Số lần xem
Đang xem 8705 Toàn hệ thống 17478 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
TRUNG QUỐC VỚI GIẤC MỘNG CHÂU Á Hoàng Kim
nghiên cứu lịch sử và điểm tin liên quan địa chính trị, khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, tương quan thế lớn ‘Trung Quốc với giấc mộng châu Á’ ‘Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ ‘một vành đai một con đường’ là chiến lược nhất quán, dài hạn do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi động. ‘Trung Quốc với giấc mộng châu Á’ là bài tiếp nối “Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình“. Các nước Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật, EU, Iran, …đều có động thái mới thích ứng với thế giới chuyển biến. Việt Nam tự cũng cố trầm tĩnh theo dõi, xử thế có lý có lợi đúng lúc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xếp hàng đấu Mỹ, Nga, Ấn trong ‘quan hệ ngoại giao với các nước lớn’ chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’, xếp hàng thứ hai các nước láng giếng’ trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc gồm 40 quốc gia, trong đó 15 nước có chung đường biên giới với Trung Quốc bằng “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) do Trung Quốc khởi xướng được đưa vào điều lệ Đảng, trọng điểm là châu Á có Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ huy động thêm 14,5 tỷ USD đầu tư cho sáng kiến này. Ông khẳng định rằng:”Trung Quốc cần nổ lực để các nước láng giềng ngày càng thân thiện hơn về chính trị, có mối quan hệ gần gũi hơn về kinh tế, hợp tác sâu sắc hơn về an ninh, và mối quan hệ ở cấp độ nhân dân cũng gắn bó hơn“.
Ngày 19 tháng 6 năm 1944 là trận hải chiến dữ dội nhất của chiến tranh thế giới thứ hai: Trận chiến biển Philippines giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản từ ngày 19 đến 20 tháng 6 1944 tại quần đảo Mariana là trận hải chiến bằng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử khi cả hai bên đã sử dụng tổng cộng 24 hàng không mẫu hạm trong trận đánh này (15 của Mỹ và 9 của Nhật). Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất đến 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Từ đó nước Mỹ xác lập vị trí bá chủ đối với thế giới trên biển Đông.
Ngày 19 tháng 6 năm 1945, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông liên tục giữ chức vụ này cho đến khi từ trần.
Trung Quốc thời Tập Cận Bình nổi bật là “liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi, một vành đai một con đường“.Ông tạo dựng được thế Tam Quốc mới trong lịch sử. Trường Giang sóng sau đè sóng trước. ngọn sóng này cao hơn! Trung Việt vành đai và con đường là thế lớn ngày nay. (xem ảnh 1, 2, 3).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2012 đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông vạch ra chiến lược “Trung Quốc với giấc mộng châu Á”. Ông khởi xướng và thực thi chiến lược ‘liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ “một vành đai, một con đường”, ráo riết thực hiện một loạt kế sách liên hoàn, xử lý vấn đề biển Hoa Đông, lưỡi bò biển Đông, đưa tầu chiến áp sát cuộc tập trận NATO, trỗi dậy thách thức Mỹ về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế. Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo của Tập Cận Bình đang rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời” mà đã bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc như một cường quốc hàng đầu thế giới, theo giới quan sát. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc bước vào “thời đại mới” và cần đóng vai trò “trung tâm trên thế giới”, nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm. (Mời đọc: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình“)
TRUNG VIỆT VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG
Tổng Bí Thư nói: “Không ai dại trao đất cho người nước ngoài để vào gây rối” là một câu nói thật cân nhắc và giàu thông tin. Câu này kín kẽ dường như câu của ông Trump là “Trump sẽ làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại” trên Twitter và mọi biểu tượng tranh cử Tổng thống Mỹ của ông ấy và sự kín đáo của ông trong quyết sách Mỹ -Triều đến lúc chót là cân nhắc chứ không nói lộ ý. Cám ơn câu hỏi chất vấn của cụ Ngọc Hạp Nguyễn “Nếu có kẻ có quyền dại mà tham tiền thì sao?” đã gợi ý cho tôi đọc lại và suy ngẫm bài nghiên cứu lịch sử này.
Ba đặc khu liệu có đột phá? theo tôi là KHÔNG. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi – giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Những nơi ấy cần nên là CON NGƯỜI và NỘI LỰC VIỆT NAM phải ở vị trí hiểm yếu. Đó là một câu chuyện khác. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực phải là vùng đặc khu hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cợm ngon của người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất.
Lịch sử Việt Nam “Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa” là bài học xương máu gần nhất. Tổng Bí Thư nói: “Không ai dại trao đất cho người nước ngoài để vào gây rối”. Quyết sách cơ bản là KHÔNG, là CON NGƯỜI và NỘI LỰC VIỆT NAM phải ở vị trí hiểm yếu. Trung Việt vành đai và con đường là thế lớn ngày nay. Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong khi Nga và Mỹ đều tính toán “Chúng ta không cần lãnh đạo thế giới mà cần sắp xếp lại ngôi nhà mình”. Việt Nam vững tin vào tương lai của nhân loại và dân tộc nhưng cũng cần thấy trước một bức tranh tối tương lai thế giới đầy tranh chấp của thế cờ vây lo âu hơn. Nên mọi việc đều cần phải “có lý, có lợi, đúng lúc”. Các nước lớn đang phân chia tầm ảnh hưởng. Các nước láng giềng châu Á đang buộc phải tỏ rõ thái độ và bị ‘cuốn theo chiều gió’ vào ‘một vành đai, một con đường’.
Người dân Việt Nam khát khao độc lập, tự do, hạnh phúc, thấu hiểu rõ đạo lý ” cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân), trong thế lớn ngày nay hiển nhiên chọn tâm thế ứng xử ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’ lựa chọn cách làm bạn tốt với tất cả các nước, thân Trung, hòa Mỹ, ‘liên Nga, bạn Ấn Lào Cămpuchia, ASEEN, mở rộng làm bạn Á Âu Phi và thế giới rộng lớn. Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ tương đồng văn hóa trong lịch sử đều hiểu rõ sự đối xử không công bằng.
Người dân Việt Nam ngày nay lựa chọn xử thế có lý có lợi đúng lúc, tự cũng cố trầm tĩnh theo dõi. Sự hợp tác thân thiện với Trung Quốc người dân chưa thực sự đặt niềm tin chiến lược bởi các nguyên nhân: 1) Chính sách củ cải kinh tế đi đôi với cây gậy răn đe bất chấp lý lẽ, đạo lý khiến lòng dân bất an; 2) An sinh môi trường, an toàn thực phẩm và chất lượng công nghệ chưa tốt như yêu cầu khiến người dân lo lắng; 3) Cách hợp tác xây dựng đội ngũ hiền tài chính phủ kiến tạo chú trọng ăn học là nông nghiệp, văn hóa giáo dục chưa xứng tiềm năng và chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân; 4) Thực tiễn việc làm và sự cam kết của Đảng và Chính phủ hai nước đối với sự tôn trọng độc lập tự do hạnh phúc chống tham nhũng là những tư tưởng đồng văn hàng đầu, cấp bách, xuyên suốt nếu thực tiễn và sự cam kết tốt hơn thì quan hệ nhân dân cũng gắn bó hơn.
Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý, có lợi, đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn hướng tới tương lai. (Mời đọc: “Ba đặc khu liệu có đột phá ?“)