Số lần xem
Đang xem 7014 Toàn hệ thống 20596 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
TRÀ SỚM VỚI BẠN HIỀN
Hoàng Kim
Ngày mới Ban mai chợt tỉnh thức Nghe đầy tiếng chim kêu Đêm qua mây mưa thế Hoa mai rụng ít nhiều. Trà sớm với bạn hiền, trong không gian tỉnh lặng, ăn sáng và chuyện vui, lắng nghe đời thật chậm. Ai học làm và dạy. Ai vô sự là tiên Ai an nhàn thanh thản Ai thân với bạn hiền. Văn chương là cõi mộng. Giấc mơ lành trăm năm. Phúc hậu là lẽ sống. Thơ ra ngoài ngàn năm, Chuyện Tình yêu cuộc sống, Ông Nguyễn và bác Văn. Cụ Trình và Trần lão, Gần gũi mà xa xăm. Tính sáng hơn châu báu. Trở về với chính mình. Trà thơm chào ngày mới. Vui khỏe và bình yên… xem https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tra-som-voi-ban-hien/
Hieu Nguyenminh, Trần Văn Minh, Trần Thị Lệ, Hoàng Kim, trà sớm ở cố đô Huế, trò chuyện về cụ Miên Thẩm
Cảm ơn Nguyen Thanh Binh thầm lặng mà hiệu quả đóng góp cho quê hương. Trà sớm với bạn hiền cùng Nguyen Thanh Binh (Roots of Peace) cũng lại là thật đáng nhớ. Ba giờ khuya, Bình ra bến tàu đón tôi, trà sớm là với nông dân. Quảng Trị dân ra đồng sớm (chứ không phải 8:00 sáng theo lịch làm việc hành chính). Nguyen Thanh Binh thân với tôi cũng như nhóm bạn nhà nông ở Phú Yên, Sóc Trăng, Đăk Lăk, Đồng Nai, Tây Ninh, … Những buổi học trên đồng giữa khoa học, khuyến nông và nông dân luôn thiết thực với cuộc sống mỗi ngày của người dân và thực sự là chén cơm của họ.
MIÊN THẨM LÀ ĐỖ PHỦ THƠ VIỆT Hoàng Kim.
“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán; Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” Vua Tự Đức ông vua nổi tiếng hay chữ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã viết như vậy. Vua Tự Đức trước mộ Tùng Thiện Vương cũng cảm khái đề thơ: Nhất Đại Thi Ông thệ bất hoàn! (Sao Nhất Đại Thi Ông nỡ không trở lại !). Sổ xích tân phần tỳ mẫu mộ Kỷ thiên cựu vịnh bá nhân hoàn (Vài thước đất vun gần mộ mẹ Mấy bài thơ rãi khắp bầu trời.) Tôi theo chân Lê Ngọc Trác tìm về Tùng Thiện Vương, lần theo lời đánh giá này để tìm về cội nguồn hiểu rõ thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.
Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn
Tùng Thiện Vương tên thật là Nguyễn Phúc Miên Thẩm, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1819 nhằm ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tại Cung Thanh Hoà, trong Đại nội Kinh thành Huế, mất ngày 30 tháng 4 năm 1870, tên tự là Trọng Uyên, tên tự khác là Thận Minh, hiệu Thương Sơn, biệt hiệu Bạch Hào Tử. Ông là một nhà thơ lớn của triều đại nhà Nguyễn ở trong hội Mạc Vân thi xã nổi tiếng. Miên Thẩm cùng với hai em là Tuy Lý Vương, Tương An Quận Vương được người đời xưng tụng là “Tam Đường”. Ông là cháu nội của vua Gia Long, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng, em của vua Thiệu Trị, chú của vua Tự Đức. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu rất giỏi chữ nghĩa. Ông thuở nhỏ tên Hiện đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Theo Đại Nam liệt truyện, ông thuở nhỏ được cùng ng với các em học thầy Thân Văn Quyền dạy chu đáo, Sau khi lớn lên ông trở thành con rể của quan đại thần Trương Đăng Quế là danh thần trải bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1839 ông được phong làm Tùng Quốc công, mở phủ ở phường Liêm Năng, bên bờ sông An Cựu, Huế. Năm 1849, ông lập thêm Tiêu Viên sau phủ, đón mẹ là Thục tần Nguyễn Thị Bửu và ba em gái (Nguyệt Đình , Mai Am và Huệ Phố ra phụng dưỡng chăm nuôi. Khi các em lần lượt có chồng, rồi mẹ mất, ông cải tạo phủ chính làm nhà thờ, còn mình lui về ở Tiêu Viên và dựng lều tranh bên cạnh mộ mẹ cư tang ba năm. Nhà Tùng Thiện Vương dấu tích nay đối diện với Vĩ Dạ xưa bên sông An Cựu.
Năm 1854 mãn tang, ông được gia phong Tùng Thiện công. Năm 1858, ông mua 12 mẫu ruộng ở xã Dương Xuân, làm nhà ở gọi là Phương Thốn thảo đường. Năm 1865, ông giữ chức Tả Tôn Nhân phủ, trong thời gian này xảy ra sự biến giặc Chày vôi Trước đó, ông đã gả con gái là Thể Cúc cho Đoàn Hữu Trưng, một thanh niên ở làng An Truyền (tức làng Chuồn ở xã Phú An huyện Phú Vang ngày nay). Nguyên Đoàn Hữu Trưng cha mất sớm, mẹ bị mù, đông em, nên từ thuở nhỏ ông đã phải làm lụng vất vả để nuôi em, nuôi mẹ. Dù vậy, vốn thông minh và ham học, ngay từ buổi ấy ông đã là người nổi tiếng hay chữ khắp vùng. Vào một dịp Tết, nhờ một câu đối mà Đoàn Trưng và Đoàn Trực được Tuy Lý Vương Miên Trinh cho vào học trong vương phủ . Tài học của Đoàn Trưng có dịp vang lên chốn kinh thành. Năm 1864 Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (anh ruột Tuy Lý Vương), cũng vì quý tài, gả con gái đầu là Thể Cúc cho Đoàn Trưng, dù lúc ấy ông chưa đỗ đạt gì. Năm 1866, Hữu Trưng ngầm làm cuộc nổi dậy nhằm lật đổ vua Tự Đức bằng Đinh Đạo[6] (con Hồng Bảo). Việc thất bại, Hữu Trưng và nhiều người bị hành hình. Mặc dù trước đó, Hữu Trưng đã lấy cớ vợ cư xử trái lễ với mẹ chồng mà trả về để tránh liên lụy cho nhà vợ, Miên Thẩm cũng trói cả con gái và cháu ngoại, quỳ dâng sớ xin chịu tội. Tự Đức không kết tội chỉ nói ông: “Chọn rể không cẩn thận để mất thanh danh, nay trừ bổng trong tám năm”. Suốt những năm bị trừ bổng ấy, ông lên ngôi chùa cổ Từ Lâm hoang tàn ở xã Dương Xuân làm nơi cư ngụ, vợ con phải canh tác trồng cây quả đem ra chợ bán để có cái ăn hàng ngày. Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (tức 30 tháng 4 năm 1870), lúc 51 tuổi. Thụy là Văn Nhã. Năm 1878 ông được vua Tự Đức gia tặng là Tùng Thiện Quận vương. Năm 1936 vua Bảo Bảo Đại mới truy phong ông là Tùng Thiện Vương mà ngày nay vẫn gọi.
Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt
Ông sống thận trọng, minh triết, trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, các ông hoàng nhà Nguyễn không được đi thi, ít được tham gia chính sự, khi đất nước đang hết sức rối ren: nội bộ triều đình lủng củng, rạn nứt, loạn lạc khắp nơi, thiên tai, mất mùa nhiều năm cùng nạn ngoại bang xâm lấn. Hai trăm năm sau thật khó xác định được tài năng thật sự và đóng góp của ông trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự… Chỉ biết rằng sinh thời, Miên Thẩm là một ông hoàng có nhiều uy tín bởi đạo đức cao, tri thức rộng. Ông đến với mọi người đều bằng tấm lòng chân thực, khiêm tốn, phóng khoáng; không hề phân biệt địa vị, tuổi tác hay sang hèn. Nhờ vậy Mạc Vân thi xã còn gọi là Tùng Vân thi xã mà ông là “Tao đàn nguyên súy” tập họp được nhiều danh sĩ đương thời, trong đó có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Giai và nhiều hoàng thân quý tộc như Thọ Xuân Vương Miên Định, Hàm Thuận Quận Công Miên Thủ, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Tương An Quận Vương Miên Bửu, Hoằng Hóa Quận Vương Miên Triện, …
Miên Thẩm là một nhà thơ chữ Hán bậc thầy. Ông được một số nhà thơ Trung Quốc đánh giá cao, trong đó có Tiến sĩ Lao Sùng Quang. Chung Ứng Nguyên một danh sĩ người Bắc Kinh Trung Quốc đã làm thơ ca tụng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương: Nhược sử nguyên tinh giáng Trung Quốc / Hàn trào, Tô hải, si đồng lưu / Hu ta công hồ thùy dữ trù / Hu ta công hồ vô dữ trù (Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!)
Miên Thẩm cũng được các danh sĩ đương thời, kể cả vua Tự Đức nhờ duyệt thơ. Cao Bá Quát (1809 – 1855) một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương tại bài đề tựa Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, đã viết:…”Tôi theo Quốc công (Tùng Thiện Vương) chơi đã lâu. Thơ của Quốc công đâu phải đợi đến ngày nay mới nói đến? Và cũng đâu phải đợi đến Quát này mới có thể nói được? Sáng ngày mai, đứng ở ngoài cầu Đốc Sơ trông về phía Nam… đó chẳng phải là núi Thương Sơn ư? Mua rượu uống rồi, cởi áo ở nơi bắc trường đình, bồi hồi ngâm vịnh các bài thơ “Hà Thượng” của Quốc công, lòng khách càng cảm thấy xa xăm man mác …
Tùng Thiện Vương để lại cho đời một gia tài văn học thật đồ sộ (14 tập). Trong đó Thương Sơn thi tập gồm 54 quyển chia ra 8 tập với hơn 2.200 bài thơ. Các tác phẩm chính khác như Thương Sơn từ tập- Thương Sơn thi thoại- Thương Sơn ngoại tập- Thương Sơn văn di- Nạp bị văn tập- Học giá chí- Nam cầm phổ- Độc ngã thư sao- Lão sinh thường đàm- Tịnh y kí- Tình kị tập- Thi tấu hợp biên- Lịch đại thi tuyển- Thức cốc biên – Thi kinh diễn nghĩa ca- Lịch đại đế vương thống hệ đồ- Lịch đại thi nhân tiểu sử Về thơ quốc âm của ông, nay chỉ còn bài đề sách “Nữ phạm diễn nghĩa từ” của Tuy Lý Vương và khúc liên ngâm Hoà lạc ca (Tùng Thiện,Tuy Lý, Tương An).
Miên Thẩm bậc thầy văn chươngViệt
Ví Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt liệu có nói quá hay không? Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung, Đỗ Phủ những bài thơ bi tráng, Đỗ Phủ là Thi thánhThi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng, tài thơ văn tuyệt vời. Đỗ Phủ cùng Lý Bạch là hai nhà thơ vĩ đại nhất thời nhà Đường. Thơ Đỗ Phủ nổi tiếng vì phong cách đơn giản và thanh lịch đặc sắc bậc nhất trong thơ cổ điển Trung Quốc. Tầm vóc Đỗ Phủ sánh với Victor Hugo và Shakespeare. Thơ Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa cổ điển Trung Quốc và văn học hiện đại Nhật Bản. Cụ Nguyễn Du đã từng thán phục Đỗ Phủ “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục vị thường ly” (Văn chương lưu muôn đời, bậc thầy muôn đời Bình sinh bái phục không lúc nào ngớt. Cụ Hồ Chí Minh trong Di chúc đã có trích thơ Đỗ Phủ. Cuộc đời Đỗ Phủ là tấm gương phản chiếu đất nước Trung Hoa thời loạn khi đời sống nhân dân tột cùng điêu đứng vì thường xuyên biến động. Đỗ Phủ bộ sưu tập thơ được bảo tồn khoảng 1500 bài thơ đều là tuyệt phẩm. Thi Viện hiện có Đỗ Phủ trực tuyến 1450 bài.
Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn thật đáng khâm phục và kinh ngạc. Miên Thẩm lưu lại cho đời 14 bộ sách, riêng bộ ‘Thương Sơn thi tập’ có 2.200 bài thơ, tiếc là thơ ông chưa được đầu tư dịch thuật Hán Nôm bảo tồn và phát triển thỏa đáng. Thi Viện chỉ mới lưu một sồ bài. Soi gương kim cổ thì danh sĩ Trung Hoa Chung Ứng Nguyên đã ví ông với đại văn hào Hàn Dũ và đại văn hào Tô Đông Pha là bát đại gia Đường Tống: “Như Thương Sơn sinh vào Trung Quốc/ Thi tài ngang với ông Hàn Dũ, ông Tô Đông Pha/ Than ôi ! đời nay ai sánh vai? /Than ôi đời nay không ai có thể sánh vai được!“. Chúng ta khi bình tâm xem xét kỹ lại cuộc đời thơ văn và tầm minh triết thì Miên Thẩm là Đỗ Phủ thơ Việt. Ba ý chính để đánh giá: Thứ nhất là chất lượng thơ. Thứ hai là khối lượng tác phẩm và những bài thơ “giản dị xúc động ám ảnh” đọng lại trong lòng người đọc; Thứ ba là tư tưởng cuộc đời nhân cách tác giả là minh triết trí tuệ gương cho người đương thời và hậu thế. Miên Thẩm cả ba ý này đều rất gần gũi với Đỗ Phủ qua những tư liệu lắng đọng ở “Miên Thẩm cuộc đời và thơ văn” nêu trên. Xin được trích dẫn giới thiệu một số bài thơ tuyển chọn dưới đây.
Thi Viện có lưu một sồ bài thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm dưới đây:
“Xuân hiểu”, “Tiến trầu (cúng quan tham)”, “Nhà nghèo” là ba trong số trên hai ngàn bài thơ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm
XUÂN HIỂU
Nguyễn Phước Miên Thẩm
Dịch thơ Phan Văn Các
Gió đông se lạnh màn mai
Cánh hoa sương nặng giọt rơi xuống thềm
Áo đơn ngại chẳng cuốn rèm
Một mình nằm với hơi men ngà ngà
Không yên ngựa dạo tìm thơ
Hoạ bình quây gối ngắm hờ núi xuân.
Liệu tiếu đông phong hiểu mạc nhàn,
Phi hoa hoà lộ trích lan can,
Hà tu bất quyển khiếp y đan.
Tiểu ẩm vi huân hoàn độc ngoạ,
Tầm thi vô kế thúc ngâm an,
Hoạ bình vi chẩm khán xuân san.
Nguồn: Khúc hát gõ mái chèo, Phan Văn Các, 1999
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quó̂c gia, Viện nghiên cứu Hán Nôm
xem thêm: Phạm Văn Ảnh 2012. Cổ duệ từ của Miên Thẩm từ văn bản đến định hướng sáng tác; Thông báo Hán Nôm học 2012, tr.62-79
Số lần xem trang : 18695 Nhập ngày : 11-12-2019 Điều chỉnh lần cuối : 11-12-2019