giám đốc APCO Worldwide. DAVID COHEN là biên tập viên của tạp chí trực tuyến The Jamestown Foundation China Brief.
Đọc tiếp (Bản chính tại đây)
Mao and Forever
Xi Jinping’s Authoritarian Reforms
A statue of Mao Zedong in Shenyang, May 7, 2013. (Courtesy Reuters)
A year and a half into Chinese President Xi Jinping’s rule, who he is and what he wants remains something of a mystery. At times, he has appeared to be a reformer in the mold of Deng Xiaoping; one of Xi’s first acts in office was to reenact the great reformer’s “Southern Tour,” which kicked off market reforms after the 1989 massacre at Tiananmen Square. At other times, he has appeared nostalgic for the revolutionary socialism of Mao Zedong. A few months after his trip to the south, Xi made a high-profile visit to Xibaibo, the last headquarters of the People’s Liberation Army during the Chinese Civil War and a sacred site for left-wing devotees of Mao.
Xi’s policies have been as contradictory as his image. He has launched high-profile drives to encourage private enterprise and stem corruption. But he has coupled them with a pledge to maintain the state as the “core” of the economy and a broad crackdown on political dissent. So does Xi intend to inaugurate a new era of reform that will bring China fully into the modern world, or does he intend to double down on statist authoritarian rule and revive Mao’s populist Marxism?
In short, all of the above. Xi’s economic reforms and his Maoist political tendencies are both tactics in a strategy meant to preserve the one-party system by reforming it. His methods attest to his recognition of contemporary China’s biggest problems: rampant corruption, a sclerotic political system, and an economic model that is rapidly running out of steam. To address those without dismantling the system that brought him to power, Xi promises to reconcile Mao, state-owned companies, and Chinese Communist Party dominance with a dynamic and open economy. He will do so by making what he calls the “two hands,” the state and the market, work together and inspiring the party to believe in itself and in its mission to serve the Chinese people.
THE HAND OF XI
Over the last decade, Xi has participated in an intense debate over the role of the state and the market at the very top of the party. On one side are those who argue that the reformist spirit established under Deng and Jiang Zemin, the party’s general secretary between 1989 and 2002, had been lost to political gridlock and powerful vested interests opposed to further reform. On the other side are those who argue that the headlong pursuit of marketization has seen the party lose its sense of purpose and created unsustainable levels of inequality and corruption.
Xi found a way to split the difference. He argued that the state and the market do not have to compete. The “invisible hand” of the market and the “visible hand” of the state, he said, can reinforce each other. As he explained in his regular column in the Zhejiang Daily, the hand of the market should “adjust” the economy, promote efficiency, and lead urban development, whereas the state should focus on social management, public services, fairness, and rural development. This theory allowed him to position himself as both a champion of the state sector and a student of Adam Smith: “This concept of marketization is very clearly explained in Adam Smith’s Wealth of Nations, where he introduces the theory of two hands,” Xi told CCTV, China’s main television station, in 2006.
Xi put his model to work in Zhejiang, where he was party secretary between 2002 and 2007. In that province, he aimed to support private enterprise, including through a massive reduction in bureaucratic red tape (the list of items requiring government approval fell from a total of 3,000 to just 800). At the same time, he worked hard to reassure the public and officials that the state would still be important. He defended state-owned enterprises (SOEs), which are seen by economic liberals as the worst offenders in China’s unsustainable model of state-led overinvestment. He explained that greater government support for private companies could improve the state sector by making it compete. SOEs could also then benefit from more private investment, and the government would get more tax revenue.
Xi’s experience in Zhejiang seemed to vindicate his model. Xi boasted that, from 1978 to 2004, 71.4 percent of Zhejiang's GDP growth had come from private enterprises, even as the total size of its state-owned assets had increased 42 times over.
Xi’s model also worked for Xi. During his stint as party secretary in Zhejiang, Xi distilled his work on economics into two books, published in December 2006 and August 2007: Work on Real Things, Walk at the Forefront and New Thoughts from the Yangtze. Both were crafted to help him win one of the world’s most mysterious elections -- the first-ever selection of a head of government by China’s “collective leadership” in the years leading up to the 2012 handover. His predecessors, Hu Jintao and Jiang, had been hand-picked by Deng. Before his gradual retirement and eventual death in 1997, Deng set up a system -- opaque and little-understood outside of the party -- for party elites to agree on a top leader without the guidance of the original revolutionary generation. That system meant that Xi had to win over a broad constituency of party elites to be selected. To some extent, his family ties, political patrons, deals, alliances, and favors helped do that job. But Xi also had to prove that he could be trusted with the one goal that everyone agreed on: keeping the party in power. And there, his theories proved persuasive.
Having won national power, Xi was given a mandate to implement the “two hands” strategy on a larger scale. As president of China, he has tried to support the market by abolishing government approvals for many kinds of economic and business activity; reforming the financial sector, including by allowing private banking; making it easier to set up new companies; and opening up more economic sectors to competition. He has also attempted to impose financial discipline on SOEs by exposing them to greater competition and encouraging private investment in the state sector. As Xi said at the National People’s Congress in March, he expects these reforms to “not only not weaken, but to strengthen” SOEs. Two hands has thus become a central way that the Xi administration summarizes its approach to the economy. On May 27, Xi presided over a “collective study session” of the Politburo, which specified that the “two hands” should work together in a “unified, mutually complementary and coordinated” manner. The party mouthpiece, The People’s Daily, has event referred to two hands as “the core proposition of the reform process.”
Xi has also taken his economic theories to the social sphere; just as markets can support a statist economy, he has argued, civil society can work with a repressive state to support social order. In Xi’s China, citizens can contribute as “positive social forces.” Xi has pushed for new rules that make it easier to register NGOs and for NGOs to work with local governments to provide social services. He has also curbed or abolished overtly abusive practices, such as re-education through labor. But, at the same time, his government has strengthened repression. He has given no ground on freedom of expression or assembly, and he has introduced new laws against such vague crimes as “spreading rumors.”
BACK TO MAO’S FUTURE
In the years ahead, Xi will have to face what he and his predecessors have described as a potentially fatal threat to party legitimacy: corruption. He will have to find a way to control the everyday abuses of power that fuel popular outrage and protest -- bribery, forced demolitions, and wanton indifference to public health and safety. Campaigns launched by Xi’s predecessors tried and failed to solve these problems, as local officials simply refused to change their practices, trusting that “the mountains are high and the emperor is far away.” This time, though, Xi has looked to Mao for an answer.
Mao knew how to get people’s attention: ideological mobilization and terror. He was able to inspire millions of Chinese to fight for change, even when change meant schemes that made sense only to him and resulted in mass death and suffering. Now, faced with millions of officials reluctant to accept reform, Xi hopes to harness this kind of power to clean up the party. Xi has been an advocate of Maoist self-criticism since 2004 and of the mass line since at least 2006. He has been a long-term proponent of a tough party stance on corruption.
Since becoming president, Xi has required officials to study Maoist theory, particularly Mao’s “mass line,” which says that the party should be both a part of the people and capable of leading them. In turn, Xi has put limits on official banquets, gift giving, and the use of official cars, and has encouraged officials to interact with the public. He has put in appearances at Beijing restaurants and on busy shopping streets and has also mandated -- and, along with his colleagues in the leadership, led -- numerous “self-criticism” sessions, in which party cadres publicly evaluate their own success in connecting with the people.
Xi has effectively asked officials under him to give up many of the perks of office. The stakes, he says, are the very survival of the party. An educational campaign based on the famous “Document Number Nine” has promoted what party theory calls a “sense of danger” about the threat of the party’s collapse due to internal subversion and foreign attempts to undermine it. For many officials, that has been enough: Local officials complain about the drastic drop off in official gift-giving across the country, and the luxury sector has taken a big hit as a result.
For those who refuse to buy into Xi’s project, though, he has launched the biggest purge in decades. His weapon of choice is the Central Discipline Inspection Commission, the party’s anti-graft organization, which Xi has greatly strengthened under the leadership of long-term friend and ally Wang Qishan. Wang has presided over the detention of hundreds of officials across the party, government, industry, and academia. Those investigated effectively disappear from the face of the earth and are subjected to horrors one survivor recently described to the Associated Press as “a living hell.”
Xi’s use of Maoist politics has limits, though. Unlike Mao, Xi has made efforts to keep political campaigns and crackdowns under control. Mao asked the public to participate in purges, setting off the chaos of the Cultural Revolution. By contrast, Xi’s political campaigns and purges have been organized by central party bodies and led by him and his Politburo colleagues. They are intended to strengthen party institutions rather than to dismantle them -- both to make the “visible hand’s” power honest enough to be accepted, and to enlist lower-level officials in implementing the economic changes Xi has called for.
TUNNEL VISION?
Even as Xi tackles corruption, he must also find ways to end political deadlock. Over the years, checks and balances introduced by Deng to prevent the re-emergence of Maoist dictatorship have ended up creating indecisive rule by committee. At the same time, beneficiaries of previous reforms have stood against further change. To start to fix politics, Xi has overhauled the party’s decision-making apparatus, empowering it to break through the gridlock. Not surprisingly, he has also given himself plenty of room to lead in the front.
For more than a decade, Xi has argued that China needs a strong, visionary leader. In Zhejiang in 2003, he wrote at length about the role of a “number one” in a system of collective leadership. He said that the party secretary should be “the personification of the Party Committee and the government” and that his role would be to take different voices among the leadership and “turn them into a song.” In turn, other leaders must always “pay attention to upholding the authority of the Party Secretary.”
Trying to rise in a system deeply suspicious of centralized power, Xi had to be careful discussing these ideas. He avoided talking directly about national leadership, using essays on provincial government to explain his plans. He has also taken pains to emphasize his commitment to the basic principle of collective leadership. The number one should be “no more than a finger, at most a thumb” in the fist of the leadership, he has written.
Even so, since entering office, Xi has centralized authority under top party leaders, especially himself. Most notably, he has created a series of small leading groups and committees on economic reform, national security, cyber security, and military reform, which are independent of the government and chaired by Xi. These groups place him at the center of most policymaking and provide him with a platform to issue decisions that cannot be stymied by vested interests in the Chinese bureaucracy.
Xi has also deployed a weapon that, ever since the end of the Cultural Revolution and the dismantling of Mao’s cult of personality, has made Chinese leaders uneasy: vision. Days after assuming office, he took the new Standing Committee to the “Road to Revival” exhibition at China’s National Museum. Standing in the exhibition hall, he asked, “What is the Chinese dream?” and then provided an answer: “I believe that realizing the great rejuvenation of the Chinese nation, is the greatest dream of the contemporary nation.” Further, unlike his predecessors, whose jargon-laden speeches were intelligible only to party insiders, Xi has used his appearances to speak to the people, tapping into popular nationalism and presenting his reforms as the key to China’s rise. His rhetoric implicitly paints his opponents as unpatriotic.
The elites who chose Xi appear to have endorsed his ideas about strong leadership. He was certainly given sharper tools to promote his program than his predecessors ever were. He inherited a streamlined Politburo Standing Committee -- the top tier of party decision-making -- which was reduced to seven members just before he took over. He was also almost immediately handed the top party, military, and government positions, which his predecessors had to wait years to enjoy. However, the actual balance of power inside these secretive institutions is unclear from the outside. What is certain is that, in order to use two hands to rebalance the economy, Xi has amassed a great deal of power. Meddling with the balance of power in autocratic systems is always dangerous, so he must find ways to do so without alienating party elders and his own colleagues.
RAISE AND RAZE
Xi believes that the great debate about China’s political system is over. As he told a European audience in March, China has “experimented with constitutional monarchy, imperial restoration, parliamentarism, a multi-party system and presidential government, yet nothing really worked. Finally, China took on the path of socialism.” Despite some missteps along the way, “The uniqueness of China’s cultural traditions, history, and circumstances determines that China needs to follow a development path that suits its own reality. In fact, we have found such a path and achieved success along this path.”
Xi has convinced the Chinese Communist Party that he knows the next steps. He has been given broad powers to implement “two hands” economics and neo-Maoist politics, united by strong leadership and potent nationalism. To make party rule last, his government has promised to fix it. This means delivering real improvements to people’s lives by reforming the economy and stopping petty officials from looting it. But a strong state sector and a powerful repressive apparatus are also central to his vision.
Xi’s “all of the above” approach is held together by a simple idea: keeping the party in power. But to do so he is imposing painful reforms, exposing state industries to competition, attacking many of the privileges of party membership, and changing the balance of power at the top. If this project loses the confidence of China’s elites, it may upset the balance of power that holds the system together and provoke a crisis. In the history of the Soviet Union, two leaders attempted to undertake such broad reforms to revitalize a stagnant system. The first, Nikita Khruschev, set off a wave of uprisings across Eastern Europe and nearly started a nuclear war. The second, Mikhail Gorbachev, brought about the dissolution of the Soviet party-state.
Reforming an authoritarian system is a high-stakes gamble. This project is designed to ensure the survival of China’s political system in the 21st century -- but if it fails, it may fatally undermine it.
BIỂN ĐÔNG VẠN DẶM GIANG TAY GIỮ
Hoàng Kim (Việt Nam tổ quốc tôi)
May 12, 2014
VIỆT NAM TỔ QUỐC TÔI. Biển Đông vạn dặm dang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình. Đó là hai câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) tại bài thơ chữ Hán Cự Ngao Đới Sơn trong Bạch Vân Am Thi Tập. Bản dịch thơ của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc trung tâm minh triết Hà Nội - viết thư pháp tặng những người dân Việt đang hành động vì chủ quyền biển đảo Việt Nam. Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước: " Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình". Điều lạ trong câu thơ là dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự của cách ứng xử hiện thời. Bình là hòa bình nhưng bình cũng là Tập Cận Bình. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là sự thật hiển nhiên, khó ai có thể lấy mạnh hiếp yếu, cưỡng tình đoạt lý để mưu toan giành giật, cho dù cuộc đấu thời vận và pháp lý trãi hàng trăm, hàng ngàn năm, là "kê cân - gân gà" mà bậc hiền minh cần sáng suốt. "Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh" Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. "Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân" Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo."Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả"; "Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân". Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !
Trung Hoa có câu chuyện phong thủy. Núi Cảnh Sơn. Jǐngshān, 景山, "Núi Cảnh", địa chỉ tại 44 Jingshan W St, Xicheng, Beijing là linh địa đế đô. Cảnh Sơn là Núi Xanh, Green Mount, ngọn núi nhân tạo linh ứng đất trời, phong thủy tuyệt đẹp tọa lạc ở quận Tây Thành, chính bắc của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, trục trung tâm của Bắc Kinh, thẳng hướng Cố Cung, Thiên An Môn. Trục khác nối Thiên Đàn (天坛; 天壇; Tiāntán, Abkai mukdehun) một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Trục khác nối Di Hòa Viên (颐和园/頤和園; Yíhé Yuán, cung điện mùa hè) - là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa" một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng Tây Bắc. Một hướng khác nối Hải Nam tại thành phố hải đảo Tam Sa, nơi có pho tượng Phật thuộc loại bề thế nhất châu Á. Tam Sa là thành phố có diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích lớn nhất và có dân số ít nhất tại Trung Quốc. Theo phân định của chính phủ Trung Quốc, Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm, bãi cát trên biển Đông với tổng diện tích đất liền là 13 km². Địa giới thành phố trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km². Đó là đường lưỡi bò huyền bí. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nằm trên trục chính của sự thèm muốn này.
Ngày xuân đọc Trạng Trình. Lạ lùng thay hơn 500 trước Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo điều này và sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu.
CỰ NGAO ĐỚI SƠN
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực
Trước cước trào vô quyển địa thanh
Vạn lý Đông minh quy bá ác
Ức niên Nam cực điện long bình
Ngã kim dục triển phù nguy lực
Vãn khước quan hà cựu đế thành
Dịch nghĩa:
CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình
Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy
Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên.
Dịch thơ:
CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI
Núi tiên biển biếc nước trong xanh
Rùa lớn đội lên non nước thành
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá
Dầm chân đất sóng vỗ an lành
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.
Nguyễn Khắc Mai
dịch nghĩa và dịch thơ
Đố vui: Giang tay hay là dang tay?
(giang tay mới đúng, người giang tay, chim giang cánh, sông Trường Giang)
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
Xuân Diệu
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Số lần xem trang : 20173 Nhập ngày : 11-06-2014 Điều chỉnh lần cuối : 07-07-2014 Ý kiến của bạn về bài viết này
CNM365 Tình yêu cuộc sống CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 9(17-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 9(16-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 9(16-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 9(16-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 9(11-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 9(10-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 9(09-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 9(08-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 9(07-09-2019) CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 9(06-09-2019) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
|