Số lần xem
Đang xem 1574 Toàn hệ thống 2506 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Hồ Chí Minh hữu ý hay vô tình đã chọn ngày 19 tháng 5 để thăm Khổng Tử. Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Tôi có viết bài “Hồ Chí Minh trọn đời minh triết” với ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức; Bác Hồ rất ít trích dẫn. Hồ Chí Minh bình sinh rất ít trích dẫn nhưng đối với Khổng Tử, Hồ Chí Minh có riêng hai bài đánh giá kỹ và sâu về di sản Khổng Tử. Tới Bắc Kinh lần này, tôi ước nguyện thăm lúa siêu xanh và thăm Khúc Phụ.
Khổng Tử sinh năm 551 mất năm 479 Trước Công Nguyên là nhà hiền triết phương Đông nổi tiếng người Trung Hoa, suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán. Các bài giảng và triết lý của ông, đặc biệt là đạo làm người và tu dưỡng đạo đức cá nhân, đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng và đời sống của nhiều nước Đông Á suốt hai mươi thế kỷ qua. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc Thầy muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu.
Khổng Tử là người thế nào? Viết về Khổng Tử liệu có thức thời không? Học để làm điều gì ở Khổng Tử? xem tiếp ...
Đức Khổng Tử có nhiều triết lý sâu sắc. Khổng Tử suốt đời dạy người không mỏi, học người không chán, ưu tiên dạy và học đạo làm người, đạo đức cá nhân. Khổng Tử là vầng trăng cổ tích, bậc Thầy muôn đời. Tôi tự suy ngẫm, nhận thức mới và thấm thía: Học mà không hành, dạy nhiều vô ích. Sống không phúc hậu, cố gắng vô ích.
Học để làm điều gì ở Khổng Tử của Hồ Chí Minh là trí tuệ Việt Nam. Sâu sắc thay thơ “Thăm Khúc Phụ/ Hồ Chí Minh/ Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,/ Thông già, miếu cổ thảy lu mờ./ Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?/ Bia cũ còn soi chút nắng tà”. “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”. “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951). Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử.
NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ KHỔNG TỬ
Nhận thức đúng về Khổng Tử, chọn lọc, bảo tồn và phát triển tinh hoa Khổng Tử được lưu lại chủ yếu trong tài liệu chính là Luận Ngữ của nhà giáo họ Khổng để ứng dụng và thực hành cho phù hợp thời thế, đó là việc làm căn bản và cần thiết. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc.
Tư Mã Thiên dành một thiên trong Thế gia của Sử Ký (từ trang 208 đến trang 247) để viết rất kỹ về Khổng Tử, với lời bình cuối bài: “Kinh Thi nói: Núi cao ta trông, đường rộng ta đi Tuy chưa đến đích, nhưng lòng hướng về. Tôi đọc sách của họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến nước Lỗ xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về lễ nghi ở nhà Khổng Tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ, các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc hể nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy.”
Hồ Chí Minh trong tài liệu “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, Nhà Xuất Bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 1996, trang 152 đã viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy.”
Nguyễn Hiến Lê tại trang đầu của sách “Khổng Tử”, Nhà Xuất Bản Văn Hóa, Hà Nội năm 1991 đã đánh giá: ” Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời khác, một nguồn cảm hứng cho các thời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi”.
Khổng Tử lúc đương thời không ông vua nào nghe lời khuyên của ông, không nước nào dung nạp được ông và ông hoàn toàn thất bại về chính trị. Nguyễn Hiến Lê nhận xét đại ý là Khổng Tử cũng không đạt được mục tiêu về giáo dục. Vì ông chủ trương đức trị, muốn đào tạo những người vừa có đức vừa có tài để cho ra làm quan nhưng ba ngàn đệ tử thì chỉ có vài ba người có đức hoặc chết sớm như Nhan Hồi hoặc không chịu ra làm quan như Mẫn Tử Khiên, năm bảy người có tài và có tư cách như Tử Cống, Trọng Do, Nhiễm Cầu, … khoảng mươi người khác là gượng dùng. Dạy học suốt ba bốn chục năm mà thành nhân được ngần ấy là đáng nãn nhưng Không Tử vẫn bình tâm. Bọn pháp gia thì chú trọng kinh tế, hành chính , pháp luật chỉ cầu quốc gia phú cường không giáo dục dân bất chấp nguyện vọng của dân và họ đã thành công trong thời họ, hạ được sự đối kháng để lên thay.
Đương thời Khổng Tử là vậy, các đời sau thì vua chúa tôn vình Khổng học phần lớn chỉ là lợi dụng học thuyết của ông để tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ. Thời Trung Quốc Dân Quốc, chính phủ Tưởng Giới Thạch tuyên bố biến mọi nơi thờ phụng Khổng Tử thành trường học, xoá bỏ những nghi lễ liên quan đến Khổng học. Thời Mao Trạch Đông cầm quyền cũng từng phát động “Phê Lâm, phê Khổng, phê ông Chu” gần đây thì trào lưu thành lập các Học viện Khổng Tử khắp toàn cầu để truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới đang được Chính phủ Trung Quốc nỗ lực thực hiện.
Đọc lại và suy ngẫm về bài viết của Bác Hồ về “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu ngày 20/2/1927:
“Từ rất xa xưa, người An Nam và các vua chúa An Nam rất tôn kính nhà hiền triết này… Nhưng hãy xem Không Tử là người thế nào? Tại sao các hoàng đế lại tôn sùng đến thế? Tại sao được tôn sùng đến thế mà Chính phủ Trung Hoa lại vứt bỏ đi…
Khổng Tử sống ở thời Chiến quốc. Đạo đức của ông, học vấn của ông và những kiến thức của ông làm cho những người cùng thời và hậu thế phải cảm phục… Nhưng cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc Khổng Tử không bao giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng.
Đạo đức của ông là hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại, giống như một cái nắp tròn làm thế nào để có thể đậy kín được cái hộp vuông?
Những ông vua tôn sùng Khổng Tử không phải chỉ vì ông không phải là người cách mạng mà còn vì ông tiến hành cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ… Khổng giáo dựa trên ba sự phục tùng: Quân – thần; phụ – tử; phu – phụ và năm đức là: “ Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức…
Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.
Ngày 19 tháng 5 năm năm 1965, Hồ Chí Minh thăm Khúc Phụ về, đã viết bài thơ
Thăm Khúc Phụ
Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,
Thông già, miếu cổ thảy lu mờ.
Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?
Bia cũ còn soi chút nắng tà.
Nguyên văn chữ Hán:
訪曲阜
五月十九訪曲阜
古松古廟两依稀
孔家勢力今何在
只剩斜陽照古碑
Phiên âm:
Phỏng Khúc Phụ
Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ,
Cổ tùng cổ miếu lưỡng y hi.
Khổng gia thế lực kim hà tại,
Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi.
Dịch nghĩa:
Thăm Khúc Phụ
Ngày 19 tháng 5 thăm Khúc Phụ,
Cây thông già và ngôi miếu cổ đều đã mờ nhạt.
Uy quyền họ Khổng giờ ở đâu?
Chỉ còn chút ánh nắng tà chiếu trên tấm bia cũ.
Không hiểu hữu ý hay vô tình Hồ Chí Minh chọn ngày 19 tháng 5 để thăm Khổng Tử. Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Tôi có viết bài “Hồ Chí Minh trọn đời minh triết” với ba ý: Việt Nam Hồ Chí Minh biểu tượng Việt; Bác Hồ nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức; Bác Hồ rất ít trích dẫn.
Bình sinh Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn nhưng đối với Khổng Tử, Người có riêng hai bài viết đánh giá kỹ và sâu về di sản Khổng Tử. Trong đó, bài văn của Bác viết vào lúc Hồ Chí Minh tráng niên 36 tuổi và sự phê phán Khổng Tử đang lên cao trào, bài thơ “Thăm Khúc Phụ” thì lại trùng khớp với ngày 19 tháng 5 lúc Bác 74 tuổi và là bài thơ cuối cùng của Người viết về Khổng Tử. Đó là hai thời điểm quan trọng trong đời người để đánh giá đúng mức về một con người. Hồ Chí Minh trong tư cách là một chính khách với tầm nhìn lịch sử đã chú trọng Khổng Tử về đạo đức nhiều hơn là chính trị. Bác nói: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” (Báo Nhân Dân ngày 14/6/1951).
Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân và tự nguyện thực hành trọn đời của Hồ Chí Minh về “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là có noi theo Khổng Tử.
Viết về Khổng Tử liệu có thức thời không? khi nhiều trường đại học phương Tây quyết định chia tay với các trung tâm Khổng Tử vì lo ngại họ bị chính quyền Trung Quốc can thiệp thái quá (BBC 13.1.2015), và ngay tại Việt Nam hiện nay những động thái của chính phủ Trung Quốc đối với biển Đông cùng các Học Viện Khổng Tử đang gây nên sự tranh luận.
Học Viện Khổng Tử ở Việt Nam hợp hay chưa thích hợp vào lúc này ? nhưng mỗi cá nhân để tự hoàn thiện mình về mặt đạo đức, tinh thần thì rất nên đọc các tác phẩm của Khổng Tử. Tôi đã đến thăm Không Tử và viết bài ‘Đào Duy Từ còn mãi với non sông”, thấm thoắt đã hai mươi năm. Dịp này có đạt may mắn? “Tận nhân lực tri thiên mệnh”.