TS. Hoàng Kim
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những người Việt lỗi lạc ở FAO (Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế, ảnh FAO, Wikipedia).
Tôi đã đến FAO Rome năm 2000 trong hội thảo của FAO về tầm nhìn toàn cầu cây sắn. Tôi nhớ mãi sự thân tình của tiến sĩ Trần Văn Đạt đối với tôi những ngày tại đó.
Thầy Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt và tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu nay đều đã nghỉ hưu. PGS. TS. Bùi Bá Bổng hoàn thành nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam ( 2001-2013) từ ngày 3 tháng 11 năm 2013 đến nay làm chuyên gia cao cấp về sản xuất lúa gạo tại FAO- RAP (1).
Câu chuyện thú vị là Viện Lúa Việt Nam có Giao ban cây lúa của bốn đời Viện Trưởng (5) gồm GS. Nguyễn Văn Luật, PGS. Bùi Bá Bổng, GS. Bùi Chí Bửu và TS. Lê Văn Bảnh thì ở FAO Rome cũng có sự Giao ban cây lúa của bốn đời Chánh chuyên gia, Thư ký Điều hành, Thư ký Kỹ thuật của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, đó là GS. Tôn Thất Trình, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu và PGS. Bùi Bá Bổng. Một sự so sánh thật thú vị chuyển tầm nhìn từ tầm nền nông nghiệp quốc gia đến nền nông nghiệp toàn cầu. Chúng ta tự hào về những người Việt lỗi lạc ở FAO, những diện mạo lớn của con người Việt Nam hội nhập và đóng góp tài năng, nhân cách vào vị trí chăm lo hột gạo, chén cơm ngon cho người dân không chỉ ở Việt Nam mà cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế. Đó là người Việt, hạt gạo Việt và con đường lúa gạo Việt Nam vươn ra thế giới.
Tôi đã kể câu chuyện Lương Định Của con đường lúa gạo, Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, nay bài viết Những người Việt lỗi lạc ở FAO tại chuyên mục này để lưu trữ thông tin về niềm tự hào này của nghề nông Việt Nam. Thông tin tặng thầy cô giáo Đại học Nông Lâm với các sinh viên và những người quan tâm.
Hoàng Kim
__________
Những tư liệu trích dẫn:
1) Thư giới thiệu vị trí mới của ông Bùi Bá Bổng ở FAO.
Welcome to Mr Bui Ba Bong- Rice Expert at FAO-RAP. Dear Colleagues,
I am pleased to inform you that Mr Bui Ba Bong, a national of Vietnam, has joined RAP as Senior Agricultural Officer (Rice Expert) effective 3 November 2013.
Mr Bui Ba Bong holds a B.Sc. in Agriculture (Crop Science) from the Agriculture and Forestry University, Ho Chi Minh City, Vietnam, M.Sc. and Ph.D in Genetics & Plant Breeding both from the Indian Agricultural Research Institute (IARI), New Delhi, India and Postdoctoral Fellowship in rice biotechnology at the Japan International Center for Agricultural Science (JIRCAS), Japan and the John Innes Centre (JIC), UK.
Mr Bui Ba Bong had 23 years in rice research at the Cuu Long Delta Rice Research Institute, Vietnam where he h e ld the last position as Director of the Institute. F rom 2001 to 2013 , he was the Deputy Minister of Agriculture of Vietnam in charge of crop production, science and technology and international cooperation. From April to October 2013 , he was a senior consultant in rice production at RAP. In his career, Mr Bong was awarded prestigious Medals by the President of the Socialist Republic of Vietnam, the President of the Lao People’s Democratic Republic and the Minister of Agriculture of France .
H is office is located in Room 408 on the 4th floor of Building B.
I trust you will extend, as usual, your full support and close cooperation to Mr Bui Ba Bong in discharging his responsibility.
Best regards,
Hiroyuki Konuma
Assistant Director-General and Regional Representative
FAO Regional Office for Asia and the Pacific
Tel: (662) 6974310; Fax; (662) 6974499
2) Lời chào mừng của Ông Bùi Bá Bổng, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT Việt Nam nhân 45 năm thành lập CIAT .
“… Agriculture remains a very important sector for Viet Nam. Approximately 70% of the population are involved in agriculture and it produces more than 20% of economic output. Viet Nam is a major exporter of many agricultural products, and in some cases the top or one of the top exporters globally, with a total agricultural export value of 25 billions USD annually. In the cassava sector, with a harvesting area of more than half million hectares, the export value of cassava products of Vietnam reaches 800-950 million USD per year. In this connection, CIAT has made a significant contribution through improving the cassava sector of Viet Nam. … ”
( 45th Anniversary of the Founding of CIAT : Welcome from Vietnam by Dr. Bui Ba Bong, Vice Minister of Agriculture and Rural Development, Vietnam).
3) Lời chào mừng của Ông Bùi Bá Bổng, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT Việt Nam nhân Hội thảo Lúa Gạo Quốc tế.
“… At the present time, worries exist when the world food prices has been increas ing at high rates. Vietnam luckily can maintain its potential of food production and food export. Our efforts can contribute at some extents to the food supply in some parts of the world which may mitigate the shortage of staple food like rice if it occurs. At the same time, w e also wish to receive more supports form international communities and institutions to have access to more resources for successful restructuring of the country rice sector…. ”
( Welcome address of Dr. Bui Ba Bong, Vice Minister of Agriculture and Rural Development at the Conference Risk & Rice in Asia )
“. ..Tại thời điểm hiện tại, lo lắng tồn tại khi giá lương thực thế giới đã tăng với tốc độ cao. Việt Nam may mắn có thể duy trì tiềm năng sản xuất lương thực và xuất khẩu lương thực. Những nỗ lực của chúng tôi có thể đóng góp ở một số mức độ để cung cấp lương thực tại một số nơi trên thế giới làm giảm thiểu tình trạng thiếu lương thực như gạo nếu điều đó xảy ra. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa hình thành cộng đồng quốc tế và các tổ chức để có thể tiếp cận được nhiều nguồn tái cơ cấu thành công ngành lúa nước…”
(Trích Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng tại Hội nghị Rủi ro và Lúa gạo châu Á ).
4). Sách “Tuyển tập vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21”
“Trong thời hội nhập kinh tế thế giới , nền nông nghiệp Việt Nam không những hướng về cải tiến năng suất để tăng gia sản lượng , còn phải chú trọng đến phân phối thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng, lợi thế cạnh tranh, môi trường lành mạnh và đời sống phồn vinh nông thôn. Do đó các chính sách thích nghi và hổ trợ nông dân thỏa đáng sẽ giúp củng cố vai trò truyền thống quan trọng nông nghiệp. qua đó đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế quốc gia cũng như góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phong phú nền văn hóa và bền vũng phát triển trong thế kỷ 21” .
Cuốn sách “Tuyển tập vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21” chủ biên Trần Văn Đạt, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 2010 đã đúc kết nhiều bài viết hay, tâm đắc một đời, có tầm nhìn xa và nóng hổi tính thời sự.
Các tác giả Tôn Thất Trình, Trần Văn Đạt, Nguyễn Văn Ngưu đã trao đổi nhiều câu chuyện nổi bật do trãi nghiệm nhiều năm làm việc ở FAO.
5). Giao ban cây lúa, Huỳnh Kim, báo Tia Sáng 11.11.2011
Giao ban cây lúa
Trong ảnh là bốn vị viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL chúng tôi chụp được sau hội nghị giao ban về sản xuất lúa năm 2011 tại Viện Lúa ĐBSCL vào đầu tháng 2 năm 2011. Bữa đó, trên ghế chủ tọa, PGS.TS Bùi Bá Bổng (thứ hai, từ trái qua) – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN & PTNT), nói vui: “Đây là lần đầu tiên Viện Lúa họp mặt đủ bốn đời viện trưởng. Đầu năm mới như vậy chắc là Viện Lúa phát tài rồi”.
Cả hội trường hơn hai trăm người, hầu hết là những nhà khoa học và cán bộ quản lý nông nghiệp khắp ĐBSCL và từ nhiều viện, trường từ TP.HCM về, vỗ tay ầm ầm. Lúc đó mọi người mới nhìn quanh hội trường và thấy bốn ông viện trưởng mỗi ông ngồi mỗi nơi. GS.TS Nguyễn Văn Luật (thứ ba, từ trái qua) – Viện trưởng đầu tiên giờ đã nghỉ hưu, GS.TS Bùi Chí Bửu (phải cùng) – Viện trưởng đời thứ ba sau anh Bổng, hiện là Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và TS Lê Văn Bảnh (trái cùng) – đương nhiệm Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL. Tình cờ chụp được tấm ảnh này nhưng lại nghe các anh chị ở Viện Lúa nói, hiếm khi cả bốn ông viện trưởng nối tiếp nhau sum họp như vậy và nó như là hình ảnh đại diện cho những người đã góp sức làm nên câu chuyện lúa gạo ở ĐBSCL mấy mươi năm nay.
Nhớ những năm đầu thành lập Viện Lúa trong thời bao cấp thiếu gạo cơm, GS.TS Nguyễn Văn Luật, ngoài việc chuyên môn về cây lúa, ông còn tập trung lo cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Không phân biệt thành phần xuất thân, ai có khả năng, ông đều tạo điều kiện gửi đi đào tạo ở nhiều nguồn, nhiều nhất là ở Ấn Độ và Viện Lúa Quốc tế (IRRI). Thế là sau ông, có TS Bùi Bá Bổng, đỗ đầu bảng về lúa lai ở Ấn Độ; sau khi anh Bổng về Bộ NN & PTNT, có ngay tiến sĩ Bùi Chí Bửu; tới khi anh Bửu về Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam là có TS Lê Văn Bảnh thay thế. Cả ba đời viện trưởng tiếp sau đều từ phó viện trưởng lên. Như là cây lúa, từ lúc gieo hạt, nảy mầm tới khi cho hạt, đều tươi tốt thuận hòa.
Còn nhớ bữa đó, trước khi vào hội trường, mọi người đã kéo nhau đi tham quan một vòng Viện Lúa và xem xét những trà lúa đông xuân đang chín rộ. Dường như ai cũng hi vọng về cây lúa năm nay. Không thấy ai nói ra, nhưng đi ngang các phòng thí nghiệm trong Viện Lúa, có người tự dưng nghe xúc động trong lòng, hiểu rằng để có được 200 ha lúa giống nguyên chủng tốt tươi ngoài kia, phải chắt chiu từ bao nhiêu mồ hôi và trí tuệ từ nơi này.
Anh Bùi Bá Bổng chủ trì buổi giao ban hết sức nhẹ nhàng. Sau các báo cáo chính của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ NN & PTNT, anh nhỏ nhẹ “kính mời thầy Luật”, “thầy Huỳnh” (PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh ở Đại học Cần Thơ), “anh Bửu”, “anh Phụng” (PGS.TS Mai Thành Phụng ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), “anh Bảnh”… phát biểu. Giữa các phát biểu ấy, anh Bổng thường gợi ý vui mà nghiêm túc. Tỉ như: “Tham quan ruộng lúa, tôi thấy anh Bảnh làm tốt hơn thời tôi làm viện trưởng rồi, cho nên tôi tin là cây lúa của mình tới đây sẽ càng tốt hơn”. Hay là: “Anh Phụng là người lăn lộn với bà con nông dân nhiều, chắc là anh sẽ phản ánh được đúng nỗi lòng nông dân”. Hoặc: “Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ NN & PTNT xem xét đầu tư cơ sở hạ tầng mở thêm vụ lúa thu đông như Kiên Giang đang làm để tăng lượng gạo xuất khẩu, xin các anh có ý kiến về chuyện này”… Tới gần trưa đứng bóng, sau khi kết luận giao ban, anh Bổng lại nói vui: “Trưa nay Viện Lúa mời cơm, chắc là mình sẽ được ăn gạo ngon rồi”.
Tới giờ, tôi vẫn còn nhớ ý kiến thảo luận ngắn gọn của các nhà khoa học này. GS.TS Nguyễn Văn Luật nói: “Không thể chỉ đạo gieo sạ đồng loạt cho cả vùng mà nên linh hoạt theo điều kiện từng nơi, có nơi nước đã rút, có nơi chưa. Cũng không có vụ nào là chính cho mọi nơi mà phải theo điều kiện cụ thể từng nơi; nơi làm xuân hè tốt thì giúp nông dân làm, thu đông cũng vậy. Tóm lại là ta phải tổng kết từ kinh nghiệm thực tế để áp dụng khoa học kỹ thuật và có chủ trương cho đúng”.
GS.TS Bùi Chí Bửu: “Rủi ro về sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL chỉ vài phần trăm trong khi ở đồng bằng sông Hồng là 30%, miền Trung khoảng 50%. Năm 2010 Việt Nam thắng lớn về lúa gạo, đã tăng 1 triệu tấn, chủ yếu cũng tại ĐBSCL. Tuy nhiên dân số cũng tăng mạnh, như vậy là năng suất lúa đứng yên. Trong khi Việt Nam nhắm tới mục tiêu là nước công nghiệp hóa năm 2020, diện tích lúa sẽ giảm. Như vậy phải tổ chức lại cho nông dân sản xuất theo hướng công nghiệp hóa. Và phải làm ưu tiên cho ĐBSCL vì đồng bằng này là vùng có tính sản xuất vô cùng ổn định”.
TS Lê Văn Bảnh: “Để thích nghi với biến đổi khí hậu, Viện Lúa ĐBSCL đã chọn tạo được 30 giống chịu mặn. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp giống cho các công ty nhưng cần nhắc lại chuyện sở hữu trí tuệ. Viện Lúa đã bán cho các công ty bảy loại giống mới trị giá hơn ba tỉ đồng nhưng chưa có ai trả tiền cả (hội trường cười ầm)… Tôi cũng đề nghị, phải giải quyết phù hợp việc xuất khẩu gạo và tiêu thụ nội địa trong năm nay vì thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng lương thực như năm 2008, giá lương thực đang tăng mạnh”.
Chốt lại buổi giao ban hôm đó, ông viện trưởng đời thứ hai, Bùi Bá Bổng, nhấn mạnh: “Sắp tới, Thủ tướng sẽ ban hành qui hoạch đất lúa và nghị định về quản lý đất lúa trong cả nước”. Ông nói, mục đích chính của chủ trương này nhằm bảo đảm an ninh lương thực và gia tăng năng suất, chất lượng lúa gạo xuất khẩu đồng thời tăng được thu nhập cho nông dân. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cũng cho hay, từ vụ hè thu năm nay, các tỉnh làm lúa ở ĐBSCL sẽ đầu tư làm các “cánh đồng lúa mẫu” để tiến tới việc sản xuất lúa gạo hiện đại trong vùng. Theo đó, mỗi cánh đồng rộng ít nhất 300 ha, sử dụng giống xác nhận và áp dụng phương pháp cánh tác và thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Riêng với Viện Lúa ĐBSCL, ông cho biết Chính phủ đã đồng ý sẽ đầu tư khoảng 200 tỉ đồng để viện này làm quy hoạch hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp hiệu quả hơn.
Nhìn lại tấm ảnh, nhớ lại buổi giao ban và cảnh lũ lụt ngập chìm hàng nghìn ha lúa thu đông ở ĐBSCL, thầm nghĩ, cây lúa và đời người làm ra hạt lúa, có không biết bao nhiêu là gian truân mà cũng thật là ân tình sâu nặng…
Số lần xem trang : 16429 Nhập ngày : 09-09-2015 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Văn hóa và Giáo dục Đêm pháo hoa(14-10-2010) Một câu chuyện cảm động (06-10-2010) Đọc "hiểu đời" của Chu Dung Cơ(26-09-2010) Một giờ dạy học của Không Tử(25-09-2010) Phan Thiết có nhà tôi(29-08-2010) Chậm từng giọt chữ(15-08-2010) Đinh Đình Chiến điiều không có trong bài giảng(03-08-2010) Nhớ bạn(27-07-2010) Tạ Quang Bửu một trí tuệ quảng bác, người chân tình chăm sóc các tài năng khoa học (15-07-2010) Nhìn từ xa… Tổ Quốc (14-07-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
|