Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 447
Toàn hệ thống 4262
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Vui cười

  CÂY LÚA - SỐ 3 KỲ DIỆU (11-11-2005)

Làm đất 3 công đoạn: Xới (bừa) – trục – trạc (trang bằng).

- Thu hoạch 3 công đoạn: Cắt – gom – suốt.

- Hạt lúa muốn bán phải 3 công đoạn: Phơi (sấy) khô – vô bao – cân.

- Hạt lúa ngâm ủ 3 ngày mới ra mầm đem sạ được.

- Mật độ cấy: 3 kg/công, sạ hàng mật độ: 3 kg x 3 = 9 kg/công.

- Qui luật: 3 ngày ra 1 lá, 3 lá ra 1 chồi cấp 1, 3 chồi cấp 1 ra 1 chồi cấp 2.

- Lúc tượng đòng chồi nào trên 3 lá (hoặc cao hơn 30 cm) sẽ ra bông.

- Chia làm 3 giai đoạn sinh trưởng: Mạ, đẻ nhánh - đòng trổ - chín.

- Từ trổ tới chín 30 ngày, từ tượng đòng tới trổ 30 ngày.

- Bón phân đón đòng khi đòng được 3 mm (làm tăng số hạt trên bông).

- Đẻ nhánh (đối với lúa sạ) chỉ cần 1 mẹ + 2 con = 3 chồi là đạt yêu cầu.

- Nên áp dụng 3 giảm – 3 tăng trong canh tác lúa.

- Áp dụng tiết kiệm nước, sau sạ 30 ngày nên cắt 1 cử nước cho khô ruộng (đối với giống thời gian 90 – 95 ngày).

- Nên bón cân đối 3 loại phân N-P-K.

- Chia làm 3 lần bón phân trong một vụ lúa.

- Thường bị 3 đối tượng gây hại: rầy nâu – sâu cuốn lá – đạo ôn.

- Lượng nước cần phun để trừ sâu bệnh: 300 lít/ha.

- Ngưỡng phòng trừ rầy: 3 con/tép, rầy tuổi 3.

- Thí nghiệm đồng ruộng thường chia 3 lần lặp lại.

- Nông dân dùng tầm 3 mét để đo công cắt lúa.

- Diện tích 1ha = (3.333 x 3) + 1 = 10.000 m2.

(Báo NNVN)

Xem tiếp >>

  CÁNH NHÃŒN NHẬN CUỘC ĐỜI (16-12-2008)

Vị giáo sư triết học nọ đứng trên giảng đường và bắt đầu bài giảng của mình bằng cách đổ đầy đá cuội to vào một chiếc bình. Ông hỏi sinh viên: "Theo các anh chị, chiếc bình này đã đầy chưa?". Tất cả đều đồng ý rằng bình đã đầy.
Tiếp đó, giáo sư lại đổ thêm sỏi vào bình và lắc nhẹ cho sỏi chèn vào các khoảng trống giữa những viên đá cuội rồi hỏi lặp lại câu hỏi. Các sinh viên một lần nữa lại khẳng định rằng bình đã đầy.
Giáo sư lấy ra một bao cát nhỏ và tiếp tục cho thêm vào vào bình, lắc nhẹ cho cát chui vào các khe hở rồi lại hỏi bình đã đầy chưa. Như lần trước, cả lớp lại đồng thanh: "Đầy rồi!".
Vị giáo sư bắt đầu triết lý:
- Bây giờ, tôi muốn các anh chị dùng chiếc bình chứa đầy các loại vật chất khác nhau này như một cách nhìn nhận cuộc đời mình. Những hòn đá cuội tượng trưng cho những thứ quan trọng nhất trong đời như gia đình, người yêu và sức khỏe... Những viên sỏi tượng trưng cho những thứ như tiền tài, công việc hoặc chỗ ở - những thứ cũng quan trọng nhưng có thể thay thế được. Những hạt cát tượng trưng cho những thứ lặt vặt trong cuộc sống như trang phục, chỗ để vui chơi, ăn uống...
Giáo sư đi vào phần chính:
- Các anh chị sẽ thấy, nếu đổ cát vào đầy bình trước thì ta sẽ không có chỗ để chứa sỏi và đá nữa. Điều tương tự cũng xảy ra trong đời. Nếu ta dùng quá nhiều thời gian và năng lượng vào những chuyện nhỏ nhoi, ta sẽ thiếu tập trung vào những thứ thực sự quan trọng. Vì thế, hãy lưu tâm tới hạnh phúc của mình, hãy hò hẹn với người yêu, chơi với con cái và dành thời gian đi khám bệnh khi cần. Hãy lập thứ tự ưu tiên! Cần quan tâm tới những hòn đá trước, sau đó mới để cho sỏi và cát tràn đầy chiếc bình của mình...
Cả giảng đường rộ lên tiếng vỗ tay khi vị giáo sư kết thúc bài giảng. Đột nhiên, tiếng vỗ tay ngừng bặt khi một sinh viên đeo balô tiến lên bục giảng. Anh ta lấy ra một lon bia, bật nắp và rót vào chiếc bình của giáo sư rồi hỏi:
- Thưa giáo sư, như thế này có thể nói rằng chiếc bình đã đầy rồi chứ?
Bị bất ngờ, giáo sư không thốt lên được câu nào. Anh chàng sinh viên quay xuống phía lớp học và tự trả lời câu hỏi của mình:
- Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận, rằng dù cuộc sống của các bạn có đầy đủ đến đâu đi nữa, bạn vẫn luôn có chỗ cho bia.

                             VNEXPRESS.NET

Xem tiếp >>

  SỢ MA (09-12-2008)

       Một sinh viên nữ rất sợ ma nhưng phải đi học thêm vào buổi tối, đường đi học có một đoạn rất vắng vẻ. Cô luôn hi vọng có người nào đó đi cùng đường với mình cho đỡ sợ. Một hôm cô thấy có một chàng trai đạp xe cùng chiều với mình. Mừng quá, cô chạy lên để đi cùng, sau một lúc trò chuyện, cô nói “Em sợ ma lắm, đi một mình đoạn đường này em sợ lắm, cảm ơn vì đã có anh đi cùng!” Chàng trai mỉm cười nhìn cô, trìu mến : “Hồi còn sống anh cũng thế”…....

 

Xem tiếp >>

  PHỤ Ná»® VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (09-12-2008)

Phụ nữ giống phần mềm máy tính vì:

Giao diện đẹp nhưng chưa chắc chạy đúng.

Chạy đúng nhưng chưa chắc chạy  thông minh.

Chạy thông minh nhưng vẫn phải bảo trì.

Nếu một phần mềm có đủ hết những yêu cầu trên thì chắc gì mua được.

Nếu có mua được đi nữa thì chưa chắc chúng ta có đủ trình độ để quản lý.

Nếu có đủ trình độ quản lý thì cũng phải phòng bị vì sơ sẩy là bị hacker... hốt mất.

(Theo_VnExpress.net).

 

Xem tiếp >>

  TỪ ĐIỂN SINH VIÊN NÔNG NGHIỆP(09-12-2008)

 
Xem hình 
 

Sinh viên coppy bài: Quá trình sao mã.
Đang ngủ gục bị thầy phát hiện: Phá vỡ miên trạng (trạng thái miên man đờ đẫn).

Hết tiền: Mô hình VAC (về ăn chực).
Quần áo mới trong phòng: Luân canh.
Con trai ngồi gần con gái: Xen canh.
Sinh viên chơi bời, hư hỏng: Thoái hóa giống.
Thi tuyển sinh: Chọn giống.
Học đại cương: Giai đoạn vườn ươm.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường: Đủ tiêu chuẩn xuất chuồng.

    LÊ HỮU QUANG (TP.HCM)
 

Xem tiếp >>

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007