Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8961
Toàn hệ thống 16627
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

Nhớ Yên Tử Quảng Ninh

 

CNM365. Chào ngày mới 7 tháng 10. Nhớ Yên Tử Quảng Ninh; Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, Bài học Phủ Khai  Phong; Thầy Ngoạn thơ tình Hồ Núi Cốc; Sông Thương; Ngày 7 tháng 10 năm 1947, Chiến tranh Đông Dương: Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh, mở màn Chiến dịch Việt Bắc. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai thoại thoát hiểm. Ngày 7 tháng 10 năm 1952, ngày sinh Vladimir Vladimirovich Putin, tổng thống Nga (2000 ÷ 2008, 2012 ÷ 2016, 2018 ÷ 2022), thủ tướng Nga (2008 ÷ 2012). Ngày 7 tháng 10 năm 1885, ngày sinh Niels Bohr, nhà vật lý người Đan Mạch, được nhận giải Nobel (mất năm 1962). Bài viết chọn lọc:  Nhớ Yên Tử Quảng Ninh; Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, Bài học Phủ Khai  Phong; Thầy Ngoạn thơ tình Hồ Núi Cốc; Sông Thương; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-10/

 

 

 

BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
Hoàng Kim

Theo Bernard Fall, ” tờ mờ sáng ngày 7 tháng 10 năm 1947, Liên đoàn không vận “S” gồm 1,137 người lính bất ngờ nhẩy dù xuống bộ chỉ huy Việt Minh tại Bắc Kạn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Họ lấy được bức thư của Hồ Chí Minh mới viết xong chưa kịp ký, bắt được một ông bộ trưởng và các cố vấn Nhật, Đức quốc xã (những người Đức này hợp tác với Nhật trước đây nay trốn theo VM sợ đồng minh bắt xử tội) . Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đã trốn thoát. Các kho hàng rơi vào tay Pháp cùng với 200 con tin Pháp-Việt mà Việt Minh mang theo khi họ rút khỏi Hà Nội cuối năm 1946.”

Ngày 7 tháng 10 năm 1947 là ngày mở màn Chiến dịch Việt Bắc trong Chiến tranh Đông Dương. Một binh đoàn quân dù Pháp nhảy xuống Bắc Kạn để tiến công Việt Minh. Ông Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp thoát hiểm trong gang tấc, với một giai thoại đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Điều gì sẽ xẩy ra nếu người bị bắt là Chủ tịch Hồ Chí Minh chứ không phải là người bị bắt nhầm là cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố?

Mục tiêu của Pháp mở màn Chiến dịch Việt Bắc để sau đó sa lầy và chịu thảm bại trong Chiến tranh Đông Dương là cuộc hành quân mang mệnh danh LÉA, lấy tên một ngọn đèo cao 1362 mét trên đường thuộc địa số 3 giữa Bắc Kạn và Cao Bằng. Quân Pháp tham chiến là lực lượng chọn lọc đặc biệt tinh nhuệ và với sự ra đòn sâu độc, chớp nhoáng này, nhằm: “Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt–Trung, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ”  Giai thoại kể rằng: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nấp sau một bụi cây khi quân Pháp đi tới, Giáp tưởng sẽ bị bắt, nhưng rồi quân Pháp đi qua không trông thấy nên hai người thoát được.”.

Bối cảnh nước Việt Nam trước và sau câu chuyện này ra sao? Giả thuyết là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947, thì điều gì xẩy ra? Câu trả lời khá chắc chắn là họ sẽ bị bắn ngay. Đó là mẹo “ném đá giấu tay” trong tam thập lục kế: Cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, bị bắt, bị tra tấn không qua xét xử đã bị quân Pháp giết ngay khi thấy ông thật giống Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách dễ dàng nhất trong chiến tranh là đổ lỗi cho loạn lạc; Sa Hoàng Nikolai II vị vua nổi tiếng của Nga cùng toàn bộ những người thân tín của ông sau khi bị bắt cũng bị giết ngay; Cụ Thượng chi Phạm Quỳnh, người chủ thuyết Quân chủ lập hiến khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ, chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia, cũng bị giết ngay mà không rõ ai giết và lý do nào; Cưu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San Duy Tân được De Gaulle đồng ý cho trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế, sau khi đưa ra đề xuất thẳng thừng đòi hỏi sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) đã tử nạn ngay tại Trung Phi và tất cả những người đi trên máy bay đều thiệt mạng, Tổng thống Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa  sau cuộc đảo chính Nam Việt Nam năm 1963 cũng bị giết ngay và câu hỏi thực chất ai đã giết tổng thống, vẫn là một câu hỏi nóng hổi tính thời sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 9 năm 1946 phong thầy giáo Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh, ngày 20 tháng 1 năm 1948 mới phong chức Đại tướng. Vì vậy thầy giáo Võ Nguyên Giáp ngày 7 tháng 10 năm 1947 chưa phải là Đại tướng mà gọi chính xác là Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh. Chúng ta không cần luận bàn sâu thêm về việc nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng tư lệnh quân đội Việt Minh Võ Nguyên Giáp bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 1947 thì tình hình của đất nước Việt Nam sau đó sẽ ra sao,  bởi vì sự thật lịch sử chỉ có một  Tìm hiểu giai đoạn này là để thấu hiểu sự khởi đầu của chiến tranh Việt Nam. Nguồn tư liệu đúc kết tổng hợp theo dẫn liệu Wikipedia

Bối cảnh lịch sử chiến dịch Việt Bắc

Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ năm 1937 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại Việt Nam khi cuộc chiến kết thúc, quân Nhật đầu hàng đồng minh ngày 15 tháng 8 năm 1945, thì quân Pháp theo chân quân Anh vào giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 vào Nam, còn quân Quốc dân đảng Trung Hoa vào giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc. Trước đó, Pháp bại, Nhật hàng, Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Đế quốc Pháp mau lẹ cho lực lượng quân đội từ Miến Điện bằng máy bay tới ngay Tân Sơn Nhất ngày 11 tháng 9 năm 1945. Toán quân đầu tiên gồm 300 người, chiếm ngay các cơ sở quan trọng tại Sài Gòn. Sau đó sư đoàn 9 bộ binh và một liên đoàn thiết giáp quân Pháp đổ bộ vào Vũng Tầu và Sài Gòn cho đến ngày 11 tháng 10 năm 1945 .Từ ngày 12 tháng 10 năm 1945 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946, thực dân Pháp tung quân đánh rộng ra các vùng phụ cận của Sài Gòn Chợ Lớn, chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một . Ngày 25 tháng 10 năm 1945, Pháp chiếm Mỹ Tho. Ngày 28, 29 và 30 tháng 10 năm 1945 Pháp lần lượt chiếm Gò Công, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ngày 8 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Tây Ninh, ngày 12 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Nha Trang, ngày 1 tháng 12  năm 1945 Pháp chiếm Ban Mê Thuột. Sau đó, từ ngày 9 tháng 1 năm 1946 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946 Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mâu lần lượt rơi vào tay địch. Tới tháng 2 năm 1946, căn bản đế quốc Pháp đã kiểm soát được Nam kỳ, Trung kỳ, Campuchia và một phần của Lào, lý do vì Việt Minh ở những vùng này yếu hơn và ít hơn. Đế quốc Pháp đã đưa vào Đông Dương trong giai đoạn này là  50,000 người với  7,400 xe cộ, trong đó có 630 người bị chết, mất tích và khoảng 1,030 người bị thương.

Đế quốc Pháp mưu toan cướp nước ta một lần nữa. Ngày 8 tháng 1 năm 1946, tướng Leclerc đã sang Trùng Khánh thương thuyết cùng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch. Sau đó họ điều đình với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mượn tay Pháp đuổi Tàu, Việt Minh đã đồng ý cho Pháp vào thay thế quân Tàu ở miền Bắc . Ngày 5 tháng 3 năm 1946, Pháp đổ bộ Hải Phòng và ngày 18 tháng 3 năm 1946, Pháp vào Hà Nội.

Pháp tham gia Chiến tranh Đông Dương khởi đầu với lý do vì ý muốn giữ Đông Dương là Liên bang Đông Dương tự trị trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập – theo tuyên bố ngày 24 tháng Ba năm 1945 của Chính phủ lâm thời De Gaulle và được quy định trong Hiến pháp Pháp năm 1946 – sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Động cơ thúc đẩy Pháp tham chiến mang tính chính trị và tâm lý hơn là kinh tế. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp tại hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo. Tướng De Gaulle là chính khách nổi tiếng của Pháp, lúc đó là thủ tướng Pháp sau năm 1959 là tổng thống Pháp  cùng các chính khách lãnh đạo Pháp đều cho rằng chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu “vết dầu loang” mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algérie, thì cuộc chiến ở Việt Nam sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Do đó, Pháp đã dốc sức vào một cuộc chiến mà khởi đầu họ tin tưởng rằng là sẽ chiếm ưu thế về quân sự và sớm kết thúc . Nhưng sự thật chiến dịch Việt Bắc là bước ngoặt lịch sử mà lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với chính sách của Việt Minh là nhất quán, từ tháng 7 năm 1945, lực lượng này đã sớm gửi đến OSS một tuyên bố: “Chúng tôi, Việt Minh, công bố yêu cầu sau đây về chính sách tương lai ở Đông Dương thuộc Pháp đến người Pháp và các quan sát viên: 1. Một quốc hội bầu theo phổ thông đầu phiếu. Nó lập pháp cho đất nước. Một thống đốc Pháp quyền Chủ tịch cho đến khi tính chất độc lập chúng tôi được đảm bảo. Thống đốc sẽ chọn một nội các hoặc một nhóm các cố vấn chấp nhận bởi quốc hội. Các quyền hạn cụ thể của các cơ quan này có thể được phát triển trong tương lai. 2. Độc lập sẽ được trao cho đất nước này trong một tối thiểu năm năm và tối đa là mười năm. 3. Tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ trở lại cư dân của nó sau khi bồi thường công bằng cho các chủ sở hữu hiện tại. Pháp sẽ nhận được những lợi ích kinh tế. 4. Tất cả quyền tự do được Liên Hợp Quốc công bố sẽ được đảm bảo ở Đông Dương. 5. Bán thuốc phiện bị cấm. Chúng tôi hy vọng rằng những điều kiện này sẽ nhận được sự chấp nhận của chính phủ Pháp”.

Bối cảnh Việt Nam từ tháng 3 năm 1945, đến trước ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Triều đình vua Bảo Đại và chính phủ đế quốc Việt Nam bề ngoài thân Nhật của thủ tướng Trần Trọng Kim đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị.

Quân Pháp đã thay thế quân Tầu ở miền Bắc từ Ngày 1 tháng 4 năm 1946; Ngày 17 tháng 4 năm 1946, Việt Minh và Pháp thương thuyết Hội nghị trù bị tại Đà Lạt. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Nguyễn Tường Tam  làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu nhưng trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn đã không đạt được kết quả. Sau đó, Việt Minh và Pháp thương thuyết tại Hội nghị Fontainebleau Pháp từ ngày 6 tháng 7, 1946 đến trung tuần tháng 9 năm 1946, phái đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đoàn trưởng là Phạm Văn Đồng nhưng cũng không đạt được kết quả nào. Hội nghị Fontainebleau  bế tắc tại hai điểm bất đồng then chốt: 1) Việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ); 2) Độc lập chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà chỉ xét tự trị  trong khuôn khổ của Liên hiệp Pháp. Pháp  đòi hỏi tái lập trật tự trước rồi sau đó mới mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Pháp lại đơn phương cho phép thành lập Nam Kỳ quốc theo tinh thần Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của tướng De Gaulle, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D’Argenlieu tiếp tục thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh..

Nhà cầm quyền Pháp dùng thủ đoạn chính trị chủ yếu là “chia để trị” . Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ. Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến nhà riêng Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp là Marius Moutet ký kết với Ngoại trưởng Pháp bản Tạm ước Việt – Pháp vào lúc nửa đêm 14 tháng 9 năm 1946 với những điểm chính sau đây:1. Quyền bình đẳng cho Pháp kiều ở Việt Nam cũng như Việt kiều tại Pháp; 2. Tài sản của người Pháp bị tịch thu sẽ được hoàn trả và quyền sở hữu được tôn trọng; 3. Đồng bạc Đông Dương lệ thuộc vào đồng franc Pháp; 4. Thiết lập hệ thống thuế quan và tự do mậu dịch cho các xứ Đông Dương; 5. Tái lập trật tự và ngưng bắn ở Nam Kỳ, trao đổi tù binh, và ngưng tuyên truyền kích động dân chúng.

Sau khi ký Tạm ước Việt – Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với nhân viên mật thám Pháp được phân công bảo vệ ông: “Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi! “. Hồ Chí Minh lấy lý do không quen đi máy bay để yêu cầu về nước bằng tàu thủy. Ông từ Paris đến Toulon để lên chiến hạm Dumont d’Urville về Việt Nam.

Chính phủ Pháp Việt vì bất đồng lớn về quan điểm nên càng ngày càng găng nhau. Sau khi ký Tạm ước Việt Pháp, Hồ Chí Minh bị Việt Quốc và Việt Cách chỉ trích phản bội và hợp tác với Pháp đồng thời yêu cầu ông từ chức. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phê chuẩn Tạm ước Việt Pháp, biểu quyết tín nhiệm Hồ Chí Minh và yêu cầu ông thành lập nội các mới. Tại miền Nam, ngày 28/10/1946, Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ theo chỉ thị của Chính phủ Trung ương ra tuyên bố sẵn sàng thành thực thi hành Tạm ước Việt Pháp và chống lại mọi hành động phá hoại Tạm ước đồng thời kêu gọi dân chúng giữ kỷ luật, thi hành đúng những mệnh lệnh của Chính phủ và tránh mọi hành động khiêu khích Trong khi đó, ngày 6 tháng 8, Cao ủy Pháp đã tổ chức một hội nghị tại Đà Lạt để nghiên cứu tình hình Liên bang Đông Dương trong Liên hiệp Pháp với đại diện của Campuchia, Lào, Nam Kỳ và Nam Trung Bộ. Ngày 14 tháng 8, các bên tham gia Hội nghị khuyến nghị thành lập một Quốc hội liên bang của các nhà nước. Nhân dân Sài Gòn tổ chức bãi công để phản đối .

Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên khẳng định nền độc lập ngày 8 tháng 11 năm 1946 (lúc này Quốc hội được chia thành các nhóm: Marxist, Việt Minh, Dân Chủ, Xã hội, Việt Quốc, Việt Cách, Tổng liên đoàn lao động, không đảng phái). Trước đó, một Chính phủ mới được thành lập được báo Cứu quốc mô tả “Các đảng phái từ tả sang hữu đều ủng hộ Chính phủ mới“. Ủy ban Quân sự Việt – Pháp vẫn làm việc, tuy nhiên phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa liên tục tố cáo Pháp vi phạm Thỏa ước. Mặc dù vậy, ngày 20 tháng 2 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thư – thông qua Lãnh sự Anh – đến Tổng thống Pháp kêu gọi hòa bình. Ông viết “…chúng tôi muốn được thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp; chúng tôi muốn, một nền hòa bình đích thực sẽ làm vinh danh cho cả Pháp và Việt Nam

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…). Từ giữa tháng 10/1945 đến tháng 3/1946, Hồ Chí Minh đã gửi nhiều điện tín cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương và vì lý do nhân đạo nhưng không đến được tay những người có thẩm quyền do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được Mỹ công nhận nên không được hồi đáp. Trong lúc đó, những người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc gia và những người Pháp theo chủ nghĩa thực dân qua những mối quan hệ với giới chính trị Trung Quốc và Pháp tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là tay sai trung thành của Liên Xô. Ngày 5/12/1946, khi A.B. Moffat, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, đến thăm Đông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Acheson có điện tín chỉ dẫn trong trường hợp gặp Hồ Chí Minh “phải luôn nhớ rằng ông Hồ đã được xác định là một tay sai của Quốc tế Cộng sản“.. Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, Hồ Chí Minh được nội các đồng ý đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt – Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Thứ trưởng Ngoại giao Nghiêm Kế Tổ, một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, 2 người còn lại là thành viên Việt Minh. Đêm trước khi 3 người khởi hành, Hồ Chí Minh cử Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) đi cùng. Ban đầu cả Nghiêm Kế Tổ và Bảo Đại đều phản đối ý tưởng này nhưng sau khi họp với Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh họ thay đổi ý kiến. Theo David G. Marr, Hồ Chí Minh muốn ngăn cản tướng Leclerc lôi kéo Bảo Đại trong khi các nhà lãnh đạo Việt Quốc lại thấy Bảo Đại có thể trở thành lãnh tụ của một chính phủ mới của phe Quốc gia được Trung Quốc và Hoa Kỳ ủng hộ. Ngày 13/4/1946, đoàn công tác về đến Hà Nội còn Bảo Đại vẫn ở lại Trùng Khánh rồi sang Hồng Kông sống lưu vong cho đến khi những người Việt Quốc gia lưu vong khác đến gặp ông năm 1947.

Trấn áp các đảng phái đối lập, bảo vệ chính quyền non trẻ  là vấn đề không thể không đề cập trong toàn cảnh Việt Nam giai đoạn 1945-1947, trước khi có chiến dịch Việt Bắc.  Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9/3/1945, các tổ chức chính trị thân Pháp ngừng hoạt động, lãnh đạo các tổ chức này tránh lộ diện công khai. Các đảng phái khác tăng cường hoạt động nhờ sự tê liệt của Sở Liêm phóng Đông Dương do các viên chức Pháp bị cầm tù. Các đảng phái thân Nhật hoạt động công khai, xuất bản báo chí, hội họp, thăm dò mức độ ủng hộ của Nhật. Các đảng phái đứng về phe Đồng Minh tích cực hoạt động để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Đông Dương đồng thời lên án các đảng phái thân Nhật. Từ tháng 7/1945, bạo lực chính trị bắt đầu gia tăng nhưng lãnh đạo các đảng phái và các trí thức thuộc các khuynh hướng khác nhau vẫn gặp gỡ trao đổi thông tin và thảo luận về việc thành lập các liên minh chống thực dân Pháp.[96] Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay sau khi giành được độc lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với các thế lực đế quốc, phản động quốc tế đã cấu kết, bao vây, chống phá hòng thủ tiêu mọi thành quả của cuộc Cách mạng tháng 8, nhằm khôi phục lại sự thống trị đối với Việt Nam, xoá bỏ nền độc lập mà dân tộc Việt Nam vừa giành được. Các đảng phái dựa vào quân Tưởng, quân Anh và Pháp liên tục tuyên truyền, gây rối chống phá chính phủ, buộc chính phủ phải ban hành các sắc lệnh giải tán đồng thời trấn áp mạnh tay với các phần tử, đảng phái muốn tiêu diệt, lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo sử gia David G. Marr, đó là một thời kỳ đầy hận thù, phản bội và giết chóc. Cho tới tháng 8 năm 1946, các đảng phái đối lập, ngoại trừ Giáo hội Công giáo, đều bị phá vỡ, vô hiệu hóa, hoặc buộc phải lưu vong.

Chính phủ Cách mạng Lâm thời ngay sau khi thành lập, đã ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này “tư thông với ngoại quốc”, làm “phương hại đến nền độc lập Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam” (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng…) nhằm kịp thời trừng trị “bọn phản cách mạng”, “bảo vệ” chính quyền non trẻ đồng thời “giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác” cho nhân dân. Ngày 6 tháng 9, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt giam Võ Văn Cầm, thủ lĩnh Đảng Việt Nam Thanh niên ái quốc với tội danh dẫn quân Nhật tìm đánh Việt Minh. Báo Cứu Quốc, số ra ngày 7/9/1945 đăng tin của Bộ tuyên truyền và cổ động “Dưới thời đô hộ của Nhật, nhiều người đã quá nông nổi, hoặc đã bị hướng dẫn sai lầm, nên vô tình gia nhập vào những đảng có tính cách phản quốc. Chính phủ hiểu rõ chỗ lầm lẫn đáng tiếc đó và sẵn sàng tha thứ cho những người con của Tổ quốc đã lầm đường, trừ những lãnh tụ đã có những hành vi phản quốc rõ rệt…

Đại Việt Quốc dân Đảng từ tháng 9/1945, rải rác khắp ba miền, đã cho thành lập chiến khu ở Kép (Bắc Giang), Lạc Triệu (Bắc Giang), Yên Bái, Di Linh (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), An Điền (huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định), An Thành (Vĩnh Long), và Ba Rài (Mỹ Tho) để xây dựng các căn cứ và xây dựng lực lượng quân sự mạnh chống Pháp và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo. Riêng ở Lạc Triệu và Yên Bái còn có trường huấn luyện sĩ quan. Chiến khu ở Kép (Bắc Giang) được Đại Việt Quốc dân Đảng đánh giá là một áp lực mạnh mẽ đối với Việt Minh, có thể “sẵn sàng chuyển quân nhanh chóng về Hà Nội, “dọn dẹp” sạch sẽ Bắc Bộ Phủ (trụ sở của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)”

Võ Nguyên Giáp với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ, ngày 5 tháng 9 năm 1945, đã ký Sắc lệnh số 8 giải thể Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng với lý do “Đại Việt quốc gia xã hội Đảng đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam và Đại Việt Quốc dân Đảng đã âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam”. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1945, các tổ chức khác nhau của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Minh có thể đã thủ tiêu hoặc bắt giữ hàng trăm đảng viên và những người có liên quan đến Đại Việt Quốc dân Đảng, Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng tại các tỉnh Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Bình, Phú Thọ, Hưng Yên… Trương Tử Anh lẩn trốn sự truy nã của công an Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng thời liên tục cảnh báo Việt Nam Quốc dân Đảng không được liên minh với Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong suốt năm 1946, công an tiếp tục truy lùng thành viên các đảng Đại Việt. Theo David G. Marr, nhờ tuyên truyền có hiệu quả nên Việt Minh làm dân chúng tin rằng đảng viên Đại Việt là những tên tay sai cho phát xít Nhật dù trên thực tế trước ngày 9/3/1945 khi Nhật đảo chính Pháp chỉ có một số ít người Việt có quan hệ với người Nhật, sau ngày 9/3/1945 tất cả các đảng phái ở Việt Nam kể cả Việt Minh đều tiếp xúc với quân đội và nhân viên dân sự Nhật Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ngày 19 tháng 12 năm 1946 thì Trương Tử Anh đột ngột mất tích, có nguồn cho là ông bị Việt Minh thủ tiêu.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi cấm Đại Việt Quốc dân Đảng hoạt động, đã tố cáo nhóm La Lutte và nhóm Liên minh Cộng sản Quốc tế là kẻ thù của mình. Đảng cộng sản Đông Dương và những người Trotskyist từ lâu đã chỉ trích nhau là tay sai đế quốc. Tuy nhiên xung đột của hai nhóm này trước năm 1945 chỉ thể hiện bằng báo chí, diễn thuyết, truyền đơn. Sau năm 1945, hai nhóm bất đồng quan điểm về việc thực hiện cách mạng xã hội và cách đối phó với việc Đồng Minh đổ bộ vào Nam Kỳ. Những người Trotskyist muốn thực hiện ngay lập tức một cuộc cách mạng xã hội và vũ trang quần chúng chống lại lực lượng Đồng Minh còn Đảng cộng sản Đông Dương muốn giải phóng dân tộc trước rồi làm cách mạng xã hội đồng thời thỏa hiệp với Đồng Minh để giành độc lập từng bước. Ngày 7 và 8 tháng 9 năm 1945, một số thành viên Trotskyist cùng tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tham gia một cuộc tấn công đẫm máu nhưng bất thành nhằm vào các thành viên Việt Minh ở Cần Thơ. Họ tổ chức một cuộc biểu tình của khoảng 20.000 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với các khẩu hiệu “Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp. Tẩy uế các phần tử thúi nát trong ủy ban Hành chánh Nam bộ“. Việt Minh huy động Thanh niên Tiền phong bắn vào đoàn biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương.. Ngay sau đó, Dương Bạch Mai tống giam những người Trotskyist tại Sài Gòn. Binh lính Anh tìm thấy họ đêm 22/9/1945 và giao nộp cho người Pháp. Sau khi được thả, những người Trotskyist tổ chức tấn công quân Anh, Pháp theo lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu đứng đầu. Trong một đợt tổng rút quân của lực lượng kháng chiến Nam Bộ giữa tháng 10/1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã truy lùng, bắt giữ và hành quyết một cách có hệ thống khoảng 20 lãnh đạo phe Trotskyist trong đó có Phan Văn Hùm, một lãnh đạo có uy tín của phe Trotskyist. Những thành viên Trotskyist khác phải nương tựa Hòa Hảo và các đảng phái quốc gia khác ở Đồng bằng sông Cửu Long..  Tại miền Bắc, các chính quyền địa phương được lệnh phát hiện, bắt giữ và tống giam những người Trotskyist tuy Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không ra văn bản nào cấm lực lượng này hoạt động. Đến năm 1946, những người Trotskyist tại miền Bắc không còn là mối lo ngại của chính quyền hoặc không còn người Trotskyist nào bị phát hiện. Trên báo chí, từ Trotskyist vẫn tiếp tục xuất hiện chỉ để cảnh cáo những nhân viên nhà nước công khai phàn nàn đồng lương không đủ sống hay những người dám đấu tranh để người lao động kiểm soát nhà máy, xí nghiệp.

Trấn phản Việt Quốc Việt Cách cũng là vấn đề lớn của Việt Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ đầu của cách mạng. Trong khi lãnh đạo các phe phái Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách tranh cãi về các định nghĩa pháp lý, về việc bổ nhiệm các bộ trưởng và việc đưa ra các tuyên bố chung để đi đến thành lập Chính phủ liên hiệp thì các chủ bút, cán bộ chính trị, lực lượng vũ trang của các bên vẫn đấu tranh với nhau gay gắt. Trên báo Cứu Quốc, 7 Tháng Chín 1945 Việt Minh tố cáo Việt Cách “Hội ấy cũng nêu lên cái khẩu hiệu đánh đuổi Pháp – Nhật. Nhưng họ đã tranh đấu những gì? Trong cuộc võ trang khởi nghĩa đánh vào hai kẻ thù, giữa lúc chủ quyền của chúng còn bền vững cũng như khi đã tan rã, người ta chỉ thấy có đoàn thể Việt Minh… Suốt trong thời kỳ ấy, không ai nghe nói đến hành động của Việt Nam cách mạng đồng minh hội. Vừa đây, trước cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Minh ít ngày, hội ấy mới mộ một bọn thổ phỉ kéo vào Móng Cái để đánh Pháp Nhật (ở đó Pháp không còn một người và Nhật đã rút lui)”. Bộ Tuyên truyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến ban biên tập các tờ báo một bức thư hư cấu chỉ trích Nguyễn Hải Thần không cử người tham gia đoàn quân Nam tiến chi viện cho miền Nam đồng thời buộc tội ông thỏa thuận với quân Pháp. Báo chí thường xuyên cáo buộc Việt Cách và Việt Quốc tống tiền dân chúng. Công an Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thường xuyên bắt giữ các thành viên Việt Cách vì tội tống tiền, đặc biệt là đối với Hoa kiều. Các thành viên Việt Minh và Việt Cách xé áp phích của nhau, đe dọa tính mạng và phá các cuộc họp của đối thủ. Việt Minh khuyến khích Bồ Xuân Luật rời bỏ Việt Cách lập ra tờ báo Đồng Minh xuất bản cho đến tháng 11 năm 1946. Mười ngày sau đó, tại Hà Nội, Bồ Xuân Luật bị phục kích nhưng may mắn thoát chết. Các lãnh đạo Việt Cách không gặp khó khăn gì trong việc kiểm soát các thị xã từ biên giới Trung Quốc đến đồng bằng sông Hồng cho đến khi quân đội Trung Quốc rút về nước vào tháng 4/1946. Các viên chức nhà nước tại những nơi đó phải đối mặt với việc trung thành với Việt Cách, trung lập hay di tản khỏi thị xã. Việt Cách đôi khi phải xin phép chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thực hiện một số hoạt động của họ.. Bị Việt Quốc làm lu mờ và ngày càng mất đoàn kết, tháng 3/1946, Việt Cách bị chia rẽ. Một số thành viên tập trung bảo vệ các thị xã phía Bắc Hà Nội, những người khác gia nhập Việt Quốc, số còn lại lệ thuộc Việt Minh. Việt Cách có thể đã tổ chức một số cuộc tấn công vào lính Pháp tại Hải Phòng vào tháng 4/1946. Cuối tháng 4/1946, Pháp khai quật được 12 thi hài tại tầng hầm trụ sở cũ của Việt Cách tại Hà Nội trong đó có 2 công dân Pháp mất tích ngày 24/12/1945. Cuối tháng 5/1946, thành viên Việt Cách Hồ Đắc Thành tham gia Mặt trận Liên Việt. Các thành viên Việt Cách ở Quảng Yên và Móng Cái đã rút qua Trung Quốc vào giữa tháng 6/1946. Cuối tháng 10/1946, báo Đồng Minh của Bồ Xuân Luật đưa tin về cuộc họp của một số chi bộ còn lại của Việt Cách và việc một số thành viên Việt Cách tham gia kỳ họp thứ hai của quốc hội. Công an thu được một số tài liệu của Việt Cách và triệu tập các thành viên Việt Cách tới thẩm vấn. Từ đó trở đi một vài thành viên Việt Cách hợp tác với Việt Minh để xây dựng một hình ảnh mặt trận quốc gia liên hiệp giữa các đảng phái trong khi đó các thành viên khác bị tống giam hoặc phải lưu vong.

Ngay sau khi Việt Minh giành chính quyền ngày 19/8/1945, Lê Khang dẫn đầu một nhóm Việt Quốc rời Hà Nội đến Vĩnh Yên nằm trên tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội. Tại đây họ tổ chức một cuộc biểu tình của dân chúng để thuyết phục lực lượng Bảo an binh địa phương tham gia. Ngày 29/8/1945, hàng ngàn người ủng hộ Việt Minh thuộc 3 huyện lân cận tiếp cận căn cứ của Việt Quốc tại Vĩnh Yên kêu gọi Việt Quốc tham gia một cuộc diễu hành xuyên qua thị trấn. Khi bị từ chối, họ bắn thành viên Việt Quốc. Việt Quốc bắn trả khiến một số người chết đồng thời bắt giữ khoảng 150 người. Những người bị bắt được thả sau khi đã được tuyên truyền về Việt Quốc và thừa nhận mình bị lừa khi tham gia biểu tình. Sau đó, Việt Minh và Việt Quốc tiếp tục thảo luận về việc phóng thích những người còn bị Việt Quốc giam giữ, về việc tổ chức đàm phán và những đề xuất liên quan đến việc thành lập chính quyền liên hiệp ở địa phương. Trong khi hai bên thảo luận, Việt Minh cắt đứt nguồn cung cấp lương thực cho thị xã Vĩnh Yên khiến cuộc sống ngày càng khó khăn. Ngày 18/9/1945, Hoàng Văn Đức, một thành viên quan trọng của Đảng Dân chủ Việt Nam cùng đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ Hà Nội đến Vĩnh Yên thương lượng. Cuộc thương lượng không thành công, Lê Khang tấn công Phúc Yên nhưng thất bại. Các đơn vị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công Vĩnh Yên nhưng không giành được thị xã này. Sau đó hai bên ngừng bắn trong vài tháng. Việt Quốc không tranh giành ảnh hưởng với Việt Minh ở vùng nông thôn ngoài việc chiếm giữ nông trại Tam Lộng tại Vĩnh Yên. Đầu tháng 12/1945, Việt Minh tấn công Tam Lộng nhưng bị đẩy lùi. Tháng 9/1945, Việt Quốc thỏa thuận bí mật với đại úy Nguyễn Duy Viên theo đó đại đội lính khố đỏ của ông sẽ theo Việt Quốc. Tuy nhiên Việt Quốc nghi ngờ đại úy Viên là điệp viên hai mang của Pháp và sẽ điều động đơn vị của mình thủ tiêu đảng viên Việt Quốc ngay sau khi vượt biên giới về Việt Nam. Đầu tháng 11, Viên đến Hà Giang gặp các thành viên Việt Quốc tại đây. Những binh sĩ đào ngũ từ các đơn vị lính thuộc địa cũng đổ về Hà Giang giúp Viên có được một đội quân khoảng 400 người. Việt Quốc và Việt Minh tại Hà Giang mâu thuẫn nhau khiến Viên đến Hà Nội yêu cầu chính phủ cử đại diện đến thuyết phục mọi người cùng chống Pháp. Sau khi gặp Hồ Chí Minh, Viên trở về Hà Giang, cho quân bắt giữ các đảng viên Việt Quốc tại đây và xử bắn một số người trên một ngọn đồi gần thị xã. Tháng 4/1946, Việt Quốc cho người ám sát ông tại Hà Nội.. Báo Sự thật của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác ở Đông Dương, ngày 5 tháng 12 năm 1945 đăng tải bức thư ngỏ của Hội gửi các anh em trong Việt Nam quốc dân đảng: “…Chúng tôi không bảo những người theo Đại Việt quốc xã, Cao đài, Phật thầy là Việt gian cả. Trong số những người ấy có nhiều phần tử trung thực chỉ vì thiếu sự nhận xét sáng suốt về chính trị, nên đã nhầm theo bọn lãnh tụ Việt gian. Nhưng còn những phần tử 100 phần 100 phản quốc, lẩn sau những chiêu bài Việt Nam Cách mạng đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân đảng để tránh sự trừng phạt của quốc dân và Chính phủ. Các anh dung túng họ và hơn nữa nhận họ trong hàng ngũ; thế là các anh tự chia rẽ với dân, chứ không phải ai chia rẽ với các anh đâu…Không kể chi những chuyện xa xôi, hãy nói những cuộc khởi nghĩa hay đấu tranh cách mạng từ chiến tranh đến giờ: Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, kháng Nhật cứu nước, mồng 9 tháng ba, khởi nghĩa 19 Tháng Tám. Trong những giờ phút thiêng liêng ấy, các anh ở đâu?… Chúng tôi xin đề ra ba nguyên tắc hợp tác giữa các đảng phái yêu nước như dưới đây:1. Đoàn kết hợp tác giữa tất cả các đoàn thể chân chính yêu nước, nhưng không đoàn kết vô nguyên tắc với bọn phản quốc. 2. Sự đoàn kết thành thực giữa các đảng phái cách mạng chỉ có thể đặt lên trên nền tảng hành động chung. 3. Cấm chỉ mọi hành động có hại cho nước, có lợi cho địch, nhất là việc gièm pha cuộc kháng chiến và mạt sát Chính phủ kháng chiến.”. Tháng 5/1946, Trần Đăng Ninh, phụ trách an ninh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đến Vĩnh Yên với lý do thảo luận về công tác sửa chữa đê điều và bị Vũ Hồng Khanh bắt. Ninh và 2 người khác trốn thoát. Việc bắt giữ này trở thành lý do để đàn áp Việt Quốc. Vệ quốc quân bắt đầu tuần tra quanh nơi hoạt động của Việt Quốc. Ngày 20/5/1946, trong một cuộc đụng độ gần Phú Thọ, Việt Quốc bắt giữ và hành quyết một nhóm người ủng hộ Việt Minh, thả vài xác chết xuống sông Hồng để cảnh cáo.. Giữa tháng 5/1946, Bộ Nội vụ ra lệnh cho tất cả các cán bộ công chức đang làm việc tại 7 thị xã ở các tỉnh phía Tây và Tây Bắc Hà Nội sơ tán và tham gia vào các Ủy ban thay thế được thành lập ở các địa điểm mới. Những người không thực hiện lệnh này không còn là người của chính phủ.

Tháng 6/1946, khi quân đội Trung Quốc rút về Vân Nam, dân quân của Việt Minh cô lập các thị xã do Việt Quốc kiểm soát. Ngày 18/6/1946, Vệ quốc quân tấn công Phú Thọ và Việt Trì. Quốc dân quân của Việt Quốc ở Phú Thọ hết đạn sau 4 ngày và phải rút lui. Vũ Hồng Khanh chỉ huy 350 lính phòng thủ Việt Trì trong 9 ngày rồi rút lui về Yên Bái. Việt Quốc ở Vĩnh Yên do Đỗ Đình Đạo chỉ huy đàm phán với Việt Minh và đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 2 tháng. Đỗ Đình Đạo đồng ý sáp nhập lực lượng của ông vào Vệ quốc quân và thành lập Ủy ban Hành chính liên hiệp tại Vĩnh Yên. Lực l�

Cuối tháng 6 tại Hà Nội, các thành viên Việt Quốc họp để thảo luận về việc có nên thừa nhận sự lãnh đạo của Việt Minh, rút lui về biên giới hay tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt Quốc dân Đảng là đồng minh của Việt Quốc, đang lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính có thể bắt đầu bằng việc tấn công lính Pháp để gây rối loạn. Người Pháp lại có ý định diễu binh quanh hồ Hoàn Kiếm để kỷ niệm Quốc khánh Pháp (14/7/1789) khiến lực lượng an ninh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lo ngại sự kiện này có thể trở thành mục tiêu của các đảng phái đối lập với Việt Minh. Võ Nguyên Giáp hỏi ý kiến của chỉ huy quân Pháp tại Bắc Kỳ, đại tá Jean Crépin về thái độ của Pháp nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tăng cường trấn áp Việt Quốc và Việt Cách thì được ông này trả lời Pháp sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đó rút vào hoạt động bí mật, chức danh công khai là Hội trưởng Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương) được Nha Công an Trung ương báo cáo phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị đảo chính Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chỉ đạo phải tập trung trấn áp Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng phải có đủ chứng cứ.

Sáng sớm ngày 12/7/1946, một tiểu đội công an do Lê Hữu Qua chỉ huy bao vây khám xét trụ sở của đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do nghi ngờ Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đúng vào ngày quốc khánh Pháp 14/7/1946 khiến lính canh và các đảng viên Đại Việt không kịp phản ứng. Khi thực hiện cuộc bao vây khám xét này, lực lượng công an chưa có chứng cứ cụ thể và chưa có lệnh của cấp trên nhưng vẫn tiến hành để các thành viên Đại Việt không có thời gian rút vào bí mật và tẩu tán truyền đơn, hiệu triệu lật đổ chính quyền. Tại trụ sở của Đại Việt, lực lượng công an đã tìm thấy nhiều truyền đơn, hiệu triệu chưa kịp tẩu tán cùng nhiều súng ống, lựu đạn. Công an cũng được cho là đã phát hiện một bản kế hoạch có chữ ký của Trương Tử Anh, theo đó Đại Việt sẽ quăng lựu đạn vào lính Pháp gốc Phi trong ngày diễu binh của quân đội Pháp, tiếp đó quân đội Đại Việt hoặc quân đội Pháp sẽ bắt giữ những lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuối cùng Trương Tử Anh sẽ công bố thành lập chính phủ mới. Lê Giản, Giám đốc Nha Công an Bắc bộ, đưa tài liệu này cho Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng. Ông này đọc rồi nói “Tiêu diệt chúng! Quét sạch toàn bộ! Lũ phản bội! Đồ chó má!“. Tuy nhiên, tài liệu này là một bản dự thảo do Trương Tử Anh viết tay chỉ để sử dụng trong nội bộ Đại Việt Quốc dân Đảng. Lê Giản không cung cấp được bằng chứng về sự thông đồng của Pháp với Đại Việt Quốc dân Đảng trong kế hoạch đảo chính ngày 14/7/1946 ngoài việc Sainteny tiếp tục muốn tổ chức diễu binh vào ngày đó. Lê Giản tìm Võ Nguyên Giáp và được Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh.

Sau đó, lúc 7h sáng ngày 12/7/1946, Việt Nam Công an vụ thực hiện phá vụ án phố Ôn Như Hầu. Chỉ đạo trực tiếp lực lượng công an phá vụ án này là các ông Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Bắc bộ), Nguyễn Tuấn Thức (Giám đốc Công an Hà Nội) và Nguyễn Tạo (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương). Lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng (7 căn nhà) tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng cùng nhiều tang vật như truyền đơn, vũ khí, dụng cụ tra tấn, đồng thời phát hiện nhiều xác chết tại đó… Hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Trong số các thành viên của Quốc dân Đảng bị bắt có một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Phan Kích Nam. Theo điều tra của Nha công an, Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng. Dự định các thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng sẽ phục sẵn dọc đường quân Pháp diễu qua nhân ngày quốc khánh Pháp, bắn súng, ném lựu đạn để tạo ra những chuyện rắc rối giữa Pháp và Chính phủ, gây sự phá hoại hòa bình rồi tung truyền đơn hô hào lật đổ chính quyền và sau đó đứng ra bắt tay với Pháp.

Nhà nước sau đó thông báo sự việc với báo chí. Các cuộc tấn công được gọi tắt là “Vụ án phố Ôn Như Hầu”. Các báo của Việt Minh và các đảng phái thân Việt Minh đều tường thuật vụ án này. Các báo đưa tin công an đã phá tan âm mưu chống chính phủ, đã bắt những kẻ tiến hành những vụ bắt cóc tống tiền, ám sát, bán nước, in truyền đơn chống chính phủ, làm bạc giả… Tuy nhiên Việt Quốc đã không bị kể tên trong một số bài báo

Theo David G. Marr, nếu thật sự Pháp muốn đảo chính (họ đã cân nhắc và hoãn nhiều lần) thì không cần phải dựa vào Trương Tử Anh khơi ngòi, càng không cho Anh thành lập chính phủ. Công an cố tình lập lờ giữa Đại Việt Quốc Dân Đảng do Trương Tử Anh lãnh đạo và Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Tưởng Tam và Vũ Hồng Khanh lãnh đạo khi nhắm vào tòa soạn Báo Việt Nam và các trụ sở khác của Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau cuộc tấn công, có người trong chính quyền đã cố gắng hạn chế những lời lên án công khai Việt Quốc để tuyên truyền về Mặt trận Thống nhất. Việt Quốc trên danh nghĩa vẫn nằm trong mặt trận. Ngoại trừ một vài đảng viên Việt Quốc hợp tác với Việt Minh, mọi công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ đó trở đi đều sợ hãi khi bị cho là đảng viên Việt Quốc. Việt Quốc đồng nghĩa với tội phản quốc

Ngày 20/7/1946, Ủy ban Hành chính Bắc Bộ dù không nhắc đến Việt Quốc đã thông báo đến các tỉnh rằng gần đây công an đã phát hiện được việc tống tiền, bắt cóc và làm tiền giả. Tất cả đều phải bị điều tra và truy tố. Ủy ban hướng dẫn các địa phương không để việc bắt bớ và giam giữ các phần tử phản động biến thành khủng bố. Các Ủy ban Hành chính địa phương giờ đã được chấp thuận cho việc bắt giữ các đảng viên Việt Quốc đã bị phát hiện hay còn tình nghi, tuy nhiên họ không săn lùng và hành quyết ngay lập tức. Trong những tháng sau đó, hàng ngàn người bị bắt, bị thẩm vấn. Hàng trăm người bị tống giam, bị đưa đến các trại cải tạo; hàng trăm người khác bị cách chức. Cán bộ phòng chính trị thuộc Sở Công an các tỉnh bắt những kẻ tình nghi, thẩm vấn, bắt ký vào lời khai, sau đó báo cáo lên chính quyền tỉnh là thả, xét xử hay biệt giam những người này. Từ cuối tháng 7/1946 cho đến cuối năm 1946, phần lớn những người bị công an giam giữ vì lý do chính trị đều bị xem là Việt Quốc. Công an tiếp tục thẩm vấn các đảng viên Việt Quốc về vụ bắt cóc một số đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương xảy ra vào cuối năm 1945.

Cuối tháng 7/1946, Báo Việt Nam bị đình bản nhưng Tuần báo Chính Nghĩa vẫn tiếp tục xuất bản suốt 3 tháng sau. Báo chính Nghĩa đăng một loạt bài xã luận lên án chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa đế quốc Xô Viết đồng thời chỉ trích hệ thống Ủy ban Hành chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và việc chính phủ không thể thành lập hệ thống tư pháp độc lập, chính sách ngoại giao của Hồ Chí Minh cũng bị hoài nghi. Cuối tháng 10/1946, các bài xã luận và tin tức trong nước bị loại bỏ. Tới đầu tháng 12, Tuần báo Chính Nghĩa hoàn toàn bị vô hiệu hóa, không còn một tin tức hay bài viết nào đáng phải kiểm duyệt nữa.

Từ tháng 7/1946 đến tháng 11/1946, nhiều đại biểu quốc hội là đảng viên Việt Quốc bị bắt. Đại biểu Phan Kích Nam, đảng viên Việt Quốc, bị bắt trong vụ án phố Ôn Như Hầu, bị buộc tội bắt cóc, tống tiền và bị tống giam ngay lập tức. Đại biểu Nguyễn Đổng Lâm bị công an Hải Dương bắt và bị kiến nghị gửi đến trại biệt giam trong 2 năm với lý do “chính quyền địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn nếu ông Lâm còn tự do ngoài vòng pháp luật”. Trường hợp của Lâm được báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Tố. Tố cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra lệnh thả Lâm. Ngày 21/8/1946, Nguyễn Đổng Lâm được thả. Tại các địa phương khác, các đại biểu quốc hội là đảng viên Việt Quốc cũng bị sách nhiễu hoặc bắt giữ. Đại biểu Trình Như Tấu gửi kháng nghị đến 5 cơ quan chính phủ khác nhau sau khi ông bị dân quân bao vây nhà riêng để yêu cầu bồi thường một máy đánh chữ không có thật và đe dọa dùng vũ lực nếu ông không tuân thủ. Trình Như Tấu yêu cầu được bảo vệ với tư cách nghị sĩ nhưng không được hồi đáp. Tại kỳ họp lần thứ 2 của Quốc hội vào cuối tháng 10/1946, chưa tới 12 người trong số 50 đại biểu Quốc hội thuộc Quốc dân Đảng tham dự.

Sau khi rút lui về Yên Bái, Vũ Hồng Khanh nhận ra rằng nguồn cung cấp lương thực tại địa phương chỉ đủ nuôi sống lực lượng quân đội Việt Quốc chứ không đủ cung cấp cho những người ủng hộ Việt Quốc từ đồng bằng sông Hồng đến. Việc tiếp tế từ Lào Cai gặp nhiều khó khăn vì Việt Minh đã phá hủy đường sắt. Tới tháng 11, Lào Cai bị Vệ Quốc quân bao vây và lương thực sắp hết. Vũ Hồng Khanh quyết định sơ tán sang Vân Nam và ra lệnh hành quyết 2 giảng viên học viện quân sự vì cố gắng dẫn học viên của họ quay trở lại đồng bằng. Tháng 10/1947, khi Pháp nhảy dù xuống Phú Thọ, công an Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị cáo buộc xử bắn hơn 100 tù nhân Việt Quốc trước nguy cơ họ có thể trốn thoát hoặc lọt vào tay người Pháp.

Đế quốc Pháp  từ cuối năm 1946 đầu năm 1947, sau khi giải pháp chính trị lập chính phủ bù nhìn bế tắc, đã quyết định dùng quân sự để giải quyết vấn đề Chiến tranh Đông Dương. Tướng Salan được chính phủ Pháp cử sang Bắc kỳ thay thế đại tá Dèbes trong chức vụ Chỉ huy quân lực Pháp ở Bắc Đông Dương. Tướng Valluy vẫn giữ chức Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay thế Leclerc từ hồi tháng 6 năm 1946. Pháp chiếm Hải Phòng ngày 23 tháng 11 năm 1946. Tối 19 tháng 12 năm1946 Viêt Minh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, trung đoàn Thủ đô chiến đấu anh dũng trong khi quân chính qui Việt Minh rút vào hậu phương, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Việt Bắc là nơi có địa thế hiểm trở, hạn chế sự triển khai lực lượng lớn và phương tiện chiến đấu hiện đại, tầm quan sát giới hạn và khó cơ động hợp đồng tác chiến nên ngay từ tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Phạm Văn Đồng và Nguyễn Lương Bằng ở lại Tân Trào một thời gian, trực tiếp chỉ đạo củng cố khu căn cứ của Trung ương. Từ cuối tháng 10 năm 1946 (trước ngày Toàn quốc kháng chiến), Nguyễn Lương Bằng  thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trực tiếp tổ chức căn cứ địa kháng chiến. Các huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn), Chiêm Hoá, Sơn Dương (Tuyên Quang), Định Hoá, Đại Từ (Thái Nguyên), được chọn làm An toàn khu (ATK). Bắt đầu từ tháng 11 năm 1946, để bảo toàn lực lượng, các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Tổng chỉ huy lần lượt rời Hà Nội lên Việt Bắc để lãnh đạo, tổ chức kháng chiến lâu dài. Các binh công xưởng, xí nghiệp, nhà máy, gần 63 nghìn nhân dân miền xuôi và hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu được vận chuyển, sơ tán lên Việt Bắc để vừa sản xuất vừa tiếp tục chiến đấu.

Pháp quyết gây chiến tranh, liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra trên toàn quốc đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày này Hồ Chí Minh kêu gọi Toàn Quốc Kháng Chiến. Pháp làm chủ Hà Nội ngày 1 tháng 1 năm 1947, chiếm Phủ Lý ngày 6 tháng 1, chiếm Quảng Trị ngày 18 tháng 2, sau đó lần lượt đánh chiếm vùng mỏ Hòn Gay và chiếm Sơn La, Lai Châu.

Tương quan lực lượng trước chiến dịch Việt Bắc theo Davidson thì lực lượng Việt Minh năm 1946-1947 toàn quốc có khoảng 60,000 quân, trong đó tại Bắc Việt theo Bernard Fall  ước lượng Việt Minh có khoảng 40,000 quân. Trang bị trước đó họ mua được súng lậu của quân Tầu, quân Nhật sau khi đầu hàng theo Việt Minh và giúp đỡ huấn luyện, họ cũng được Mỹ giúp vũ khí để chống Nhật, họ mua được súng lậu của quân Tầu, quân Nhật sau khi đầu hàng theo Việt Minh và giúp đỡ VM về huấn luyện, súng đạn. Davidson đánh giá quân Pháp toàn quốc có khoảng 115.000 quân, riêng Bắc kỳ theo Bernard Fall ước lượng Pháp có 15,000 quân. Việt Minh ở miền Bắc tuy đông hơn Pháp nhưng yếu hơn hẵn về sự tinh nhuệ và trang bị.

Tướng Jean-Etienne Valluy, Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương đã giao cho tướng Raoul Salan, Tư lệnh quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương gấp rút chuẩn bị “Kế hoạch tấn công Việt Bắc”. Valluy và Salan nghiên cứu một cuộc hành quân đại quy mô vào vùng Việt Bắc mục đích phá vỡ các tổ chức quân sự dân sự của Việt Minh, lùng bắt chính phủ Hồ Chí Minh và đặt các căn cứ kiểm soát vùng biên giới Hoa – Việt.

Theo chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của kế hoạch này, sau khi chiếm Hà Nội, Hải Phòng, các đô thị lớn và các cụm chiến dịch – chiến thuật thuộc tại đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi trung du phía Bắc, quân Pháp tấn công nhanh, với chiến thuật bất ngờ vào chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh đang đóng tại đây và hoàn tất việc tái chiếm Đông Dương.

Mục tiêu chiến dịch của Pháp là: “Diệt và bắt cơ quan đầu não của Việt Minh, tìm diệt chủ lực, phá tan căn cứ địa Việt Bắc, bịt kín, khóa chặt biên giới Việt–Trung, ngăn chặn không cho Việt Minh tiếp xúc với Trung Quốc và loại trừ mọi chi viện từ bên ngoài vào. Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt, đánh cho tan tác mọi tiềm lực kháng chiến của họ…”[6]

Nội dung kế hoạch tấn công dự kiến chia làm hai bước: Bước 1: Mang mật danh Lê-a (Léa), mục tiêu đánh chiếm là khu tam giác Bắc Cạn – Chợ Đồn – Chợ Mới. Bước 2: Mang mật danh Xanh-tuy, tức là “Siết chặt vành đai”, quân Pháp sẽ tập trung lực lượng càn quét khu tam giác: Bắc Cạn – Chợ Chu – Chợ Mới, lấy vùng Chợ Chu làm mục tiêu trọng điểm.”

Ngày 7 tháng 10 năm 1947, Pháp mở cuộc hành quân LÉA lên rừng núi Việt Bắc. Mật danh  LÉA là lấy tên một ngọn đèo cao 1362 mét trên đường thuộc địa số 3 giữa Bắc Kạn và Cao Bằng.

Chiến dịch Việt Bắc, Liên Hiệp Pháp tướng Jean-Etienne Valluy là Tổng Chỉ huy, trung tướng Salan chỉ huy tổng quát.  Lực lượng Pháp tham gia tiến công trên 15 nghìn quân, gồm: Năm trung đoàn bộ binh: Trung đoàn Maroc số 6 (6eRTM), trung đoàn bộ binh thuộc địa Maroc (RICM), trung đoàn bộ binh thuộc địa số 4 (4e – RIC), trung đoàn bộ binh Lê dương số 3 (3e REI) và một trung đoàn do Cô-xtơ (Coste) chỉ huy;  Ba tiểu đoàn dù, hai tiểu đoàn pháo binh, hai tiểu đoàn công binh, ba đại đội cơ giới; Hai phi đội với 40 máy bay, ba thuỷ đội xung kích với 40 tàu, xuồng. Phía Việt Minh, tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng, cùng các tướng Hoàng Văn Thái, Trần Tử Bình, Lê Thiết Hùng,  lực lượng quân đội trên toàn quốc có 105.990 người (Bắc Bộ có 45.802 người); biên chế thành 20 trung đoàn, có hai trung đoàn 147 và 165 của Bộ và nhiều tiểu đoàn độc lập của khu và của Bộ. Trang bị của các đơn vị đều thiếu thốn và không thống nhất, có gì dùng nấy. Một tiểu đoàn thường chỉ được trang bị tương đương với 1 đại đội của Pháp, với 2 đại liên, 1-2 súng cối 60mm, tám trung liên, 140 đến 160 súng trường đủ các kiểu (Nhật, Nga, Pháp); hơn một nửa quân số phải dùng các vũ khí thô sơ như súng kíp tự chế và cả gươm giáo, cung tên… Chỉ có một số tiểu đoàn của Bộ là có pháo 20mm, trọng liên 13,2 mm, 12,7 mm và súng cối 81mm. Vũ khí chống tăng thì thô sơ (chỉ có lựu đạn và bom ba càng), xe cơ giới và phi cơ thì không có.

Bộ đội và cán bộ chỉ huy các cấp chưa được huấn luyện thành thục về kỹ thuật, chiến thuật. Trình độ và khả năng chiến đấu giữa các đơn vị không đồng đều. Trừ Trung đoàn Thủ đô và Trung đoàn Lạng Sơn đã được thử thách qua chiến đấu, phần lớn các đơn vị còn lại chưa hề qua chiến đấu, trình độ kỹ chiến thuật của bộ đội, trình độ tổ chức chỉ huy của cán bộ, tình hình trang bị không cho phép tiến hành những trận đánh lớn. Các binh chủng pháo binh, công binh chưa được tổ chức thành đơn vị. Phương tiện thông tin liên lạc và vận tải thiếu nhiều, chủ yếu là liên lạc chạy bộ. Chỉ có Bộ, Khu và trung đoàn là có vô tuyến điện, từ tiểu đoàn trở xuống liên lạc bằng chạy chân và tín hiệu thủ công. Cung cấp, tiếp tế hậu cần rất khó khăn, chủ yếu dựa vào chính quyền và nhân dân địa phương. Điểm mạnh duy nhất là tinh thần chiến đấu, khả năng chịu đựng gian khổ hy sinh của bộ đội và sự hỗ trợ, đùm bọc của nhân dân địa phương. Riêng trên địa bàn chiến dịch, Việt Minh có 7 trung đoàn bộ binh, tổng cộng 18 tiểu đoàn chủ lực (trong đó có hai tiểu đoàn của Bộ), 30 đại đội độc lập, 4.228 dân quân du kích tập trung; ngoài ra còn có lực lượng tự vệ của các thị xã, thị trấn, công xưởng trên toàn Quân khu Việt Bắc. Pháo binh chỉ có tất cả là bốn khẩu (ba khẩu sơn pháo 75mm, một khẩu 70mm). Phòng không có hai pháo 20mm, hai khẩu 13,2 mm và sáu khẩu 12,7 mm.

Sở chỉ huy của tướng Võ Nguyên Giáp cơ bản ở Yên Thông; đến chiều 20 tháng 10 năm 1947, chuyển sang Tràng Xá (Thái Nguyên). Giai đoạn 2 chuyển về vùng Lục Rã, Quảng Nạp.

Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác, tôi thấm cái lạnh thấu xương của thời giao mùa trong chuyến khảo sát tạo hạt sắn lai tại chợ Đồn Bắc Kạn, Yên Lãng núi Hồng. Năm trước ra Đông Bắc, tôi đã thấm cái rét cắt da của đêm thiêng Yên Tử khi nửa đêm khởi hành từ chùa Hoa Yên đi bộ lên chùa Đồng. Đêm lạnh tôi chứng ngộ được đức lớn của Trần Nhân Tông khi Người dấn thân từ bỏ ngôi vua lúc 35 tuổi lên tu hành thiền Trúc Lâm Yên Tử trãi mười lăm năm để thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Tôi kính trọng nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh trãi mười lăm năm gian khổ ở chiến khu Việt Bắc với sáu năm gầy dựng Việt Minh (1941- 1945) và chín năm lãnh đạo chính phủ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Tôi tuyển chọn biên khảo và lưu lại ngày 7 tháng 10 trong lịch sử về câu chuyện cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội khóa I, Bộ trưởng Cứu tế Xã hội, đã bị bắt và bị quân Pháp giết, với giai thoại Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp thoát hiểm trong gang tấc đến nay vẫn chưa được kiểm chứng.

Tưởng nhớ cụ Nguyễn Văn Tố.

 

 

Nhớ Yên Tử Quảng Ninh

 

 

NHỚ YÊN TỬ QUẢNG NINH
Hoàng Kim


Khi nhớ miền đất thiêng
Lại thương vùng trời thẳm
Lên thấu đỉnh non cao
Tầm nhìn ôm biển rộng

Nhớ Yên Tử Quảng Ninh
Nhân Tông và Bảo Sái
Lên non thiêng Yên Tử
Đêm trắng và bình minh

Dạo chơi non nước Việt
Quanh đây ai bạn hiền
Thung dung cùng cây cỏ
Xuống núi thăm người quen.

*

Gia Cư HoangMinh Lệ
Nhà mãi tận Vân Đồn
Tuong Hoang đùa bạn quý
Hoàng Sâm là đồng hương.

“Anh về thăm quê mẹ
Đứng hiên ngang giữa đồng.
Dáng anh như cây lúa
Mùa gặt bao người mong!”

Dân Lâm Nghiệp quê Choa
Hoàng Kim nghề Nông Học
Vân Đồn nhớ Khánh Dư
Đồng Nai thương Hữu Cảnh

Chén trà vui sinh nhật
Quảng Ninh xa mà gần
Đồng xuân say hương lúa
Núi biển gần nhau hơn

10 tháng 7 (*) bảy mười (**)
Thung dung chào ngày mới
Việt Nam con đường xanh
Đường trần đi không mỏi …

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 18900
Nhập ngày : 07-10-2019
Điều chỉnh lần cuối : 07-10-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Ai về Bắc ta theo với … (05-05-2011)

  Hịch Khoa học Công nghệ và Video Tuổi trẻ Thanh niên Sôi nổi(19-04-2011)

  Video sắn làm nhiên liệu sinh học(04-04-2011)

  Thư viện giáo trình điện tử của Bộ GD&ĐT (27-03-2011)

  Ayako Ebata (08-03-2011)

  Chi tiết: tản văn hay của Nguyễn Ngọc Tư (27-02-2011)

  Quà xuân và thú chơi văn hoá(10-02-2011)

  Cảnh xuân: bài thơ đọc xuôi ngược đều hay(24-01-2011)

  Sóc Bom Bo, người lính, cây sắn và tuổi thơ(21-01-2011)

  Sự im lặng của núi(31-12-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007