Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 452
Toàn hệ thống 2029
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

   

 

Nam Bộ kháng chiến 23 9

 

CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 9.Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Sắn châu Á 10 thông tin mới; Có những lớp sinh viên như thế; Ngày 23 tháng 9 là ngày thu phân tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa mùa thu kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ, khi Mặt Trời ở gần xích đạo nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1945 là ngày Nam Bộ kháng chiến Quân Pháp khai hỏa nhằm chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn với sự giúp đỡ của quân Anh. Dân quân Nam Bộ với vũ khí tầm vông vạt nhọn khởi đầu Nam Bộ kháng chiến (hình). “Mùa thu rồi ngày hăm ba Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời lời hoan hô Dân phương Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.Thuốc súng kém, chân đi không Mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai Nhưng thân trai nào kém oai hùng. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, Sao Hải Vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Johann Gottfried Galle dùng các dự đoán của nhà toán học Urbain Le Verrier. Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất. Nó quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 9:Bay lên; Quản lý bền vững sắn châu Á; Sắn châu Á 10 thông tin mới; Có những lớp sinh viên như thế; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-9/

 

 

BAY LÊN
Nhớ AHLLVT Nguyễn Văn Bảy

Đòn tấn công vạch trời
Mig17 bắn rơi F4
Đồn Lương dội hoan hô
Cánh bay niềm mơ ước

Bay lên nào Hải Âu
Cánh chim chào biển rộng
Ban mai rạng bầu trời
Mừng cánh bay không mỏi.

Bay theo đàn Hải Âu
Bình minh bừng nắng mới
Biển xao sóng trở mình
Đất lành muôn tiếng gọi

Hạ cánh về đời thường
Bảy Lúa cùng khoai sắn
‘Nóp với giáo mang ngang vai
Nhưng thân trai nào kém oai hùng’

Mùa thu này ngày hăm ba
Vĩnh biệt Phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy

Hoàng Kim thành kính phân ưu

 

Bay lên AHLLVT Nguyễn Văn Bảy

 

Nguyên Hùng đưa tin theo Trung tướng phi công Phạm Phú Thái, bác Bảy vừa vĩnh viễn ra đi sau một thời gian được cấp cứu tại bệnh viện 175. Thế là niềm hy vọng của hàng triệu trái tim vừa bùng lên chưa trọn ngày đã sớm bị dập tắt, bởi mọi người đang rất vui mừng vì tin bác Bảy đã có thể ăn cháo từ sáng nay… Đại tá AHLLVT Nguyễn Văn Bảy, phi công huyền thoại thời chống Mỹ với chiến công bắn rơi 7 máy bay, gồm 2 F105 và 5 F4. Lưu ý rằng, bác Bảy chỉ lái Mig 17 là loại tiêm kích không hề có tên lửa, chỉ có pháo 23mm và 37mm. Sau khi nghỉ hưu & về quê làm vườn, bác “Bảy Lúa” lại nổi tiếng với củ sắn 22,5kg do chính tay mình trồng được.

 

 

Quản lý bền vững sắn châu Á

 

 

 

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
từ nghiên cứu đến thực hành, từ cách ứng phó
thực tiễn khẩn cấp đến chọn giải pháp chìa khóa
Hoàng Kim
Khẩn cấp phối hợp hành động ngăn chặn dịch bệnh virus khảm lá sắn. Hội thảo khu vực về kế hoạch kiểm soát bệnh khảm lá sắn ở Đông Nam Á hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã kêu gọi Campuchia và cộng đồng quốc tế chung sức nỗ lực ngăn chặn đại dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) đang đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến xuất khẩu ở Campuchia và Việt Nam; Giải pháp chìa khóa để khắc phục
Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ có trong chương 6 sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành“. Thông tin dưới đây đúc kết ngắn thông tin toàn cảnh tầm dịch hại tại khu vực, giá trị bài học lịch sử lắng đọng của “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” do tiến sĩ Reinhardt Howeler chủ biên đến 10 bài báo power point mới đây về diễn biến ứng phó bệnh khảm lá sắn CMD của mạng lưới sắn châu Á..

Ngày 15 tháng 9 năm 2017, trang Cây Lương thực Khoa Nông học Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh do tiến sĩ Hoang Kim làm chủ bút đã có bài viết “Bệnh virus khảm lá sắn và cách phòng trừ” trao đổi thông tin chi tiết về “Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Disease – CMD) do Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Việt Nam ban hành lần đầu tại văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017. Theo Cục BVTV, đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam. Ngày 29 tháng 8 năm 2018, tiến sĩ Hoang Kim tại bài viết “Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai” đã thông tin ý kiến của ba chuyên gia tư vấn là đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến giải pháp thực tiễn khắc phục bệnh sắn.

Tiến sĩ Claude Fauquest, Giám đốc đối tác sắn toàn cầu cho thế kỷ 21 (GCP21) thông tin (7/2017): “Bệnh vi rus khảm lá sắn CMD đang lan rộng nhanh chóng giữa năm 2016, đầu tiên gây hại một vài nơi tại Campuchia và bây giờ là tại 5 tỉnh ở Đông Cam-pu-chia và ít nhất một tỉnh (Tây Ninh) ở Việt Nam. Bệnh này lây lan chủ yếu do hom giống và bọ phấn trắng (whiteflies), mặc dù bọ phấn trắng có vai trò nhỏ hơn nhưng sự lây lan rất quan trọng. Một số sáng kiến đã được thực hiện bởi JIICA, CIAT, FAO, ACIAR, nhưng chưa thể kiểm soát bệnh này. Chúng ta cần thiết lập một dự án khu vực đơn giản cho kiểm soát bệnh CMD ít nhất là Campuchia và Việt Nam. Những nước đang bị dịch hại CMD đe dọa như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần ghi danh tham gia kế hoạch này. GCP21 có thể phục vụ như là một bộ xúc tác để thúc đẩy sự phát triển của kế hoạch”.

Sách sắn “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” của tiến sĩ Reinhardt Howeler và tiến sĩ Tin Maung Aye, người dịch Hoàng Kim, Hoang Long, Mai Trúc Nguyễn Thị (Trúc Mai) , BM Nguyễn (Bạch Mai) đã đề cập chi tiết chương 6 “Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ” có hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh này, trọng điểm là sử dụng hom giống sạch bệnh của giống kháng và giống chống chịu CMD kết hợp sự tiêu hủy nguồn bệnh và kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt để phòng trừ, xem chi tiết tại http://cayluongthuc.blogspot.com/2017/09/benh-virus-kham-la-san-va-cach-phong-tru.html

 

 

 

 

  1. KHẨN CẤP NGĂN CHẶN BỆNH KHẢM LÁ SẮN

1.1 Hành động khẩn cấp ở Việt Nam và Hội thảo Quốc tế

Bệnh virus khảm lá sắn CMD đã và đang lan rộng trên nhiều tỉnh Việt Nam qua hom giống sắn lấy từ cây bị bệnh và qua môi giới bọ phấn trắng. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có công văn số 4142 BNN PTNT ngày 31/5/ 2018, công văn số 1465 Cục Bảo vệ Thực vật ngày 6/6/2018 hướng dẫn chi tiết giải pháp ứng phó dịch hại và cách phòng trừ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có chỉ thị số 5957 BNN PTNT ngày 6/8/2018 về vấn đề này. Sách cẩm nang thực hành và những ý kiến tư vấn của tiến sĩ Reinhardt Howeler đối với ‘Bệnh vi rus khảm lá sắn CMD và cách phòng trừ” để kiểm soát tốt dịch hại nghiêm trọng CMD và tư vấn thực hành canh tác sắn thích hợp bền vững.

Ý kiến tư vấn của tiến sĩ Claude M. Fauquest đối với sắn Việt Nam nhấn mạnh:

* KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ SẮN QUỐC TẾ TOÀN CẦU NGÀY 11-15 THÁNG 6 NĂM 2018 VỀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH VI RUS KHẢM LÁ SẮN CMD Ở ĐÔNG NAM Á

Hoàng Kim lược dịch từ tài liệu nguồn của GS Lê Huy Hàm và TS. Claude M. Fauquest

Hội nghị sắn quốc tế lần thứ IV, Benin, ngày 11-15 tháng 6 năm 2018 đã tổ chức một phiên họp đặc biệt để báo cáo tình trạng dịch bệnh virus khảm lá sắn gần đây (CMD) ở Đông Nam Á. Mục tiêu của bốn báo cáo này là làm cho cộng đồng sắn quốc tế nhận thức được vấn đề nghiêm trọng và phát triển các đề xuất thực tế cho một kế hoạch hành động nhanh chóng với tất cả các bên liên quan trong khu vực để kiểm soát dịch bệnh CMD ở vùng Đông Nam Á của Thế giới.

Bốn bản báo cáo trình bày tại hội nghị quốc tế gồm: 1) Báo cáo về sự bùng nổ dịch bệnh CMD của Giáo sư Lê Huy Hàm từ AGI, Việt Nam; 2) Báo cáo kinh tế của Tiến sĩ Jonathan Newby từ CIAT – Việt Nam; 3) Báo cáo giám sát của nhà virus học Wilmer Cuellar từ CIAT-Colombia; 4) Báo cáo về các chiến lược được phát triển với các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á của Tiến sĩ C.M. Fauquet, Giám đốc GCP21.

Mục đích của phiên họp này là chứng minh tầm quan trọng của sắn ở khu vực này trên thế giới, sản xuất 55 triệu tấn sắn mỗi năm, cho thấy mức độ lây lan của bệnh CMD và thông báo cho cộng đồng về những nỗ lực phát triển cho đến nay một kế hoạch hành động khu vực. Khảo sát thực địa mở rộng và sự tương tác của các bên liên quan trong khu vực được thực hiện bởi CIAT và các đối tác quốc gia cho thấy CMD chính thức có mặt tại 6 tỉnh của Campuchia và 2 tỉnh miền Nam Việt Nam. Lây lan hiện nay của bệnh được ước tính là ít hơn 10% tổng diện tích trồng sắn. Dựa trên kiến ​​thức hiện tại về dịch bệnh CMD, các chuyên gia đều đồng ý rằng khu vực này đang ở giai đoạn sớm của dịch bệnh khi vẫn có thể hạn chế tác động của căn bệnh này. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng CMD chủ yếu lây lan bằng cách vận chuyển nguyên liệu trồng sắn nhiễm bệnh được sử dụng để trồng các cánh đồng mới. Các vectơ bọ phấn trắng (whitefly) tự nhiên của bệnh có mặt trên sắn trong vùng và đóng vai trò môi giới truyền bệnh trong các lĩnh vực nhưng chúng đóng một vai trò nhỏ cho đến nay trong sự lây lan của bệnh sang các lĩnh vực mới. Quan trọng nhất, các chuyên gia chỉ ra rằng việc vận chuyển và xuất khẩu tinh bột, sắn lát, bột sắn hoặc củ sắn tươi không đe dọa nhập khẩu bệnh thông qua bất kỳ sản phẩm nào làm giảm lo ngại về thương mại trong nước và xuất khẩu. Các nước trong khu vực được khuyến khích chủ động truyền đạt tình trạng của bệnh và tham gia cùng nhau để gắn kết một hành động phối hợp chống lại mối đe dọa virus mới khảm lá sắn trong khu vực.

Kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh virus khảm lá sắn CMD ở châu Phi và châu Á đã chỉ ra rằng nguồn rủi ro lớn nhất để lây lan bệnh này từ sang vùng khác là do sự trao đổi của hom giống sắn từ cây bị nhiễm bệnh. Các cây sắn bị nhiễm bệnh có thể được vận chuyển hàng trăm cây số trong một ngày. Các vectơ bọ phấn trắng ((whitefly) cũng có thể góp phần lan truyền bệnh lên đến 100 km mỗi năm. Biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt trong nước là đặc biệt quan trọng để giám sát vùng bệnh hại và hạn chế sự di chuyển của hom giống bị nhiễm bệnh lan truyền từ nơi này sang nơi khác. Cần chú ý xác định các khu vực không có bệnh để giữ cho chúng không bị bệnh. Việc thương mại hóa ngành công nghiệp sắn ở Đông Nam Á tạo cơ hội cho việc cải thiện dòng chảy thông tin để ngăn chặn sự di chuyển của các vật liệu trồng giống sắn bị nhiễm bệnh.

Kế hoạch hành động theo vùng có thể bao gồm các bước sau:

Hành động ngắn hạn

+ Tích hợp dữ liệu giám sát liên tục được thu thập bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực để xác định các khu vực bị ảnh hưởng và bị đe dọa ngay lập tức
+ Lập bản đồ phân bố giống ở các khu vực có tỷ lệ mắc CMD cao bằng cách sử dụng các marker phân tử.
+ Phổ biến thông tin cho các dịch vụ khuyến nông và nông dân để nâng cao nhận thức và quản lý bệnh.
+ Nhân nhanh và phân phối hom giống không có virus (hoặc những giống sắn năng suất bột cao ít bị nhiễm virus khảm lá CMD) cho nông dân ở các vùng bị ảnh hưởng.
+ Tiêu chuẩn hóa các giao thức chẩn đoán và giám sát được sử dụng bởi các nhóm nghiên cứu khác nhau làm việc trong khu vực

Hành động trung hạn

+ Nhập khẩu, thử nghiệm và nhân của vật liệu giống sắn kháng CMD hiện tại ở một số địa điểm trong khu vực.
+ Giới thiệu cách ly các quần thể này được phát triển bằng cách nhập nội nguồn gen giống sắn kháng CMD từ các giống sắn châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á .

Hành động dài hạn

+ Sự tích hợp của các gen kháng virus vào giống sắn KU50 (đối với Việt Nam sử dụng hai giống để tích hợp gen kháng virus là KM419 và KM94 có quy mô trồng 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam hiện nay) dựa trên lợi ích từ tất cả những đặc tính tốt mà giống được trồng rộng rãi này trong khu vực có thể cung cấp.

+ Cộng đồng sắn quốc tế có mặt tại hội nghị bày tỏ sự sẵn sàng mạnh mẽ của họ để cộng tác với bất kỳ kế hoạch khu vực nào nhằm quản lý sự lây lan của CMD. Đặc biệt, các đồng nghiệp sắn từ lục địa châu Phi có thể cung cấp kiến ​​thức tích lũy rộng rãi về CMD, sự lan truyền và kiểm soát chúng, bao gồm các công cụ chẩn đoán và các giống kháng CMD có năng suất cao.

+ GCP21 đã tập hợp một loạt các bên liên quan trong khu vực Đông Nam Á và đang lập kế hoạch một hội thảo khu vực để xây dựng kế hoạch hành động chi tiết phối hợp với các bên liên quan trong khu vực để nhanh chóng thực hiện các biện pháp can thiệp khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh CMD gây ảnh hưởng tiêu cực đến công nghiệp sắn vùng này.

1.2. Hành động khẩn cấp ở Campuchia và Hội thảo khu vực

FRSH NEWS http://www.freshnewsasia.com Báo Campuchia ngày 18 /9/2018 đưa tin: Hội thảo khu vực về kế hoạch kiểm soát bệnh khảm lá sắn ở Đông Nam Á được khai mạc sáng ngày 18 tháng 9 năm 2018 tại Phnôm Pênh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã kêu gọi Campuchia và cộng đồng quốc tế chung sức nỗ lực ngăn chặn dại dịch bệnh khảm lá sắn (CMD) đang đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ chuỗi sản xuất chế biến và xuất khẩu ở Campuchia và Việt Nam.

“Bệnh đã nổ ra ở Ấn Độ và Sri Lanka, và lần đầu tiên ở Đông Nam Á vào năm 2015. Và trong những năm gần đây căn bệnh này đã lan sang Việt Nam và Campuchia, và đã tàn phá nghiêm trọng sản lượng sắn ở mức độ kinh hoàng. Do đó cấp thiết để nghiên cứu và đánh giá tình trạng của đại dịch và đề ra biện pháp phòng trừ ngăn chặn sự lây lan CMD một cách hiệu quả nhất. Ông Lincoln lưu ý rằng cây sắn là mối ưu tiên hàng đầu của đất nước Campuchia vì sắn hiện là cây trồng ưu tiên thứ 2 sau lúa gạo, sắn được trồng hàng năm khoảng 400 ngàn hecta và mang lại hơn 13,8 triệu tấn.”Campuchia đã trở thành nhà cung cấp sắn làm nguyên liệu chính và là thành tựu chính ở Đông Nam Á”, ông nói thêm. Trên thực tế, hơn 3,8 triệu tấn sắn được xuất khẩu sang các thị trường khu vực và toàn cầu vào năm 2017, “ông nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, ông Lincoln đã đưa ra một số khuyến nghị chính để nghiên cứu xem xét để tìm ra giải pháp chìa khóa giải quyết vấn đề một cách hiệu quả ngăn chặn đại dịch này. Các khuyến nghị bao gồm :

1: Nghiên cứu thêm để tìm các nguồn dịch bệnh và giới thiệu các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh từ khu vực này sang vùng khác. Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu hoặc ngăn chặn dịch bệnh có thể đe dọa sản xuất sắn.

2: Tất cả các tổ chức và các quan chức có liên quan được giám sát vai trò trong việc điều chỉnh việc nhập khẩu giống sắn từ các nước có dịch bùng phát đến một khu vực đặc biệt dọc theo biên giới.

3: Tiếp tục nỗ lực để tổ chức sản xuất giống do mình làm ra để tránh nhập khẩu hom giống từ vùng có dịch.

4: Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin và giải pháp giữa các nước trong khu vực.

5: Nâng cao nhận thức về bệnh khảm lá vi rus CMD và các biện pháp phòng ngừa cho nông dân, chủ trang trại và nhà sản xuất một cách toàn diện và yêu cầu sự hợp tác từ họ trong trường hợp bùng nổ.

Nguồn tin chi tiết tại đây: http://www.freshnewsasia.com/…/99375-2018-09-18-04-33

2. QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Lời nói đầu, Mục lục, Bệnh Chương 6

 

 

 

 

  QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á Từ Nghiên cứu đến Thực hành là sách sắn được viết bởi Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye. Người dịch Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai. Nguyên bản tiếng Anh: Sustainable management of cassava in Asia – From research to practice/ Reinhatdt Howeler and Tin Maung Aye. Cali, CO: Centro Internacional de Agricultura Tropical (CIAT), 2015, 148 trang, (CIAT Publication No. 396), chỉ số xuất bản ISBN 978-958-694-136-5, Bản tiếng Việt  CIAT VAAS The Nippon Foundation Nhà xuất bản thông tấn 2015. Sách không bán. Chỉ số xuất bản 9786049450471 Tiến sĩ Clair Hershey, Trưởng Chương trình sắn CIAT giới thiệu: (trích) ” Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.”.

Được sự đồng ý của tác giả, tài liệu sách sắn mới này được giới thiệu song ngữ Anh Việt lần lượt tại trang Quản lý bền vững sắn châu Á chuyên mục Khoa học Cây trồng
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlongwww.hoangkimlong.wordpress.com  chuyên mục cùng tên Quản lý bền vững sắn châu Á

 

 

 

 

SUSTAINABLE MANAGEMENT OF CASSAVA IN ASIA
From Research to Practice

By Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye

FOREWORD

Cassava is one of the most popular crops in Asia’s uplands for its flexibility in cropping systems, its ability to produce well in challenging conditions and for its multiple uses – providing food, animal feed, and income to support farming families. But although cassava has a reputation as an easy crop to grow, it requires good management in order to get good yields year after year, while protecting the soil and water resources.

The world of agriculture is changing quickly, and cassava is not immune to this change. On the one hand, the market for cassava and cassava products is growing in several Asian countries, with the potential to become more lucrative. Many new, higher yielding varieties are available for farmers to use, and their knowledge about crop and soil management has grown steadily.

Yet at the same time, pests and diseases are growing in importance and can often impact yields. Their control requires very good knowledge and careful integrated management practices. There are many options for managing soil preparation, planting density, weeds and harvesting. The production of high-quality planting material (stakes or seed) is a kind of invisible benefit that is often not fully appreciated by growers, and understanding and implementing the inputs and practices that contribute to long-term optimized productivity is fundamental to a cassava farmer’s success. For example, soil fertility management is the core practice for long-term success for many cassava farmers.

But the right combination of practices will be specific for each farm. Farmers who grow cassava often do not have easy access to good information on best management practices. In most countries, the extension systems for providing technical advice to cassava farmers are non‑existent or not as well developed as for rice or maize, for example. The experts, charged with providing that advice – usually extension agents, sales representatives of companies providing inputs, such as fertilizer or pesticides, or the technical outreach staff of processing companies – typically work with many crops and many farmers, or may have a commercial interest in advice that motivates the purchase of specific products or services. Most technologies developed for cassava are designed to be environmentally friendly, that is, they do not rely on high inputs of chemicals or destructive practices. It is important that technologies that are disseminated and promoted take full advantage of this concern for the environment.

This book aims to provide well-founded and unbiased information on managing the cassava crop for maximum profitability and household well-being, while protecting the soil for long-term sustainability. It is based on the experience and research results from many decades, especially in Asia but also in Africa and Latin America. Much of the information was developed by the International Center for Tropical Agriculture (CIAT) – with headquarters in Cali, Colombia, and a regional office for Asia, previously in Bangkok, Thailand, and currently in Hanoi, Vietnam – and partner institutions throughout the region. These partners are mentioned throughout the manual in discussion of the relevant experiments or technologies. Many farmers themselves participated in developing research ideas and solutions through a process of Farmer Participatory Research (FPR). This has been a key part of assuring the practical relevance of the results.

The book is designed both for those who provide advice directly to farmers, as well as the teachers who train students to become extension agents, agronomists, or industry representatives. It can also serve to provide advice and information directly to well-informed farmers, who can understand some of the more technical information and apply it for their own needs and conditions. No manual can provide detailed advice at the individual farm level, but it will give good guidance for extension agents and others who work with farming communities to adjust and adapt to specific needs. We invite national partners to use this manual freely to develop additional material for local training and extension purposes.

The authors of this book, Drs. Reinhardt Howeler and Tin Maung Aye, have worked extensively with a broad range of partners, on experiment stations and on farmer fields across the region. The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities.

This manual would not have been possible without the support of the Nippon Foundation. This support involved more than two decades of funding for research, training, and network development activities throughout Southeast Asia. CIAT gratefully acknowledges the key role of the Nippon Foundation, both in the research initiatives that developed the information included in this manual, and the support to write, translate, and produce it.

CIAT’s Cassava Program is pleased to present this manual for use in managing cassava production systems that will optimize the short- and long-term benefits for farmers who grow the crop, while protecting the environment.

Clair Hershey

Leader, CIAT Cassava Program

 

 

 

2017-02-01_nhungnguoiban

 

 

QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á
Từ Nghiên cứu đến Thực hành

Tác giả: Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye.
Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai

LỜI NÓI ĐẦU

Sắn là một trong những loại cây trồng thích nghi vùng cao phổ biến nhất ở châu Á vì tính linh hoạt của nó trong hệ thống cây trồng, khả năng sản xuất thuận lợi trong điều kiện khó khăn và tính đa dụng cung cấp thực phẩm, thức ăn gia súc, nguồn thu nhập cho hộ nông dân. Mặc dù sắn có tiếng là cây dễ trồng, nó vẫn đòi hỏi phải quản lý tốt để có được năng suất cao qua các năm, đi đôi việc bảo vệ nguồn đất và nước.Thế giới nông nghiệp đang chuyển đổi một cách nhanh chóng và cây sắn cũng không tránh khỏi sự thay đổi này. Một mặt, thị trường sắn và sản phẩm sắn đang tăng trưởng ở một số nước châu Á với khả năng thu lợi nhiều hơn từ cây này. Nhiều giống sắn mới năng suất cao là có giá trị đối với hệ thống sản xuất và sự hiểu biết về quản lý đất và cây trồng tối ưu đã được tăng đều đặn. Đồng thời, vấn đề sâu bệnh cũng trở nên quan trọng và thường ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng. Kiểm soát chúng đòi hỏi kiến thức tốt và quản lý cẩn thận. Có nhiều lựa chọn trong hoạt động quản lý cây trồng như chuẩn bị đất, mật độ trồng, quản lý cỏ dại và các công cụ thu hoạch. Việc sản xuất cây giống chất lượng cao (homhạt giống) có lợi thế tiềm năng mà thường không được đánh giá đầy đủ bởi người trồng sắn. Quản lý độ phì đất là thực hành cốt lõi mang lại thành công lâu dài cho nhiều nông dân trồng sắn. Hiểu biết thấu đáo các yếu tố đầu vào và thực hiện những điều đó góp phần tối ưu hóa năng suất, về lâu dài là nền tảng thành công của một người nông dân trồng sắn.

Nhưng kết hợp đúng thực tiễn cần được cụ thể cho mỗi trang trại. Những người nông dân trồng sắn thường không dễ tiếp cận thông tin chuẩn mực về thực hành quản lý tốt nhất. Ở hầu hết các nước, hệ thống khuyến nông cung cấp tư vấn kỹ thuật cho người nông dân trồng sắn không phát triển như đối với cây lúa hoặc cây ngô và thỉnh thoảng còn không có. Các chuyên gia tư vấn thường là cán bộ khuyến nông, các đại diện bán hàng của công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào như phân bón hay thuốc trừ sâu, hay các chuyên viên kỹ thuật của các công ty chế biến. Họ thường làm việc với nhiều loại cây trồng và nhiều nông dân, hoặc có thể có các lợi ích thương mại với động cơ mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Hầu hết các công nghệ được phát triển cho sắn được thiết kế thân thiện môi trường, nghĩa là không phụ thuộc vào đầu vào cao của hóa chất hoặc các thực hành bất lợi. Điều quan trọng là công nghệ được phổ biến và phát huy tận dụng mối quan tâm đối với môi trường.

Cuốn sách này nhằm mục đích cung cấp thông tin có cơ sở tốt về quản lý cây sắn để nông hộ thu lợi tối đa và phát triển tốt hơn trong khi vẫn bảo tồn độ phì nhiêu của đất và phát triển bền vững lâu dài. Nó được dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều thông tin được phát triển bởi sự tham gia làm việc giữa Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) – có trụ sở ở Cali, Colombia, và một văn phòng khu vực châu Á, trước đây đặt ở Bangkok, Thái Lan và hiện nay đang đặt ở Hà Nội, Việt Nam – với các tổ chức đối tác trong khu vực. Các đối tác này được đề cập trong tài liệu thông qua hướng dẫn thảo luận các thí nghiệm hoặc công nghệ liên quan. Nhiều nông dân tham gia phát triển ý tưởng và giải pháp trong chương trình nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Đây là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phù hợp thực tế của các kết quả.

Cuốn sách được thiết kế cho những người cung cấp tư vấn trực tiếp đến nông dân, cũng như các giáo viên, nhà nông học, sinh viên, cán bộ khuyến nông, đại lý nông sản và công nghiệp chế biến cùng những ai quan tâm đến quản lý đất và cây trồng bền vững đối với sắn ở châu Á. Sách cũng được dùng để cung cấp thông tin tư vấn trực tiếp đến nông dân, những người hiểu biết kỹ thuật canh tác sắn để vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Tuy sách chưa có hướng dẩn chi tiết tại trang trại cá nhân nhưng nó là cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và những người làm việc với cộng đồng nông dân để điều chỉnh thích hợp với nhu cầu cụ thể. Chúng tôi mời các đối tác quốc gia sử dụng hướng dẫn này một cách tự do để phát triển các tài liệu bổ sung cho mục đích đào tạo và khuyến nông địa phương.

Các tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Reinhardt Howeler và Tin Maung Aye đã làm việc rộng khắp với một loạt các đối tác, các trạm thí nghiệm và trên đồng ruộng của nông dân. Công việc tóm tắt trong tài liệu này thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt.

Sách hướng dẫn này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của quỹ Nippon. Những gắn bó hơn hai thập kỷ hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và phát triển mạng lưới trên khắp Đông Nam Á. CIAT trân trọng cảm ơn vai trò quan trọng của Quỹ Nippon trong các sáng kiến nghiên cứu phát triển thông tin bao gồm hướng dẫn này, cũng như hỗ trợ biên dịch và sản xuất tài liệu hướng dẫn.

Chương trình sắn CIAT hân hạnh giới thiệu hướng dẫn này để sử dụng trong việc quản lý hệ thống sản xuất trồng sắn nhằm tối ưu hóa lợi ích ngắn và dài hạn cho nông dân cũng như để bảo vệ môi trường.

Clair Hershey
Trưởng Chương trình sắn CIAT

Giới thiệu về tác giả

 

 

Reinhardt Howeler

 

 Reinhardt Howeler sinh tại Indonesia nhưng lớn lên ở Hà Lan. Sau khi tốt nghiệp ở Học viện Nông nghiệp Nhiệt đới, ông di cư sang Mỹ tiếp tục nghiên cứu của mình và lấy bằng tiến sĩ về hóa học đất tại Trường Đại học Cornell. Ông tham gia tổ chức CIAT ở Cali, Colombia năm 1970, khi chương trình sắn mới được thành lập năm 1972. Ông tiến hành các thí nghiệm trong nhà kính để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn và làm thế nào để quản lý sắn không bị xói mòn nghiêm trọng. Năm 1986, ông chuyển đến văn phòng CIAT châu Á tại Bangkok, Thái Lan và ở lại đây suốt thời gian 23 năm. Ông đã làm việc chặt chẽ với các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân trong điều kiện thực tế với tất cả các nước trồng sắn trong khu vực, phát triển các hoạt động quản lý đất và cây trồng tốt hơn, và tăng cường ứng dụng  chúng bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR). Kết quả là sản lượng sắn ở châu Á tăng lên đáng kể, cho phép sự gia tăng nhanh chóng của công nghiệp chế biến và sử dụng sắn, tăng cung cầu sử dụng sắn, cải thiện thu nhập và đời sống của nhiều nông hộ trồng sắn. Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn nổi tiếng, biên soạn nhiều sách và đã được vinh danh tại Việt Nam (ND).

 

 

Tin Maung Aye

 

 Tin Maung Aye đã được sinh ra và lớn lên ở Myanmar, ở đó ông nhận bằng Cử nhân Nông nghiệp của Viện Nông nghiệp Yezin năm 1984. Sau khi làm việc như một trợ lý nghiên cứu trong ba năm ông chuyển đến Thái Lan, nơi ông hoàn thành bằng Thạc sĩ trong hệ thống nông nghiệp ở Viện Công nghệ Châu Á (AIT) tại Bangkok vào năm 1994. Sau khi làm việc ở các vị trí khác nhau tại AIT, ông tham gia nghiên cứu của tổ chức Landcare Ltd. tại New Zealand với tư cách là một nhà phân tích hóa học, và sau đó làm việc như một trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Vôi tại Đại học Massey. Ông đã hoàn thành bằng tiến sĩ về khoa học đất từ Đại học Massey ở New Zealand vào năm 2001. Ông đã làm việc cho chương trình sắn CIAT  như một nhà khoa học đất và nông học sắn từ năm 2005, bốn năm đầu tiên ở Lào và sau đó chủ yếu tại Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar. Ông hiện đang làm việc tại Văn phòng khu vực châu Á-CIAT tại Hà Nội. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã hoạt động trong nông nghiệp cộng đồng và các tổ chức chuyên nghiệp với mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và nâng cao tính bền vững nông nghiệp ở vùng cao ít được ưa chuộng của vùng nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

 

Hoang Gia Bookstore

t.com/

Mục lục

Chương,  Trang

1      Sắn châu Á, vùng trồng và cách sử dụng .01

2      Giống sắn nào tốt hơn  11

3      Đất sắn và kỹ thuật đất làm đất 21

 4     Hom giống sắn, thời vụ và kỹ thuật trồng 25

5      Sắn trồng xen 41

6      Sâu bệnh hại sắn và cách phòng trừ 49

7      Sắn thiếu dinh dưỡng và bị ngộ độc 63

8      Bón phân NPK cho sắn 71

9      Bón phân trung vi lượng và vôi cho sắn 81

10    Kết hợp phân bón thương mại, phân chuồng và hữu cơ vi sinh 89

11    Cách thức sinh học để tăng năng suất và cải thiện đất 99

12    Làm thế nào để chống xói mòn đất  111

13    Tóm tắt kỹ thuật tổng hợp quản lý sắn bền vững 131

CHƯƠNG 6
SÂU BỆNH HẠI SẮN VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Làm cách nào để ngăn chặn những sâu bệnh sắn nghiêm trọng?


Cây sắn cũng như các cây trồng khác có thể bị sâu bệnh nghiêm trọng làm giảm năng suất. Sắn là cây dài ngày nên việc áp dụng thuốc trừ sâu thường xuyên là không kinh tế. Hầu hết các loại sâu bệnh sắn có thể kiểm soát hiệu quả thông qua quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM). Điều này bao gồm:

• Giống sắn có khả năng chống chịu sâu bệnh quan trọng nhất.

• Sử dụng hom giống chất lượng cao, sạch sâu bệnh.

• Xử lý hom giống với một hỗn hợp thuốc diệt nấm và trừ sâu trước khi trồng.

• Bón phân đủ và cân đối để sắn sinh trưởng mạnh và tăng sức chống chịu.

• Không dùng thuốc trừ sâu cho sắn vì chúng có thể tiêu diệt các thiên địch sinh học tự nhiên giúp sắn không nhiễm một số sâu bệnh hại. Thuốc trừ sâu chỉ nên dùng để dập tắt các “điểm nóng”, nơi dịch hại lần đầu được quan sát thấy và chỉ khi dịch ở giai đoạn sớm của sự phát triển. Thuốc trừ sâu có thể được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh truyền qua đất, chẳng hạn như mối, vì điều này không ảnh hưởng đến thiên địch của sâu hại lá.

• Để giảm các bệnh sắn truyền qua đất mà chủ yếu là bệnh thối rễ cần luân canh sắn với cây trồng khác, đặc biệt là ngũ cốc hoặc cỏ.

 • Giám sát cây trồng thường xuyên và nhổ bỏ các cây bị nhiễm bệnh hại. Đốt tàn dư cây bị nhiễm bệnh sau khi thu hoạch.

 • Ngăn chặn sự vận chuyển vật liệu trồng nhiễm sâu bệnh từ các cánh đồng bị nhiễm sang những cánh đồng không bị nhiễm.

• Không nên mua vật liệu trồng không rõ nguồn gốc vì có thể rủi ro sâu bệnh.

  Bệnh chính hại sắn (trích dẫn chỉ riêng cho bệnh khảm lá sắn CMD)

 

Sắn châu Á gần đây đã có một số bệnh hại nghiêm trọng đang thay đổi vì sản xuất sắn được mở rộng và sắn được trồng quanh năm cho công nghiệp chế biến.  Sau đây là một số bệnh chính hại sắn ở châu Á.

Bệnh khảm lá sắn ở Sri Lanka và Ấn Độ

Virus khảm lá sắn Ấn Độ (ICMV) và virus khảm lá sắn Sri Lanka (SLCMV) là hai thể khảm riêng biệt, có liên quan chặt chẽ với virus gây bệnh khảm lá sắn (CMD) ở châu Phi. Một số giống sắn chống chịu ICMV, nhưng nhiều nông dân ở bang Kerala của Ấn Độ thích giống sắn bản địa của họ vì chất lượng ăn tốt hơn. Việc giới thiệu gần đây của giống sắn kháng CMD từ CIAT, như MNga-1 (được phát triển bởi IITA ở Nigeria) và các giống sắn khác đang được sử dụng rộng rãi trong các chương trình nhân giống sắn tại Ấn Độ để sản xuất giống kháng ICMV với các đặc tính mong muốn khác.

 

 

benh-virus-kham-la-san
Các triệu chứng của bệnh khảm sắn ở Sri Lanka và Ấn Độ.
giong-khang-benh-virus-kham-la-san
Giống kháng bệnh khảm (ở bên phải của bức ảnh) đang được phát triển ở Ấn Độ.

 

 

Những triệu chứng của bệnh khảm lá sắn bao gồm những vết lốm đốm úa vàng trên lá xanh với lá biến dạng, có thể dẫn đến rụng lá và cây còi cọc nghiêm trọng. Lá cũng có thể bị giảm kích thước, xoắn và biến dạng. Triệu chứng xuất hiện chủ yếu trong mùa mưa, khiến việc nhận biết các cây bị bệnh rất khó khăn trong mùa khô. Bệnh lây chủ yếu thông qua việc sử dụng các vật liệu trồng bị nhiễm bệnh, cũng như bởi các ruồi trắng Bemisia tabaci.

Để kiểm soát hiệu quả bệnh khảm lá sắn cần thực hiện những điều sau đây:

• Trồng giống sắn kháng như H-97, H-165, và Sree Visakham (ở Việt Nam là giống sắn lai giữa giống kháng CMD và giống sắn thương mại chịu bệnh phổ biến nhất Việt Nam).

• Chọn vật liệu trồng có nguồn gốc từ mô phân sinh sạch bệnh, tiếp theo là nhân dòng vô tính với kiểm tra định kỳ và loại bỏ các cây bị nhiễm.  

• Chọn giống sắn sạch bệnh trước khi bắt đầu mùa khô nóng .

• Nhân giống sắn sạch bệnh ở vùng cao thì ruồi trắng rất ít hoặc không có.

• Sử dụng hom sắn đầu tiên từ những cây sạch bệnh tại vườn ươm gần để ngăn chặn lây lan bệnh hại.  

• Thực hiện thông lệ kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt, tiêu hủy cây bệnh nhanh chóng kịp thời.  

• Trồng xen hoặc chuyển đổi vụ trồng cần đánh giá thêm để xác định hiệu quả.

3. TIẾN BỘ MỚI KIỂM SOÁT BỀN VỮNG BỆNH SẮN CMD
3.1 Mười bài báo power point mới đây (
Sustainable Cassava Disease Solutions Asia) về diễn biến ứng phó bệnh khảm lá sắn CMD của mạng lưới sắn châu Á.

 

 

quan-ly-ben-vung-san-chau-a-11
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-12
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-13
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-14
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-15
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-16
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-17
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-18
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-19
quan-ly-ben-vung-san-chau-a-20

 

 

4. SẮN CHÂU Á THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI
Sắn châu Á tiến bộ tốt, thách thức nhiều, cơ hội mới

 

 

haydivephiamattroihk

 

 

5. VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

Video và thông tin yêu thích
Cách mạng sắn ở Việt Nam
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on FacebookKim on Twitter

Số lần xem trang : 20002
Nhập ngày : 23-09-2019
Điều chỉnh lần cuối : 23-09-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 6(11-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 6(10-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 6(09-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 6(09-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 6(08-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 6(06-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 6(05-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 6(04-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 6(03-06-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 6(02-06-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007