Số lần xem
Đang xem 1278 Toàn hệ thống 2135 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Mai Hạc là vầng trăng cổ tích soi tỏ sự tích Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng chính là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng. Các bài khảo cứu “Hồ Xuân Hương tỏ ý Nguyễn Du; Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều đã xác định sự thật lịch sử Hồ Xuân Hương chính là Thúy Kiều và Nguyễn Du là Từ Hải. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen . “Từ Hải và Thúy Kiều luận anh hùng và Từ Hải đã khen Thúy Kiều, cũng là lời khen của Nguyễn Du đối với Hồ Xuân Hương là người đã đánh giá đúng Nguyễn Du “Khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. Nguyễn Du không chỉ là một đại thi hào mà còn là một bậc anh hùng danh sĩ tinh hoa; Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ, câu chuyện của họ được diễn đạt qua Truyện Thúy Kiều và Lưu Hương Ký; Hồ Xuân Hương kính trọng Nguyễn Du thực sự là bậc anh hùng danh sĩ tinh hoa đích thực . Nguyễn Du hành vi anh hùng trong mắt Hồ Xuân Hương ví như hình tượng của Tiểu Ất Yến Thanh trong Thủy Hử.
HỒ XUÂN HƯƠNG TỎ Ý NGUYỄN DU
Chuyện tình cảm động Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương thể hiện rõ nét nhất trên tác phẩm Lưu Hương Ký, di cảo đích thực của Hồ Xuân Hượng tại bài “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ Nguyễn Du.
TỎ Ý
Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.
Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!
Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.
Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.
Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.
Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ
Anh đồng lòng
Em đồng lòng
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.
Hồ Xuân Hương (Hồ Phi Mai) với ngón hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù chính là Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại.
Hồ Xuân Hương với kiệt tác Lưu Hương Ký có một bài thơ khác đã xác nhận thơ bà viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu chính là Nguyễn Du.
NHỚ CHUYỆN CŨ
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
感舊兼呈勤政學士阮侯 – Nhớ chuyện cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu (*).
Hồ Xuân Hương
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
(*) Sau đầu đề trên, tác giả có chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” 侯宜春仙田人 (Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
NGUYỄN DU HỒ XUÂN HƯƠNG LUẬN ANH HÙNG
Bản đồ Hình thế Đại Việt đàng Trong và đàng Ngoài năm 1760 (vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) và thông tin chi tiết được trình bày kỹ trong bài “Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc 1781-1796 ” và “Nguyễn Du cuộc đời và thời thế“,“ Nguyễn Du những sự thật mới biết “ Nguyễn Du đêm thiêng đọc lại” đã xác định rõ Nguyễn Du từ năm Tân Sửu (1781) lúc mười sáu tuổi đã làm Chánh Thủ hiệu quân Hùng Hậu ở Thái Nguyên. Trước đó ông đã được danh tướng Hoàng Ngũ Phúc tặng bảo kiếm. Tướng trấn thủ Thái Nguyên là Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến (Hà Mỗ trong Gia Phả họ Nguyễn Tiên Điền) là cha nuôi Nguyễn Du và tâm phúc Nguyễn Nhiễm. Tướng trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Điền là anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du, Tướng trấn nhậm Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ đều là học trò Nguyễn Nhiễm và đó cũng là đất tổ nghiệp của nhà Nguyễn Tiên Điền. Thế lực họ Nguyễn Tiên Điền với Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng. Sau khi Nguyễn Nhiễm mất, đến năm 1783 Nguyễn Khản kế tiếp công nghiệp của cha, đầu năm thăng chức Thiếu Bảo, cuối năm thăng chức Tham tụng, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Anh cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Nễ (sinh 1761) đỗ đầu thi Hương ở điện Phụng Thiên, được bổ thị nội văn chức, khâm thị nhật giảng, sung Nội Hàn Viện cung phụng sứ, phó tri thị nội thư tả lại phiên, Thiên Thư Khu mật viện Đức Phái hầu, cai quản đội quân Phấn Nhất của phủ Chúa. Vừa lúc Thuận Châu khởi binh, phụng sai hiệp tán quân cơ của đạo Sơn Tây. Nhà Nguyễn Tiên Điền thực sư hùng mạnh “gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” “năm năm hùng cứ một phương hải tần” (1781- 1786) “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Vua Lê và chúa Trịnh do sự chia rẽ đặc biệt nghiêm trọng thời thát tử Lê Duy Vĩ (cha của vua Lê Chiêu Thống) và chúa Trịnh Sâm bị Trịnh Sâm bức hại Vĩ chết và ba con bị giam cầm 15 năm. Đến thời loạn kiêu binh vua Lê Chiêu Thống quyết nắm lại thực quyền thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã rước quân Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất năm 1787 gieo kế li gián khiến nhà Nguyễn Tiên Điền bị nghi ngờ không được vua Lê dùng nên Nguyễn Huệ mới ra Bắc thành công.
Ở đằng Ngoài, năm 1987 Nguyễn Huệ theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh bất ngờ đánh ra Nghệ An và thuận thời đột kích Thăng Long thắng lợi, chiếm được Bắc Hà mà không kịp xin lệnh Nguyễn Nhạc, sau đó Nguyễn Huệ cưới công chúa Lê Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông. Nguyễn Nhạc vì quyết sách hòa hiếu đằng Trong đằng Ngoài tạo thành hai nước Bắc Nam nên đã cấp tốc ra Bắc, thay đổi tướng hiệu và cùng Nguyễn Huệ về Nam. Vua Lê Chiêu Thống dùng mưu thần Nguyễn Hữu Chỉnh và trung thần Lê Quýnh đuổi Trịnh Bồng quyết giành lại thực quyền từ nhà chúa, sau đó tiếp tục mưu việc giành lại Nghệ An. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Bình đã cùng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân theo lệnh Nguyễn Huệ kéo đại quân ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống trốn chạy vào rừng ở Yên Thế Thái Nguyên Tuyên Quang chống lại Tây Sơn. Vũ Văn Nhậm không bắt được Lê Chiêu Thống nên đã lập chú vua là Lê Duy Cận làm Giám Quốc. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân kỵ gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, đổi đặt quan quân, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, vẫn để Lê Duy Cẩn làm Giám Quốc, chủ trương việc tế lễ để giữ tông miếu tiền triều, dùng Ngô Thì Nhậm làm Lại bộ tả thị lang, cùng bọn Ngô Văn Sở ở lại giữ đất Bắc Hà, còn Nguyễn Huệ thì trở về Nam. Mẹ vua Lê Chiêu Thống đã cầu xin nhà Thanh viện binh giúp vua Lê phục quốc. Vua Càn Long lợi dụng tình hình cho Tôn Sĩ Nghị, Ô Đại Kinh, Sầm Nghi Đống ba cánh quân của Lưỡng Quảng, Quý Châu – Vân Nam, Điền Châu chia đường sang cứu viện và nhân tiện cướp Đại Việt. Quân Thanh vào đến Thăng Long đã theo kế Càn Long lập Lê Chiêu Thống lên làm An Nam quốc vương để chống lại nhà Tây Sơn. Nguyễn Huệ tại Phú Xuân nhận được tin cấp báo đã lên ngôi Hoàng Đế để chính danh phận và lập tức kéo quân ra Bắc. Nhà Nguyễn Tiên Điền và những cựu thần nhà Lê trừ số theo vua bôn tẩu ra ngoài đều không được vua Lê tin dùng vì Nguyễn Khải anh Nguyễn Du vốn và thầy chúa Trịnh có thù sâu nặng với vua Lê. Nguyễn Huệ dụng binh như thần và khéo chia rẽ, mua chuộc nên nhiều cựu thần nhà Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, và kể cả Nguyễn Nễ là anh trai Nguyễn Du và Đoàn Nguyễn Tuấn là anh vợ Nguyễn Du đều lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Riêng Nguyễn Du thì không ra. Năm Kỷ Dậu (1789) Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Sầm Nghi Đống tự sát ở gò Đống Đa, Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về Bắc, cánh quân của Ô Đại Kinh rút chạy, Đồn Ngọc Hồi với toàn bộ quân Thanh và danh tướng Hứa Thế Hanh giữ đồn này đều bị diệt. Vua Quang Trung chiều ngày 5 Tết đã khải hoàn ở kinh thành Thăng Long. Các anh của Nguyễn Du ra làm quan với nhà Tây Sơn. Phủ đệ của họ Nguyễn Tiên Điền bên hồ Tây được sửa lại. Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh, bằng mưu kế ngoại giao của nhà Tây Sơn với vua Càn Long nên được phong làm An Nam quốc vương, Lê Chiêu Thống phát động cuộc chiến ở tây Nghệ An và Trấn Ninh, Lào nhưng bị thua bởi danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Vua Lê cũng bị bại ở trận chiến Cao Bằng Tuyên Quang do quân mỏng lực yếu không làm thay đổi được ý định của vua Càn Long và Phúc Khang An đang dụng kế để sớm ổn định phương Nam dốc sức cho việc tranh giành kho báu ở núi Tuyết (mời đọc bài Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn). Kết cục vua Lê Chiêu Thống và các trung thần tiết nghĩa nhà hậu Lê đã bị “bán đứng” “Nhà vua bị người ta lừa gạt, bị giám buộc ở quê người đất khách, đến nỗi lo buồn phẫn uất, ôm hận mà chết, thân dẫu chết, nhưng tâm không chết, kể cũng đáng thương! (trích lời phê của vua Tự Đức).
Ở đằng Trong, nhân lúc Bắc Hà biến loạn, vua Lê trốn vào rừng và phát chiếu cần vương, quân Thanh có thể can thiệp bất cứ lúc nào, Nguyễn Huệ phải lo đối phó từ hai phía. Nguyễn Ánh công phá và bình định Sài Gòn – Gia Định ngày Đinh Dậu tháng 8 năm Mậu Thân (9.1788). Đông Định Vương Nguyễn Lữ bị rơi vào mưu kế chia rẽ của Nguyễn Ánh đối với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên đã phải rút chạy về Quy Nhơn. Phạm Văn Tham tướng Nguyễn Nhạc lui về giữ những điểm trọng yếu ở Ba Thắc và Biên Hòa, đồng thời cấp báo về Quy Nhơn xin viện binh. Nguyễn Nhạc không dám phát binh vì sợ Nguyễn Ánh thừa cơ mang thủy quân ra đột kích miền Trung. Nguyễn Vương nhân cơ hội này đã đánh rộng ra chiếm trọn Nam Bộ. Thất bại chiến lược này của nhà Tây Sơn do trước đó, năm 1787 Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã bất hòa rất nghiêm trọng về việc Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc không chịu sung vào quân lương số vàng bạc châu báu rất lớn mà quân Bắc Bình Vương đã cướp được từ kho chúa Trịnh, đồng thời Nguyễn Huệ đòi quyền quản lý Quảng Nam. Nguyễn Nhạc uất ức chán nản vì em của ông tuy tài trí xuất chúng đánh giỏi và cơ trí hơn người nhưng mãnh liệt hung bạo và khó chế ngự, không còn tin theo phương lược của ông là chỉ nên tranh hùng với chúa Nguyễn ở đất phương Nam mà tạm thời chưa dòm ngó phương Bắc vì cựu thân tôn phò nhà Lê còn rất mạnh. Nhà Thanh lại ủng hộ nhà Lê. Mầm họa nhà Tây Sơn tăng dần và sự bất hòa này đã bị Nguyễn Ánh triệt để lợi dụng. Nguyễn Ánh lợi dụng tình hình Bắc Hà rối loạn nên đã chiếm trọn đất phương Nam.
Nguyễn Du cùng Lê Quýnh dựng cờ phù Lê, vận động ngoại giao xin chiếu vua Càn Long, liên thủ với vùng Nam Trung Quốc và Nghệ Tĩnh, giao kết kẻ sĩ, xây dựng lực lượng, trầm tĩnh theo chuyển biến thời cuộc để chớp thời cơ hành động. Nguyễn Du sau khởi nghĩa Tư Nông thất bại ông đã sang căn cứ Nam Trung Quốc thực hiện việc vận động ngoại giao. Nguyễn Du năm ấy đi lại giữa Thăng Long, Quảng Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Nghệ An nhưng đang là lúc “ngọa hổ tàng long” nên Nguyễn Du hành tung bí mật, rất ít lộ diện. Những sử liệu dưới đây cho thấy các địa điểm ẩn hiện của ông: Trong “Lê Quý Kỷ Sự” của Nguyễn Thu có nói đến cuộc khởi nghĩa tại Tư Nông của cựu Trấn Thủ Thái Nguyên Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản Vũ Hầu, bị tướng Tây Sơn bắt giải về cho Vũ Văn Nhậm. Nhậm trọng sự khí khái nên dụ hàng, sau đó cũng tha bổng và cho phép muốn đi đâu thì đi. Họ đi sang Vân Nam. Nguyễn Quýnh quay trở về Hồng Lĩnh khởi nghĩa bị bắt và bị giết năm 1791 tròn 30 tuổi, dinh thự và làng Tiên Điền bị đốt sạch. Đến Vân Nam, Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân. Hết bệnh, họ đi Liễu Châu và chia tay, Nguyễn Đại Lang về thăm quê nhà vùng Quế Lâm, cao sơn lưu thủy. Nguyễn Du đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc trong áo mũ nhà sư mang danh Chí Hiên, từ Quảng Tây theo thuyền đi dọc sông và Hồ Động Đình đến Hán Khẩu, rồi theo sông Hán rồi lên Trường An viết bài Dương Quý Phi, Bùi Tấn Công mộ, Phân Kinh thạch đài, rồi lại theo kinh Đại Vận Hà đến Hàng Châu. Năm 1790 Nguyễn Du cư ngụ tại chùa Hổ Pháo bên Tây Hồ, tại Hàng Châu, nơi Từ Hải tức Minh Sơn Hoà thượng từng tu hành, trước khi đi giang hồ thành cướp biển. Nguyễn Du tại đây có được bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông gặp lại Nguyễn Đại Lang tại miếu Nhạc Phi cũng bên cạnh Tây Hồ. Chính nơi đây Nguyễn Du viết 5 bài thơ, một bài Nhạc Phi, hai bài Tần Cối và hai bài Vương Thị, sau đó Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Yên Kinh gặp vua Lê Chiêu Thống, và trở về Hàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với sứ đoàn Tây Sơn tại một lữ quán. Tại đây, Nguyễn Du bàn chuyện về hồng nhan đa truân và Đoàn Nguyễn Tuấn đã viết hai bài thơ tặng văn nhân họ Nguyễn. Nguyễn Du về Long Châu và trở về Thăng Long. Ba năm 1791-1793, Nguyễn Du ở với Nguyễn Nể, đang làm quan Tây Sơn tại Bắc Thành giữ chức Hàn Lâm thị thư, sung chức Phó sứ tuế công. Năm 1791, Nguyễn Nễ đi sứ về, đã xây dựng lại một phần dinh thự Bích Câu, tại đây Nguyễn Du nghe cô Cầm, người nhạc nữ cũ cung vua Lê đánh đàn. Nguyễn Du không chịu ra làm quan nhà Tây Sơn khi vua Lê Chiêu Thông đã bị nhà Thanh dùng kế ‘bán đứng”. Ông cam lòng ẩn nhẫn câu cá làm “Nam Hải điếu đồ” tại ao vườn của anh là Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân. Chính nơi đây, Nguyễn Du cùng Xuân Hương (tức Hồ Phi Mai) có ba năm vẹn 1790-1992 sống cùng nhau để trầm tĩnh nhìn thời thế biến chuyển. Câu chuyện luận anh hùng của họ là trong thời điểm này. Những ẩn ngữ Lưu Hương ký và Truyện Thúy Kiều, Nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều chính là từ hình mẫu của Nguyển Du và Hố Xuân Hương. Cuối năm 1993 Nguyễn Du vào Phú Xuân tìm cách giúp cho hai anh Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn thoát ra khỏi họa diệt tộc khỏi dính líu quá sâu vào triều Tây Sơn, khi Nguyễn Du đã đọc nghìn lần kinh Kim Cương và đã nhìn thấy mối họa khó bề cứu vãn của triều đại Tây Sơn.
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng” thể hiện rõ nét qua “Lưu Hương Ký” và “Truyện Thúy Kiều”. Hồ Xuân Hương viết: “Ngước mắt trông lên thấy bảng treo. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo. Ví đây đổi phận làm trai được. Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” “Giương oai giễu võ thật là kinh. Danh tiếng bao lăm đã tận rồi. Thoáng ngửi thoáng ghê hơi hương lửa. Tài trí ra sao hỏi tính tình”. Hồ Xuân Hương căm ghét quyết liệt đối với cái ác, cái xấu, vô văn hóa, giả đạo đức, mất nhân tính. Bà căm ghét khinh bỉ những kẻ tính tình hung bạo thủ đoạn nham hiểm, liên tưởng tới dòng họ Nguyễn Du ở Tiên Điền bị quân Tây Sơn sát hại toàn gia tộc sau khởi nghĩa thất bại của Nguyễn Quýnh năm 1791 ở tây Nghệ An, bị truy sát đến Trấn Ninh và liên lụy đến vua Lào và đại tướng Lào
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương luận anh hùng qua đối thoại của Từ Hải và Thúy Kiều: “Thưa rằng: Lượng cả bao dong/ Tấn Dương được thấy mây rồng có phen/ Rộng thương cỏ nội hoa hèn/ Chút thân bèo bọt, dám phiền mai sau!/ Nghe lời vừa ý gật đầu/ Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người/ Khen cho con mắt tinh đời /Anh hùng đoán giữa trần ai mới già/ Một lời đã biết đến ta/ Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau/ Hai bên ý hợp tâm đầu/ Khi thân, chẳng lọ là cầu mới thân/ Ngõ lời cùng với băng nhân/ Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn/ Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn/ Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên/ Trai anh hùng gái thuyền quyên/ Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng.”
MAI HẠC LÀ VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH
Hồ Xuân Hương ngưỡng mộ Nguyễn Du là bậc anh hùng, danh sĩ tinh hoa, minh triết, trí tuệ, đảm lược, khí phách thể hiện qua câu Thúy Kiều nói với Từ Hải “Thưa rằng: lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen”. Nguyễn Du là anh hùng danh sĩ tinh hoa có khí phách, đảm lược như vua Tấn Văn Công đã bôn ba, chịu hoạn nạn, “bốn biển không nhà” như tích Tấn Dương xưa. Hồ Xuân Hương thương Nguyễn Du long đong chìm nổi bị người đời và lịch sử thị phi vì “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” làm một tôi trung của nhà Lê, cam chịu cảnh mười lăm năm lưu lạc, Nguyễn Du hé lộ “Truyện Kiều”, “Bắc Hành tạp lục” chứa một trời tâm sự, trao lại ngọc cho đời. Hồ Xuân Hương “sắc sảo mặn mà” tri âm tri kỷ, kính trọng Nguyễn Du rất mực, thể hiện trên Lưu Hương Ký là biểu tượng văn hóa Việt của một người vợ hiền nhân hậu đầy yêu thương, tài năng trác tuyệt, như bản tính vốn có của Xuân Hương.
Nguyễn Du yêu thương Hồ Xuân Hương rất mực Những câu thơ của Mai Sơn Phủ Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc viết cho Hồ Xuân Hương“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm.Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. (1) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” (2) Hai câu thơ (1) “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” trước đó, có người cho rằng là của Chu Thần Cao Bá Quát nhưng thực tế trong đời Cao Bá Quát không hề có mười năm lưu lạc “thập tải luân giao” còn Nguyễn Du thì có mười năm lưu lạc và năm năm làm ‘Nam Hải điếu đồ’. Theo “Như Thanh nhật ký” của Nguyễn Tử Giản thì năm Mậu Thìn (1868) phó chánh sứ Nguyễn Tử Giản được tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối trên. Hai câu thơ này không phải là do Ngãi Tuấn Mễ sáng tác mà có trên gốm sứ Hoa Bắc được Nguyễn Du lưu lại khi ông đóng vai nhà sư lưu lạc mười năm ở Trung Quốc. Ông cùng Hà Mỗ Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến lên Yên Kinh (Bắc Kinh) và cung Nhiệt Hà gặp Càn Long để chuyển hóa thời vận. Nguyễn Du tính tình khoan hòa, điềm tĩnh, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, có những câu thơ “thập tải luân giao”, ông chỉ bái lạy bậc hiền minh như cúi lạy trước hoa mai, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.(2) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” trên đĩa Mai Hạc, sản phẩm gốm sứ Quảng Tây, truyền là của Nguyễn Du khi ông ở Trung Quốc.
Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ, là tiếng nói yêu thương khát vọng của con người. Bài thơ của Hồ Xuân Hương gửi Mai Sơn Phủ thật thấm thía sâu sắc câu chuyện tình cảm động bền vững với thời gian. Nguyễn Du “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” là vầng trăng cổ tích huyền thoại.