TS. Hoàng Kim
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Thầy Mai Văn Quyền đang khảo sát hệ thống thủy lợi cho lúa ở Myanmar năm 2013 (ảnh) .”Dưới đáy đại dương là Ngọc” là bài kết nối “Lương Định Của con đường lúa gạo” tỏa rộng nhiều vùng đất nước, Những người Việt lỗi lạc ở FAO, tiếp sau là “Tôi theo em về miền Tây”. Ngọc phương Nam vinh danh hạt ngọc Việt, đất và người phương Nam. Gạo là một trong những cây trồng quan trọng nhất, là trung tâm cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên khắp thế giới. Lúa gạo hiện được trồng trên 114 nước, nhiều nhất ở châu Á với hơn 142 triệu ha đạt 674,83 triệu tấn, đóng góp trên 90,4% sản lượng lúa gạo thế giới. Nam Bộ là vùng đất trọng điểm lúa gạo của Việt Nam, nơi chiếm trên 80% sản lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước.
Giáo sư Norman Borlaug là nhà nông học và nhân đạo người Mỹ, đã đoạt giải Nobel và được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại. Ông nói: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Cuộc cách mạng xanh là hành trình xanh kết nối các nhà khoa học xanh trong cuộc chiến chống đói nghèo bằng sự hợp tác !
Bài viết “Dưới đáy đại dương là ngọc” gửi những lời yêu thương, cám ơn đến những người thầy, nhà nghiên cứu, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý đã thầm lặng mà hiệu quả góp phần cho chén cơm ngon của người dân ăn mỗi ngày. Biết ơn những vùng đất và tình người đã làm nên hạt gạo. Những hạt gạo lắng đọng giọt mồ hôi và phù sa, phèn mặn là những hạt ngọc quý. Nông dân thời nào cũng rất khổ. Nông dân nếu chưa thay đổi được số phận của mình thì công cuộc chấn hưng đất nước, đổi mới nông nghiệp mà vẫn chưa đạt tới hiệu quả đích thực. Trong đại dương mênh mông của nghề nông đông đảo, vất vả, lắm người, nhiều việc, khó như đáy biển mò kim. Viết về nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn là một thao thức lớn.
Lương Định Của con đường lúa gạo là câu chuyện dài về một trí thức lớn dấn thân cho đại nghĩa dân tộc và nghề nông. Thầy Lương Định Của quê ở Đại Ngãi, Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng có người vợ Nhật là bà Nobuko Nakamura, gắn bó trọn đời với Việt Nam, là huyền thoại Ông bà Của cổ tích giữa đời thường.
Tôi thu thập thông tin và chia sẻ tư liệu để giúp bạn trẻ bài học trọng nông và gương sáng lập nghiệp. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2014) với năng suất lúa gạo Việt Nam năm 2013 đạt 5,57 tấn/ ha so năm 1975 là 2,11 tấn/ ha, gia tăng 3,46 tấn/ ha. Năng suất lúa gạo thế giới năm 2013 đạt 4,48 tấn/ ha so năm 1975 là 2,49 tấn/ ha, gia tăng 1,99 tấn/ ha. Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nam vượt gấp 1,73 lần so thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới.
Nhiều tên người, tên đất vẫy gọi chúng ta tiếp bước làm những điều tốt đẹp cho quê hương. Tôi duyệt lại danh sách những bài đã và đang viết: Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Bùi Huy Đáp lúa xuân Việt Nam; Nguyễn Thị Trâm người thầy lúa lai; Nguyễn Văn Luật cây lúa Việt Nam; Mai Văn Quyền thâm canh lúa; Võ Tòng Xuân ba mũi giáp công; Bửu Lúa nhân tài đất Việt; Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh; Bảy Nhị cổ tích đời thường; Hai cha con đều là anh hùng; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; … Đời tôi đã trãi qua biết bao những sự kiện, nhân vật và bài học thực tiễn sâu sắc cần chép lại.
Ví như câu chuyện “Những người Việt lỗi lạc ở FAO” kể về Giáo sư Tôn Thất Trình, Tiến sĩ Trần Văn Đạt, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu và Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Bá Bổng đã liên tục tiếp nối nhau làm Tổng Thư ký Chương trình Nghiên cứu và Phát triển Lúa Gạo suốt mấy chục năm nay. Công việc này thật không dễ dàng chứng tỏ FAO tín nhiệm họ nhiều lắm. Giáo sư Võ Tòng Xuân, Giáo sư Mai Văn Quyền làm chuyên gia lúa gạo châu Phi và Myanmar mà không chỉ là chuyên gia lúa gạo trong nước. Bài học thực tiễn của người Thầy thật đáng quý và trân trọng biết bao…
Chúng ta hẵn cần biết câu chuyện “Hai cha con đều là anh hùng” vì không thể quên Trở lại nụ cười Ba Sương : “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” . Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại.
Tôi hôm nay thăm trang viết của thầy Mai Văn Quyền, chuyên gia thâm canh lúa và nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Ngắm người Thầy 80 tuổi vẫn miệt mài dạy và học, lòng tôi rưng rưng cảm xúc nhớ đến “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” và tự nhắc mình phải cố gắng. Nhất định phải dành thời gian cho học và viết. Tôi nhớ đến câu nói của Nguyễn Khải có câu nói hay: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Dưới đáy đại dương là Ngọc.
Hoàng Kim
Bài liên quan:
Lộc xuân cuộc đời
TÔI THEO EM VỀ MIỀN TÂY
VỀ MIỀN TÂY. ” Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,… Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long, Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ…. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim). Miền Tây Nam Bộ với tôi là cả một vùng ký ức. Nhớ miền Tây, tôi ghé vào đọc trang Những khoảng lặng cuộc sống – VỀ MIỀN TÂY (phần 1, phần 2 và phần 3) bài ký rất hay của Nguyễn Quỳnh Trâm. (Bình minh trên bến Ninh Kiều, ảnh đầu trang là của Nguyễn Quỳnh Trâm) Tôi tẩn mẩn xếp lại những tản văn hay, bài thơ hay, trang thư … của những người bạn, và lắng nghe nôn nao ký ức dội về …
(xem tiếp…)
Video ưa thích
♥OMAR AKRAM – Dancing with the wind♥
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
Số lần xem trang : 16459 Nhập ngày : 06-07-2015 Điều chỉnh lần cuối : 09-09-2015 Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chân dung một huyền thoại(13-05-2009) Đọc lại và suy ngẫm (13-05-2009) Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa (04-05-2009) Cần tập trung đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ (24-04-2009) Ba giải thưởng mang tên nhà khai sáng(16-04-2009) Hiện đại hóa giáo dục để đi vào nền kinh tế tri thức(14-04-2009) Internet : Nền tảng công nghệ cho xã hội tri thức(25-03-2009) Về cụ Phan Thanh Giản: "Trao đổi với đồng nghiệp"(24-03-2009) Giáo sư "thiền"(24-03-2009) Bên tượng đài Lý Thái Tổ (05-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|