Số lần xem
Đang xem 1291 Toàn hệ thống 2875 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CON ĐƯỜNG DI SẢN LEWIS VÀ CLARK
Hoàng Kim Thầy tôi Norman Borlaug có kể cho tôi nghe về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, với Lewis & Clark cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Con đường di sảnLewis và Clark lắng đọng trong tôi suốt ba mươi năm. Chuyện bây giờ mới kể …
Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.
Thầy tôi trong buổi trò chuyện của mình đã khoanh vào các chỉ dấu Thomas JeffersonLewis & Clark thành những điểm chính nhấn mạnh cho các lời diễn đạt của mình
Trong chuyến khảo sát CIANO, OREGON của Miền Tây Mexico và nước Mỹ năm 1989 sau 186 năm từ chuyến thám hiểm miền Tây nước Mỹ của Lewis & Clark và cộng sự, tôi nhớ đinh ninh lời Thầy dặn, thật ấn tượng và thấm thía khi viết bài thơ cảm khái:
ĐI KHẮP QUÊ NGƯỜI ĐỂ HIỂU ĐẤT QUÊ HƯƠNG Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYTBầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregonba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam, Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Hoàng Kim
Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác của tâm hồn Nhà Giả Kim (O Alquimista) mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho, cũng giống như cô bé Quách Tương tại tiểu thuyết ‘Thần điêu đại hiệp’ của Kim Dung đi vào thế giới bí ẩn của riêng mình với khát khao tìm kiếm
Thầy Norman Borlaug là nhà khoa học xanh sống nhân đạo, và nêu gương tốt. Thầy là nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.Câu chuyện về Người tôi đã kể vắn tắt tại Norman Borlaug di sản, niềm tin và nổ lực
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Người Thầy của tôi đã chọn chỉ cho tôi chỉ dấu Thomas Jefferson đã viết tự truyện của riêng mình để nói ít nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng để lại di sản lớn bằng cách chọn nhấn mạnh các mục từ khi bắt đầu và kết thúc sự nghiệp công cộng lâu dài của mình.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm tiếng để đời”.
Tôi nghĩ ngợi nhiều về miền Tây của Mexico và nước Mỹ xưa và nay. Ở đó cũng có những cây xương rồng và những vùng đất cằn cỗi.
Miền Tây của Mexico, CIANO và vùng OREGON của Miền Tây nước Mỹ cũng đồi núi trập trùng hệt Việt Nam và biên độ nóng bức và giá lạnh thật lớn, dân cư thưa thớt với nhiều người dân bản địa.
Chúng tôi đến CIANO và đi dọc miền Tây mà không đi ngang nước Mỹ như Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. CIANO là địa chỉ xanh tuyệt vời để tôi hiểu thế nào là một trạm trại nông nghiệp thực sự.
Khu văn phòng của trại thực nghiệm CIANO không lớn nhưng thực sự tiện nghi và hiệu quả và đồng ruộng nghiên cứu thí nghiệm thì được đầu tư và quản lý thật tuyệt vời.
Cánh đồng lúa mì thí nghiệm thực nghiệm tại CIANO thực sự cuốn hút. Đoàn chúng tôi ngày đi tham quan học tập. Buổi chiều sau khi ăn tối tôi lại mê mãi ghi chép,đọc và viết.
Bài học mà thầy Norman Borlaug chỉ dấu với tôi về Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark thật thú vị.
Chuyến khảo sát của Lewis và Clark trong hai năm rưỡi đã đạt được thành tựu:
Hoa Kỳ hiểu biết rộng thêm về địa lý của phía miền tây nước Mỹ trong hình thức các bản đồ về các con sông và dãy núi chính.
Quan sát và mô tả 178 loài thực vật và 122 loài động vật (qua Danh sách của loài thực động vật được mô tả qua chuyến thám hiểm Lewis và Clark)
Khuyến khích giao thương da thú Âu-Mỹ tại miền Tây
Mở rộng quan hệ ngoại giao Âu-Mỹ với người bản thổ Mỹ
Thiết lập một tiền lệ cho việc thám hiểm miền Tây của Quân đội Hoa Kỳ
Củng cố tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ đối với Lãnh thổ Oregon
Tập trung sự chú ý của truyền thông và của Hoa Kỳ vào miền Tây
Nhật ký của Lewis và Clark với các trang viết về họ đã hình thành một bộ văn chương lớn nói về miền Tây.
Cảm ơn nhà nghiên cứu lịch sử Thụy Khuê và nữ sĩ Chử Thu Hằng, người viết và người lưu giữ tư liệu “Tôi không đánh giá gì cả, bởi vì người viết sử chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trình bầy sự kiện lịch sử. Việc đánh giá là của người đọc. Độc giả đọc một đoạn sử viết về một nhân vật hay một giai đoạn lịch sử, rồi tự rút ra những suy nghĩ hay đánh giá về nhân vật hay giai đoạn lịch sử ấy, và đánh giá luôn cách viết của người soạn sử. Vần đề quan trọng của chúng ta hiện nay, là lầm việc “viết sử” với việc “đánh giá”. Vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, người ta không hỏi những nhà được mệnh danh là sử gia ông biết gì về nhân vật hay giai đoạn lịch sử này, mà thường hỏi ông “đánh giá” gì về nhân vật lịch sử này, về giai đoạn kia. Và vị “sử gia” được hỏi cứ thao thao bất tuyệt “đánh giá” về một vấn đề mà đôi khi ông ta không biết.”. CNM365 một góc nhìn sự thật . Tôi thích lưu lại tinh hoa tâm đắc và suy ngẫm của chính mình. http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-9/
.
“Tôi không đánh giá gì cả, bởi vì người viết sử chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là trình bầy sự kiện lịch sử. Việc đánh giá là của người đọc. Độc giả đọc một đoạn sử viết về một nhân vật hay một giai đoạn lịch sử, rồi tự rút ra những suy nghĩ hay đánh giá về nhân vật hay giai đoạn lịch sử ấy, và đánh giá luôn cách viết của người soạn sử. Vần đề quan trọng của chúng ta hiện nay, là lầm việc “viết sử” với việc “đánh giá”. Vì thế, trong các cuộc phỏng vấn, người ta không hỏi những nhà được mệnh danh là sử gia ông biết gì về nhân vật hay giai đoạn lịch sử này, mà thường hỏi ông “đánh giá” gì về nhân vật lịch sử này, về giai đoạn kia. Và vị “sử gia” được hỏi cứ thao thao bất tuyệt “đánh giá” về một vấn đề mà đôi khi ông ta không biết.
Triều đại cuối cùng nhà Nguyễn đã bị “đánh giá” hoàn toàn sai lạc từ khi “sử gia” Trần Huy Liệu viết những lời nhục mạ phũ phàng nhà Nguyễn.
Vần đề “đánh giá” không chỉ có trong điạ hạt lịch sử mà dàn trải trên toàn bộ các tác giả văn học, thí dụ người ta “đánh giá lại” Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng… như thể các ông Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Trọng Phụng nằm dưới mộ, chờ đợi và hãnh diện được một ông chủ tịch hội này, hội kia cấp cho tấm giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt. Các nhà văn lớn, mình đọc họ thì bổ ích cho mình, mình không đọc họ, họ chẳng mất gì, đời sau sẽ đọc họ. Họ có vĩnh cửu trước mắt, còn các ông lý trưởng, chánh tổng văn học chỉ có cái vắn vủi của một cuộc đời.
Khi vua Minh Mạng lập Quốc sử quán và lệnh cho các quan viết sử đi khắp các nơi trong nước để thu thập tài liệu, viết các bộ Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện… nhà vua đã tế nhị không đọc, tức là ông không kiểm duyệt bộ sử đồ sộ này. Vì thế mà ta thấy có những trang viết rất tự do, ghi cả những lời Minh Mạng “tâm sự” những lúc ông không tự tin ở mình, hoặc cho là mình đã quyết định sai lầm, hoặc cho là cách cai trị của mình quá nghiêm ngặt, đó là những điểm chứng tỏ sử quan có đủ tự do để cầm bút, cho nên phần viết về Minh Mạng của Thực Lục được các học giả đánh giá là trung thực nhất. Xin nói thêm điều nữa: các sử thần triều Nguyễn, không “đánh giá” cũng không tâng bốc vua và triệt hạ đối thủ, trừ vài chữ miệt thị như ngụy, giặc, họ chép lại trung thực những sự kiện đã xẩy ra, lời nói và hành động của vua cũng như của phe đối lập.
Lịch sử viết theo đúng quy luật như thế, tôi nghĩ rằng thời đại chúng ta còn kém xa thời đại Minh Mạng. Chúng ta chưa có tác phẩm lịch sử đúng nghĩa mà chỉ có sự “đánh giá” lịch sử, tức là người ta tuyên bố như thế này, thế kia về một nhân vật lịch sử: người ta “đánh giá lại Gia Long”, người ta đánh giá “Ngô Đình Diệm”. Tóm lại, người ta tự đứng trên lịch sử để phát biểu và không cần biết những sự thực xoay quanh những nhân vật lịch sử này như thế nào. Người ta không tìm hiểu, nghiên cứu, mà tùy hứng “đánh giá”: Người ta kết tội Phan Thanh Giản phản động rồi sau “đánh giá lại” là “yêu nước”.
Người đọc chờ đợi những cuốn sách nghiên cứu sâu sắc về Hiền Vương (Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần), Gia Long, Minh Mạng, Võ Tánh, Ngô Tòng Châu, Lê Văn Duyệt … với những chứng cớ tỏ rõ các ông là người phản quốc, trước khi rút tên các ông khỏi những đường phố Sài Gòn…”