Số lần xem
Đang xem 1219 Toàn hệ thống 4097 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 10 Ashgabat là thủ đô và thành phố lớn nhất của Turkmenistan. Chúc mừng lúa Việt tới Venezuela ; Turkmenistan với ‘Vành đai và Con đường’Trận Vũ Hán bài học lịch sử; Ngày 27 tháng 10 năm 1991 Cộng hòa Turkmenistan tuyên bố độc lập, từ một thành phần của Liên Xô cũ. Turkmenistan tài nguyên đất đai phần nhiều là sa mạc Cát Đen, thế mạnh về khí đốt, dầu, sản phẩm hoá chất, dệt may, thảm và bông, gaz, điện, nước, phương tiện giao thông công cộng; Dân số Turkmenistan 87-93 % là tín đồ Hồi giáo, phần nhiều người trong đó là người Turkmen. Turkmenistan giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc và biển Caspi về phía tây. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, Nguyễn Trung Trực thủ lĩnh kháng Pháp tại Nam Bộ bị người Pháp hành hình tại Rạch Giá. Ngày 27 tháng 10 năm 1938, Quân đội Nhật Bản chiếm được Hán Dương, giành chiến thắng kiểu Pyrros (chiến thắng để tự kết liễu) trong trận Vũ Hán. Đây là trận đánh ác liệt và đẫm máu nhất Trong Chiến tranh Trung Nhật. Bài chọn lọc ngày 27 tháng 10:Chúc mừng lúa Việt tới Venezuela ; Turkmenistan với ‘Vành đai và Con đường’Trận Vũ Hán bài học lịch sử; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu,vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/2018/10/27/chao-ngay-moi-27-thang-10/
CHÚC MỪNG LÚA VIỆT TỚI VENEZUELA
Hoàng Kim
Ca dao Việt viết: “Đem chuông đi đấm xứ người. Chẳng kêu cũng đấm ba hồi cho kêu”. Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ, Cụ nói:”“Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”. “Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. Tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và đồng nghiệp mang Lúa Việt tới Venezuela đã có cách làm, day và học thật lắng đọng, giản dị và hiệu quả. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuc-mung-lua-viet-toi-venezuela/
SÁCH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
Cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm canh tác lúa của Việt Nam” in bằng 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt là tài liệu cho Hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất lúa theo kỹ thuật Việt Nam tại Bang Guarico (19/10/2018). Cuốn sách cũng giới thiệu 5 giống lúa Việt Nam tuyển chọn, như một tài liệu chuyển giao kỹ thuật cho người trồng lúa Venezuela.
Chúng tôi – những người biên soạn (Phạm Xuân Liêm, Nguyễn Xuân Dũng, Vũ Tiết Sơn và Đoàn Văn Thành) cảm ơn rất nhiều các bạn Vũ Trọng Đại, Nguyễn Danh Quân, Trần Quang Chiểu, Nguyễn Văn Tạo và Maria Fernanda Sandoval Cabrera đã tham gia nội dung cho cuốn sách; Cảm ơn các bạn Trịnh Công Anh và Paolo José Anbreu Cortez đã tham gia biên dịch sách; Cảm ơn các thành viên khác của Đoàn chuyên gia Việt Nam và các bạn đồng nghiệp Venezuela đã đóng góp rất nhiều hình ảnh cho nội dung cuốn sách được phong phú. (PXL, Guarico, VE, tháng 10/2018).
VIDEO LÚA VIỆT TẠI VENEZUELA
Anh Vũ Tiết Sơn-Phó trưởng Đoàn chuyên gia Việt Nam- Dự án lúa Venezuela đã dày công ghi lại những hình ảnh hoạt động của Đoàn chuyên gia ngay từ buổi đầu khó khăn nhất, thiếu phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, nhân công … tưởng chừng không thể vượt qua, và quá trình lao động vất vả nhưng đầy quyết tâm của Đoàn để có được “Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela” trước sự thán phục của Bạn.
Trân trọng chia sẻ video-món quà tinh thần mà anh Sơn dành tặng anh em trong Đoàn và những người bạn Venezue đến với những người quan tâm đến Dự án. (PXL, Trưởng Đoàn CG Việt Nam, Calabozo, Guarico, VE. 29/10/2018)
Chúng ta yêu thích theo dõi và tiếp nối lan tỏa câu chuyện của tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và các đồng nghiệp chuyên gia Việt Nam mang lúa Việt tới Venezuela. Các ban xa Tổ Quốc, hẵn nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ có câu thơ : “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…“.
Chúc mừng lúa Việt tới Venezuela.
TURKMENISTAN VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’.
Hoàng Kim.
Nền văn hóa Nga và châu Âu dần du nhập vào Turkmenistan để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này trở thành thủ đô Turkmenistan. Con đường tơ lụa là hệ thống những con đường thương mại huyết mạch lớn nhất thế giới của những “thương nhân lạc đà” từ thời cổ đại nối các nền văn minh Á , Âu, Phi. Con đường tơ lụa là hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn mà Turkmenistan là một trong những điểm đến quan trọng. 27 tháng 10 là ngày độc lập của Turkmenistan (1991). Turkmenistan vùng sa mạc Cát Đen. Turkmenistan với ‘Vành đai và Con đường” sáng kiến mới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Turkmenistan đất nước ấy có điểm gì tương đồng và không tương đồng với Việt Nam trong vị thế địa chính trị. APEC 2017 Mỹ – Nga- Trung Tổng thống Trump, Tổng thống Putin và Chủ tích Tập Cận Bình sẽ đến dự APEC tại Việt Nam tháng 11. Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trỗi dậy kinh tế đứng hàng thứ hai sau Mỹ. Nội dung gồm hai kế hoạch thành phần, “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”. Các nước ở Trung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Nghiên cứu Turkmenistan bài học gì cho Việt Nam?
TURKMENISTAN VÙNG SA MẠC CÁT ĐEN.
Turkmenistan (tên chính thức Cộng hòa Turkmenistan) là một quốc gia tại Trung Á giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc, và biển Caspi về phía tây. “Turkmenistan” bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa “nước của người Turkmen”. Nước Cộng hòa Turkmenistan thay thế tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen trước đây của Liên Xô cũ đã tuyên bố độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991. Ảnh trên là một người Turkmen bản xứ trong trang phục truyền thống cùng con lạc đà của mình khoảng năm 1915.
Turkmenistan được khái lược trong bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, lịch sử, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và Kinh tế hiện trạng.
Đất nước (đất đai và thức ăn): Turkmenistan có diện tích 488.100 km² (xếp hạng 52, so Việt Nam 331.699 km² hạng 66); Tài nguyên đất đai của đất nước này hơn 80% diện tích là sa mạc Karakum (Cát Đen). Turkmenistan có một thành phố độc lập (thủ đô Ashgabat) và năm tỉnh (Tỉnh Akhal; Tỉnh Balkan; Tỉnh Daşoguz; Tỉnh Lebap; Tỉnh Mary). Ba thành phố lớn gồm Ashgabat, Türkmenbaşy và Daşoguz. Vùng trung tâm đất nước là Sa mạc Karakum và Vùng lún Turan. Dãy Kopet Dag dọc biên giới tây nam cao 2.912 mét, Núi Balkan Turkmen ở cực tây và Dãy Kugitang ở cực đông là ba núi cao đáng chú ý nhất. Ba sông chính là Amu Darya, Murghab, và Hari Rud. Bờ Biển Caspian của Turkmenistan dài 1768 km. Biển Caspian hoàn toàn nằm kín trong lục địa, không thông với đại dương.
Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa): Turkmenistan có 5.662.544 người (hạng 117) 87% dân số là tín đồ Hồi giáo, 85% tộc người là người Turkmen, 5% người Uzbek, 4% người Nga, 6% là sắc tộc khác (năm 2003), mật độ dân số 10,5 người/km² (hạng 221). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Turkme (theo Hiến pháp năm 1992), tiếng Nga được sử dụng rộng rãi ở các thành phố như một “ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc”. Tiếng Turkmen được nói bởi 72% dân số, tiếng Nga 12%, tiếng Uzbek 9%, và các ngôn ngữ khác 7% (tiếng Kazakh (88.000 người), tiếng Azerbaijan (33.000), tiếng Bashkir (2607), tiếng Belarus (5289), tiếng Brahui, tiếng Dargwa (1599), tiếng Dungan, tiếng Erzya (3488), tiếng Georgia (1047), tiếng Qaraqalpaq (2542), tiếng Armenia (3200), tiếng Triều Tiên (3493), tiếng Lak (1590), tiếng Lezgian (10.400), tiếng Litva (224), tiếng bắc Uzbekistan (317.000), tiếng Ossetic (1887), tiếng România (1561), tiếng Nga (349.000), tiếng Tabasaran (177), tiếng Tajik (1277), tiếng Tatar (40.434), tiếng Ukraina (37.118), tiếng Ba Tư (8000). Con đường tơ lụa là hệ thống những con đường thương mại huyết mạch lớn nhất thế giới của những “thương nhân lạc đà” từ thời cổ đại nối các nền văn minh Á , Âu, Phi. Con đường tơ lụa là hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn, trong đó Turkmenistan là một điểm đến.
Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, lịch sử, vấn đề chung) Turkmenistan có khí hậu cận xích đạo sa mạc, ít mưa, lượng mưa hàng năm hầu hết xảy ra trong giai đoạn tháng 1 và tháng 5. Vùng có lượng mưa lớn nhất nước là dãy Kopet Dag. Mùa đông khô và không khắc nghiệt. Danh thắng lịch sử và điểm đến nổi bật là thủ đô Ashgabat lưu dấu một trong những điểm nối con đường tơ lụa thương mại huyết mạch “thương nhân lạc đà” từ thời cổ đại. Con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỷ 2 TCN người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu… đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.
Lãnh thổ Turkmenistan có một lịch sử lâu dài và sóng gió của những cuộc chinh phục thời Đế chế Achaemenid thuộc Ba Tư cổ đại. Alexander Đại Đế đã chinh phục lãnh thổ này vào thế kỷ IV trước công nguyên trên con đường tới Nam Á, khoảng cùng thời gian Con đường tơ lụa hình thành và trở thành con đường thương mại chính giữa Châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Một trăm năm mươi năm sau Vương quốc Parthia của người Ba Tư đã lập thủ đô của họ tại Nisa, hiện là ngoại ô thủ đô Ashgabat. Thế kỷ VII sau Công Nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này, đem theo Đạo Hồi và tích hợp Turkmen vào văn hoá Trung Đông. Turkmenistan là thủ đô của Đại Khorasan, khi vua Hồi giáo Al-Ma’mun dời thủ đô tới Merv Giữa thế kỷ XI, người Turk thuộc Đế chế Seljuk đã tập trung sức mạnh của họ tại lãnh thổ Turkmenistan trong nỗ lực nhằm bành trướng tới Afghanistan. Đế chế tan vỡ trong nửa sau thế kỷ XII, và người Turkmen mất nền độc lập khi Thành Cát Tư Hãn chiếm quyền kiểm soát phía đông vùng Biển Caspian trong cuộc hành quân về hướng tây. Trong bảy thế kỷ sau đó, người Turkmen sống dưới nhiều đế chế và liên tục xảy ra các cuộc chiến giữa các bộ tộc. Trong suốt cuộc chinh phục Trung Á của mình, người Nga luôn gặp phải sự kháng cự mạnh liệt của người Turkmen. Tuy nhiên, tới năm 1894 Nga Hoàng đã giành được quyền kiểm soát Turkmenistan và sáp nhập nó vào lãnh thổ Nga. Thỏa ước Anh-Nga năm 1907 chấm dứt sự đối đầu. Nền văn hóa Nga và châu Âu dần du nhập vào vùng này, để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này sẽ trở thành thủ đô Turkmenistan. Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và sự bất ổn chính trị sau đó đã dẫn tới việc tuyên bố vùng này thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen, một trong sáu nước cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1924, hình thành nên biên giới nước Turkmenistan hiện đại. Hồi giáo chiếm 89% dân số trong khi 9% dân số là tín đồ của Chính Thống giáo Đông phương và tôn giáo còn lại 2% theo CIA World Factbook, Tuy nhiên, theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2009, thì có đến 93,1% dân số của Turkmenistan là Hồi giáo. Trong thời kỳ Xô Viết, tất cả các tôn giáo đều bị tấn công bởi chính quyền cộng sản với tội danh như mê tín dị đoan và “dấu tích của quá khứ”. Học tôn giáo và tham gia nghi lễ tôn giáo bị cấm, và đại đa số các nhà thờ Hồi giáo đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, kể từ năm 1990, những nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục lại một số di sản văn hóa tôn giáo bị mất dưới sự cai trị của Liên Xô. Cựu Tổng thống Saparmurat Atayevich Niyazov đã ra lệnh rằng các nguyên tắc Hồi giáo cơ bản được giảng dạy trong các trường công lập. Nhiều tổ chức tôn giáo, bao gồm cả các trường tôn giáo và nhà thờ Hồi giáo, đã xuất hiện trở lại với sự hỗ trợ của Ả Rập Xê Út, Kuwait, và Thổ Nhĩ Kỳ. Các lớp học tôn giáo được tổ chức trong cả hai trường học và nhà thờ Hồi giáo, với sự hướng dẫn về ngôn ngữ tiếng Ả Rập, kinh Qur’an và lịch sử đạo Hồi.
Chế độ và Kinh tế hiện trạng. Turkmenistan là cộng hoà tổng thống một đảng, Tổng thống là Gurbanguly Berdimuhamedow. Năm 1991, Turkmenistan tuyên bố độc lập, ông Saparmurat Niyazov, cựu lãnh đạo thời Xô viết, vẫn tiếp tục nắm quyền nhưng các quan hệ Nga-Turkmenistan bị ảnh hưởng nặng nề. Ông tạo dựng cho mình hình ảnh một người ủng hộ Hồi giáo truyền thống và văn hoá Turkmen nhưng ông nhanh chóng mang tiếng xấu ở phương Tây vì cách cầm quyền độc tài và sự sùng bái cá nhân. Quyền lực của ông được tăng cường mạnh từ năm 1990 đến năm 1999, ông đã trở thành Tổng thống suốt đời. Niyazov bất ngờ qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2006, chưa kịp chỉ định người kế vị. Cựu phó thủ tướng Gurbanguly Berdimuhammedow, được cho là con ngoài giá thú của Niyazov, trở thành tổng thống tạm quyền, và năm 2007 được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu 95% cử tri tham gia bầu cử, dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án. Turkmenistan sở hữu trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ hàng thứ năm thế giới. Một nửa vùng đất được tưới tiêu của quốc gia này được dùng trồng bông, khiến nước này trở thành nhà sản xuất bông đứng thứ 10 thế giới. Theo nghị định của Hội đồng Nhân dân ngày 14 tháng 8 năm 2003, điện, khí tự nhiên, nước và muối ăn sẽ được cung cấp miễn phí từ năm 2030; Turkmenistan đang hướng đến thành “Cô-oét thứ hai” về xuất khẩu khí đốt. GDP danh nghĩa năm 2017 của Turkmenistan hiện đạt tổng số: 42,35 tỉ USD bình quân đầu người: 7.645 USD so Việt Nam GDP danh nghĩa năm 2016 tổng số: 200,49 tỷ USD (hạng 48) bình quân đầu người: 2.164 USD (hạng 134), so Hoa Kỳ GDP danh nghĩa năm 2017 tổng số 18.558,00 tỉ USD (hạng 1) bình quân đầu người: 57.220 USD (hạng 6) so Trung Quốc GDP danh nghĩa năm 2016 tổng số: 11.800,00 tỉ USD (hạng 2) bình quân đầu người: 8.481 (hạng 72) so Nga GDP danh nghĩa năm 2017 tổng số: 1 561 tỷ USD (hạng 11) bình quân đầu người: 10.885 USD (hạng 72)
TURKMENISTAN TRONG VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG
Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trỗi dậy kinh tế đứng hàng thứ hai sau Mỹ. Nội dung gồm hai kế hoạch thành phần, “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”. Các nước ở Trung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, trong đó có Turkmenistan. Trung Quốc đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Phát triển Hạ tầng Cơ sở châu Á, với sự tham gia của hơn 20 quốc gia để cùng muốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng trên tuyến đường ‘Giấc mộng Trung Hoa’. Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại,
Vị trí địa lý của Turkmenistan trong Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á thuộc tầm ngắm ‘Vành đai và Con đường’ liên kết kinh tế của Trung Quốc. Đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan Trung Quốc được hoàn thành năm 2009. Qua đường ống này 30 tỷ m3 khí đốt sẽ được xuất sang Trung Quốc mỗi năm. Tổng thống mới Turkmenistan sau khi lên cầm quyền năm 2007, bắt đầu gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài, đẩy mạnh cải cách, quan tâm hơn đến phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo (xây dựng trường học, các cơ sở văn hoá, giáo dục, tăng cường dạy ngoại ngữ Anh, Đức, Nga). Ngày 5 tháng 9 năm 2006, sau khi Turkmenistan đe dọa cắt những nguồn cung cấp, Nga đã đồng ý tăng giá mua khí tự nhiên của Turkmenistan từ $65 lên $100 cho mỗi 1.000 mét khối. Hai phần ba khí tự nhiên Turkmenistan được xuất khẩu cho công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước Nga . Nhà nước rất chú trọng tới các chính sách về nhà ở, phúc lợi, công cộng. Các Bộ, ngành được trích kinh phí để xây dựng nhà ở cho công chức, nhân viên. Người dân được sử dụng miễn phí gaz, điện, nước, phương tiện giao thông công cộng và người có xe ô tô được cấp miễn phí 120 lít xăng/tháng, người sở hữu xe môtô được cấp 60 lít xăng miễn phí/tháng.Tính đến năm 2016, GDP của Turkmenistan đạt 36.573 USD, đứng thứ 94 thế giới, đứng thứ 31 châu Á, đứng thứ 3 Trung Á (sau Kazakhstan và Uzbekistan).
Bài viết này nhân ngày độc lập 27 tháng 10 của Turkmenistan.
Số lần xem trang : 20120 Nhập ngày : 28-10-2019 Điều chỉnh lần cuối :