Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|

Thống kê

Số lần xem
Đang xem 308
Toàn hệ thống 1090
Trong vòng 1 giờ qua

Thành viên

Email:
Password

Tìm kiếm

 

Từ internet

 

Trong trang này  

Trang nhất

.:: Việt Nam học ::.

#cnm365 #cltvn 1 tháng 1

 

 

#CNM365 #CLTVN 1 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống Phú Yên nôi lúa sắn; Lời biết ơn chân thành; Bảo tồn và phát triển sắn; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Ngày mới lời yêu thương; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Ngày mới bình minh an; Ngày khởi đầu Tết dương lịch. Chúc mừng người thân, thầy bạn, mọi người năm mới vui khỏe hạnh phúc. Ngày khởi đầu nhà Trần trong sử Việt. Ngày 1 tháng 1 năm 1226, Trần Thái Tông (Trần Cảnh) được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi bắt đầu điều hành chính sự. Ngày 1 tháng 12 năm 1502, Rio de Janeiro, thành phố giữa núi và biển tại Brasil, Di sản thế giới UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới, được phát hiện bởi đoàn thám hiểm của Bồ Đào Nha. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Tôn Trung Sơn, đại tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tuyên thệ nhậm chức tại Tổng thống phủ ở Nam Kinh, ngày khai quốc tại Đài Loan. Ngày 1 tháng 1 năm 1901, liên bang Úc được hình thành từ New South Wales, Queensland, Victoria, Nam Úc, Tasmania, Tây Úc. Ngày 1 tháng 1 năm 1959, Fidel Castro chiếm La Habana, Cách mạng Cuba thành công. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Cộng hòa Séc và Slovakia tách ra hòa bình từ Tiệp Khắc; Bài chọn lọc ngày 1 tháng 1: Phú Yên nôi lúa sắn; Lời biết ơn chân thành; Bảo tồn và phát triển sắn; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Ngày mới lời yêu thương; Ngày mới bình minh an; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-12/

 

 

PHÚ YÊN NÔI LÚA SẮN
Hoàng Kim


Thông tin
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 31/12/2021, tại TP Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại TP Tuy Hòa và kết nối trực tuyến đến các thị xã, huyện trong địa phương cùng đại diện Bộ KH&CN. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên và đồng chí Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, tham dự Hội nghị còn có ông Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; xem tiếp https://khcnpy.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-phu-yen-giai-doan-2016-2020-dinh-huong-phat-trien-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-giai-doan-2021-2025/

Phú Yên nôi lúa sắn
https://youtu.be/CKdEr4aS2NA Lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Yên và tôi được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh trong hội nghị này. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị Tổng kết Hoạt động Khoa học Công nghệ giai đoạn 2016-2020, Định hướng Phát triển Ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025

 

 

Trong khi đang họp, tôi nhớ lại ký ức không quên tin nhắn “Dân vùng sắn chạy lũ” ngày 14 11 năm 2021 https://youtu.be/6nbaafj1clM; với giống sắn KM397

 

 

Nhớ chuyện “Mưa lũ gây cô lập hoàn toàn huyện Đồng Xuân” ngày 11 tháng 11, 2020 https://youtu.be/SEFBlK88b3k

 

 

Mỗi tiến bộ khoa học công nghệ ứng dụng nơi vùng sâu vùng xa, nhiều khó khăn, là biết bao sự tâm huyết và cố gắng. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

 

 

Nguyện làm Hoa Đất của quê hươnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-dat-cua-que-huong/

 

 

SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long


Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

 

 

Bài học Cây Lương Thực (đọc thêm ngoài bài giảng) đôc tiếp bài “Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền vững” tại đây http://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

 

 

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

#CLTVN
Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Food Crops Ngọc Phương Nam
Nhà sách Hoàng Gia

Video Cây Lương thực chọn lọc :

Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Dạy và học 31 tháng 12

DẠY VÀ HỌC 31 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngPhú Yên nôi lúa sắnhttps://youtu.be/CKdEr4aS2NA; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Giống khoai lang Việt Nam; Ngày Hạnh Phúc của em; Trăng rằm vui chơi giăng; Quảng Tây nay và xưa; Bản Giốc và Ka Long; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng, Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi, mời chồng là Trần Cảnh lên ngôi Hoàng Đế, khởi đầu Nhà Trần trong sử Việt.  Ngày 31 tháng 12 năm 1879, Thomas Edison con người huyền thoại danh tiếng của nước Mỹ, lần đầu tiên chứng minh đèn sợi đốt trước công chúng tại Ediso New Jersey Hoa Kỳ. Ngày 31 tháng 12 năm 1857 Ottawa được chọn làm thủ đô của Canada do nữ vương Victoria của Anh, khu vực này khi đó là một thị trấn lâm nghiệp; Bài chọn lọc ngày 31 tháng 12: Phú Yên nôi lúa sắn; Nhà Trần trong sử Việt; Lời dặn của Thánh Trần; Lời thề trên sông Hóa; Giống khoai lang Việt Nam; Ngày Hạnh Phúc của em; Trăng rằm vui chơi giăng; Quảng Tây nay và xưa; Bản Giốc và Ka Long; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-31-thang-12/

PHÚ YÊN NÔI LÚA SẮN
Hoàng Kim


Thông tin
Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên, Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Sáng ngày 31/12/2021, tại TP Tuy Hòa, UBND tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ Phú Yên giai đoạn 2016-2020; Định hướng phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại TP Tuy Hòa và kết nối trực tuyến đến các thị xã, huyện trong địa phương cùng đại diện Bộ KH&CN. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Phú Yên và đồng chí Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH&CN, tham dự Hội nghị còn có ông Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Khoa học và Công nghệ địa phương và đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh; xem tiếp https://khcnpy.gov.vn/hoi-nghi-tong-ket-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-phu-yen-giai-doan-2016-2020-dinh-huong-phat-trien-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-giai-doan-2021-2025/ .

Phú Yên nôi lúa sắn
https://youtu.be/CKdEr4aS2NA là lời biết ơn chân thành bởi Hoàng Kim và đs. 2021. Hoàng Kim tham dự hội nghị theo giấy mời của UBND Tỉnh Phú Yên. Chúng tôi lưu trích đoạn lúa sắn thuộc lĩnh vực kỹ thuật công nghệ trong phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện tháng 12 năm 2021. Phim chiếu tại Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025

Bình Minh Yên Tử

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần khởi đầu từ vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) lên ngôi Hoàng Đế vào ngày 31 tháng 12 năm 1225 nhằm ngày Mậu Dần  mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu, Lý Chiêu Hoàng là vị Nữ Hoàng cuối cùng của nhà Lý xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Tiếp nối vua Trần Thái Tông là vua Trần Thánh Tông (Trần Hoảng), vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm. Ba vua là thời nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt dựng nên nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông, thống nhất Phật Giáo Việt Nam và đạt đến cực thịnh. Ba vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông là thời kế nghiệp. Từ vua Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất) đến Hôn Đức Công, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, cho tới Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông, Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là thời suy tàn. Trần triều chấm dứt lúc Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông ép thắt cổ chết thay thế bằng Trần Thuận Tông là con của Trần Nghệ Tông, khi thế lực Hồ Quý Ly đã vững không thể đổi. Vua Trần Thuận Tông trị vì từ năm 1388 cho đến năm 1400 thì bị ép nhường ngôi cho Hồ Quý Lý, lập ra triều đại nhà Hồ. Giặc Minh mượn danh nghĩa “phục Trần diệt Hồ” nhân cơ hội ấy vào cướp nước ta. Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng chống nhà Minh nhưng không thành. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế.

Thái Tông và Hưng Đạo
Ngày mới đầy yêu thương
Nhà Trần trong sử Việt
Lồng lộng như trăng rằm

Ba đỉnh cao Yên Tử
Danh thắng quê hương Trần
‘Thái bình tu nổ lực
Vạn cổ thử giang san’ (*)

Nhà Trần trong sử Việt
Trước đèn bảy trăm năm,
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Thăm thẳm tầm nhìn lớn.

Từ một hai hai năm (1225),
Đến thế kỷ mười bốn (1400)
Chuyện cũ chưa hề cũ
Thoáng chốc tròn tháng năm.

Mừng ngày vui xuân mới
Vui bạn hiền người thân
Thung dung bài viết mới.
Thảnh thơi gieo đôi vần.

(*) Trích dẫn thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Minh quân hiền tài vua tôi đồng lòng toàn dân gắng sức. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về ba đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là dãy Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức vua Phật Trần Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là câu chuyện minh quân thiên tài thật lạ lùng và sâu sắc lưu dấu nơi đất Việt. Bài học lịch sử Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư … là suối nguồn tươi trẻ của một câu chuyện tuyệt vời được nối tiếp sâu hơn trong các chuyên luận khác.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.

Đường Thái Tông Lý Thế Dân ngày 4 tháng 9 năm 626 đã lên ngôi hoàng đế nhà Đường sau sự biến Huyền Vũ môn. Đường Thái Tông thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới thời ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. 

An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình.

Tình yêu thương của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa là một câu chuyện thật quái và phi thường ! Tình yêu đó thật lớn lao nhưng sự việc quá liều lĩnh, khí phách và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Trung Thành Vương con trai của Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con gái của vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chết để trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương vị quan đầu triều Trần.

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên ngay cho Thiên Thành Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ tử thù đang rất hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở

Chuyện lạ và hay, thật hiếm có !

Tượng Trần Quốc Tuấn ở chùa cổ Thắng Nghiêm, ảnh Hoàng Kim

LỜI DẶN CỦA THÁNH TRẦN

Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng, viết kiệt tác Binh thư Yếu lược. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Lắng đọng trong tôi
Lời thề trên sông Hóa; Lời dặn của Thánh Trần.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam nhà chính trị, ngoại giao, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Người là một trong mười vị tướng tài của Thế Giới

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Ông khi lên 5 tuổi năm 1237 làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy nên ông sớm trở thành kỳ tài xuất chúng văn võ song toàn, thông hiểu sâu sắc huyền cơ tạo hóa, phép biến dịch và cách dùng binh..

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý loạn cung đình thuở ấy đã tới đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái thông minh, hiền hậu và rất giỏi nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý lắm kẻ mưu mô kém đức dòm ngó ngôi báu. Nước Đại Việt thuở đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đám đặt cược việc làm vua với họa diệt tộc Trần nếu chọn lầm người. Sự kiện đó xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Lý Chiêu Hoàng tức Lý hoàng hậu vợ Trần Thái Tông trớ trêu thay sinh con nhưng con bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chống đối và chỉ trích cay độc của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ nắm thực quyền phụ chính đã ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử.

Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến đặt vận mệnh “non sông đất nước Việt trên hết”. Người đã chấp nhận quay trở về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình.

Sau này, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng là con thứ, vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 để lui về làm Thái thượng hoàng,(con trưởng Trần Quốc Khang vốn là con Trần Liễu, anh em cùng cha khác mẹ với Trần Quốc Tuấn). Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích tại chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương. Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên. Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông với thực tiễn hiển hách ba lần đánh thắng quân Nguyên và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư”, “Binh thư yếu lược” là kiệt tác muôn đời, ba đỉnh cao vọi của trí tuệ Việt Nam và nhân loại.

TRẦN THÁNH TÔNG MINH QUÂN

Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240, mất ngày 3 tháng 7 năm 1290 là  vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 đến năm 1290 lúc qua đời (hình Lăng Trần Thánh Tông ở Long Hưng, Thái Bình). Trần Thánh Tông là vua thánh nhà Trần: Vua nổi tiếng có lòng thương dân và đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều hiếm thấy từ trước đến nay; Trần Thánh Tôngcó công rất lớn lúc làm Thái thượng hoàng đã cùng với con trai là vua Trần Nhân Tông lãnh đạo quân dân Đại Việt giành chiến thắng trong hai cuộc chiến cuối cùng chống lại quân đội nhà Nguyê
n sang thôn tính nước ta lần thứ hai năm1285 và lần thứ ba năm 1287; Nước Đại Việt suốt thời Trần Thánh Tônglàm vua và làm Thái Thượng hoàng là rất hưng thịnh, hùng mạnh, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục  không để cho nhà Nguyên thôn tính.

Trần Thánh Tông cuộc đời và di sản hiếm thấy. Vua Trần Thánh Tông tên thật Trần Hoảng là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị, công chúa nhà Lý, con gái của Lý Huệ Tông và Linh Từ Quốc mẫu. Anh trai lớn của ông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang tuy danh nghĩa là con lớn nhất, nhưng thực tế là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu. Như vậy, ông là Hoàng đích trưởng tử (con trai lớn nhất và do chính thất sinh ra) của Trần Thái Tông hoàng đế.

Vua Trần Thánh Tông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), và ngay lập tức được lập làm Hoàng thái tử, ngự ở Đông cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu mang thai ông, Thái Tông hoàng đế nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.

Vua Trần Thánh Tông có vợ là  Nguyên Thánh hoàng hậu Trần Thiều (?– 1287), con gái An Sinh Vương Trần Liễu, mới đầu phong làm Thiên Cảm phu nhân, sau phong lên làm Hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu u.

Vua Trần Thánh Tông có bốn con: 1) đích trưởng tử là Trần Khâm, tức Nhân Tông Duệ Hiếu hoàng đế, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu; 2) Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265 – 1306), mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu. 3) Thiên Thuỵ công chúa, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308), lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu;4)  Bảo Châu công chúa, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, mẹ là Nguyên Thánh hoàng hậu.

Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1257, vào ngày 24 tháng 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), Thái tử Trần Hoảng đã cùng với vua Trần Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong Trận Đông Bộ Đầu, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng ngày 24 tháng 2, năm 1258 (Nguyên Phong thứ 8). Vua Trần Thánh Tông đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua chalàm Thái thượng hoàng, tôn hiệu là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế .

Vua Trần Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị . Vua nổi tiếng là vị hoàng đế nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài. Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung”.Do vậy, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung cỗ và ngủ chơi chung nhà rất đầm ấm, chỉ khi có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo phép nước .

Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, trên danh nghĩa là con trưởng của vua Trần Thái Tông, nhưng thực ra là con trai của An Sinh đại vương Trần Liễu cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. Trần Quốc Khang tuy là con trưởng  của vua Trần Thái Tông, nhưng  xuất thân đặc biệt nên chịu mọi sự suy xét trong hoàng tộc. Sử cũ kể lại, có lần Trần Thánh Tông cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Trần Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Trần Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao?

Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:

Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à?

Thượng hoàng Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.] Vào tháng 9 năm 1269, Vua Trần Thánh Tông phong cho Trần Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm 1270, Trần Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, vua Trần Thánh Tông bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này – sau trở thành chùa Thông.

Vua Trần Thánh Tông rất quan tâm giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Trần Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước được cử mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy.

Thời vua Trần Thánh Tông nhân sự cũng được thay đổi. Ông xuống chiếu kén chọn văn học sĩ sung vào quan ở Quán và Các. Trước đó, theo quy chế cũ: “không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển“. Nhưng bắt đầu từ đấy, nho sĩ văn học được giữ quyền bính làm hành khiển, như Đặng Kế làm Hàn lâm viện học sĩ, Đỗ Quốc Tá làm Trung thư sảnh trung thư lệnh, đều là nho sĩ văn học.  Vua Trần Thánh Tông cho phép các vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đấy.

Năm 1262, vua Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng 9 (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.

Vua Trần Thánh Tông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Trần Thái Tông, đến năm 1271 đời Thánh Tông mới hoàn thành.

Năm 1258, sau khi Nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Mặc dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ bang giao với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc. Khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả.  Sau này khi Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

Năm 1260, hoàng đế nhà Nguyên sai Mạnh Giáp, Lý Văn Tuấn mang chiếu chỉ sang Đại Việt tuyên dụ, với yêu cầu hệ thống chính quyền Đại Việt phải theo lối hoạt động của Thiên triều, không được dấy binh xâm lấn bờ cõi. Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Long thứ 4, vua Trần Thánh Tông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương, lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục. Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua nhà Nguyên lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt; ý muốn can thiệp chính trị, tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để chuẩn bị chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, bình định nốt miền nam Trung Quốc và dụ vua Đại Việt sang hàng, để khỏi cần động binh. Nhà Nguyên cứ vài năm lại cho sứ sang sách nhiễu và dụ vua Đại Việt sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275, hoàng đế nhà Nguyên ra chiếu dụ đòi vua Đại Việt nộp sổ sách dân số, thu thuế khóa, trợ binh lực cho Thiên triều thông qua sự thống trị của quan Darughachi và đòi nhà vua phải đích thân tới chầu. Vua Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh Tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Theo sách “Các triều đại Việt Nam” của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, “Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên.“ Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

Mùa đông, ngày 22 tháng 10 năm 1278, sau một năm Thái Tông Thượng hoàng đế băng hà, Thánh Tông hoàng đế nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông. Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng, với tôn hiệu là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính.

Quan hệ hai bên giữa Đại Việt và Đại Nguyên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng Nhân Tông tín nhiệm thân vương là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Quốc công Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai lần Chiến tranh với Nguyên Mông lần 2 và lần 3, thắng lợi có vai trò đóng góp của Thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, Thượng hoàng lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: “Hành cung Thiên Trường”, “Cung viên nhật hoài cực”.

Ngày 25 tháng 5, năm Trùng Hưng thứ 6 (1290), Thượng hoàng băng hà tại Nhân Thọ cung, hưởng thọ 51 tuổi. Miếu hiệu là Thánh Tông (聖宗), thụy hiệu là Hiến Thiên Thế Đạọ Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Va7n Vũ Tuyên Hiếu hoàng đế . Ông được táng ở Dụ Lăng, phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

Vua Trần Thánh Tông  sùng đạo Phật, rất giỏi thơ văn, thường sáng tác thơ văn về thiền. Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau), Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà); Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông), Phóng ngưu (Thả trâu), Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông), Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính)…Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) mà chúng tôi sẽ chép bổ sung vào cuối bài này.

Thơ Trần Thánh Tông  giàu chất trữ tình, kết hợp nhuần nhị giữa tinh thần tự hào về đất nước của người chiến thắng, với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình, và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin, lạc quan. Trong thơ, ông đã xen nhịp ba của thơ dân tộc với nhịp bốn quen thuộc của thơ Đường, tạo nên một nét mới về nhịp điệu thơ và về thơ miêu tả thiên nhiên.

Trong sách Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977, có bài thơ Chân tâm chi dụng của Trần Thánh Tông:

<

Dạy và học 30 tháng 12


DẠY VÀ HỌC 30 THÁNG 12
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sốngBản Giốc và Ka Long; Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền  vững; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Quảng Tây nay và xưa; Người vịn trời chấp sói; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng ThànhDi sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Ngày 30 tháng 12 năm 1075 Khâm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống 1075 -1076 của quân Đại Việt. Chiến dịch đánh Tống do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiêt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu Ung Khâm Liêm dọc theo biên giới Tống Việt. Hoàn cảnh lịch sử thời ấy sau năm 1010 Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý trải 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông nước Đại Việt phát triển ổn định và khá vững mạnh đến năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông là thái tử Càn Đức 7 tuổi lên thay, thái phi Ỷ Lan nhiếp chính, được sự phò tá của Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành. Nhà Tống ở phương bắc thành lập năm 960 sau thời hậu Đường và thời Ngũ Đại Thập Quốc phải vất vả đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan ở phương Bắc, qua thời Tống Thái Tông, nạn cát cứ Thập quốc đã dẹp được nhưng nguy cơ nước Liêu luôn tiềm ẩn với nhà Tống. Đến thời Tống Nhân Tông lại thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ người Đảng Hạng. Nhà Tổng bị mất nhiều phần lãnh thổ cho nước Liêu và nước Tây Hạ, lại phải tốn nhiều của cải và cống phẩm để giữ được hòa bình. Tể tướng Vương An Thạch đã chủ trương biến pháp cải cách bên trong và tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để tìm kiếm một thắng lợi tinh thần giải tỏa các căng thẳng của nhà Tống. Quân Tống tập hợp khoảng 10 vạn quân luyện tập ở các căn cứ Ung Khâm Liêm là Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay còn chờ thêm 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc để khởi sự. Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân” Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô lớn sang đất Tống ; Ngày 30 tháng 12 năm 1408, Chiến tranh Minh -Việt: Quân Hậu Trần giành thắng lợi trước quân Minh trong Trận Bô Cô tại Nam Định ngày nay. Ngày 30 tháng 12 năm 1808 tức ngày 14 tháng 11 năm Mậu Thìn là ngày sinh của Nguyễn Hàm Ninh người Thầy của vua  (Nguyễn Phúc Miên Tông Thiệu Trị năm 1841 nối ngôi vua cha Minh Mệnh) . Nguyễn Hàm Ninh là một danh sĩ tinh hoa trong lịch sử Việt Nam ; Bài chọn lọc ngày 30 tháng 12: Bản Giốc và Ka Long; Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền  vững; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Quảng Tây nay và xưa; Người vịn trời chấp sói; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng ThànhDi sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.comhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và xem tiếp: https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-12

SẮN PHÚ YÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Nguyễn Thị Trúc Mai, TS. Hoàng Kim, TS. Hoàng Long

Báo cáo Phú Yên 28 12 2021 Hội nghị “Giới thiệu về các công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Thủy sản”, tài liệu hội nghị và bài tham luận tại Phú Yên 31 12 2021 “Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016- 2020, định hướng phát triển ứng dụng KHCN & ĐMST giai đoạn 2021-2025” UBND Tỉnh Phú Yên,

Bài học Cây Lương Thực (đọc thêm ngoài bài giảng) đôc tiếp bài “Sắn Phú Yên giải pháp phát triển bền vững” tại đây http://hoangkimlong.wordpress.com/category/bao-ton-va-phat-trien-san/

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

#CLTVN
Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Food Crops Ngọc Phương Nam
Nhà sách Hoàng Gia

Video Cây Lương thực chọn lọc :

Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 Bảy điều trước tiên của người Trung Quốc: Củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà | Lý Tử Thất https://youtu.be/u-xS-dkz3a0

Bài viết liên quan (Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả)

GIỐNG SẮN KM440 TÂY NINH
Hoàng Kim, Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Long

Bảo tồn và phát triển sắn; Tin nổi bật quan tâm

#quantv#dangvanquan#CLTVN Giống sắn KM440 Tây Ninh (Cassava variety KM440 Tay Ninh), https://youtu.be/9mZHm08MskE, nông dân thường gọi là “mì tai trắng”, để phân biệt với Giống sắn chủ lực KM419 (Cassava popular variety KM419), nông dân thường gọi là “mì tai đỏ”, và Giống sắn KM94 (Cassava variety KM94), nông dân thường gọi là “mì KUC đọt tím” là giống sắn MKUC28-77-3 = KU50= KM94 được khảo nghiệm sản xuất rộng rải tại Tây Ninh năm 1994 và Bộ Nông nghiệp PTNT Việt Nam công nhận giống tiến bộ kỹ thuật đặc cách năm 1995 xem thêm https://kimyoutube.blogspot.com/2021/12/giong-san-km440-tay-ninh.html

Bản Giốc và Ka Long

BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long và Hoàng Kim

Thác Bản Giốc và sông KaLong là hai địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt nổi tiếng Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông KaLong là nơi lưu dấu các câu chuyên lịch sử và huyền thoại mà tư liệu này là điểm nhấn để quay lại đọc và suy ngẫm.

“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác” báo điện tử VOV ngày 27 tháng 11 năm 2015, bình luận.

Sông Ka Long và sông Bắc Luân

Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.

Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và  biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva,  năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên,  tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.

Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.


Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.


Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên,  Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘
Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách h

Xem tiếp >>

.:: Khoa học Cây trồng ::.

Giống khoai lang Việt Nam

 

 

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả

FOODCROPS. GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM. Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới. Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam. Nguồn gốc và đặc tính nông sinh họcchủ yếu của một số giống khoai lang phổ biến trong sản xuất hiện nay: Giống phổ biến:  HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím),  Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt; Giống bản địa quý, giống tạo thành và giống triển vọng: Chiêm Dâu,  khoai Sữa, Khoai Gạo, Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc, Bí  Đế,Tự Nhiên, Cực nhanh, KB1, K51,K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, KB1; Kokey 14 (Nhật vàng), Murasa Kimasari (Nhật tím 1), HL284 (Nhật trắng), HL565, HL524, KLC3  …

Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới

Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất  khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha.  Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%.

Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc  khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngàykhông thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)

Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam

Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.

Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu  cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.

Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm  Murasa kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa,  Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari.  Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011 cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).

Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009).  Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang  

 

 

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)

Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng  
Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

 

 

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

 

 

Giống khoai lang HOÀNG LONG

Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981(*).

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages)  Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang

  • 1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
  • 2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
  • 3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
  • 4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
  • 5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
  • 6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • 7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
  • 8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
  • 9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
  • 10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang
           tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín

 

 

Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)

Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.

 

 

Giống khoai lang Bí Đà Lạt

Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

 

 

Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)

Nguồn gốc giống: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).

 

 

Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)

Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.

 

 

Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)

Nguồn gốc giống HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Giống khoai lang KB1

 

 

Giống khoai lang KB1

Nguồn gốc giống: KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.



GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM thông tin kỳ này gồm các nội dung chính Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả .VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH https://hoangkimlong.wordpress.com/category/viet-nam-con-duong-xanh/ nhằm mục đích đúc kết, giới thiệu các thành tựu, bài học, mô hình thực tiễn thành công của các sản phẩm nông sản Việt dựa trên thực tế người thật, việc thật sản xuất nghiên cứu, nền tảng khoa học và công nghệ bền vững. Chuyên mục này liên kết Nông sản Việt https://www.csruniversal.org/; Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp (Technological application enhances agriculture value chain), gắn kết diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á) và VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm

Anh Vũ Thành Trung trung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?

Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long

 

HL518PhuThien

 

GIỐNG KHOAI LANG HL518 (NHẬT ĐỎ)

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

 

 

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.

(*) Notes: xem thêm
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518.
Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

GIỐNG KHOAI LANG HL491 (NHẬT TÍM)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

 

IAS90

 

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.

 

KhoaiSan

 

Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG

Hoàng Long  là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*)

Chọn giống sắn Việt Nam

CHỌN GIỐNG SẮN VIỆT NAM
Hoàng Kim
, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Việt Hưng, Trần Công Khanh (Bài tổng hợp dùng để giảng dạy sắn trong nhà trường và làm tài liệu khuyến nông)

Việt Nam có tổng diện tích sắn thu hoạch năm 2018 là 513.000 ha, với năng suất sắn củ tươi bình quân 19,2 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 9,84 triệu tấn. Hai giống sắn chủ lưc KM419 và KM94 chiếm lần lượt 38% và 31,7% tổng diện tích sắn Việt Nam, là hai giống sắn thương mại phổ biến nhất Việt Nam hiện nay.
RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree, http://www.rtb.cgiar.org/2016-annual-report/assessment-reveals-that-most-cassava-grown-in-vietnam-has-a-ciat-pedigree/ .
Nguồn gốc và đặc điểm của hai giống sắn chủ lực KM419, KM94 và bốn giống sắn có diện tích trồng phổ biến rộng tại Việt Nam KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26 như sau

Giống sắn KM419
Giống sắn KM 419 được chọn tạo từ tổ hợp lai BKA900 x KM 98-5. Giống do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên, Trường Đại học Nông Lâm Huế tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Bạch Mai, Nguyễn Thị Lệ Dung, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Ham, H. Ceballos and M. Ishitani. (2016), Giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản xuất thử tại Quyết định số 85 / QĐ-BNN-TT Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2016 cho vùng sinh thái Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).

Giống sắn KM419 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2016 chiếm 38 % so với giống sắn KM94 chiếm 31,7% (RTB Newsletter 2016. Assessment reveals that most cassava grown in Vietnam has a CIAT pedigree), và năm 2019 giống sắn KM419 chiếm khoảng 42% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

Giống KM419 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám thẳng, ngọn xanh cọng đỏ, lá xanh đậm, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 34,9-54,9 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,8 – 30,7%.
+ Năng suất tinh bột: 10,1-15,8 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 62 %.
+ Thời gian thu hoạch: 7-10 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng và bệnh khảm lá virus CMD
+ Cây cao vừa, nhặt mắt, tán gọn, thích hợp trồng mật độ dày 12,500- 14.000 gốc/ ha .

Giống sắn KM419 đã phát triển rộng rãi tại Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên,…được nông dân các địa phương ưa chuộng với tên gọi sắn giống cao sản siêu bột Nông Lâm. Đặc biệt tại tỉnh Phú Yên giống sắn KM419 được trồng trên 85% tổng diện tích sắn của toàn tỉnh mang lại bội thu năng suất và hiệu quả cao về kinh tế xã hội. Tại Tây Ninh, năm 2019 diện tích sắn bị nhiễm bệnh CMD tuy vẫn còn cao nhưng mức độ hại giảm mạnh, lý do vì KM419 và KM94 là giống chủ lực chiếm trên 76% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh (KM419 chiếm 45% ở vụ Đông Xuân và 54,2% ở vụ Hè Thu; KM94 chiếm 31% ở vụ Đông Xuân và 21,6% ở vụ Hè Thu). Tại Đăk Lắk, năm 2019 diện tích sắn KM419 chiếm trên 70% diện tích mỗi vụ của toàn tỉnh.

Sự bùng nổ về năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế sắn đã trùng hợp với sự xuất hiện, lây lan của các bệnh hại bệnh sắn nghiêm trọng. Đặc biệt bệnh khảm lá CMD do virus gây hại (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) lây lan rất nhanh và gây hại khủng hoảng các vùng trồng sắn. Tại Việt Nam, bệnh này được phát hiện vào tháng 5/2017 trên giống sắn HLS11, đến tháng 7/ 2019 bệnh đã gây hại các vùng trồng sắn của 15 tỉnh, thành phố, trên hầu hết các giống sắn hiện có ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục BVTV đã có văn bản 1068 ngày 9/5/2019 xác định “Việc hướng dẫn nông dân mua giống KM419 sạch bệnh là giải pháp an toàn, kinh tế nhất hiện nay” .

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao, kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận (Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim, Hoàng Long và đồng sự 2020). Sử dụng giống sắn KM419 năng suất tinh bột cao và nhiểm trung bình bệnh CMD và bệnh chồi rồng (CWBD) để đưa thêm vào gen mục tiêu (C39) kháng bệnh. Chọn tạo và phát triển 1-2 các giống sắn mới trong phả hệ các giống sắn triển vọng KM568, KM537, KM536, KM535, KM534 là nội dung nghiên cứu quan trọng “Chọn tạo sắn Việt Nam” cấp thiết, có tính khả thi cao, tính mới cao, kế thừa và phát triển bền vững giống sắn ở Việt Nam tốt nhất hiện nay.

Giống sắn KM 94

Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% (Hoang Kim Nguyen Van Bo et al. 2010), năm 2016 chiếm 31,8 % và năm 2019 chiếm khoảng 37% tổng diện tích sắn toàn Việt Nam

Giống KM94 có đặc điểm:

+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .

Giống sắn KM 140

Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTECH năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trồng trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 Giống KM98-5 được trồng tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2010 trồng trên 100.000 ha; hiện là giống phổ biến..

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

Giống sắn KM98-1

Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= giống sắn KU 72 của Thái Lan hình trên, nhưng việc lựa chọn giống bố mẹ, lai tạo và chọn dòng thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến..

Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94

Giống sắn SM 937-26

Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 98/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995.. Giống SM937-26 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến.

Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94

Những bài viết liên quan

Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam (Hoàng Kim 2012)
Mười kỹ thuật thâm canh sắn (Hoàng Kim 2012)
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Sắn Việt và Sắn Thái
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Năm giống sắn mới tại Phú Yên
Quản lý bền vững sắn châu Á
Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh
Cassava and Vietnam: Now and Then

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là NLU.jpg

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
https://www.youtube.com/embed/Hf03SC8l-f4?version=3&rel=1&fs=1&autohide=2&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&wmode=transparent
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Mười kỹ thuật thâm canh sắn

 

 

 

MƯỜI KỸ THUẬT THÂM CANH SẮN
Hoàng Kim

HỏI:Mười kỹ thuật thâm canh sắn”, tài liệu tham khảo chính ở đâu?. Trả lời:
“Mười kỹ thuật thâm canh sắn”, tài liệu bài giảng ban đầu tại “Cây Lương thưc Việt Nam” (Hoàng Kim 2012) trích dẫn ở CÂY LƯƠNG THỰC “
Mười kỹ thuật thâm canh sắn“, đường dẫn tại http://cayluongthuc.blogspot.com/2012/07/muoi-ky-thuat-tham-canh-san.html. Bài viết này được dẫn lại để giúp nhận diện giống sắn và hoàn thiện tiếp “Mười kỹ thuật thâm canh sắn” xây dựng quy trình canh tác sắn thích hợp bền vững cho từng vùng sinh thái.

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM . Mười kỹ thuật thâm canh sắn (Hoàng Kim 2012): 1) Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao; 2 Hom giống sắn, bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng;  3. Thời vụ trồng; 4. Đất sắn và kỹ thuật làm đất; 5. Dinh dưỡng khoáng và bón phân cho sắn; 6. Khoảng cách và mật độ trồng; 7. Trồng xen; 8. Chăm sóc và làm cỏ; 9. Phòng trừ sâu bệnh; 10. Thu hoạch, chế biến, kinh doanh khép kín

1. Sử dụng các giống sắn tốt có năng suất sắn lát khô và năng suất bột cao
Những giống sắn phổ biến ở Việt Nam năm 2012 là KM94 & KM419,  KM140, KM98-5, KM98- 1, SM937-26, với tỷ lệ tương ứng 75,54%, 5,4%, 4,50%, 3,24%, 2,70%, của tổng diện tích sắn thu hoạch toàn quốc 496,20 nghìn ha, năng suất bình quân 17,1 tấn/ ha, sản lượng sắn củ tươi 8,52 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2012). Các giống sắn mới triển vọng năm 2012 được Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP) khảo nghiệm rộng, có các giống sắn tốt tiêu biểu được nông dân chấp nhận và phát triển rộng trong sản xuất là KM419, KM440, KM414, KM397, KM325… Đặc biệt là giống KM419 (sắn siêu bột Nông Lâm, sắn siêu cao sản Nông Lâm, sắn giống, sắn cút lùn) đang tăng rất nhanh. Những giống sắn mới có ưu điểm năng suất cao, cây thấp gọn dễ trồng dày, ngắn ngày, ít bệnh nên nông dân đã nhạy bén mua giống chuyển đổi, thay bớt diện tích giống sắn chủ lực KM94 có năng suất cao ổn định, nhiều bột nhưng cây cao tán rộng khó trồng dày, dài ngày và bị nhiễm bệnh chồi rồng.  

1.1 Nguồn gốc, đặc điểm của bảy giống sắn mới triển vọng
Giống sắn KM419

Nguồn gốc: KM419 là con lai của tổ hợp lai KM98-5 x BKA900 do Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu Giống KM419 đã được tỉnh Tây Ninh tổ chức trồng rộng rãi từ năm 2009 (Hoàng Kim, Cao Xuân Tai, Nguyễn Phương, Trần Công Khanh, Hoàng Long. 2009. “Tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép nhập nội từ CIAT”. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số đề tài: B2007-12-45; Thời gian thực hiện 1/2007-12/2008. Nghiệm thu đề tài tháng 10/2009). Giống mẹ KM98-5 là giống sắn tốt đã được tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất năm 2002, 2005 và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2002, 2005, 2007, 2009 ). Giống bố BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn lai KM419 do kết hợp được nhiều đặc tính tốt của cha mẹ, dẫn đầu năng suất hầu hết các thí nghiệm (Hoang Kim, Nguyen Van Bo Nguyen Phuong, Hoang Long, Tran Cong Khanh, Nguyen Van Hien, Hernan Ceballos, Rod Leproy, Keith Fahrney, Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye 2011. Current situation of cassava in Vietnam and the breeding of improved cultivars. In A New Future for Cassava in Asia: Its Use as Food, Feed, and Fuel to Benefit the Poor, 8th Asian Cassava Research Workshop October 20 – 24, 2008 in Vientiane, Lao PDR)

 

 

  Đặc điểm giống: KM419 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh năng suất củ tươi 40,2 đến 54,8 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 28,2 -29%..

 

 

  Giống sắn KM419 hiện được nông dân rất ưa chuộng, nhân nhanh trong sản xuất tại Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước,…  và Cămpuchia, với các tên gọi: Khoai mì giống siêu bột KM419; Mì siêu cao sản Nông Lâm,  Mì “cút lùn” Nông Lâm (để phân biệt với giống sắn phổ biến KM94 = KU50 = MKUC 29-77-3 là “cút cao” ngọn tím, cây cao, cong ở gốc, khó tăng mật độ trồng và hiện bị nhiễm bệnh chồi rồng. 

Giống sắn KM440

 Nguồn gốc: KM440 là giống sắn KM94 chiếu xạ hạt giống KM94 bằng tia Gamma nguồn Co 60, thực hiện trên 24.000 hạt sắn KM94 đã qua tuyển chọn đơn bội kép do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) chủ trì chọn tạo giống (Hoàng Kim, Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt,  và ctv 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004) sau đó tiếp tục cải tiến giống bằng phương pháp tạo dòng đơn bội kép (Hoàng Kim và ctv 2009)

 

 

  Đặc điểm giống: KM440 thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, đọt non màu xanh tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất củ tươi 40,5 đến 53,1 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt từ 27,0 -28,9%,. giống ngắn ngày, thời gian giữ bột sớm hơn KM94. 

Giống sắn KM397          
Nguồn gốc: KM397 là con lai của KM108-9-1 x KM219 là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm từ năm 2003 (Hoàng Kim và ctv 2009). Giống bố SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). BKA900 là giống sắn ưu tú nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng chất lượng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. KM397 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ SM937-26 và BKA900.

 

 

 Đặc điểm giống: KM397 có thân nâu tím, thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8-10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 – 29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2- 13,5 tấn/ha, năng suất sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.

Giống sắn KM444           
Nguồn gốc: KM444 còn có các tên khác là HL2004-28 và SVN7 do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ tổ hợp lai (GM444-2 x GM444-2) x XVP của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) lai hữu tính năm 2003.

 

 

 Đặc điểm giống: KM444 có gốc thân hơi cong, phân cành cao. Lá màu xanh đậm, ngọn xanh nhạt. Dạng củ đẹp, thịt củ màu trắng. Đặc điểm nổi bật của giống KM444 là rất ít nhiễm sâu bệnh. Năng suất củ tươi đạt 37,5 – 48,3 tấn/ha. Hàm lượng bột đạt 28,3- 29,2%.

Giống sắn KM414
          Nguồn gốc: KM414 là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, chính là tổ hợp lai kép (KM98-5 x KM98-5) x (KM98-1 x KM98-1) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim và ctv, 2009). Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 (Hoàng Kim và ctv, 1999; Trần Công Khanh và ctv, 2005). Giống sắn lai KM414 kết hợp được nhiều đặc tính quý của hai giống cha mẹ KM98-1 và KM98-5. Hai tổ hợp lai thuận nghịch kết quả chọn được hai đầu dòng (elite clone) KM414a (KM98-1 làm mẹ) và KM414b (KM98-5 làm mẹ)

 

 

Đặc điểm giống: KM414 hiện có KM414a (trên) và KM414b (dưới). Giống sắn KM414a người dân Tây Ninh thích giữ lại vì có nhiều đặc tính tốt: thích hợp làm sắn lát khô và làm bột. thân màu xám trắng, phân cành cao, lá xanh, ngọn xanh, củ to và đồng đều nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419,   Năng suất củ tươi đạt 42,3 đến 52,3 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 27,8 đến 29,5%.

 

 

Giống sắn KM414b có lá dạng hình lá tre tương tự giống KM325 nhưng dạng thân và dạng củ khác biệt rõ (hình). Giống sắn KM419b được nông dân Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai ưa thích giữ lại qua các khảo nghiệm giống tác giả vì giống KM414b chín sớm năng suất cao  thân màu xanh nâu (phân biệt rõ với KM325 thân xám đậm), ít phân cành, lá xanh, ngọn xanh, phân thùy sâu, củ to nhưng dạng củ không đều bằng giống KM419,   Năng suất củ tươi đạt 44,3 đến 50,0 tấn/ha; hàm lượng bột đạt 26,8 đến 28,3%.

Giống sắn KM325
Nguồn gốc: KM325 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba của tổ hợp lai SC5 x SC5 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và khảo nghiệm. Giống sắn SC5 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn từ tổ hợp lai ZM8625 x SC8013 công nhận giống quốc gia năm 2000. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002. SC8013 có nguồn gốc từ SC205 là giống sắn phổ biến nhất ở Trung Quốc hiện nay.

 

 

 

 Đặc điểm giống: KM325 có thân nâu xám, nhặt mắt, phân nhánh cấp 1, lá xanh đậm, xẻ thùy sâu, ngọn xanh, củ hình dạng đẹp, đều; thịt củ màu trắng (dân gọi KM325 là Sắn Lá Tre xanh phân biệt với SC205 là Sắn Lá Tre cọng đỏ).

 

 KM325 đạt năng suất củ tươi  27,0 -58,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,2 – 27,6 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 15,3 – 17,2 tấn/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu thâm canh, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, nhược điểm là hàm lượng tinh bột thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94, KM140.

Giống sắn KM228
Nguồn gốc: KM228 có tên khác là SVN4 và gần gũi nguồn gốc di truyền với KM440. Giống sắn KM228 là dòng đột biến chọn lọc từ hạt giống sắn KM94 đã qua chiếu xạ bằng nguồn Coban 60 trên hạt sắn khô do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tạo chọn và khảo nghiệm. Giống sắn KM94 đã được trồng thuần cách ly và thu được trên 24.000 hạt sắn khô,
chuyển 4000 hạt cho CIAT, 4000 hạt cho Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam và 16.000 hạt sử dụng để chiếu xạ đột biến lý học, nguồn Co 60  trên hạt sắn khô và hạt sắn ướt mọc mầm với 5 liều lượng chiếu xạ trên, dưới  6Kr và 5 thời gian chiếu xạ ngưỡng thích hợp. Kết quả tuyển chọn đã xác đình được giống sắn KM228 sau này tiếp tục tạo dòng sắn đơn bội kép hai chu kỳ  KM440 (KM440-1, KM440-2, KM440-3, … KM440-18), ***.( Xem thêm: Hoàng Kim;  Lương Thu Trà, Bùi Trang Việt, Hernan Ceballos, Phan Ngô Hoang, Ngô Vi Nghĩa, Tầng Phú An, Nguyễn Thị Thủy, Phan Thị Yến Nhi, Phạm Danh Tướng 2004. Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang. Tài liệu báo cáo nghiệm thu đề tài (loại xuất sắc). Uỷ ban Nhân dân Tỉnh An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Long Xuyên, An Giang, tháng 5/2004. 27 trang;  Hoang Kim, Cao Xuan Tai, Nguyen Phuong, Tran Cong Khanh, Hoang Long. (2009). The selection of cassava doubled haploid (DH) lines derived from CIAT. MOET Project code B2007-12-45, Ho Chi Minh city 2009, 122 pages (by Vietnamese and English Summary).
 

 

 

Giống sắn HB60* (KM390) 
Nguồn gốc: HB60* tên khác KM390  do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và khảo nghiệm. KM390 là kết quả chọn dòng tự phối đời ba từ tổ hợp lai HB60 x HB60 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT. Hom giống HB60 được nhập nội từ Trường Đại học Karsetsart (KU) Thái Lan vào Việt Nam năm 2002. Giống HB60 do Trường Đại học Karsetsart Thái Lan chọn tạo từ R5 x KU50 công nhận giống năm 2003.

 

 

 

 

 

 

            Đặc điểm giống: HB60* (KM390) có thân nâu xám, ít phân nhánh, lá xanh, ngọn xanh; thịt củ màu trắng, tai lá rõ. Thời gian thu hoạch 8 -10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi khảo nghiệm tại Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước  đạt 33,0 – 40,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,0- 27,9 %, tỷ lệ sắn lát khô 38,2 %, năng suất sắn lát khô 12,0 tấn/ha. Giống sắn HB60* (KM390) thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám vùng Đông Nam Bộ, nhiễm nhiều bệnh đốm nâu lá.

1.2 Nguồn gốc, đặc điểm của năm giống sắn chủ lực trong sản xuất
Giống sắn KM 140           
Nguồn gốc: Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, Năm 2012 ước trồng trên 150.000 ha.

 

 

 

 
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94

Giống sắn KM 98-5

 

 

Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, hiện ước trồng trên 100.000 ha.  

 

  Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.

Giống sắn KM98-1

 

 

 Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= Rayong 72) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, hiện trồng trên 20.000 ha.

 

 

 

    Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94

Giống sắn SM 937-26
Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, Năm 2012 trồng trên 20.000 ha.

 

 

 

 Đặc điểm giống:
+ Thân nâu đỏ, thẳng, không phân nhánh
+ Năng suất củ tươi: 32,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 37,9%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,9%.
+ Năng suất bột : 9,4 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 61 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Vỏ củ dày và cứng hơn KM94


Giống sắn KM 94

Nguồn gốc: Tên gốc KU50 (hoặc Kasetsart 50) được nhập nội từ CIAT/Thái Lan trong bộ giống khảo nghiệm Liên Á năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nhập nội, tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995, Trịnh Phương Loan, Trần Ngọc Ngoạn và ctv. 1995). Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 trên toàn quốc. Giống sắn KM94 là giống sắn chủ lực của Việt Nam có diện tích thu hoạch năm 2008 chiếm 75, 54% tổng diện tích sắn toàn quốc.

 

 

 Đặc điểm giống: + Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh chồi rồng và bệnh cháy lá.    

2. Hom giống sắn,  bảo quản cây giống và kỹ thuật trồng

Xem tiếp >>

.:: Văn hóa và Giáo dục ::.

Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình

TỪ MAO TRẠCH ĐÔNG ĐẾN TẬP CẬN BÌNH
Hoàng Kim

nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình góp phần tìm hiểu bình sinh Mao Trạch Đông và bình sinh Tập Cận Bình, những vĩ nhân ảnh hưởng quan trọng đến đất nước Trung Hoa và Thế Giới. Bài này được khởi đăng lần đầu ngày 19.06.2015 trên trang Tình yêu cuộc sống (1) đã bổ sung 57 cảm nhận liên quan đến những sự kiện gần nhất mới đây. Bài viết này  tóm tắt những luận điểm chính.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là một nhân vật hiếm có trong lịch sử, nghìn năm công tội. Thời gian và sự khen chê không thể xóa nhòa những dấu ấn nổi bật của Mao. Di sản của Mao Trạch Đông không chỉ là bốn bộ trước tác nổi tiếng “Luận về thực tiễn”, “Luận về mâu thuẫn”, “Bàn về đánh lâu dài” “Bàn về Chủ nghĩa Dân chủ mới” mà chủ yếu là triều đại, thực tiễn và tư tưởng. Chức vụ tối cao của Chủ tịch Mao Trạch Đông được trao truyền qua các thế hệ lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa lần lượt từ Mao Trạch Đông, tiếp nối là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, nay vừa trên 70 năm.
 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là con người bí ẩn với hai cuốn sách lớn “Làm việc với những thứ thật, bước đi ở vị trí hàng đầu” và “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ góp phần giúp ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử khó khăn chọn ra người đứng đầu chính phủ cùa một quốc gia hơn 1, 34 tỷ người, dẫn đến việc chuyển giao quyền lực năm 2012. Cách hành xử của vị lãnh tụ này thật cẩn trọng, quyết đoán và khó lường. Các chuyên gia chiến lược thế giới suy đoán về tư tưởng và đường lối chính trị của ông là “theo Mao và mãi mãi theo Mao” nhưng đó cũng chỉ là sự suy luận thông qua việc làm và dư luận. Ông chọn theo Mao là chọn theo đường lối thực tiễn “có lý, có lợi, đúng lúc”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết Trung Nam Hải “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên cơ sở thuyết “biển lịch sử” từ thời đế quốc La Mã tuyên ngôn cách đây 2000 năm nhằm đưa ra phương lược mưu chiếm trọn 80% hải phận của vùng Đông Nam Á (theo đường Lưỡi Bò), khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc thời kỳ rộng nhất, huy hoàng nhất. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014 đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông ráo riết thực hiện chiến lược “không đánh mà thắng” với một loạt kế sách liên hoàn trên biển Đông thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ: xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa; điều giàn khoan thăm dò dầu khí chập chờn ở các điểm nóng; ký hợp tác Trung Nga nhận mua khí đốt và năng lượng dài hạn từ Nga giải tỏa giúp Nga sự căng thẳng suy thoái kinh tế do sức ép giá dầu lửa xuống thấp vì sự can thiệp của Tây Âu và Mỹ; Trung Quốc tỏ rõ lập trường ủng hộ Nga chống li khai để giữ vững đường hằng hải sống còn của Nga thông ra biển lớn mà Pie Đại Đế nhân vật lịch sử vĩ đại nhất nước Nga quyết tâm sắt đá tranh đoạt bằng được Sankt-Peterburg dù mọi giá . Trung Quốc thực hành chiến lược “Nam Nam” mở rộng ảnh hưởng nước lớn tại Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc với chiến lược "Vành đai và con đường" hiện là tâm điểm của cuộc khủng hoảng địa chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ đang ngày một gia tăng tại châu Á và Thế giới. Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ Trung Quốc 2018-2019 là tâm điểm của thời sự Thế giới biến chuyển.

Chủ tịch Tập Cận Bình trước và ngay sau ngày 14 tháng 3 năm 2013 (ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”. Các con hổ lớn Bạc Hi Lai (2012), Từ Tài Hậu (2012), Chu Vĩnh Khang (2013) và mới đây là Quách Bá Hùng (2015) Lệnh Kế Hoạch (2016) lần lượt bị sa lưới. Chiến dịch này hiện đang ở vào hồi kết thúc của giai đoạn ”đả hổ, diệt ruồi” giành thắng lợi quyết định ở cấp lãnh đạo thượng tầng, quân đội, công an, tài chính kinh tế và truyền thông tại các thành phố lớn, nay đang chuyển sang giai đoạn “săn sói, quét muỗi” càn quét cường hào tham nhũng vừa và nhỏ ở vùng nông thôn và những nguy cơ tiềm ẩn ở các lĩnh vực khác. Chủ tịch Tập Cận Bình “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Ông đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Đây là một cuộc chiến sinh tử, một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc, rộng lớn và triệt để về kinh tế, xã hội, nhà nước và đảng cầm quyền. Trong cuộc chiến này, quan điểm của ông Tập là vạch trần mọi tật xấu, sai lầm, khuyết điểm, không được che dấu đảng viên và nhân dân điều gì, không có nhân vật nào bất khả xâm phạm, không một lãnh vực nào bị cấm, dù là lãnh tụ tối cao.

Tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận với các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình”. “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.”

Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta.

Chí thiện là lời sau cùng của bài viết này !


Hoàng Kim

(*) xem tiếp tại đây hoặc ở đây (1)
Nguồn bài viết đầy đủ được hiệu đính và lưu tại 
 http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim

Phan Huy Chú thầy bách khoa thư

PhanHuyChulunglaybachkhoathu

PHAN HUY CHÚ THẦY BÁCH KHOA THƯ
Hoàng Kim

Phan Huy Chú (1782 – 1840) là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”. Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh Mạng.

Phan Huy Chú (tên khác là Phan Huy Hạo, tên hiệu là Mai Phong), sinh năm Nhâm Dần 1782, quê gốc xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra và lớn lên ở xã Thụy Khê, huyện Yên Sơn, Phủ Quốc Oai, nay là làng Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực… Tiến sĩ Phan Huy Ích trong “Thứ nam thực sinh hỉ phú” (bài phú mừng sinh nhật con trai thứ hai Phan Huy Thực) đã viết: “Văn phái dư lan cự cửu nguyên”, nghĩa là: “dòng văn để lại đủ cửu nguyên”. Ông cũng có lời chú trong “Dụ am ngâm lục” rằng: “Phụ thân tôi Phan Huy Cận, thi Hương, thi Hội 2 lần đỗ đầu (lưỡng nguyên). Tôi thi Hương, thi Hội, thi Ứng chế ba lần đều đỗ đầu (tam nguyên). Bác Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn) em trai thứ 3 của tôi đều đỗ đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là cửu nguyên”. Tác động của dòng dõi tài danh, hiếu học và những quan hệ trí tuệ đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, tính cách của nhà khoa học Phan Huy Chú. Phan Huy Chú là một nhà bác học, danh nhân văn hoá Việt Nam, với tài danh lỗi lạc về bách khoa thư. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật nhất là bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” gồm 49 quyển khảo cứu về lịch sử Việt Nam từ lập quốc đến cuối triều Lê.

Phan Huy Chú trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, đã sưu tầm tư liệu, khảo cứu sách vở, đối chiếu sắp xếp, trình bày cô đọng, mạch lạc sinh động, có tầm khái quát cao, chia theo từng loại hiến chương gọi là chí: dư địa chí, nhân vật chí, lễ nghi chí, khoa mục chí, quốc dụng chí, hình luật chí, văn tịch chí, binh chế chí, quan chức chí, bang giao chí. Trong đó: 1) Dư địa chí: Khảo cứu về đất đai, phong thổ và lịch sử địa lý Việt Nam qua các đời; 2) Nhân vật chí: Nói về tiểu sử từ vua chúa, tướng sĩ đến những người trung thần, tiết nghĩa có công với nước; 3) Quan chức chí: Xét về chế độ quan lại ở Việt Nam; 4) Lễ nghi chí: Khảo sát các quy định, thể chế, phẩm phục của vua chúa, quan lại cùng các nghi lễ trong triều đình; 5) Khoa mục chí: Nói về chế độ giáo dục, khoa cử đời xưa; 6) Quốc dụng chí: Viết về chế độ thuế khóa, tài chính qua các triều; 7) Hình luật chí: Xét về pháp luật các đời. 8) Binh chế chí: Khảo về quy chế tổ chức và việc luyện binh qua các đời; 9) Văn tịch chí: Nói về tình hình sách vở nước Việt xưa; 10) Bang giao chí: Khảo về việc giao thiệp, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước qua các đời).

Lê Minh Quốc năm 2009 (5) cho biết: “Năm 1960, 120 năm sau ngày ông mất, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức dịch tác phẩm bày ra chữ Quốc ngữ, dày đến 1.450 trang, khổ 14,5 x 20 cm và ghi nhận: “Trong kho tàng thư tịch Việt Nam, nếu trước kia có bách khoa toàn thư, thì phải nhận rằng, Lịch triều hiến chương loại chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam, là cả một kho tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu và xây dựng các khoa học xã hội…”. Chúng ta hãy đọc lại một đoạn ngắn trong Lịch triều hiến chương loại chí có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa … Nhà bác học Phan Huy Chú viết: “Ngoài biển phía đông bắc có đảo Hoàng Sa, nhiều núi lớn nhỏ, đến hơn 130 ngọn núi. Từ chỗ núi chính đi ra biển sang các đảo khác ước chừng hoặc một ngày; hoặc vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước chừng 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi. Trong bãi có dòng nước trong suốt đến đáy. Sườn đảo có vô số vỏ yến sào; các thứ chim có đến hàng nghìn vạn con, thấy người vẫn cứ đỗ quanh, không bay tránh. Bên bãi cát, vật lạ rất nhiều, có thứ ốc có vằn gọi là ốc tai voi to như cái chiếu, trong bụng có hột châu to bằng ngón tay cái, nhưng sắc nó đục, không bằng ngọc châu ở trong con trai; vỏ nó đẽo làm bia được, lại có thể nung làm vôi để xây tường. Có thứ ốc gọi là ốc xà cừ, có thể khảm vào các đồ vật; có thứ gọi là ốc hương. Thịt các con trai, con hến đều có thể làm mắm hoặc nấu ăn được. Có thứ đồi mồi rất lớn, gọi là hải ba, mai nó mỏng, có thể ghép làm các đồ vật; trứng nó như đầu ngón tay cái. Lại có thứ gọi là hải sâm, tục gọi con đột đột, nó bơi lội ở bên bãi cát, bắt về, xát vôi qua, rồi bỏ ruột đi phơi khô. Khi nào ăn, lấy nước cua đồng mà ngâm, nấu với tôm và thịt lợn, ngon lắm. Các thuyền buôn khi gặp gió thường nấp vào đảo này. Các đời chúa Nguyễn đã đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm cứ đến tháng ba, khi nhận được mệnh lệnh sai đi, phải đem đủ sáu tháng lương thực, chở năm chiếc thuyền nhỏ ra biển, ba ngày ba đêm mới đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ tìm kiếm các thứ; bắt cá ăn, tìm được những thứ của quý của bọn Tàu ô rất nhiều và lấy được hải vật rất nhiều. Đến tháng tám thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (còn gọi cửa Yêu Lục, tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân đưa nộp”… Báo Tiếng dân (số ra ngày 23/7/1938) cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa “Dấu tích đảo Tây Sa (Paracels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn và “Lịch triều hiến chương loại chú” của Phan Huy Chú “Hoàng Sa: là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy”. Với các tài liệu ấy, theo cụ: “Trở thành món tài liệu rất quý giá có quan hệ đến công pháp quốc tế không phải là ít”.

PhanHuyChuban doVietNam

Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (tên gốc: 大南一統全圖 hoặc 大南一統全圖) do Phan Huy Chú xuất bản đời Nguyễn vào khoảng năm 1838 (theo Trần Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1990) là một chứng cứ pháp lý quốc tế về Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là không thể chối cãi. Chỉ riêng một dẫn liệu về lời văn và bản đồ đã nêu trên đã cho thấy ý nghĩa và tầm vóc đóng góp của Phan Huy Chú cho non sông Việt.

Ngoài tác phẩm lớn “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú còn có các tác phẩm khác như: “Hoàng Việt dư địa chí”, Mai Phong du Tây thành dã lục, “Hoa thiều ngâm lục” (tập thơ đi sứ Tàu), “Bình Định quy trang”, “Dương trình ký kiến”, “Hoa trình ngâm lục”, Lịch đại điển yếu thông luận; “Hải trình chí lược”… hay còn gọi là Dương trình kí kiến (ghi chép những điều trông thấy lúc đi Batavia); Điều trần tứ sự tấu sở.

Phan Huy Chú là tấm gương lớn về hoạt động học thuật. Ông không được khoa bảng như cha ông, song thực học, thực tài, uyên bác, xuất chúng. Ông thực hiện công việc nghiên cứu bằng lao động khoa học miệt mài, với tâm huyết lớn. “Lịch triều hiến chương loại chí” là công trình học thuật cá nhân đồ sộ với hình thức độc đáo, nội dung lớn lao đã được ông thực hiện trong mười năm (1809 – 1819), chưa kể thời gian đọc sách, ghi chép, sưu tầm trước đó. Đây là “một bộ sách thường đọc của một đời”, là điểm đặc sắc trong lịch sử văn hoá nước nhà.

Phan Huy Chú viết: “Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý, Trần nội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự, chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ điều. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng, sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn… Than ôi! Sách vở các đời đã từng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại nhiều sai lẫn, đằng đẵng ngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét? Nhưng sự học ở các nhà nho quý ở tìm rộng, có sách vở để làm bằng. Tôi bèn xét tìm sử cũ, tham khảo các nhà…” (Trích quyển XLII Lịch triều hiến chương loại chí). Một thoáng như vậy để thấy tầm suy xét của Phan Huy Chú khi bắt tay vào thực hiện pho sách đồ sộ này.

Phan Huy Chú chuộng thực làm, thực học, không ưa danh hão. Ông đặt trọng tâm cuộc đời vào việc viết sách và dạy học. Với ông “văn minh của loài người đều chứa trong sách vở”. Ông không may mắn về đường quan lộ, 2 lần khoa cử chỉ đạt học vị tú tài, đến tuổi tứ tuần mới nhận chức quan, trôi dạt trong cảnh quan trường thăng giáng, mờ tỏ.

PhanHuyChulichtrieuhienchuongloaichi
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” ngày nay (*)

Phan Huy Chú bắt đầu làm quan Hàn lâm Biên tu từ năm 1821, khi vua Minh Mạng biết đến tài năng của ông và triệu vào Huế giữ chức này. Ông đã dâng bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” lên vua Minh Mạng, được vua thưởng 30 lạng bạc, 1 áo sa đỏ, 30 cây bút và 30 thỏi mực. Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) ông làm “Lang trung bộ Lại”, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) được sung vào sứ bộ sang Trung Quốc. Năm 1828 làm Thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1829 làm Hiệp trấn Quảng Nam, sau đó bị giáng. Năm 1831 được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc lần 2, khi về bị cách chức. Năm 1832 đi Biên lực ở Giang Lưu Ba (nay là nước Indonesia). Xong nhiệm vụ trở về ông được khôi phục giữ chức Tư vụ bộ Công… Vua Minh Mệnh là người chuộng tài năng nhưng có tính tự phụ và đa nghi. Ông dè dặt với tầng lớp nho sĩ Bắc Hà có quan hệ với triều Tây Sơn, trọng khí tiết và có chính kiến. Phan Huy Chú bởi ấp ủ tấm lòng ưu ái vì dân nước nên năm 1823, khi được thăng chức Lang trung bộ Lại, đã mạnh dạn dâng sớ điều trần bốn việc: bớt thuế, bớt lính; thực hiện chế độ quân điền; bãi bỏ những cuộc hành binh dẹp loạn; nghiêm trị bọn sâu mọt chuyên đục khoét lương dân. Việc dâng sớ điều trần bốn việc của Phan Huy Chú đã bị vua Minh Mệnh quở trách. Ông cũng như nhiều bậc tài trí thời ấy đã không được vua thực sự tin dùng. Từ sau mấy lần bị vua Minh Mệnh đối xử thô bạo, ông trở nên kín đáo, tuy không vội từ quan nhưng không còn hăm hở như buổi đầu. Hơn mười năm làm quan, ông dù có lúc được thăng Hiệp trấn Quảng Nam, hai lần đi sứ, nhưng ông vẫn luôn bị vua trách phạt. Cuối cùng, chán cuộc đời làm quan, Phan Huy Chú vịn cớ đau yếu, xin từ quan về nhà mở trường dạy học ở Thanh Mai thuộc huyện Tiên Phong, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) rồi mất tại đó năm Canh Tý 1840, thọ 58 tuổi.

PhanHuyChulangmo
Lăng mộ nhà bác học Phan Huy Chú
(Ba Vì – Hà Nội) Ảnh Nguyễn Văn Chiến (1)

PhanHuyChulangmo1
PHAN HUY CHÚ
(1782 – 1840)
Chữ Hán 潘輝注 tự Lâm Khanh
Thuở nhỏ có tên là Hạo sau đổi tên là Chú
Là một danh sĩ triều nhà Nguyễn.

Nhà thờ Phan Huy Chú hiện toạ lạc tại quê nhà Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Đây là di tích Lịch sử – Văn hoá đã được xếp hạng bởi Bộ Văn hoá – Thông tin ngày 24 tháng 11 năm 2000.

Hoàng Kim
Tuyển chọn, Biên soạn
Bài đăng lần 1 năm 2008, soát xét và bổ sung lần 2 năm 2012
hiệu đính và bổ sung lần 3 vào ngày 27 tháng 5 năm 2016
hiệu đính và hoàn thiện lần 4 vào ngày 27 tháng 5 năm 2019

Tài liệu tham khảo: 1) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Phan Huy Chú; 2) Nguyễn Văn Chiến, 2009, Học vị, học vấn, học thuật Phan Huy Chú, Quê Hương Online; 3) Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng 2000, Nghị quyết số 06-2000/NQ-HĐ, khóa VI, ngày 19-7-2000 về đặt tên một số đường của TP Đà Nẵng trong đó có đường Phan Huy Chú (kèm lược sử); 4) TS. Phan Huy Dục 2008. Phan Huy Chú và văn hoá Việt Nam. An ninh Thủ Đô Online (Phan Huy Chú, thư hoạ hình đầu tiên là trích dẫn theo Phan Huy Dục); 5) Lê Minh Quốc 2009. Nhớ Phan Huy Chú 1782-1840 Nhà bách khoa toàn thư của Việt Nam. Phụ Nữ Online (trang bìa sách Lịch triều Hiến chương loài chi trong bài này đã dẫn theo tài liệu của Nguyễn Xuân Diện). 6) Ảnh đầu trang: Phan Huy Chú và Văn hóa Việt Nam. Báo Đăk Lăk điện tử ngày 16 tháng 7 năm 2011. xem tiếp CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 5

Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua



NGUYỄN HÀM NINH THẦY VUA
Hoàng Kim

Nguyễn Hàm Ninh là Thầy vua Thiệu Trị người nối ngôi vua cha Minh Mệnh năm 1841. Vua Minh Mệnh là ông vua giỏi quyền thuật, thanh thận cần, thông minh hiếu học, sáng suốt uy vũ, hà khắc quyết đoán trong việc dùng người. Vua biết rõ sau thời kỳ dùng võ để lập quốc là phải dùng văn để trị nước, nên vua rất chú trọng chọn thầy giỏi để dạy cho con mình nhằm khẳng định quyền uy tối thượng của vương triều. Nguyễn Hàm Ninh năm Bính Thân (1836) lúc 28 tuổi đã được vua Minh Mệnh và triều Nguyễn vời vào cung nhậm chức Quốc học độc thư (một thầy một trò) dạy Thái tử con vua Minh Mệnh là Nguyễn Phúc Miên Tông sinh năm 1807 lúc ấy 29 tuổi lớn hơn Nguyễn Hàm Ninh một tuổi, để năm năm sau (1841) Thái tử lên nối ngôi vua kế thừa đại thống. Điều này đã cho thấy vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị rất tôn trọng  Nguyễn Hàm Ninh. Ông làm quan trãi ba triều vua, đến thời vua Tự Đức nối ngôi vua cha Thiệu Trị thì ông cáo quan về nghỉ hưu ở quê, . Đại Nam chính biên liệt truyện do Cao Xuân Dục làm tổng tài đã nhận định tổng quát cuộc đời về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Hàm Ninh, như sau: “Hàm Ninh lấy văn học nổi tiếng. Về thơ văn thời trầm tĩnh, hùng mạnh; khi đè nén, khi phô trương, và sở trường về lối ngũ ngôn. Thương Sơn công (tức Tùng Thiện Vương Miên Thẩm) vẫn thường khen, nay có thơ văn tập gọi là Tĩnh Trai”. Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân; Nguyễn Hàm Ninh người thầy của vua. Nguyễn Hàm Ninh văn chương nết đất là ba điều mà tôi tâm đắc.

NGUYỄN HÀM NINH CUỘC ĐỜI ĐA TRUÂN

Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) tự là Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai và Nhâm Sơn, là người làng Phù Ninh, sau dời sang làng Trung Ái, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay là làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Đăng Khoa là một người đã từng đỗ tú tài tại trường Hà Nội sau di cư vào làng Phù Hóa sau dời về làng Trung Thuần. Nguyễn Hàm Ninh có sáu anh em bốn trai hai gái. Ông là con trai trưởng. Gia đình ông làm nghề nông nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Ông được người cô không con nuôi cho ăn học. Ông đỗ tú tài năm Kỷ Sửu lúc 21 tuổi (1829) đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở trường Thừa Thiên (kỳ thi vào tháng 7 năm 1831) năm 23 tuổi (1831); Ông làm quan dưới ba triều vua Minh Mạng – Thiệu Trị – Tự Đức, lần lượt trải qua các chức: dạy học tại Quốc Tử Giám (được bổ chức ngay sau khi thi đỗ); năm 1833 nhậm chức Tri huyện Lục Ngạn (làm được một thời gian, đến tháng 5/1833 có tang cha, xin nghỉ chức về cư tang); năm 1836 được vời ra làm Quốc học độc thư (ở đây Nguyễn Hàm Ninh được làm việc trực tiếp với Thái tử Nguyễn Phúc Miên Tông  tức vua Thiệu Trị sau này); năm 1838 lãnh chức Chủ sự Phủ Tôn Nhơn (làm được một thời gian vì phạm lỗi nên bị vua Minh Mạng bãi chức, cho về quê); tháng giêng năm 1841, được vua Thiệu Trị vời ra làm Kiểm thảo sung chức Hành tẩu ở Nội các; mùa đông năm 1845 được chuyển ra Bắc bộ làm chức Phó lang [1]; tháng 5 năm 1846 được thăng quyền Lang trung bộ Lại; tháng 5 nhuận năm 1846 được chuyển sang làm Lang trung bộ Lễ; tháng 10 năm 1846 được điệu bổ quyền Án sát tỉnh Khánh Hòa; Ở đây, ông bị thuyền Tây bắt (xem ghi chú tại Đại Nam Thực lục chinh biên trang 954) bị triều đình cách chức đày vào Đà Nẵng sung quân. Ít lâu sau, ông mới được cho về làm Trước tác ở Viện Hàn Lâm. Lại bị khiển trách, và lần này thì ông bị cách chức luôn. Ngày 15 tháng 12 năm Đinh Mão (1867), Nguyễn Hàm Ninh qua đời, lúc thọ 59 tuổi. Mộ Nguyễn Hàm Ninh hiện ở xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình. Mộ ông nằm giữa rú Cám trên Động Cao của xóm 4 xã Quảng Lưu, bên hồ Vân Tiền. Đây là địa danh Bài ca Trường Quảng Trạch mà Hoàng Kim đã kể trong bài trước. Tác phẩm ” Nguyễn Hàm Ninh một đời người một đời thơ” của nhà văn thầy giáo Hoàng Minh Đức, người bạn cùng làng của Hoàng Kim, trong sách “Đất và Người quê tôi” Nhà Xuất bản Thuận Hóa 2015 trang 87-98 và trên trang Tin Quảng Bình https://tinquangbinh.com/2983/nguyen-ham-ninh-mot-doi-nguoi-mot-doi-tho/ sẽ cung cấp bổ sung thêm nhiều chi tiết thú vị về thân thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Hàm Ninh.

(*) Đại Nam thực lục (“Chính biên – Đệ tam kỷ – Quyển LXIV, Thực lục về Hiến tổ chương hoàng đế”) chép: Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), mùa xuân, tháng giêng [63, tr.954]. (…) Thự án sát tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Hàm Ninh có tội bị mất chức. Ninh, lúc mới đến nhậm chức, có đi lễ (các nơi) chùa cổ, đn thiêng, nghe nói có một chiếc thuyn của người Tây dương đến đỗ ở ngoài bể, trong thuyn chỉ có độ 16 người. Ninh bảo thuộc hạ rằng: ‘Ta nghe nói người Tây dương rất có lòng tốt, không ngại gì, nhân tiện đến để yên ủi’. Ninh mới ủy người tìm chúng lên bờ, tặng cho một thanh đoản kiếm, rồi cho thuyn v trước. Kế đó Ninh cùng với thự Phó vệ úy Vũ Thành, Tri huyện huyện Vĩnh Xương Hoàng Minh và hơn 20 người viên bin, cùng xuống thuyn. Vừa ngồi yên, người Tây dương thốt nhiên cầm dao súng sấn đến trói cả lại, tra khảo đòi tin bạc, làm đủ mọi thứ khổ nhục. Ninh thế không làm sao được, đâm đầu xuống biển tự tận. Người Tây dương lại cứu sống lại, giữ hơn 19 ngày, yêu sách không được, mới tha cho v. (Thuyn Tây dương) lại giương buồm mà đi. Việc đến tai vua. Vua than rằng: ‘Người Tây dương đến đó, chỉ là kiếm củi lấy nước mà thôi. Nguyễn Hàm Ninh là một viên quan to ở tỉnh, không có duyên cớ gì mà khinh thường đến, để mắc mưu chúng! Thân danh của Ninh vẫn không đáng kể, nhưng còn quốc thể thì sao?’. Lập tức sai bắt Ninh khóa tay, giải v, giao cho bộ Hình trị tội. Đến khi án dâng lên, Ninh và Vũ Thành, Hoàng Minh đu bị cách chức, phát vãng đến hai thành Điện Hải, An Hải sung làm quân. Bố chính Ngô Văn Địch, Lãnh binh Đỗ Tiệm không ngăn ngừa trước khi xảy việc, đu phải giáng một cấp. Bổ Lang trung bộ Binh Đặng Bá Văn làm án sát tỉnh Khánh Hòa. [63, tr.962-963].

NGUYỄN HÀM NINH NGƯỜI THẦY CỦA VUA

Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân vì sao lại làm được Thầy của Vua ? Nguyễn Hàm Ninh thơ và đời ông đã nói rõ điều đó. Hai ghi chép về vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị là sự lý giải và bài học lịch sử sâu sắc

Nguyễn Hàm Ninh dạy Thái tử con vua (Quốc học độc thư một thầy một trò) dù ông nhỏ hơn con vua một tuổi vẫn được vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị tín nhiệm mời làm Thầy. Lý do vì: Nguyễn Hàm Ninh nổi tiếng văn chương. Nguyễn Hàm Ninh và Cao Bá Quát là đôi bạn thơ.trác tuyệt, Nguyễn Hàm Ninh là bạn thơ của Tam Khanh là Nguyệt Đình, Mai Am và Huệ Phố ở Huế, lại được Tùng Thiện Vương nổi tiếng văn chương (con vua Minh Mệnh) rất trọng vọng và nhân cách của Nguyễn Hàm Ninh lại cực cực kỳ trầm tĩnh hùng mạnh. Thơ Nguyễn Hàm Ninh viết về tâm sự của riêng ông, về nạn nước, về sự cùng cảnh sống khổ cực của những người nông dân nghèo nhưng phân định rất rõ ràng thị phi phải trái. Cuộc đời của Nguyễn Hàm Ninh cũng thật khác với Cao Bá Quát tuy hai ông là bạn chí thân. Thơ và đời Nguyễn Hàm Ninh trầm tĩnh, lắng đọng và dung dị hơn. Trong khi, Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường” (vua Tự Đức đã khen vậy 文 如 超 适 無 前 暵.  詩 到 從 綏 失 盛 唐 ) Cao Bá Quát làm quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và bị mất ngay tại trận tiền vào tháng Chạp năm Giáp Dần (1855), gia đình ông bị tru di tam tộc, bị triều Nguyễn  trả thù khốc liệt (***). Nguyễn Hàm Ninh thì qua bao nhiêu lần thăng giáng nhưng cuối đời vẫn thanh nhàn thảnh thơi với thơ Lệ Sơn xuân cảnh Phong Kiều dạ bạc dịch thơ Trương Kế và nhiều giai thoại truyền kỳ lắng đọng  mãi với thời gian.

Vua Minh Mệnh là ông vua thịnh thế nhất thời nhà Nguyễn, bất luận khen hay chê. Thời vua Minh Mệnh, nước Đại Nam là rộng lớn nhất so với nước Đại Việt hoặc Việt Nam từ  xưa tới nay; số hiền thần, danh sĩ , người tài trí thời vua Minh Mệnh là nhiều không đếm xuể ví như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú, Trương Đăng Quế, Trịnh Hoài Đức, Trương Minh Giảng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tế Mỹ, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, …,   Vua Minh Mệnh có 1 vợ, 2 phi, 6 tần, 2 tiệp dư, 7 quý nhân, 2 mỹ nhân, 8 tài nhân, 15 cung nhân, ông có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. Vua Minh Mệnh không lập hoàng hậu mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Mẹ của vị hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này) là bà Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh 1791. Bà qua đời năm 1807 lúc 17 tuổi chỉ 13 ngày sau khi sinh con.  Bà được phong tước vị Tá Thiên Nhân hoàng hậu sau khi mất. Lăng của bà hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Thiệu Trị tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.  Nguyễn Phúc Miên Tông được bà nội là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu chăm sóc và nuôi dưỡng. Vua Minh Mệnh đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó có bài “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi”.là phép đặt tên đôi khá chặt chẽ và tế nhị trong hoàng tộc Mỗi bài thơ 20 chữ với ý nghĩa tốt đẹp uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp kể từ đời vua Minh Mệnh. “Đế hệ thi” có 20 chữ: “Miên, Hường, Ung, Bữu, Vĩnh/ Bảo, Quý, Định, Long, Tường/ Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật/ Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương.” Tất cả con trai Minh Mệnh theo phép đặt tên này đều phải có từ “Miên” đứng đầu, thêm sau đó là riêng như Miên Tông, Miên Định, Miên Nghi, Miên Hoành, Miên An…Từ đó trở đi,  Hoàng tử hễ sinh thêm con trai thì đầy 100 ngày phải làm lễ “bảo kiến” (ẵm đến ra mắt vua) chiếu theo “đế hệ thư” con của thế hệ “Miên” đều phải có tên bắt đầu bằng chữ “Hường”; mọi trai của thế hệ “Hường” lại lấy tiền từ “Ưng” thêm sau tên do gia đình đặt… cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ “đế hệ” .10 bài thơ “Phiên hệ thi” cũng theo nguyên tắc như trên. Mục đích việc này nhằm chia rõ đế hệ được kế thừa đế nghiệp, phiên hệ là bờ rào bao quanh bảo vệ đế hệ. Minh Mệnh nói: Trẫm không dám so sánh với nhà Chu xưa ở Trung Nguyên bói năm được 700 năm, bói đời được 30 đời. Nhờ các tiên đế ta tính nhân đức, chính sự ân huệ tốt họ Nguyễn Phúc được cội sâu gốc bền, nghiệp lớn tốt thịnh. Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay về sau con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn, được hưởng phước 500 năm, tức là hơn 20 đời, chẳng dám mong nhiều hơn! Triều Nguyễn đã thực hiện bài “đế hệ thư” đến chữ thứ 5 – “Vĩnh” thì bị cuộc cách mạng tháng Tám 1945 lật đổ.

Vua Thiệu Trị (1807-1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn. Ông trị vì 7 năm từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ. Vua Thiệu Trị phần nhiều sử sách đều nhận định là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không năng động hùng tâm tráng khí và quyền thuật như vua Minh Mệnh. Ông được các quan Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Nguyễn Tri Phương, Trương Minh Giảng, Lâm Duy Tiếp ra sức phò tá. Mọi cải cách và định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa, binh bị đều đã được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, mà Thiệu Trị chỉ áp dụng, ít thay đổi.  Phần lớn các cuộc chiến tranh, nổi dậy thời Thiệu Trị đều là do hậu quả từ thời vua Minh Mạng để lại và tình thế thay đổi đặc biệt trong mối quan hệ với Pháp, Xiêm, chủ nghĩa tư bản thời ấy đang vươn ra tìm kiếm thị trường. Thiệu Trị cũng là cũng là một vị vua giỏi văn chương có rất nhiều bài thơ mà nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa)Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Hai bài thơ này không trình bày theo lối thường mà viết theo lối ‘bát quái trận đồ’ thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có một số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú thành 64 bài thơ. Hiện nay tuy các nhà ngôn ngữ và học giả đã tìm ra được 128 cách đọc nhưng ‘bát quái trận đồ’ vẫn còn là một thách đố chưa tìm hết lời giải. Thiệu Trị được đích thân vua Minh Mệnh lựa chọn và bồi dưỡng, làm vua lúc đã 34 tuổi. Hãn nhiên khi thờ Nguyễn Hàm Ninh làm người Thầy thì đó không chỉ là chủ ý của Minh Mệnh, ý kiến của triều thần mà còn là chủ ý của Thiệu Trị.

Triều Nguyễn tri tâm thuật quản lý ân uy tương phối có từ thời Gia Long  đạt thịnh thế ở thời Minh Mệnh và được duy trì tiếp ở các đời vua sau. ‘Tứ bất” (bốn không) nhà Nguyễn thực thi mà không công bố thành vǎn bản nhưng rất chú trọng và ứng dụng quyền biến Không có Trạng nguyên, không có Tể tướng, không có Hoàng hậu không có Đông cung,  Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử, tuyển chọn nhân tài nhưng cũng rất tâm thuật khống chế. Minh Mệnh chọn Nguyễn Hàm Ninh tâm cơ, thực tài,  lỗi lạc nhân cách và văn chương nhưng  không có địa vị cao để dạy con Vua là thực có tâm ý. Vua Minh Mệnh tinh thâm Nho học, đã  dựng Quốc Tử giám, đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp năm Tân Tị (1821), mở lại thi Hội thi Đình năm Nhâm Ngọ (1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm: các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi Hương; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội thi Đình. Vua còn cho đặt đốc học ở Gia Định thành, dùng thầy giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam bộ.

NGUYỄN HÀM NINH VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT

Bài thơ Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, người đời cho rằng bản dịch thơ "Nửa đêm đậu bến Phong Kiều" của Nguyễn Hàm Ninh là hay hơn cả.

Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Nguyễn Hàm Ninh
là bạn thơ của Cao Bá Quát và Thương Sơn Công Miên Thẩm, ông lưu lại trong dân gian  một trời huyền thoại như thực như hư: "Hùm hét La Hà" "Bò đi Đá Nhảy" "“Chân dậm, tay mò bơn hói Kịa ” " Má kề, miệng ngậm bống khe Giang" "Nước trong như mắt người thanh lịch. Cỏ mướt như lưng gái dậy thì" . Nguyễn Hàm Ninh văn chương nết đất. Dưới đây là ít trích dẫn giai thoại và thơ Nguyễn Hàm Ninh. mời xem tiếp tại đây (hoặc ở đây *)

Xem tiếp >>

.:: Tập huấn và Hội thảo ::.

Học để làm ở Ấn Độ

Hoàng Kim học để làm ở Ấn Độ

HỌC ĐỂ LÀM Ở ẤN ĐỘ
Hoàng Kim


Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước
Ấn Độ là triết lý vô ngã HÃY LÀ CHÍNH MÌNH và HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Ấn Độ  là đất nước tốt đẹp và thân thiện, nôi đạo Phật, quê hương của hiền triết Gandhi Tagore,  xứ sở của thánh kinh Vệ-đà huyền thoại và Đồng bằngsông Ấnsông Hằng. Ấn Độ có Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ở Hyderabad, Telangana , Viện Nghiên cứu Cây có củ Ấn Độ (CTCRI) ở Sreekariyam, Thiruvananthapuram, Kerala rất nổi tiếng. Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, có nhiều bạn quý ở nơi ấy, và có được những dịp may khảo sát nông nghiệp từ Nam Ấn đến Bắc Ấn, gặp gỡ nông dân, thưởng thức biểu diễn Yoga, chứng kiến pháp sư Mật tông dạy rắn độc, thăm các di tích lịch sử nổi tiếng, thưởng thức những đêm nhạc và tuyệt phẩm điện ảnh đầy tính văn hóa, sử thi …Tôi chưa viết được về Ấn Độ đất nước và con người. Đó là một món nợ tình cảm. Học để làm ở ICRISAT là phóng sự ảnh, “kinh không lời”. Bài phóng sự ảnh tại đây…

Ấn Độ đất nước và con người

Tôi dành bài này để nhớ lại và suy nghĩ các trãi nghiệm ấn tượng không quên đối với  Ấn Độ đất nước và con người; Thánh kinh Vệ-đà và đạo Phật; Hiền triết Gandhi Tagore; Kỳ bí Yoga và Mật tông; Thầy bạn của tôi ở nơi ấy; Học để làm ở Ấn Độ. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong bài “Viết văn là nghề khó nhất” có nói rằng: Nghề viết cần nhớ câu “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Đừng hy vọng viết được ngay những cuốn tiểu thuyết có giá trị … nếu không thật sự có quyết tâm tích lũy từng ngày, từng tháng, từng năm vì một khát vọng thật sự với văn chương.

Mời bạn đọc Địa chỉ xanh Ấn Độ đất nước và con người. Học để làm ở Ấn Độ là một kinh nghiệm lớn nhưng cần sự lắng đọng. Đất nước Ấn Độ có những vùng văn hóa đặc sắc như PunjabPoila Baisakh,Bengal,… Kerala, mà sắn Ấn Độ, đất nước dẫn đầu năng suất sắn của toàn thế giới, lại có nhiều ở Kerala và Tamil Nadu. Cám ơn bạn.

Hoàng Kim

 

Learning to Doing at ICRISAT

 

 

http://cropsforbiofuel.blogspot.com/2009/03/learning-to-doing-at-icrisat-india.html
https://cnm365.wordpress.com/2016/04/13/hoc-de-lam-o-an-do-2/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
Thơ thiền Thích Nhất Hạnh
Helen Keller người mù điếc huyền thoại
Biết đủ và cẩn trọng
Sự chậm rãi minh triết

Video yêu thích
ICRISAT (Video)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  CNM365Tình yêu cuộc sốngCây Lương thực  Dạy và Học  Kim on LinkedIn KimYouTube Kim on Facebook KimTwitter  hoangkim vietnam 

Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ.


Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ. "Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease - CMD) là do Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Việt Nam ban hành lần đầu tại văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017. Theo Cục BVTV, đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam." Tiến sĩ Claude Fauquest, Giám đốc đối tác sắn toàn cầu cho thế kỷ 21 (GCP21) thông tin: "Bệnh CMD đang lan rộng nhanh chóng giữa năm 2016, đầu tiên gây hại một vài nơi tại Campuchia và bây giờ là tại 5 tỉnh ở Đông Cam-pu-chia và ít nhất một tỉnh (Tây Ninh) ở Việt Nam. Bệnh này lây lan chủ yếu do hom giống và bọ phấn trắng (whiteflies), mặc dù bọ phấn trắng có vai trò nhỏ hơn nhưng sự lây lan rất quan trọng. Một số sáng kiến đã được thực hiện bởi JIICA, CIAT, FAO, ACIAR, nhưng chưa thể kiểm soát bệnh này. Chúng ta cần thiết lập một dự án khu vực đơn giản cho kiểm soát bệnh CMD ít nhất là Campuchia và Việt Nam. Những nước đang bị dịch hại CMD đe dọa như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần ghi danh tham gia kế hoạch này. GCP21 có thể phục vụ như là một bộ xúc tác để thúc đẩy sự phát triển của kế hoạch". Sách sắn "Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành" của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoang Long, Mai Trúc Nguyễn Thị Trúc Mai , BM Nguyễn Bạch Mai đề cập chi tiết chương 6 "Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ" xem chi tiết tại http://cayluongthuc.blogspot.com/2017/09/benh-virus-kham-la-san-va-cach-phong-tru.html

Cây Lương Thực Việt Nam


 

CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM Nội dung tài liệu nhằm cung cấp thông tin chọn lọc về kỹ thuật canh tác lúa, ngô, sắn, khoai lang cho giáo viên, sinh viên, học sinh, kỹ thuật viên nông nghiệp, khuyến nông viên và nông dân, trọng tâm đáp ứng điều kiện sinh thái và đặc điểm kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam. Xem tiếp >> http://foodcrops.vn 1 2 Nông nghiệp Việt Nam  Nong Lam University in Ho Chi Minh city

 

Xem tiếp >>

.:: CNM365 Tình yêu cuộc sống ::.

CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5

CHÀO NGÀY MỚI 4 THÀNG 5
Hoàng Kim

CNM365Nguyễn Du trăng huyền thoại; Sóng yêu thương vỗ mãi; Hoa và Ong Hoa Người; Nguyễn Duy cát trắng bụi; Lời vàng Albert Einstein; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày 4 tháng 5 năm 1904, Hoa Kỳ kế thừa việc xây dựng kênh đào Panama từ người Pháp, kênh đào này nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Ngày 4 tháng 5 năm 1919, Phong trào Ngũ Tứ: Học sinh Bắc Kinh tụ tập trước Thiên An Môn nhằm tuần hành kháng nghị Hòa ước Versailles và 21 điều của Nhật Bản; Ngày 4 tháng 5 năm 1979, Margaret Thatcher nhậm chức thủ tướng Anh Quốc, bà là người phụ nữ đầu tiên nhận chức này. Bài chọn lọc ngày 4 tháng 5: Nguyễn Du trăng huyền thoại; Sóng yêu thương vỗ mãi; Hoa và Ong Hoa Người; Nguyễn Duy cát trắng bụi; Lời vàng Albert Einstein; Châu Mỹ chuyện không quên; Vườn nhà sớm mai nay; Đêm mai là trăng rằm; Gốc mai vàng trước ngõ; Giấc mơ lành yêu thương; Chín điều lành hạnh phúc; Hoa Đất của quê hương; Hoa Đất thương lời hiền; Linh Giang sông quê hương;Linh Giang Đình Minh Lệ; Trường tôi nay và xưa; Lời thề trên sông Hóa; Nhớ lại và suy ngẫm; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Chuyện cô Trâm lúa lai; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-4-thang-5/

SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Hoàng Kim

Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi

Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông

Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên

Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …

HOA VÀ ONG
Hoàng Kim


Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn,
sớm xuân về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.

Xin chào chú chim sâu mùa cũ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi
khát khao xanh.

HOA VÀ ONG
Hoàng Kim

II

Thanh thản an nhàn giữa tự nhiên
Hoa và ong, sách quý, bạn hiền
Nắng mới thung dung vườn cổ tích
Dạy học mỗi ngày thật an nhiên

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim


I

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

II

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

III

Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh …’
Tháng Ba nhớ bạnÂn tìnhSớm Đông.

IV

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.

Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa NgườiHoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

V

Ngày xuân đọc Trạng Trình
Tô Đông Pha Tây Hồ
Khổng Tử dạy và học
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Minh triết Hồ Chí Minh
Vị tướng của lòng dân
Thái Tông và Hưng Đạo
Yên Tử Trần Nhân Tông

Nhà tôi giấc mơ xanh
Thầy bạn trong đời tôi
Cuối dòng sông là biển
Việt Nam con đường xanh

NGUYỄN DUY CÁT TRẮNG BỤI
Hoàng Kim


Nguyễn Duy từ “Cát trắng” đến “Bụi”. Cát trắng tinh khôi nhưng Bụi dân sinh hơn. Nguyễn Duy viết về ‘Bụi’ ‘”đừng chê anh khoái bụi đời, bụi dân sinh ấy bụi người đấy em’. ‘Nhìn từ xa … Tổ Quốc’ “Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng / mạch tâm linh trong sạch vô ngần /còn thơ còn dân/ ta là dân – vậy thì ta tồn tại”. Trước đó anh viết ‘bầu trời vuông’ “sục sôi bom lửa chiến trường tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng” và viết ‘ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa’ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” . Thế nhưng, tôi ám ảnh hơn hết vẫn là hai bài ‘tre Việt Nam’ “đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh’ và ‘Bài hát người làm gạch’ “Tay nâng hòn đất lặng yên để nguyên là đất cất nên là nhà”. Sự bình thơ và giới thiệu về Nguyễn Duy thì bài của Chu Văn Sơn và Lưu Văn Hạnh là hay và thú vị hơn cả.

1. NGUYỄN DUY VỚI VỀ LÀNG

Nhiều người cánh lính chúng tôi đều rất thích thơ Nguyễn Duy, Anh Hoàng Đại Nhân một người bạn lính cũng là bạn học thân thiết của tôi ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh một giám đốc chăn nuôi tài năng cũng là một người rất yêu thơ Nguyễn Duy . Anh tâm đắc bài “Về làng” thấy hình ảnh gia đình mình và bao người bạn ở đó

Làng ta ở tận làng ta / Mấy năm một bận con xa về làng / Gốc cây, hòn đá cũ càng, /Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay,/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa / Lưng trần bạc nắng thâm mưa / Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Rượu tăm vẫn để dành khi con về / Ngọt ngào một chút men quê / Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng/ Gian ngoài thông thống gian trong/ Một đời làm lụng sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Người còn là quí kể chi bạc vàng / Chiến tranh như trận cháy làng / Bà con ta trắng khăn tang trên đầu / Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa/ Đường làng cây cỏ lưa thưa / Thanh bình từ ấy sao chưa có gì / Không răng! cha lại cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho buồn / Mẹ ta vo gạo thổi cơm / Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù / Nhà bên xay lúa ù ù / Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào / Các em ta vác cuốc cào,/ Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng/ Mồ hôi đã chảy ròng ròng / Máu và nước mắt sao không có gì / Không răng! cha vẫn cười khì / Đời là thế, kể làm chi cho rầu / Cha con xa cách bấy lâu / Mấy năm mới uống với nhau một lần / Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”

Tôi cũng rất thích “Về làng” của Nguyễn Duy và vẫn thường nghêu ngao câu hát: “Bụng ta thắt, mặt ta nhăn / Cha ta thì vẫn không răng cười cười / Ta đi mơ mộng trên đời / Để cha cuốc đất một đời chưa xong.”. Tôi vẫn thường liên tưởng thơ Nguyễn Duy “Về làng” với bài thơ Cuốc đất đêm của anh trai mình Hoàng Ngọc Dộ khát vọng Mười lăm trăng quả thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm ta hẹn trăng càng dòm thêm Đất vàng vàng ánh trăng đêm Đêm trăng ta với nàng quên nhọc nhằn“.

Có những di sản tỉnh thức cùng lương tâm, không thể mất và không thể tìm lại.

2. NGUYỄN DUY THƠ CÁT BỤI

Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh, chạm thấu thân phận con người, tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích các câu thơ cát bụi dân sinh của anh thật nhọc nhằn và tôi khi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình thì tự biết mình đã ảnh hưởng nhiều Cát Bụi của anh. Nguyễn Duy cũng đã chạm thấu Vầng trăng Ngọn lửa nhưng có một thứ mong manh là là Sương chỉ có Sơn con trai của anh Duy chạm thấu:

Nguyễn Duy Sơn cát bụi sương
Nguyễn Duy cát bụi, sương nhường phận Sơn

Con đường trong giọt sương
Thơ & Ảnh Nguyễn Duy Sơn
(Nguồn:
FB Trương Huy San)

Mai già cành uốn cong queo
Cong queo như giấc mộng nghèo làm sang
Con xin tặng mẹ mai vàng
Còn con đành để mộng tan giữa đời

Ngỡ mình cưỡi sóng ra khơi,
Ngờ đâu giông bão thổi rơi về vườn
Mẹ chờ con tận cuối đường
Trong veo giọt lệ như sương đầu cành

Vàng ròng từng cánh mong manh
Con còn mỗi chút lòng thành này thôi
Mai vàng nhan sắc thắm tươi
Mẹ ơi xin mẹ nhận rồi hãy đi.

Ta nhìn tới những ngôi sao
Ước chi có một lời chào với ta
Kia kìa trăng… gió và… xa
Ta như một bóng hồn hoa mé vườn

Bỗng dưng nhớ lại nẻo về
Con đường hoang giữa chiều lê thê chiều
Ngập ngừng từng bước liêu xiêu
Hoàng hôn nhấp nhánh rất nhiều đốm hoa

Đâu là chỗ của riêng ta
Chỗ thờ phật… chỗ cúng ma.. chỗ nào?

Ta vô hình giữa bao la
Trời cao đất rộng thật thà với nhau
Ngoài kia dòng nước nông sâu
Ta đây vui giữa vui sầu liên thiên.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Thơ Nguyễn Duy hay vì thơ anh vượt lên cõi nhân sinh chạm thấu thân phận con người, chạm thấu tình yêu cuộc sống làm ta trân quý. Tôi thích những câu thơ cát bụi dân sinh của Nguyễn Duy và tôi biết trong thơ mình các câu thơ nhọc nhằn có một phần ảnh hưởng thơ anh. Tôi đọc lại Chuyến tàu đêm của mình để thấu hiểu Cát Bụi của anh Nguyễn Duy

CHUYẾN TÀU ĐÊM
Hoàng Kim

Chuyến tàu đêm
Hoàng Kim

Nước mắt ta rơi bởi điều rất thật
Muối mặn gừng cay xó tối đường xa
Sợi tóc bạc thương đêm dài đói ngủ
Người trực tàu nhường chỗ giúp cho ta.

Câu chuyện cũ suốt đời ta mãi nhớ
Bụi dân sinh ấy chính bụi người
Nơi cát bụi nhà nghèo vô tư quá
Chốn thần tiên là con mắt thứ ba.

3. NGUYỄN DUY TRONG LÒNG TÔI

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Nguyễn Duy

Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẽo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò… sung chát… đào chua …
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

Bao giờ cho đến mùa thu
trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho đến tháng năm
mẹ ra trãi chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẽo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sửa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng

Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (*)

1986

(*) Ca dao

Ánh trăng
Nguyễn Duy

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978

Nguồn:
1. Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984
2. Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1995

Tre Việt Nam
Nguyễn Duy

Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

Có gì đâu, có gì đâu,
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi,
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.

Măng non là búp măng non,
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi,
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.

Mai sau,
Mai sau,
Mai sau…
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
1970-1972

Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973

Bầu trời vuông
Nguyễn Duy

Thắng rồi trận đánh thọc sâu
lại về với mái tăng * – bầu trời vuông
sục sôi bom lửa chiến trường
tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng

Khoái nào bằng phút ngả lưng
mở trang thư dưới bóng rùng đung đưa
trời tròn còn có rơi mưa
trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh

Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
thức là ngày ngủ là đêm
nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa

Ở đây là tấm lòng ta
sông dài núi rộng cũng là ở đây
vuông vuông chỉ một chút này
mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi

(Ái Tử, 1971)

(*) Mái tăng: tấm vải nhựa che mưa che nắng cho lính Trường Sơn

NHỚ LỜI VÀNG ALBERT EINSTEIN
Hoàng Kim

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm (Love is a better teacher than duty). Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ (If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough). Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi (Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning). Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng (Science without religion is lame, religion without science is blind). Đừng tham công nhưng hãy cố gắng làm người có ích (Strive not to be a success, but rather to be of value).Nhớ lời vàng Albert Einstein. Học và thực hành tốt năm lời vàng này là đủ dùng cho cả một đời ( Hoàng
Kim) Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/albert-einstein-loi-vang/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-4/

Albert Einstein thiên tài Vật lý

Albert Einstein là nhà bác học đặc biệt nổi tiếng, thiên tài Vật lý của “thuyết tương đối” qua phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng năng lượng. Ông nổi tiếng nhất thế giới được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 “cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện là công trình khai sinh ra lý thuyết lượng tử. Ông đồng thời cũng là nhà bác học có các danh ngôn minh triết.(Collected famous quotes from Albert), có tầm ảnh hưởng quan trọng rộng khắp toàn cầu.

Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Do Thái gốc Đức mang quốc tịch Mỹ và Thụy Sĩ,  người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 tại Ulm là một thị trấn nhỏ bên dòng sông Danube thuộc bang Baden-Württemberg của Đức.Ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901, và nhận quốc tịch Mỹ năm 1940 nhưng vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Ông mất vào lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955 tại Trenton, New Jersey, Mỹ..

Anbert Einstein sau khi tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật Eidgenössische Technische Hochschule năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ, ông nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901 và dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur, rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern, với chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III. Einstein trong thời gian này hoàn toàn tự nghiên cứu ngoài giờ mà không có nhiều liên hệ trực tiếp với đồng nghiệp và tài liệu khoa học nhưng ông đã có những phát kiến rất quan trọng về vật lý lý thuyết làm nền tảng cho sự nghiệp của ông sau này. Anbert Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905 và cùng năm này xuất bản ba công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp.


Ngày 27 tháng 9 năm 1905, Albert Einstein định rõ phương trình E=mc² trong bài luận “Quán tính của một vật có tùy theo nội dung Năng lượng?” xuất bản trên Tạp chí Vật lý học Annalen der Physik. Albert Einstein (14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tươg đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại, trụ cột kia là cơ học lượng tử. Albert Einstein thật minh triết, ông không chỉ để lại di sản “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn để lại những danh ngôn lỗi lạc, lời khuyên khôn ngoan của một nhà hiền triết, minh triết của một trí tuệ thiên tài.

Ngay sau khi ông công bố những phát kiến về nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907, ông được mời làm giảng viên Đại học Bern năm 1908, rồi trở thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909 và bắt đầu nổi danh là một nhà khoa học vật lý hàng đầu.  Năm 1911, ông đến giảng dạy tại trường Đại học Karl Praha là trung tâm khoa học nổi tiếng châu Âu và thủ đô của Tiệp Khắc. Ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời. Một năm sau đó, ông trở lại Zurich tiếp tục phát triển lý thuyết về trọng trường bằng tính toán tensor, với sự giúp đỡ của Marcel Grossmann nhà toán học danh tiếng và cũng là bạn học.

Năm 1914 Anbert Einstein quay về Đức làm thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Năm 1915, lần đầu thuyết tương đối rộng được xuất bản. Năm 1919, đoàn chuyên gia người Anh đã đo đạc ánh sáng mặt trời khi có nhật thực và  khẳng định tiên đoán thiên tài năm 1911 của Anbert Einstein. Trong khi ông trở nên nổi tiếng toàn cầu thì ở Đức ông bị các phần tử bài Do Thái gây rối và tấn công.

Năm 1921 Anbert Einstein được nhận giải thưởng Nobel về vật lý đối với  hiệu ứng quang điện mà không phải thuyết tương đối công trình nổi tiếng nhưng còn gây tranh cãi vào thời điểm đó. Từ năm 1920 đến năm 1927, ông đi khắp thế giới (1921 ở Mỹ, 1922 ở Pháp và Nhật, 1923 ở Palestine, 1924 ở Nam Mỹ) để thuyết trình khoa học và hoạt động xã hội . Bắt đầu từ năm 1927, Einstein tham gia vào một cuộc tranh luận với Niels Bohr về thuyết lượng tử. Ông làm việc quá sức và lâm bệnh năm 1928. Mặc dù bình phục ngay trong năm này, cường độ làm việc của ông buộc phải thư giãn hơn trước.

Năm 1932, Einstein nhận giảng dạy tại Đại học Princeton, tại Mỹ, và không quay trở lại nữa vì chính quyền chống Do Thái Đức quốc xã đã cầm quyền ở Đức. Năm 1933, ông tiếp tục chu du Oxford, Glasgow, Brussels, Zurich và nhận được những vị trí danh dự mà ông đã từng mơ ước vào năm 1901 từ Jerusalem, Leiden, Oxford, Madrid và Paris. Năm 1935 Einstein quyết định ở lại Princeton thực hiện những cố gắng trong việc thống nhất các định luật của vật lý.

Năm 1940 ông nhận quốc tịch Mỹ, và vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ. Anbert  Einstein không chỉ là khai sinh ra “thuyết tương đối” nổi tiếng thế giới mà còn là một nhà khoa học phản đối chiến tranh. Ông đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp vào năm 1944.  Phương trình năng lượng của vật chất: E=mc2 trong bao nhiêu năm trời chỉ là đề tài tranh luận của các cuộc cãi vả lý thuyết, cho đến khi kết quả thực tế về năng lượng hạt nhân của quả bom nguyên tử đã làm san bằng thành phố Hiroshima năm 1945 chứng minh sự thật của phương trình đó.

Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh này luôn coi thường và lãnh đạm mọi tôn vinh. Ông chỉ khao khát được suy nghĩ làm việc. 

Anbert Einstein bắt đầu lâm bệnh năm 1949 và viết di chúc năm 1950. Chính phủ Israel năm 1952, mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông đã từ chối. Một tuần trước khi mất, Anbert Einstein đã ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân.

Ông mất tại Trenton, New Jersey, Mỹ lúc 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955.

Albert Einstein danh ngôn minh triết

Albert Einstein luôn suy nghĩ làm việc. Cách làm và cách suy nghĩ của ông lắng đọng những điều sâu sắc. Một số phát ngôn và ghi chép đời thường của ông được lưu dưới đây.

Albert Einstein có những lời vàngthật thấm thía. “Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau”. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding).

Albert Einstein đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học.Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.

Albert Einstein có lối diễn đạt ‘chân thiện mỹ’ thật đáng suy ngẫm: “Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm” (Love is a better teacher than duty). “Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ” (If you can’t explain it simply

CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5

 

Gone with the Wind cover.jpg

CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 5
Hoàng Kim

CNM365Vườn nhà sớm mai nay; Đêm mai là trăng rằm; Gốc mai vàng trước ngõ; Giấc mơ lành yêu thương; Chín điều lành hạnh phúc; Hoa Đất của quê hương; Hoa Đất thương lời hiền; Linh Giang sông quê hương;Linh Giang Đình Minh Lệ; Môhamet và đạo Hồi; Ngày 3 tháng 5 năm 1937, Tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió (hình) của Margaret Mitchell giành giải Pulitzer cho thể loại tác phẩm hư cấu. Ngày 3 tháng 5 Ngày Tự do Báo chí Thế giới (World Press Freedom Day) theo Liên Hiệp Quốc. Ngày 3 tháng 5 năm 1481, ngày mất của Quốc vương Mehmed II là vị Sultan thứ bảy của đế quốc Ottoman (cựu đế quốc Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923  với lãnh thổ rộng nhất năm 1680 đạt tới 11.5 triệu km²). Bài chọn lọc ngày 3 tháng 5: Vườn nhà sớm mai nay; Đêm mai là trăng rằm; Gốc mai vàng trước ngõ; Giấc mơ lành yêu thương; Chín điều lành hạnh phúc; Hoa Đất của quê hương; Hoa Đất thương lời hiền; Linh Giang sông quê hương;Linh Giang Đình Minh Lệ; Trường tôi nay và xưa; Lời thề trên sông Hóa; Nhớ lại và suy ngẫm; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Chuyện cô Trâm lúa lai; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-5/

VƯỜN NHÀ SỚM MAI NAY
Hoàng Kim

Gốc Mai vàng trước ngõ.
Thanh Minh bừng tỏa hương
Cha về trong nắng sớm
Mẹ tắm mát đời con.

Thanh minh Tảo mộ là nét đẹp văn hóa người Việt!..Tảo mộ mỗi năm đều có những nét đẹp riêng tưởng nhớ người thân.
Hoàng Kim tối qua rọi đèn thăm vườn cây hoa mai vàng và cây hoa dạ lan hương tỏa thơm không ngủ được. Vườn nhà sớm mai nay còn lung linh hơn. Gốc mai vàng trước ngõ là câu chuyện trên một phần tư thế kỷ mỗi năm đều nhắc lại Mừng Thanh Minh năm nay gia đình mình đã chu toàn mộ phần tổ tiên, người thân, mọi điều ấm áp tình thân và tốt đẹp. Cây mai cây quế cây khế trước ngõ linh ứng nở hoa rộ đẹp lạ lùng. Cảm ơn bạn và xin kể tiếp chuyện này. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-nha-som-mai-nay/ — cùng với Quyen Mai Van, Trúc Mai, Huỳnh Hồng14 người khác.

GỐC MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ
Hoàng Kim


“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật con tôi. Cháu sinh đêm trước Noel còn anh thì mất lúc gần nửa đêm trăng rằm tháng giêng, trùng sinh nhật của tôi. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng. Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh”. Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.

Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy

“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình.

Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương ……

Gốc mai vàng trước ngõ là truyện nhiều năm còn kể

HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim


Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Nhà mình gần ngã ba sông
Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn “

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.


HOME RIVER
Learning the attitude of water that goes like the river

My house is near a confluence
Rao Nan, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh River charming Mountain River
The place where I was born.

“Rowing far away the SON wharf
Not to see our village that makes me sadder “
Lullaby makes me heart- rending
My parents died early when I was a baby.

Leaving our village since then
Diving in smog from the wharf of our river
Keeping full oath in Spring days
When the country unify, we’ll live together in the South

English translation
by NgocphuongNam



LINH RIVER
Learning the attitude of water that goes like the river
Hoang Kim

By confluence sited is my home
Rao Nam, Cho Moi, Nguon Son, Quang Binh
Linh river of charming
That is place releasing a person

Rowing out of the Son
Let is the upset not involved in my mind
Such a sad lunlaby
Parents is dead left five child barren

Leaving home since then
Smog of wharf is driven my life
When Vietnam unified
The South chosen the homeland to live.

English translation
by Vu Manh Hai


GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.

Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc

Giấc mơ lành yêu thương
Ta có nhau trong cuộc đời này.
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương

nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành

Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương

Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.

Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.

Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Hoa NgườiHoa Đất 
Một giấc mơ con

Giấc mơ lành yêu thương

*

Bạn tôi thích hát bài “Tự nguyện” của Trương Quốc Khánh với lời Việt thật ngọt ngào và lời Anh tự dịch khá sát nghĩa. Tôi đặc biệt thích thú bài hát song ngữ này vì những điều cảm động sâu xa trong lời thơ hay đến mức nao lòng và vì sự dễ nhớ để học cách chia động từ tiếng Anh: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng / Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương/ Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm/ Là người, tôi sẽ chết cho quê hương” (If a bird, I would be a white pigeon/ If a flower, I would be a sun flower/ If a cloud, I wold be a warm cloud/ A man, I will die for our country …). Trong nguyên bản, lời thơ viết về sự hi sinh trong chiến đấu “Là người, xin một lần khi ngã xuống / Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.” nay trong thời bình, chúng ta ước khi mình nằm xuống cũng là lúc trỗi dây của một thế hệ mới “Là người, xin một lần khi nằm xuống/ cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.” (Being a man, before we die/ We’ll stand up with you raise highly the flag).

TỰ NGUYỆN
Nhạc và lời: Trương Quốc Khánh

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hoà bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi ngã xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ.

Voluntariness

If a bird, I would be a white pigeon.
If a flower, I would be a sun flower.
If a cloud, I wold be a warm cloud.
A man, I will die for our country.

Being a bird, I would raise the soft wings
From South to the North, all news are joined.
Being a flower, I effloresce the early love
With all the hearts are enthralled the peace.

Being a cloud, with the wind I fly all the sky.
There’s been a superb millenary, today we’ll be catenary.
Being a man, before we die
We’ll stand up with you raise highly the flag.

Góp ý chỉnh sửa của Nguyễn Thị Bích Nga.
Anh Hoang Kim thân mến,
Đây là bản chuyển ngữ tiếng Anh mà Bích Nga có sửa đổi vài chỗ (dựa theo bản chuyển ngữ tiếng Anh “gốc” của cô Tuyết Hợp Ngốc PhươngNam) để chúng ta cùng HÁT với nhau nghen.Bích Nga đã hát thử nhiều lần rồi, hì hì, thấy cũng tạm được,

THE VOLUNTEER
If a bird, I would be a white pigeon.
If a flower, I would be a sun-flower.
If a cloud, I would be a whole warm cloud
A human, I will die for my country.

A bird, I would rise high my soft wings
From South to the North, I give good news.
A flower, I blossom the early love
With all the hearts enthralled by the peace.

A cloud, I would fly to all the skyT
To follow our heroic history
A human, just once before I die
With my brothers, standing, raising the flag

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video nhạc tuyển
Biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5


CHÀO NGÀY MỚI 2 THÁNG 5
Hoàng Kim
CNM365Trường tôi nay và xưa; Niềm tin và nghị lực; Nghị lực và Ơn Thầy; Môhamet và đạo Hồi; Hoa Đất của quê hương; Hoa Đất thương lời hiền; Lời thề trên sông Hóa; Nhớ lại và suy ngẫm; Câu chuyện ảnh tháng Năm; Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Chuyện thầy Hoan lúa lai; Chuyện cô Trâm lúa lai; Ngày 2 tháng 5 Hồi giáo: Ngày sinh của nhà tiên tri Muhammad. Ngày 2 tháng 5 năm 1964, Chiến tranh Việt Nam: Tàu USS Card bị chiến binh Giải phóng đánh bom khi đang neo đậu tại Sài Gòn, và sau đó bị đắm. Ngày 2 tháng 5 năm 2008, Bão Nargis đổ bộ vào Myanmar làm hơn 130.000 người thiệt mạng, gây tổn thất 10 tỉ đô la Mỹ. Ngày 2 tháng 5 năm 2011, Osama bin Laden bị lực lượng biệt kích Mỹ bắn chết trong nơi ẩn náu tại Abbottabad,Pakistan; Bài chọn lọc ngày 2 tháng 5: Trường tôi nay và xưa; Niềm tin và nghị lực; Nghị lực và Ơn Thầy; Môhamet và đạo Hồi; Hoa Đất của quê hương; Hoa Đất thương lời hiền; Lời thề trên sông Hóa; Nhớ lại và suy ngẫm; Câu chuyện ảnh tháng Năm. Giống sắn KM140 giải VIFOTEC; Chuyện thầy Hoan lúa lai. Chuyện cô Trâm lúa lai; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-5/

TRƯỜNG TÔI NAY VÀ XƯA
Bùi Minh Trí & Hoàng Kim

Trường tôi nay và xưa là nơi bảo tồn và phát triển câu chuyên ảnh Cựu sinh viên Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh  Cảm ơn Thầy Bùi Minh Trí chủ bút Cựu Sinh viên Nông Học diễn đàn câu chuyện ảnh của trang viết Trường tôi xưa và nay đã gửi lời nhắn cảm động:”Không biết còn những ai giữ được những tấm hình những năm 70s của nhà Phượng Vĩ này như Thầy Kim Hoàng (Trồng trọt Khóa 2)”.Trang này là liên kết chính kết nối trang Cựu Sinh viên Canh Nông/Trồng Trọt/ Nông HọcTrường tôi nôi yêu thương

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Về lại mái trường xưa


Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng đội ơi tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

xem tiếp
Niềm tin và nghị lực; Nghị lực và Ơn Thầy

MƯA THÁNG NĂM NHỚ BẠN
Hoàng Kim


Nắng say trời ngày hạ
Mưa chuyển mùa tháng năm
Bạn thăm thương ngày cũ
Người xa nhớ chuyện gần.

Bạn tắm mát đời tôi
Bằng những điều giản dị
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.

Mưa vào mùa tháng năm
Nắng dịu trời ngày hạ
Thung dung đón an hòa
Lộc muộn nhớ người xa

xem tiếp
Trường tôi nay và xưa, Trường tôi nôi yêu thương

Hoàng Thị Huyền Hoàng Kim, ảnh Chị và Em 1971

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

“Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” Lev Tonstoy khuyên chúng ta hãy  tuân theo quy luật của sự chí thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“ … biết noi theo gương người Thầy lớn để thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình.

Ơn Thầy

NGHỊ LỰC VÀ ƠN THẦY
Hoàng Kim
kính tặng thầy Mai Văn Quyền và quý Thầy Cô


Cha ngày xưa nuôi con đi học.
Một nắng hai sương trên những luống cày,
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ, 
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất,
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con,
Mắt cha lắng bao niềm ao ước,
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng.

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy,
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm.
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ,
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con.

Trên luống cày này, đường cày con vững.
Bởi có dáng Thầy thay bóng cha xưa.
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ.
Thôi thúc tim con học tập phút giờ .

Thông tin tại
Cây Lương thực Việt Namhttp://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong; xem tiếp Nghị lực và Ơn Thầy https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nghi-luc-va-on-thay/

HƯNG LỘC NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim


Sắn đâu rồng leo quấn quýt thân
Ngô trồng xen đậu, lúa khoai chăm
Ngày vui đồng ruộng, đêm đọc sách
Mưa nắng an nhiên học kiệm cần.

NHỚ MIỀN ĐÔNG
Mảnh đất này lắm máu xương…

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nôn nao lòng lại giục lòng nhớ thương
Chân đi muôn dặm nẻo đường
Phải đâu cứ đất quê hương mới là

Đêm nằm nghe gió thoảng qua
Nồng thơm hương lúa, đậm đà tình quê
Chợt dưng lòng lại gọi về
Vùng quê xa với gió hè miền Đông

Vục đầu uống ngụm nước trong
Nhớ sao Vàm Cỏ ngọt dòng sông xanh
Nhớ từ xóm Giữa xa em
Nhớ lên Bù Đốp, Lộc Ninh, xóm Chùa

Xa em từ bấy đến chừ
Một vầng trăng sáng, xẽ chia đôi miền
Em về Châu Đốc, Long Xuyên
Anh lên Srêpốc với niềm nhớ thương

Nằm đêm lưng chẳng tới giường
Nghe chao cánh võng giữa rừng đêm khuya
Chăm chăm theo nét bản đồ
Cùng anh, cùng bạn tiến vô Sài Gòn

Giữa ngày vui nhớ miền Đông
Nhớ em, nhớ bạn, thuỷ chung vẹn toàn
Phải vì vất vả gian nan
Của bao năm đặm nhớ thương đến rày …

Non sông những tháng năm này
Lọc muôn sắc đỏ cho ngày hội vui
Nhớ em trong dạ bùi ngùi …
Trông trời hoa, nhớ đất trời miền Đông.

HƯNG LỘC NÔI YÊU THƯƠNG

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc mò cua bền gan vững chí
Nhắc thù nhà nợ nước cho em.

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan …

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa ngô sắn khoai hoa qủa dâng đời

HOA ĐẤT CỦA QUÊ HƯƠNG

Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.

NĂM THÁNG Ở TRỜI ÂU
Hoàng Kim

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

*

Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi dạo giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thương

Hoa xuân bừng nở kháp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng lơ thơ liễu mềm

Anh đi mỗi bước bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà …

VÒNG QUA TÂY BÁN CẦU
Hoàng Kim

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.

ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG
Hoàng Kim

Tạm biệt
Oregon !
Tạm biệt
Obregon California !
Cánh bay đưa ta về
CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Lưu bút Norman E. Borlaug gửi Hoàng Kim ngày 17 tháng 7 năm 1989 từ CIMMYT (hình) sau khi tôi đã về Việt Nam. Bài học phúc hậu, minh triết, tân tâm của gương sáng người Thầy, đã theo tôi suốt đời, tỏa sáng nhân cách, trí tuệ.

Chuyện
Bài học tự thắng mình trong chùm bài viết Đi như một dòng sôngChâu Mỹ chuyện không quên.nối Con đường di sản LewisClark . Đó là sự tiếp nối Làng Minh Lệ quê tôi của các ghi chú nhỏ (Notes) Linh Giang Đình Minh Lệ; Đá Đứng chốn sông thiêng; Nguồn Son nối Phong NhaĐất Mẹ vùng di sản. Tôi xa quê Quảng Bình từ nhỏ. Quê hương nơi sinh thành là bài học quý cho bất cứ ai lớn nổi thành người, nhưng tôi vì hoàn cảnh lưu lạc xa xứ nên hiểu quê hương có giới hạn, mà ấn tượng lắng đọng sâu sắc nhất là Tổ quốc Quê hương đất nước con người, trãi mười hai bến nước của vận mệnh chiếc lá trôi dạt, đi để hiểu quê hương. Làng Minh Lệ quê tôi là bài học KHAI TÂM đầu đời là của cha mẹ và thầy giáo già mù nơi ngôi nhà tuổi thơ bến quê, với sự chỉ dạy tiếp theo của anh hai Hoàng Ngọc Dộ, chị năm Hoàng Thị Huyền đã thay cha mẹ mất để nuôi em dìu dắt cưu mang em, với thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng quý thầy bạn và người thân thắp lên ngọn lửa. Bài học của bến nước này là KHAI TRÍ. Chùm ảnh bài này thắp sáng ước mơ. .

LỜI THẦY DẶN THUNG DUNG
Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Biết đủ thời nhàn sống thảnh thơi
Con em và cháu vững tay rồi
An nhàn vô sự là tiên đấy
Minh triết mỗi ngày dạy học chơi.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hoangkim-tiepbotruongnguyenngoctruu.jpg

Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “Trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “Nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam” (Nguồn: Nhớ cụ Nguyễn Ngọc Trìu, bài và ảnh Hoàng Kim)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là thaybanlalocxuancuocdoi.jpg

Chào mừng quý Thầy Cô và Các Bạn 30 năm ngày ra Trường. Ảnh Họp mặt Kỷ niệm 30 năm ngày ra Trường, Khóa 2 Trồng Trọt, Chăn nuôi, Kinh tế, Lâm Nghiệp, Thủy Sản, Cơ Khí Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2010 (Nguồn: Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim 2010)

BÀI HỌC TỰ THẮNG MÌNH
Hoàng Kim

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới làm Thầy nghề nông chiến sĩ
Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký
Tự thắng mình là bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố
Khắc sâu lời nguyền xưa

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Me quyết rèn bản thân ”


(Nguồn:
Thầy bạn trong đời tôi, Bài và ảnh Hoàng Kim)

MÔHA MET VÀ ĐẠO HỒI
Hoàng Kim

Môhamet (Muhammad) và đạo Hồi cần sự hiểu biết đúng vì số tín đồ theo đạo Hồi trên thế giới hiện nay khá lớn với trên 1,57 tỷ người, chiếm một phần tư dân số toàn thế giới , đứng thứ hai chỉ sau Kito giáo. Cộng đồng Hồi giáo chiếm 25% tại Nam Á, 20% ở Trung Đông, 15% ở Châu Phi, và 13% ở Indonesia. Người theo đạo Hồi cũng có ở châu Âu, Trung Quốc, Nga và châu Mỹ nhưng tỷ lệ thấp hơn. Đạo Hồi chủ yếu có 2 dòng Sunni (75–90%) và Shia (20-10%). Nhà tiên tri Muhammad (phiên âm tiếng Việt đọc là Môhamet), sinh ngày 2 tháng 5, sống vào khoảng năm 570 – 632, được những tín đồ Hồi giáo Islam toàn cầu gọi là “sứ giả của Thượng Đế” và tin là vị ngôn sứ Allah cuối cùng mà Thiên Chúa gửi xuống để dẫn dắt nhân loại.

Tôi tóm tắt câu chuyện Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad giữa hai vùng tối sáng. Dưới đây, tôi định mời bạn xem kèm video Prophet Muhammad (PBUH) Complete life story in English của BBC để hiểu thêm về nhà tiên tri Muhammad nhưng dường như tôi đã không may mắn. Cõi nhân gian bé tí nhưng hiểu biết đúng không dễ vì chúng ta nhìn qua nhiều lăng kính khác và nhiều ảo ảnh khúc xạ làm ta ngộ nhận lầm tưởng. Sự khôn ngoan là bớt nói hồ đồ và biết lắng nghe.

Nhà tiên tri Muhammad nói với chúng ta rằng ông chỉ là một người bình thường được may mắn làm sứ giả của Thượng đế để tiếp nhận và trao lại cho con người lời nhắn đó mà hậu thế gọi là Kinh Qu’ran

Quá trình đến với châu Phi, sang Trung Đông, Âu Mỹ và Ấn Độ, tôi được tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa, mới thấm thía hiểu tự do và cực đoan, thông suốt và vướng mắc, vô thần và đức tin, quả trứng nở ra con gà hay con gà đẻ ra quả trứng. Hành trình triết học là một chuỗi chiêm nghiệm để hiểu biết minh triết và tìm về tự thân. Tôi đã chuyên chú học và viết CNM365 suốt 5 năm qua (2012-2016) cùng với sự liên hệ mật thiết với Wikipedia, nay đúc kết thông tin này cho mình và hiến tặng bạn đọc. Chi tiết hơn mời bạn đọc tại https://hoangkimlong.wordpress.com/…/chao-ngay-moi-2-thang…/.

“Ấn tượng Obama” câu chuyện cũ mà tôi muốn nhắc lại đó là câu nói “tôn trọng mọi tín ngưỡng”. Obama vững tin vào tương lai của nước Mỹ. Dẫu vậy, một linh cảm mà tầm nhìn Obama đã thấy trước một bức tranh tối tương lai thế giới đầy lo âu hơn. Tôi nhớ lại thông điệp sau cùng của Obama cuối năm 2016: “Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).

Một phần trong bức tranh thế giới hôm nay là Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad.

HỒI GIÁO

Sự ra đời Đạo Hồi có từ thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhammad là vị sứ giả Thượng đế nhận được mặc khải cuối cùng Kinh Koran của Allah Đấng Tối Cao, truyền cho con người qua thiên thần Jibrael. Islam nghĩa gốc Hồi giáo là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế” và Muslim trong tiếng Ả Rập là chỉ người theo đạo Islam.

Xuất xứ Hồi giáo từ dân tộc Hồi Hột là một nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc Dân tộc Hồi Hột lãnh thổ lúc rộng lớn nhất vào khoảng năm 616 đến 840, vùng phân bố kéo dài từ đông Mãn Châu đến tây Trung Á. Tài liệu xưa nhất dùng danh từ “Hồi Hột” là Liêu Sử soạn vào thế kỷ 12. Dân tộc Hồi Hột đã giúp nhà Đường dẹp loạn An Lộc Sơn. Đến thời Nguyên (1260 – 1368), dân tộc Hồi Hột chuyển đổi thành “người Hồi” để chỉ người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến thời Minh (1368 – 1644), cụm từ “người Hồi” dần đổi nghĩa để chỉ những người theo đạo Islam. Tại Trung Quốc từ thời Nguyên, đã có cụm từ “Đại Thực giáo”, “đạo A-lạp-bá”, “Thanh Chân giáo” trong nhiều từ điển tiếng Hán và dùng phổ biến tại các thánh đường Islam quán ăn, nhà ăn. Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo. Ở Việt Nam người dân quen dùng từ Hồi giáo hoặc Đạo Hồi.

Giáo lý căn bản của Hồi giáo tại duy nhất một quyển kinh Koran, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, kinh Koran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng. Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam qua Noah, Abraham, Moise, đến Jesus. Người Hồi giáo cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự “lệch lạc” do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur’an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai cuốn kinh sách nói trên. Người Hồi giáo cũng kính trọng đức Jesus là một sứ giả rất được kính mến của Allah, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa mà Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Kinh Koran đã phán “Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật.” (trích 6:101). Người Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eva không là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Không một ai có quyền rửa tội cho một ai khác, ngoại trừ Allah. Sự khác nhau giữa Kinh Cựu Ước, Kinh Tân Ước và Kinh Koran căn bản như sau: Kinh Cựu Ước: ‘Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình’ (sách Sáng Thế 1:27). Kinh Tân Ước: ‘Ta và Cha ta là một’ (Tân Ước Gioan 10:30). Kinh Koran: ‘Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài’. (Kinh Koran 112: 1-4).

Đạo Hồi kinh Koran liệt kê mười điều tâm nguyện

Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
Tôn trọng quyền của người khác.
Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
Cấm ngoại tình.
Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
Hãy cư xử công bằng với mọi người.
Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
Hãy khiêm tốn

(*) Hai trường hợp đặc biệt được giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.

Năm trụ cột căn bản của đạo Hồi
1) Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa T&ocir

Xem tiếp >>

Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007