Số lần xem
Đang xem 961 Toàn hệ thống 2879 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
NHỮNG BÀI VIẾT RẤT CẦN ĐỌC LẠI
Hoàng Kim HỌC MỖI NGÀY. Những trang viết rất cần đọc lại. Tòa nhà Quốc hội Việt Nam trên Đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội (ảnh Tia Sáng). Nhất thể hóa theo mô hình tổng thống lưỡng tính (Báo Tia Sáng 11/6/2017, Nguyễn Sĩ Dũng). Phát triển kinh tế nông nghiệp: Tích tụ ruộng đất không phải là yếu tố quyết định. (Báo Tia Sáng 8/6/2017, Nguyễn Minh Nhị); Tích tụ ruộng đất và phát triển nông nghiệp CNC: Khuyến nghị chính sách (Báo Tia Sáng 25/05/2017, Trần Đức Viên); Dưới đáy đại dương là Ngọc (Tình yêu cuộc sống 12/6/2017, Hoàng Kim). xem tiếp tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim và https://hocmoingay.blogspot.com/2017/06/nhung-trang-viet-rat-can-oc-lai.html?fbclid=IwAR3ptqSrshxVBOEoUWDu_mk86bBjf6wIyPckERlIYyqxfl35wT_eU2s8lWg Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị đã triển khai tiêu chuẩn Sản xuất lúa gạo bền vững (Sustainable Rice Platform-SRP) với các tiêu chí đảm bảo sức khỏe, an toàn thực phẩm, môi trường… cho tới các yếu tố bình đẳng như nữ quyền, quyền trẻ em. Nguồn ảnh: TBKTSG.
BẢY NHỊ KÊNH ÔNG KIỆT VÀ TÔI
Hoàng Kim
Ông Bảy Nhị
tên thật ông là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông có bài viết “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…” đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật đầu năm 2013, làm dư luận sững sờ vì hay và thật. Trước đó, ông cũng có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy đã là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.
Tôi có một kỷ niệm quý rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?
Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.
Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bay-nhi-kenh-ong-kiet-va-toi/
DƯỚI ĐÁY ĐẠI DƯƠNG LÀ NGỌC
Hoàng Kim
Tôi xúc động nhớ về thuở xưa của rốn phèn Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên nay đã biết bao đổi thay. Trò chuyện với các bạn Trở lại nụ cười Ba Sương : “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” . Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại…
Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lôc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều.
Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất”, “xây dựng nông trại điển hình”, và “lập quỹ trái phép”, của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về quan điểm, tầm nhìn, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Không chỉ vậy, những bài học tổng kết thực tiễn kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Thế giới và Việt Nam việc soát xét 10 năm, 40 năm, 90 năm, 500 năm để tính toán một tầm nhìn trung và dài hạn vẫn chưa có những công trình xứng tầm để đánh giá thấu đáo và đúc kết những bài học phát triển. Bác Năm đã yên nghĩ, chị Ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “tích tụ ruộng đất” và “lập quỷ trái phép” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duoi-day-dai-duong-la-ngoc/
Số lần xem trang : 19892 Nhập ngày : 12-06-2019 Điều chỉnh lần cuối : 12-06-2019