Số lần xem
Đang xem 2409 Toàn hệ thống 4914 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365. Chào ngày mới 10 tháng 10. Đọc lại và suy ngẫm “Điện Biện Phủ 50 năm nhìn lại”; Giấc mơ hạnh phúc; Ngày 10 tháng 10 năm 2010 Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội được tổ chức nhằm kỷ niệm 1.000 năm Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay người Pháp sau Chiến tranh Đông Dương. Ngày song thập là Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc. NNgày 10 tháng 10 năm 1911 là ngày Khởi nghĩa Vũ Xương, còn gọi là Cách Mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh. Bài viết chọn lọc ngày 10 tháng 10: Đọc lại và suy ngẫm “Điện Biện Phủ 50 năm nhìn lại” Giấc mơ hạnh phúc; “Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm” ” Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung” “Cách mạng sắn ở Việt Nam” “Việt Nam con đường xanh”, Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-10/
Đọc lại và suy ngẫm
ĐIẾN BIÊN PHỦ 50 NĂM NHÌN LẠI Hoàng Kim
cuốn sách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2004 là trang vàng tổng kết lịch sử Việt Nam hiện đại hiếm sách nào hay hơn. Bởi vì đó là sự thật lịch sử nguyên vẹn viết bởi một danh tướng cũng là một sử gia trung thực, ghi lại giữa tâm điểm sự kiện. Chín năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh dũng của quân đội nhân dân Việt Nam dẫn tới Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, sự đúc kết này là cực kỳ sâu sắc. Hình thái chiến sự 9 năm kháng chiến chỉ trong một ít trang mà khai mở thật nhiều điều. Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm, đêm nay là đêm thiêng “Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi đọc lại và suy ngẫm để thấm thía và thấu hiểu những điều thấm thía lắng đọng nhất mà thế hệ cha anh và chính chúng tôi đã trãi qua trong cuộc chiến tranh Việt Nam ngay sau đó.
“Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã làm cho ba tiếng Điện Biên Phủ trở thành biểu tượng của sức mạnh Việt Nam. Tinh thần Điện Biên Phủ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” Kết thúc bài viết nhân dịp kỷ niệm làn thừ 50 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết như vậy.
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Hình thái chiến sự vào mùa hè năm 1953
Mở đầu tập sách, tướng Giáp viết:
“Mùa hè năm 1953, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta đã bước vào năm thứ tám. Tám năm đó là tám năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh dũng của quân đội và nhân dân ta chống lại quân đội xâm lược của đế quốc Pháp có can thiệp Mỹ giúp sức, lúc đầu mạnh hơn ta rất nhiều về vũ khí và trang bị.
Tuy nhiên, trãi qua tám năm kháng chiến lâu dài, trái với ý muốn chủ quan của quân địch, lực lượng của quân đội và nhân dân ta không những không bị tiêu diệt, mà ngược lại càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng; so sánh lực lượng đã dần dần thay đổi có lợi cho ta. Còn về phía địch thì ngày càng lâm vào thế bị động, càng tiếp tục chiến tranh càng gặp những khó khăn mới, đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Ôn lại quá trình sơ lược của tám năm kháng chiến là một điều cần thiết để hiểu rõ tình hình địch, ta và hình thái chiến sự trước khi quân địch đề ra kế hoạch quận sự Nava, cũng tức là trước khi quân ta bắt đầu những chiến dịch mùa Đông năm 1953 và mùa Xuân 1954 và chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại.
Dân tộc ta là một dân tộc hết sức yêu chuộng tự do và hòa bình, lại sẵn có một truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám mới thành công, trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc ngày 2 tháng 9 năm 1945 trước quốc dân và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và tài sản để giữ vững quyền độc lập ấy”.
Mọi người đều biết : chỉ không đầy một tháng, sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời thì thực dân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã gây hấn ở Sài Gòn, mưu mô xâm lược nước ta một lần nữa. Trong khi đó, chúng cũng mưu mô trở lại xâm lược Campuchia và Lào. Chúng đã phái sư đoàn thiết giáp sang, thực hiện kế hoạch chiến lược “đánh nhanh , giải quyết nhanh”, cho rằng chỉ trong vòng 10 tuần lễ là có thể “bình định ” xong Nam Bộ, làm bàn đạp để tiến công ra miền Bắc.
Nhưng, chúng đã tính nhầm, nhân dân Nam Bộ đã vùng dậy kháng chiến, tuy chỉ có vũ khí thô sơ nhưng vẫn không chịu khuất phục trước kẻ địch. Chiến tranh du kích dần dần được mở rộng khắp vùng châu thổ sông Cửu Long.
Đảng ta, một mặt lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến, động viên toàn quốc ủng hộ Nam Bộ, mặt khác ra sức lợi dụng mâu thuẩn giữa những kẻ địch, hòa hoãn với Pháp, ký kết hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, gạt 20 vạn quân Tưởng ra khỏi đất nước, thực hiện chủ trương “hòa để tiến”, tranh thủ thời gian để củng cố chính quyền nhân dân, củng cố lực lượng cách mạng, chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược mới của địch.
Mặc dù đã công nhận nước ta là một nước tự do và có chủ quyền, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm đặt lại nền thống trị của chúng. “Ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới” . Chúng xé bỏ hiệp định đã ký kết, tiếp tục chiến tranh ở Nam Bộ, lại thực hiện kế hoạch xâm lấn từng bước, đánh chiếm nhiều địa phương ở Trung Bộ, Bắc Bộ. Khả năng giữ vững hòa bình ngày càng trở nên mong manh. Chúng liên tiếp đánh chiếm Hòn Gai, Hải Phòng; sang tháng 12 năm 1946 tăng cường hành động khiêu khích, buộc tự vệ ta phải hạ vũ khí đầu hàng, gây hấn ở ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Để trả lời và ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng, toàn dân Việt Nam ta đã vùng lên giết giặc cứu nước, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, Đảng ta đã nêu rõ: Con đường kháng chiến là con đường duy nhất để bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng.
Đảng ta lại chỉ rõ: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính; cuộc kháng chiến đó sẽ lâu dài , gian khổ nhưng nhất định đi đến thắng lợi.
Quân đội và nhân dân ta một lòng tin tưởng về đường lối của Đảng. quân ta đã chiến đấu hết sức anh dũng để tiêu hao và tiêu diệt quân địch trên khắp các mặt trận. Đặc biệt ở thủ đô Hà Nội quân ta chiến đấu với quân địch trong hai tháng trời, giữ vững vị trí ở ngay trung tâm thành phố. Các cuộc chiến đấu đó đã có tác dụng động viên cổ vũ lớn đối với toàn dân , đồng thời tiêu hao và giam giữ lực lượng của địch, yểm hộ cho chính quyền và lực lượng của ta chuyển về nông thôn , cho nhân dân ta tiến hành mọi công tác động viên và tổ chức cần thiết. Chúng ta đã bảo toàn được chủ lực, phát động nhân dân, giữ vũng và cũng cố căn cứ địa nông thôn làm chỗ đứng chân, chỗ dựa của ta để kháng chiến lâu dài.
Thu Đông năm 1947, địch huy động trên một vạn quân tinh nhuệ, mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta, giành lấy một thắng lợi quyết định và thúc đẩy việc thành lập chính phủ bù nhìn toàn quốc. Quân và dân Việt Bắc đã chiến đấu anh dũng và thu được thắng lợi lớn. Quân địch đã bị thất bại thảm hại. Chiến lược “đánh nhanh giải quyết nhanh” của chúng một lần nữa đã phá sản.
Với chiến thắng Việt Bắc, hình thái cầm cự dần dần xuất hiện. Chiến tranh chuyển sang giai đoạn mới.
Bị thất bại trong âm mưu đánh nhanh giải quyết nhanh , thực dân Pháp bắt buộc phải kéo dài chiến tranh xâm lược. Chúng chủ trương tăng cường đánh phá nhằm “bình định” vùng chúng chiếm đóng, giành sức người sức của của ta, thực hiện âm mưu thâm độc “lất chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” .
Năm 1949, trước những thắng lợi to lớn của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang tiến xuống Hoa Nam, trước phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển rộng rãi và mạnh mẽ của ta, thực dân Pháp cấp tốc phái tướng Rơve sang Đông Dương vạch ra kế hoạch mới, hòng cứu vãn tình thế. Rơve chủ trương tăng quân cho chiến trường Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tăng cường phòng thủ khu tứ giác Lạng Sơn – Tiên Yên – Hải Phòng – Hà Nội, phong tỏa biên giới Việt Trung. Kế hoạch Rơve còn đề ra vấn đề ra sức phát triển quân ngụy, sử dụng quân ngụy vào việc chiếm đóng, tập trung quân Âu Phi để xây dụng lực lượng cơ động, tích cực càn quét đánh phá nhằm đàn áp phong trào chiến tranh du kích của ta. Thực hiện kế hoạch này, địch đã mở nhiều cuộc hành binh liên tiếp và nhiều cuộc càn quét khốc liệt, mở rộng khu vực kiểm soát của chúng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Về phía ta, chúng ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở khắp các địa phương bị tạm chiếm. Phương châm đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung đã được thực hiện khắp nơi và đã đưa lại nhiều thắng lợi.
Một bộ phận bộ đội chủ lực của ta đã được phân tán thành đại đội độc lập, tiến sâu vào sau lưng địch, kết hợp tác chiến với vận động nhân dân, đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, tiêu diệt địch với xây dựng và bảo vệ cơ sở nhân dân , dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích , tiến lên phối hợp với quần chúng đấu tranh chống lại địch. Công tác địch vận, nhất là ngụy vận đã được chú trọng, coi là một nhiệm vụ chiến lược. Các cuộc chống càn quét được tiến hành có kết quả. Chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, các căn cứ du kích và khu du kích xuất hiện sau lưng địch. Hậu phương của địch dần dần biến thành tiền phương của ta.
Trong khi các trung đội độc lập, các đại đội độc lập hoạt động phân tán khắp các chiến trường sau lưng địch ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ để phát triển chiến tranh du kích rộng rãi thì các tiểu đoàn tập trung cũng được xây dựng và học tập tiến lên đánh những trận tập kích, phục kích lớn hơn; các tiểu đoàn tập trung là mầm mống của đánh vận động sau này, Trong những năm 1948-1949 và đầu năm 1950 , quân ta đã bắt đầu mở những chiến dịch nhỏ có tính chất du kích: lực lượng sử dụng 3-4 tiểu đoàn hay nhiều hơn nữa, có khi lên đến 9 tiểu đoàn. trong các chiến dịch đó, ta đã nhằm những hướng sơ hở của địch mà tấn công, tiêu diệt sinh lực của chúng, mở rộng vùng căn cứ của ta . Tình hình chung trên chiến trường điểu hiện hình thái giằng co quyết liệt, trong khi Đảng ta đề ra chủ trương tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công.
Mùa Đông năm 1950, đánh dấu một sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh. Quân ta đã lớn mạnh vượt bậc, đại thắng quân địch trong chiến dịch Biên Giới, tiếp theo đó đã mở nhiều chiến dịch lớn: Chiến dịch Trung Du, chiến dịch Đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh trong năm 1951 và mùa xuân 1952. Hình thái phản công cục bộ đã xuất hiện.
Trong các chiến dịch thắng lợi nói trên, chúng ta đã tiêu diệt gọn từng binh đoàn cơ động của địch, tiêu diệt hàng vạn tên địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn trên chiến trường Bắc Bộ. Các tỉnh quan trọng ở vùng biên giới Việt Trung: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, tỉnh Hòa Bình nằm trên đường giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu 4, phần lớn đất đai của miền Tây Bắc đi từ sông Thao cho đến biên giới Việt Lào đều lần lượt được giải phóng. Căn cứ địa Việt Bắc, hậu phương chủ yếu của cuộc kháng chiến đã được mở rộng và củng cố rất nhiều. Trên miền núi rừng Bắc Bộ, quân địch chỉ còn chiếm đóng tỉnh Hải Ninh ở Đông Bắc, thị xã Lai Châu và tập đoàn cứ điểm Nà Sản ở Tây Bắc.
Trong khi chủ lực ta thu được những thắng lợi lớn liên tiếp trên mặt trận chính diện thì chiến tranh du kích đã phát triển khá mạnh khắp cả chiến trường sau lưng địch ở Bắc Bộ. Đặc biệt trong chiến dịch Hòa Bình, chủ lực ta đã tiến sâu vào vùng sau lưng địch sông Hồng, phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương , tiêu diệt hàng loạt cứ điểm của địch, mở rộng căn cứ du kích và khu du kích, giải phóng hàng triệu đồng bào. Vùng tạm chiếm của địch bị thu hẹp lại chỉ còn khoảng một phần ba đất đai và làng mạc ở gần các đường giao thông và các đô thị lớn.
Trên chiến trường Bình Trị Thiên, mặc dầu điều kiện địa hình có phần không lợi cho ta, chiến tranh du kích vẫn được giữ vũng. Ở miền Nam Trung Bộ bộ đội ta cũng đi sâu vào trong lòng địch, mở rộng cơ sở , xây dựng căn cứ du kích ở miền Tây Nguyên chiến lược. Ở Nam Bộ vùng tự do khu 9 được giữ vũng, chiến tranh du kích phát triển rộng khắp.
Mùa hè năm 1953, Quân giải phóng Pathét Lào có các đơn vị bộ đội tình nguyên Việt Nam phối hợp, mở cuộc tấn công bất ngờ vào thị xã Sầm Nưa. Phần lớn quân đich ở đây bị tiêu diệt. Cả tỉnh Sầm Nưa và những vùng đất đai rộng lớn ở Thượng Lào gây nên một thế uy hiềp mới đối với địch.
Nhìn chung cục diện chiến trường miền Bắc thì từ mùa Đông năm 1950 trở đi, quân ta luôn luôn giữ thế chủ động, quân địch ngày càng bị hãm vào thế bị động. Quân địch ra sức cầu cứu đế quốc Mỹ và đế quốc Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương. Trong khi đó chính phủ Pháp đã nhiều lần thay đổi tướng tá của quân đội viễn chinh, sau chiến dịch Biên Giới, chúng đã phái danh tướng của Pháp là Đờ Lát đờ Tátxinhi sang Đông Dương. Chúng ta đều biết rằng Đờ Lát đã ra sức mở rộng quân ngụy, tập trung binh lực, xây dựng phòng tuyến, đánh ra Hòa Bình để giành lại thế chủ động, nhưng rốt cuộc đã bị quân ta đánh bại. Tướng Xalăng thay cho Đờ Lát cũng đã chứng kiến một cách bất lực những thất bại đau đớn của quân đội viễn chinh trên chiến trường Tây Bắc và Thượng Lào.
Do phải tập trung binh lực phòng giữ đồng bằng Bắc Bộ , nên trên các chiến trường khác địch lại có nhiều sơ hở hơn trước. Hoạt động của quân ta trên các chiến trường đó đã có điều kiện để đẩy mạnh hơn, giành được những thắng lợi ngày càng lớn hơn.
Trên đây là những nét chính về tình hình chiến sự từ lúc bắt đầu kháng chiến cho đến giữa năm 1953.”
(hết trích dẫn …)
Hữu Mai “Không phải huyền thoại” Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Tái bản lần thứ Tư) Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh 2011, 569 trang. Đó là một cuốn sách tuyệt hay. “Những trân chiến với Pháp đã chứng minh sự đúng đắn của ông, và trong chiến tranh chống Mỹ, một lần nữa, tướng Giáp lại thể hiện năng lực siêu việt trong việc khai thác điểm yếu của đối phương” (John Kennedy, nhà báo Mỹ).
VÕ NGUYÊN GIÁP TỰ TRONG SÂU THẲM
Tôi cũng tưởng sẽ có một khoảng lặng mới quay lại với những bài viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng tự trong sâu thẳm vẫn không thể cưỡng được ý muốn đọc lại những sự thật thực tiễn trong cuộc đời Người để viết tiếp đôi lời. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong bài viết “Tướng Giáp, người anh hùng của độc lập Việt Nam, đã qua đời” có những lời thật thấm thía: “Giải tỏa tấn bi kịch vô hình khủng khiếp đè lên con người đó, bỏ qua mọi thứ “công tội” do chính cái chủ nghĩa mà con người đó theo đuổi, trả lại cho con người đó cái giá trị đích thực của một vị tướng đánh trận tài năng, phải nói chính là vòng tay ân nghĩa của nhân dân“.“Về nghỉ là thượng sách. Thử điểm lại lịch sử xưa nay có tướng nào giành được chiến công lẫm liệt mà không đi kèm thân bại danh liệt hay không?”.
Võ Nguyên Giáp, Văn Cao “Im lặng mà bão giông, khoảnh khắc mà trường cửu, tưởng như vô định nhưng đang thấu mọi cõi…” bức ảnh của Nguyễn Đình Toán thật đẹp và cảm khái.
Võ Nguyên Giáp tự trong sâu thẳm; Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung; Cách mạng sắn ở Việt Nam; Việt Nam con đường xanh;… là những cảm nhận thấm thía của tôi. “Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng” Việt Nam con đường xanh là dám đánh và biết đánh thắng theo cách đánh Việt Nam. xem thêm: https://hoangkimlong.wordpress.com/…/vo-nguyen-giap-tu-tro…/
Những tác phẩm chính của đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tổng tập Võ Nguyên Giáp (…, 2010); Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại (2004); Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng (2000); Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (2000); Đường tới Điện Biên Phủ (…, 2001); Chiến đấu trong vòng vây (1995,… 2001); Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979); Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp chủ biên, 2000); Những chặng đường lịch sử (1977); Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân (1972); Những năm tháng không thể nào quên (1970,…, 2001) Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng (1970); Từ nhân dân mà ra (1964); Đội quân giải phóng (1950); Vấn đề dân cày (Trường Chinh,Võ Nguyên Giáp (1938);
Hữu Mai “Không phải huyền thoại” Tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Tái bản lần thứ Tư) Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh 2011, 569 trang. Đó là một cuốn sách tuyệt hay. “Những trân chiến với Pháp đã chứng minh sự đúng đắn của ông, và trong chiến tranh chống Mỹ, một lần nữa, tướng Giáp lại thể hiện năng lực siêu việt trong việc khai thác điểm yếu của đối phương” (John Kennedy, nhà báo Mỹ)
Tư liệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Danh nhân Việt
và Tình yêu cuộc sống
1) Nhân cách lớn của đại tướng Võ Nguyên Giáp
2) Tướng Giáp trí tuệ bậc Thầy
3) Võ Nguyên Giáp sao sáng trời Nam
4) Võ Nguyên Giáp vị nhân tướng khuyến học
5) Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự
6) Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại
7) Võ Nguyên Giáp đọc lại và suy ngẫm
8) Đọc lại và suy ngẫm Tết Mậu Thân 1968
9) Võ Nguyên Giáp vị tướng của lòng dân
10) Đại tướng Võ Nguyên Giáp những câu nói bất hủ
11) Tướng Giáp đọc và ngẫm
“Cả nước đánh đề, đề chẳng chết / Qua sông cởi giáp, giáp may còn” là câu đối vui, nhân lời kể giai thoại của cụ Nguyễn Ngọc Hạp Làng Minh Lệ quê tôi.
Cụ Nguyễn Ngọc Hạp bô lão làng Minh Lệ, làm nghề địa chất. Cụ nay sống và viết ở Hà Nội. Cụ Hạp kể: “Dạo đó, tôi sắp đến tuổi nghỉ hưu, bà xã nghỉ trước nên kiếm việc làm thêm. Ban thuở nhỏ cùng hoc với tôi là Lê Ngoc Lăng giáo sư tiến sĩ toán giới thiệu cho đến xin nhận việc tổ đan len do cô em dâu phụ trách. Hai nhà đi lại nên biết cô là cháu gái ông Tạ Đình Đề. Tôi vốn tính tò mò lại ngưỡng mô những giai thoại về ông, nên rủ chồng cô đem tôi đến thăm.
Ông Tạ Đình Đề ở môt ngôi nhà cũ trong khu phố cổ. Tôi tò mò dẫn dắt gợi chuyện bóng đá, vì biết ông có thời đẫ phụ trách thể thao Tổng cục Đường sắt cũ.Ông say sưa kể chuyên đội bóng đường sắt của ông. Sau đó, tôi mới gợi chuyện để ông kể lại giai thoại tình báo của ông. Ông cười khiêm tốn trả lời: “Chuyện của tôi chắc mọi người đã biết, kế cả phải ra tòa vì tội bị vu cáo tham ô khi làm giám đốc xưởng sản xuất dụng cụ thể thao nửa chứ gì. Thôi chuyện qua rồi, tôi chỉ biết tôi đã làm tròn lời dạy của Bác“.
Thật quá khâm phục con người bộ đội Cụ Hồ khiêm tốn. .Dường như muốn chấm dứt câu chuyện, ông Tạ Đình Đề đã khéo léo bảo: “Anh là người xứ Bọ xứ Nghệ chắc cũng khẳng khái như cháu rể tôi, tôi ra anh câu đối : “CẢ NƯỚC ĐÁNH ĐÊ, ĐỀ KHÔNG CHẾT”. Nào thử xem con cháu cụ đổ xứ Nghệ đối đi“
Quả thật là khó,vì là chuyện thực của ông và chuyến cờ bac xã hội hai ý kép trong câu rất khó nên tôi đành khất ra về. Ít lâu sau ông mất. Từ bấy đến nay, tôi nợ với ông
Hôm qua, tự nhiên sáng kiến đưa lên phây, tôi nhận đươc nhiều câu đối trong đó có vế đối của Ly Quang một cựu chiến binh thương binh ở Thượng Nông, Tam Nông Phú Thọ “Toàn dân mến Đề, Đề con sống”
Tôi thấy được nhưng chưa đủ ý nên tôi nghỉ ra câu đối của mình DÂN MẾN ĐỀ, ĐỀ SỐNG NHỜ DÂN” Các ban cho ý kiến rất cám ơn các bạn phây, Nếu được. coi như tôi đã nhờ các bạn mà trả nợ được câu đối của Tạ Đình Đề.
“Cả nước đánh đề, đề chẳng chết. Qua sông cởi giáp, giáp may còn”. Tôi thong thả sẽ nói cho bạn nghe Chuyện đồng dao cho em nối tiếp bác Ngọc Hạp Nguyễn. Cách mạng sắn ở Việt Nam đến Lúa siêu xanh Việt Nam là câu chuyện dài về cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam. Có một câu chuyện khác của một người nước ngoài kể chuyện liên quan bác Giáp.
Giáo sư Kazuo Kawano nói tại bài viết Sắn Việt Nam hôm nay và mai sau (Cassava and Vietnam: Now and Then) : “My ten years of close collaboration with my cassava breeding colleagues in the 1990s and the reunion with them in this trip completely changed my assessment of the Vietnamese. As evidenced by the series of my reporting here, they are industrious, insightful, considerate and indefatigable, as if to emulate General Vo Nguyen Giap. I might be a little too positively partial to those friends of mine. Nevertheless, I have a similar feeling toward some of my colleagues in Rayong, Thailand and Nanning, China to count a few. During the two decades of post-war Japan, we seem to have many Japanese of this category as well.” (Mười năm cộng tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp chọn giống sắn Việt Nam vào những năm 1987-1997 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này đã thay đổi hoàn toàn đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ cần cù, sâu sắc, ân cần và năng động, như thể để thi đua Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần quá tích cực với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc. Trong hai thập kỷ của Nhật Bản sau chiến tranh, chúng ta dường như có nhiều người Nhật thuộc thể loại này). Giáo sư Reinhardt Howeler nói: Cassava in Vietnam: a successful story . xem tiếp Cách mạng sắn ở Việt Nam https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cach-mang-san-o-viet-…/
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca thời gian
Suốt đời tỉnh thức
Ta có nhau trong cuộc đời này.
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà trong tâm thức (*)
Có cánh cửa khép hờ
và bãi cỏ xanh non.
Có đá nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng (**)
Vui giấc mơ hạnh phúc
Thung dung Hoa Đất Hoa Người
Vui một giấc mơ con