Số lần xem
Đang xem 4669 Toàn hệ thống 10512 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365Chào ngày mới 27 tháng 1. Ngày của Mẹ; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy suy niệm mỗi ngày; Cuối một dòng sông là cửa biển; Từ Mekong nhớ Neva; Chúc mừng Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1944, trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg) hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc Xã. Trận Leningrad là cuộc phòng thủ dài ngày nhất, đẩm máu nhất, số dân thường thiệt mạng cao nhất của quân đội Liên Xô trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc phong tỏa Leningrad kéo dài 871 ngày; bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1944. Tổn thất của Quân đội Liên Xô là 3.436.066 người (trong đó có 1.017.881 chết, bị bắt hoặc mất tích nhiều người chết vì đói hoặc bệnh, 2.418.185 bị thương hoặc bị ốm) với 1 triệu thường dân chết (trong đó có 632.253 người chết vì đói và rét); 16.747 công trình xây dựng bị phá hủy vì bom, pháo. Ngày 27 tháng 1 năm 1893, ngày sinh Tống Khánh Linh, chính trị gia người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Nhâm Thìn (mất năm 1981); Bài chọn lọc ngày 27 tháng 1. Ngày của Mẹ; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy suy niệm mỗi ngày; Cuối một dòng sông là cửa biển; Từ Mekong nhớ Neva; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-1/
SỚM XUÂN
Lộc vừng thay lá vào xuân
Ông Bà phong trần tạo phước cháu con
Chào ngày mới mồng Ba Tết đoàn viên đọc tiếpNgày của Mẹ; Sớm Xuân;
Ngày 27 tháng 1 năm 1944, trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc Xã.
Chúc mừng Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày thành lập 27 tháng 1 năm 1995.
HÌNH NHƯ
Hoàng Kim
Hình như xuân về trước ngõ
Hình như mưa bụi ngập ngừng
Hơi đông vẫn còn se lạnh
Mà chồi non đã rưng rưng …
Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác ‘Chiến tranh và Hòa bình’, ‘Ana Karenina’, ‘Đường sống’, ‘Phục sinh’, ‘Minh triết cho mỗi ngày’. Trong đó, ‘Chiến tranh và Hòa bình’ là đỉnh cao văn chương. ‘Đường sống’ là kiệt tác chính luận, ‘Minh triết cho mỗi ngày’ (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.
LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm.
“Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.
Những lời giới thiệu sách Chiến tranh và hòa bình
Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”
”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”
Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc và người thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín – đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.
“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu : chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới.
Thời lượng : 484 phút (4 tập)
Tập 1 – Andrei Bolkonsky
Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965)
Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966)
Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966)
GS Tôn Thất Trình trao đổi về ‘Chiến tranh và Hòa bình’
Giáo sư Tôn Thất Trình có những nhận xét khá thú vị về ‘Chiến tranh và Hòa bình’. Thầy viết ‘Chiến tranh và Hòa bình’ là truyện của năm gia đình : Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonski không có gì mấy bi hài kịch tính như truyện tình của Tàu và truyện Việt. Chiến tranh và hòa bình là truyện tình thời Nga Hoàng nhưng vĩnh cữu trên Thế Giới . Nguyên văn lời bình đầy đủ của Giáo sư Tôn Thất Trình trên blog ‘The Gift’:
Thời trung học 1945 – 1950, chúng tôi chỉ đọc được các truyện Nga của Turgenev (1821- 1881), Maksim Gorky ( 1868-1936), Dostoiyevski (1821-1881) … và trong thập niên 1970 , xem được phim Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak (1890 – 1960). Lạ lùng thay không nghe nói tới truyện hay phim ‘Chiến tranh và Hòa bình’ (War and Peace) của văn hào Lev Tolstoy (1828- 1910), theo bản biên tập bình luận “Kiệt tác văn chương Thế Giới – Masterpieces of World Literature” kê khai .
Theo bản biên tập này, truyện Chiến tranh và Hòa bình rất có thể truyện kể hay nhất chưa ai viết ra được, ghi chép hàng ngày những thời kì chuyển tiếp nhau giữa Chiến tranh và Hòa bình ở nước Nga, trong hai thập niên đầu của thế kỷ thứ 19. Tolstoy có ý định viết về chuyện của một người Nga bị đày đi Siberia – Tây Bá Lợi Á , trở về năm 1856 . Hắn là một thành viên của Phong trào Tháng chạp – Decembrist , một phong trào cách mạng sáng tỏ, cố tìm cải cách hiến pháp ở Nga , trước khi chế độ Nga Hoàng đánh tan phong trào tháng chạp năm 1825 . Để hiểu rõ nhân vật anh hùng của mình hơn, Tolstoy quyết định là trước tiên ông phải viết về thời thanh niên hắn: cho nên truyện bắt đầu tháng 7 năm 1805. Độc giả lần đầu tiên gặp hắn không chắc là anh hùng là gã Pierre Bezukhov, ở một dạ tiệc thủ đô St. Peterburg . Hắn vừa trở về sinh sống ở Nga sau khi du học ngọai quốc. Vụng về nhưng hỗn láo táo tợn, lý tưởng ngờ nghệch của hắn dẫn hắn đến tranh luận chánh trị, trong đó hắn khẳng định tin rằng Nã Phá Luân – Napoleon I là “nhân vật cao cả lớn nhất Thế Giới”. Sau dạ tiệc, Pierre lui về nhà của bạn cũ là Hoàng thân – Prince Andrew Bolkonsky, và tiếp tục bàn luận về Nã Phá Luân .
Lúc đó nói chuyện về Chiến tranh cũng xảy ra ở gia thất Rostov kế cận. Nicholas, đứa con còn trẽ của Bá tước Rostov, đã quyết định gia nhập đoàn kỵ binh Âu Châu- hussards , làm tăng thêm tình yêu say mê Nicholas của cô bà con Sonia. Sau một cãi vặt về ve vãn vô hại của Nicholas với một cô gái khác, họ hôn nhau. Quan sát màn ôm hôn này là cô em Natasha của Nicholas, ranh ma, chỉ mới 13 tuổi ..
Những màn kịch sớm sủa của xã hội ăn chơi lãng phí và hạnh phúc gia đình giúp cho Tolstoy viết ra những giai đọan đầu của sách này. “Mọi chuyện chấm dứt tốt đẹp cũng đều tốt đẹp – All ‘s Well That End Well” . Tuy nhiên, khi ông viết tới những giai đọan liên can đến tàn phá của các cuộc chiến tranh Nã Phá Luân, ông trở thành triết gia nội tâm hơn . Tolstoi rút kinh nghiệm bản thân ở cuộc chiến tranh bán đảo Crimean Wars, trình bày cách nào chiến tranh bùng nổ đã quét sạch các nguyện vọng cá nhân, làm rối lọan các mối dây liên kết gia đình và thay đổi vĩnh viễn vận mệnh các quốc gia. Cho nên không lạ gì là một đề tài quan trọng cho cuốn truyện Chiến tranh và Hòa bình lại đề cập sự tìm kiếm nghĩa lý cuộc sống, mà trật tự đã bị lật ngược hoàn toàn vì chiến tranh.
Sách tụ điểm vào cuộc tìm kiếm của Pierre. Ông là một người tốtnhưng vẫn không am hiểu cuộc sống trên căn bản. Sự kiện Pierre là con bất hợp pháp nhấn mạnh đến một cảm giác bất ổn về nhận diện mình. Sức mạnh cá tính ông là ông tìm kiếm bản chất mình theo nhiều lối mòn khác nhau. Ở phần sách mở đầu, Pierre thám hiểm cuộc sống phóng đãng bằng cách tự dấn thân vào trụy lạc với các đồng bạn hoang dã. Sau đó, ông sống cuộc sống xác thịt lâu dài vớI cô Helene Kuragin xinh đẹp nhưng lạnh lùng. Khi cô Helene không thể làm khuây khỏa nổi trống trãi nội tâm ông thì ông may mắn gặp được một hội viên Tam điểm hút dẫn ông theo phong trào Tam điểm, một hội anh em hoang đường, căn cứ trên lễ nghi và cơ cấu những phường hội trung cổ lúc này rất phổ thông ở Nga và lôi cuốn các người thông minh …
Sách Chiến tranh và Hòa bình mở đầu ở Thành phố Nga St. Peterburg năm 1805, khi cuộc xâm chiếm Tây Âu của Nã Phá Luân mới khởi sự gây sợ hãi ở Nga. Rất nhiều nhân vật của sách được giới thiệu đến dự tiệc của bà chủ nhân xã hội đương thời. Trong số này là Pierre Bezukhov, như đã nói trên là một tay khờ khạo nhưng dễ thương, con bất hợp pháp của một bá tước giàu có và Andrew Bolkonski, con người thông mình đầy tham vọng của một cấp chỉ huy quân sự nghĩ hưu. Chúng ta cũng gặp gia đình Kuragin hèn hạ và nông cạn, gồm cả người cha nham hiểm Vasili, người con Anatole kẻ đào mỏ và con gái Helene, sắc đẹp mê hồn . Rồi chúng ta đươc giới thiệu với một gia đình Rostovs qúi phái MạcTư Khoa, có cô con gái sống động Natasha, cô bà con thầm lặng Sonya và con trai bốc đồng Nicholas vừa mới gia nhập quân đội do tướng Kutuzov chỉ huy .
Quân lính Nga được động viên, vì Nga liên minh với đế quốc Áo – Austrian Empire đang cố kháng cự lại cuộc tấn công của Nã Phá Luân. Cả hai Andrew và Nicholas đều đi ra tiền tuyến. Andrew bị thương ở trận chiến Austerlitz và dù sống sót, ở nhà vẫn tưởng ông chết trận từ lâu. Pierre được làm thừa kế duy nhất của gia tài cha ông và cưới cô Helene Kuragina trong một cơn mê mẫn. Helene lừa dối Pierre và Pierre thách thức kẻ cám dỗ Helene đấu súng tay đôi, trong đó Pierre gần như giết chết địch thủ. Vợ Andrew là Lisa sanh đứa con trai, khi Andrew vừa trở về nhà ở nông trang mình gây sốc cho gia đình Andrew. Lisa chết khi sanh con, để cho bà chị của Andrew là Mary nuôi con trai này. Trong khi đó Pierre thất vọng về cuộc sống vợ chồng , rời bỏ vợ và trở thành liên quan đến thủ tục tinh thần của hội Tam Điểm . Pierre cố gắng áp dụng các dạy bảo thủ tục khi xử lý nông trang và chia sẻ các dạy bảo này cùng bạn. An drew ngờ vực nhiều, vì Andrew đang giúp đỡ chánh phủ cải cách .
Trong khi tài sản gia đình Rostov đang mất dần, một phần do nợ đánh bạc của Nicholas . Rostovs dự trù bán trang trại gia đình đáng quí của họ là Otradno. Nicholas được khuyến khích thành hôn cùng một bà thừa kế giàu có, dù trước đó đã đính hôn cưới Sonya. Nicholas tiếp tục binh nghiệp và chứng kiến hòa bình to lớn giữa Nã Phá Luân và Nga Hoàng Tsar Alexander. Natasha khôn lớn lên dự cuộc khiêu vũ đầu tiên của cô và sa ngã yêu đương cùng nhiều đàn ông, trước khi dính chặt nặng nề với Andrew. Cha của Andrew chống đối hôn nhân này và đòi hỏi Andrew chờ đợi một năm trước khi cưới Natasha . Natasha miễn cưỡng đồng ý và Andrew đi du lịch xa .
Sau khi Andrew ra đi, cha ông trở nên dễ cáu kỉnh và độc ác với Mary; cô này chấp nhận mọi ác độc với lòng tha thứ củaThiên Chúa Giáo. Natasha bị Anatole Kuragin hút dẫn và anh ta thú nhận yêu cô. Rồi cô quyết định là cô yêu Anatole và dự tính bỏ trốn theo người yêu, nhưng dự tính thất bại . Andrew trở lại nhà và xua đuổi Natasha vì đã tằng tịu với Anatole . Pierre an ủi Natasha và cảm thấy bị cô ta hút dẫn. Natasha trở bịnh .
Năm 1812, Nã Phá Luân xâm chiếm Nga và Nga Hoàng Alexander I miễn cưỡng tuyên chiến. Andrew trở lại binh nghiệp tích cực. Pierre quan sát phản ứng Moscow đối với đe dọa Nã Phá Luân và phát huy một cảm giác điên cuồng là Pierre có nhiệm vụ phải ám sát Nã Phá Luân. Quân Pháp tiến tới nông trang Bolkonski và Hoàng thân Bolkonski già nua (cha của Andrew ) được khuyến cáo rời bỏ nông trang. Hòang thân chết ngay khi quân Pháp tới. Mary cuối cùng bị bắt buộc phải rời nông trang mình, nhận thức là nông dân địa phương phản đối. Nicholas bỗng nhiên cưỡi ngựa đến và cứu Mary. Mary và Nicholas cảm giác một mối tình lãng mạn khuấy động .
Quân Nga và quân Pháp đánh nhau một trận quyết định ở Borodino, nơi quân Nga dù nhỏ bé hơn, đánh bại không giải thích được các lực lượng Pháp, làm Nã Phá Luân chán nản vô cùng. Ở St. Peterburg đời sống khung cảnh xã hội cao cấp tiếp tục, hầu như không bị ảnh hưởng gì đến Pháp chiếm đóng Moscow. Helene tìm cách hủy bỏ hôn nhân của bà với Pierre, để kết hôn với một hoàng thân ngọai quốc. Đau khổ vì tin tức này, Pierre hóa điên và chạy trốn bè bạn, lang thang một mình ở Moscow. Cuối chuyện là hôn nhân giữa Pierre và Natasha năm 1813.
Tóm lại, Chiến tranh và Hòa bình là truyện năm gia đình Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki, không nhiều bi hài kịch tính như truyện Tàu Lôi Vũ của Lỗ Tấn, như các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân với vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, như bà Chúa Chè với Trịnh Sâm, như Công chúa Ngọc Hân nhà Lê với Nguyễn Huệ vua Quang Trung, vua Gia Long, như truyện Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, như Chuyện Tám Bính Bỉ Vỏ Nguyên Hồng, như Đoạn Tuyệt của Nhất Linh như “Anh Phải sống” của Khái Hưng …” Yếu tố bản tính Nga đất nước và con người, sừ thi và văn hóa trong nột tác phẩm lớn là Chiến tranh và Hòa bìng trường củu.
Hoàng Kimvới đôi điều suy ngẫm
Con người và sự kiện năm tháng: George Washington, Lev Tolstoy, Mao Trạch Đông, Phan Châu Trinh với ngày 9 tháng 9 ngẫu nhiên có sự kiện trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, tại nước Mỹ, thủ đô Washington, D.C. được đặt theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh của Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết? George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống. Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu vào tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.
Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.
LEV TONSTOY MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Peter Serikin nhận xét bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.
Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
“Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” Lev Tonstoy khuyên chúng ta phải có Đức tin, hãy tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy. Đọc lại thật kỹ Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , Hoàng Kim thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Quay về tự thân không tìm đâu khác. Hoàng Kim noi theo cảm nhận của những người Thầy lớn minh triết để mình tự thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình.
CUỐI MỘT DÒNG SÔNG LÀ CỬA BIỂN
Hoàng Kim
Nhớ lời dặn của Đức Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”
Lev Tonstoy minh triết cho mỗi ngày “Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”
Cuối một dòng sông là cửa biển
Cuối một cuộc tình là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.
CNM365Chào ngày mới 27 tháng 1. Ngày của Mẹ; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy suy niệm mỗi ngày; Cuối một dòng sông là cửa biển; Từ Mekong nhớ Neva; Chúc mừng Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1944, trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg) hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc Xã. Trận Leningrad là cuộc phòng thủ dài ngày nhất, đẩm máu nhất, số dân thường thiệt mạng cao nhất của quân đội Liên Xô trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc phong tỏa Leningrad kéo dài 871 ngày; bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1944. Tổn thất của Quân đội Liên Xô là 3.436.066 người (trong đó có 1.017.881 chết, bị bắt hoặc mất tích nhiều người chết vì đói hoặc bệnh, 2.418.185 bị thương hoặc bị ốm) với 1 triệu thường dân chết (trong đó có 632.253 người chết vì đói và rét); 16.747 công trình xây dựng bị phá hủy vì bom, pháo. Ngày 27 tháng 1 năm 1893, ngày sinh Tống Khánh Linh, chính trị gia người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Nhâm Thìn (mất năm 1981); Bài chọn lọc ngày 27 tháng 1. Ngày của Mẹ; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy suy niệm mỗi ngày; Cuối một dòng sông là cửa biển; Từ Mekong nhớ Neva; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-1/
SỚM XUÂN
Lộc vừng thay lá vào xuân
Ông Bà phong trần tạo phước cháu con
Chào ngày mới mồng Ba Tết đoàn viên đọc tiếpNgày của Mẹ; Sớm Xuân;
Ngày 27 tháng 1 năm 1944, trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc Xã.
Chúc mừng Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày thành lập 27 tháng 1 năm 1995.
HÌNH NHƯ
Hoàng Kim
Hình như xuân về trước ngõ
Hình như mưa bụi ngập ngừng
Hơi đông vẫn còn se lạnh
Mà chồi non đã rưng rưng …
Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với những kiệt tác ‘Chiến tranh và Hòa bình’, ‘Ana Karenina’, ‘Đường sống’, ‘Phục sinh’, ‘Minh triết cho mỗi ngày’. Trong đó, ‘Chiến tranh và Hòa bình’ là đỉnh cao văn chương. ‘Đường sống’ là kiệt tác chính luận, ‘Minh triết cho mỗi ngày’ (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.
LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
Lev Tolstoy (1828 – 1910) là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm.
“Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.
Những lời giới thiệu sách Chiến tranh và hòa bình
Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”
”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”
Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc và người thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín – đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.
“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu : chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới.
Thời lượng : 484 phút (4 tập)
Tập 1 – Andrei Bolkonsky
Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965)
Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966)
Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966)
GS Tôn Thất Trình trao đổi về ‘Chiến tranh và Hòa bình’
Giáo sư Tôn Thất Trình có những nhận xét khá thú vị về ‘Chiến tranh và Hòa bình’. Thầy viết ‘Chiến tranh và Hòa bình’ là truyện của năm gia đình : Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonski không có gì mấy bi hài kịch tính như truyện tình của Tàu và truyện Việt. Chiến tranh và hòa bình là truyện tình thời Nga Hoàng nhưng vĩnh cữu trên Thế Giới . Nguyên văn lời bình đầy đủ của Giáo sư Tôn Thất Trình trên blog ‘The Gift’:
Thời trung học 1945 – 1950, chúng tôi chỉ đọc được các truyện Nga của Turgenev (1821- 1881), Maksim Gorky ( 1868-1936), Dostoiyevski (1821-1881) … và trong thập niên 1970 , xem được phim Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak (1890 – 1960). Lạ lùng thay không nghe nói tới truyện hay phim ‘Chiến tranh và Hòa bình’ (War and Peace) của văn hào Lev Tolstoy (1828- 1910), theo bản biên tập bình luận “Kiệt tác văn chương Thế Giới – Masterpieces of World Literature” kê khai .
Theo bản biên tập này, truyện Chiến tranh và Hòa bình rất có thể truyện kể hay nhất chưa ai viết ra được, ghi chép hàng ngày những thời kì chuyển tiếp nhau giữa Chiến tranh và Hòa bình ở nước Nga, trong hai thập niên đầu của thế kỷ thứ 19. Tolstoy có ý định viết về chuyện của một người Nga bị đày đi Siberia – Tây Bá Lợi Á , trở về năm 1856 . Hắn là một thành viên của Phong trào Tháng chạp – Decembrist , một phong trào cách mạng sáng tỏ, cố tìm cải cách hiến pháp ở Nga , trước khi chế độ Nga Hoàng đánh tan phong trào tháng chạp năm 1825 . Để hiểu rõ nhân vật anh hùng của mình hơn, Tolstoy quyết định là trước tiên ông phải viết về thời thanh niên hắn: cho nên truyện bắt đầu tháng 7 năm 1805. Độc giả lần đầu tiên gặp hắn không chắc là anh hùng là gã Pierre Bezukhov, ở một dạ tiệc thủ đô St. Peterburg . Hắn vừa trở về sinh sống ở Nga sau khi du học ngọai quốc. Vụng về nhưng hỗn láo táo tợn, lý tưởng ngờ nghệch của hắn dẫn hắn đến tranh luận chánh trị, trong đó hắn khẳng định tin rằng Nã Phá Luân – Napoleon I là “nhân vật cao cả lớn nhất Thế Giới”. Sau dạ tiệc, Pierre lui về nhà của bạn cũ là Hoàng thân – Prince Andrew Bolkonsky, và tiếp tục bàn luận về Nã Phá Luân .
Lúc đó nói chuyện về Chiến tranh cũng xảy ra ở gia thất Rostov kế cận. Nicholas, đứa con còn trẽ của Bá tước Rostov, đã quyết định gia nhập đoàn kỵ binh Âu Châu- hussards , làm tăng thêm tình yêu say mê Nicholas của cô bà con Sonia. Sau một cãi vặt về ve vãn vô hại của Nicholas với một cô gái khác, họ hôn nhau. Quan sát màn ôm hôn này là cô em Natasha của Nicholas, ranh ma, chỉ mới 13 tuổi ..
Những màn kịch sớm sủa của xã hội ăn chơi lãng phí và hạnh phúc gia đình giúp cho Tolstoy viết ra những giai đọan đầu của sách này. “Mọi chuyện chấm dứt tốt đẹp cũng đều tốt đẹp – All ‘s Well That End Well” . Tuy nhiên, khi ông viết tới những giai đọan liên can đến tàn phá của các cuộc chiến tranh Nã Phá Luân, ông trở thành triết gia nội tâm hơn . Tolstoi rút kinh nghiệm bản thân ở cuộc chiến tranh bán đảo Crimean Wars, trình bày cách nào chiến tranh bùng nổ đã quét sạch các nguyện vọng cá nhân, làm rối lọan các mối dây liên kết gia đình và thay đổi vĩnh viễn vận mệnh các quốc gia. Cho nên không lạ gì là một đề tài quan trọng cho cuốn truyện Chiến tranh và Hòa bình lại đề cập sự tìm kiếm nghĩa lý cuộc sống, mà trật tự đã bị lật ngược hoàn toàn vì chiến tranh.
Sách tụ điểm vào cuộc tìm kiếm của Pierre. Ông là một người tốtnhưng vẫn không am hiểu cuộc sống trên căn bản. Sự kiện Pierre là con bất hợp pháp nhấn mạnh đến một cảm giác bất ổn về nhận diện mình. Sức mạnh cá tính ông là ông tìm kiếm bản chất mình theo nhiều lối mòn khác nhau. Ở phần sách mở đầu, Pierre thám hiểm cuộc sống phóng đãng bằng cách tự dấn thân vào trụy lạc với các đồng bạn hoang dã. Sau đó, ông sống cuộc sống xác thịt lâu dài vớI cô Helene Kuragin xinh đẹp nhưng lạnh lùng. Khi cô Helene không thể làm khuây khỏa nổi trống trãi nội tâm ông thì ông may mắn gặp được một hội viên Tam điểm hút dẫn ông theo phong trào Tam điểm, một hội anh em hoang đường, căn cứ trên lễ nghi và cơ cấu những phường hội trung cổ lúc này rất phổ thông ở Nga và lôi cuốn các người thông minh …
Sách Chiến tranh và Hòa bình mở đầu ở Thành phố Nga St. Peterburg năm 1805, khi cuộc xâm chiếm Tây Âu của Nã Phá Luân mới khởi sự gây sợ hãi ở Nga. Rất nhiều nhân vật của sách được giới thiệu đến dự tiệc của bà chủ nhân xã hội đương thời. Trong số này là Pierre Bezukhov, như đã nói trên là một tay khờ khạo nhưng dễ thương, con bất hợp pháp của một bá tước giàu có và Andrew Bolkonski, con người thông mình đầy tham vọng của một cấp chỉ huy quân sự nghĩ hưu. Chúng ta cũng gặp gia đình Kuragin hèn hạ và nông cạn, gồm cả người cha nham hiểm Vasili, người con Anatole kẻ đào mỏ và con gái Helene, sắc đẹp mê hồn . Rồi chúng ta đươc giới thiệu với một gia đình Rostovs qúi phái MạcTư Khoa, có cô con gái sống động Natasha, cô bà con thầm lặng Sonya và con trai bốc đồng Nicholas vừa mới gia nhập quân đội do tướng Kutuzov chỉ huy .
Quân lính Nga được động viên, vì Nga liên minh với đế quốc Áo – Austrian Empire đang cố kháng cự lại cuộc tấn công của Nã Phá Luân. Cả hai Andrew và Nicholas đều đi ra tiền tuyến. Andrew bị thương ở trận chiến Austerlitz và dù sống sót, ở nhà vẫn tưởng ông chết trận từ lâu. Pierre được làm thừa kế duy nhất của gia tài cha ông và cưới cô Helene Kuragina trong một cơn mê mẫn. Helene lừa dối Pierre và Pierre thách thức kẻ cám dỗ Helene đấu súng tay đôi, trong đó Pierre gần như giết chết địch thủ. Vợ Andrew là Lisa sanh đứa con trai, khi Andrew vừa trở về nhà ở nông trang mình gây sốc cho gia đình Andrew. Lisa chết khi sanh con, để cho bà chị của Andrew là Mary nuôi con trai này. Trong khi đó Pierre thất vọng về cuộc sống vợ chồng , rời bỏ vợ và trở thành liên quan đến thủ tục tinh thần của hội Tam Điểm . Pierre cố gắng áp dụng các dạy bảo thủ tục khi xử lý nông trang và chia sẻ các dạy bảo này cùng bạn. An drew ngờ vực nhiều, vì Andrew đang giúp đỡ chánh phủ cải cách .
Trong khi tài sản gia đình Rostov đang mất dần, một phần do nợ đánh bạc của Nicholas . Rostovs dự trù bán trang trại gia đình đáng quí của họ là Otradno. Nicholas được khuyến khích thành hôn cùng một bà thừa kế giàu có, dù trước đó đã đính hôn cưới Sonya. Nicholas tiếp tục binh nghiệp và chứng kiến hòa bình to lớn giữa Nã Phá Luân và Nga Hoàng Tsar Alexander. Natasha khôn lớn lên dự cuộc khiêu vũ đầu tiên của cô và sa ngã yêu đương cùng nhiều đàn ông, trước khi dính chặt nặng nề với Andrew. Cha của Andrew chống đối hôn nhân này và đòi hỏi Andrew chờ đợi một năm trước khi cưới Natasha . Natasha miễn cưỡng đồng ý và Andrew đi du lịch xa .
Sau khi Andrew ra đi, cha ông trở nên dễ cáu kỉnh và độc ác với Mary; cô này chấp nhận mọi ác độc với lòng tha thứ củaThiên Chúa Giáo. Natasha bị Anatole Kuragin hút dẫn và anh ta thú nhận yêu cô. Rồi cô quyết định là cô yêu Anatole và dự tính bỏ trốn theo người yêu, nhưng dự tính thất bại . Andrew trở lại nhà và xua đuổi Natasha vì đã tằng tịu với Anatole . Pierre an ủi Natasha và cảm thấy bị cô ta hút dẫn. Natasha trở bịnh .
Năm 1812, Nã Phá Luân xâm chiếm Nga và Nga Hoàng Alexander I miễn cưỡng tuyên chiến. Andrew trở lại binh nghiệp tích cực. Pierre quan sát phản ứng Moscow đối với đe dọa Nã Phá Luân và phát huy một cảm giác điên cuồng là Pierre có nhiệm vụ phải ám sát Nã Phá Luân. Quân Pháp tiến tới nông trang Bolkonski và Hoàng thân Bolkonski già nua (cha của Andrew ) được khuyến cáo rời bỏ nông trang. Hòang thân chết ngay khi quân Pháp tới. Mary cuối cùng bị bắt buộc phải rời nông trang mình, nhận thức là nông dân địa phương phản đối. Nicholas bỗng nhiên cưỡi ngựa đến và cứu Mary. Mary và Nicholas cảm giác một mối tình lãng mạn khuấy động .
Quân Nga và quân Pháp đánh nhau một trận quyết định ở Borodino, nơi quân Nga dù nhỏ bé hơn, đánh bại không giải thích được các lực lượng Pháp, làm Nã Phá Luân chán nản vô cùng. Ở St. Peterburg đời sống khung cảnh xã hội cao cấp tiếp tục, hầu như không bị ảnh hưởng gì đến Pháp chiếm đóng Moscow. Helene tìm cách hủy bỏ hôn nhân của bà với Pierre, để kết hôn với một hoàng thân ngọai quốc. Đau khổ vì tin tức này, Pierre hóa điên và chạy trốn bè bạn, lang thang một mình ở Moscow. Cuối chuyện là hôn nhân giữa Pierre và Natasha năm 1813.
Tóm lại, Chiến tranh và Hòa bình là truyện năm gia đình Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki, không nhiều bi hài kịch tính như truyện Tàu Lôi Vũ của Lỗ Tấn, như các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân với vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, như bà Chúa Chè với Trịnh Sâm, như Công chúa Ngọc Hân nhà Lê với Nguyễn Huệ vua Quang Trung, vua Gia Long, như truyện Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, như Chuyện Tám Bính Bỉ Vỏ Nguyên Hồng, như Đoạn Tuyệt của Nhất Linh như “Anh Phải sống” của Khái Hưng …” Yếu tố bản tính Nga đất nước và con người, sừ thi và văn hóa trong nột tác phẩm lớn là Chiến tranh và Hòa bìng trường củu.
Hoàng Kimvới đôi điều suy ngẫm
Con người và sự kiện năm tháng: George Washington, Lev Tolstoy, Mao Trạch Đông, Phan Châu Trinh với ngày 9 tháng 9 ngẫu nhiên có sự kiện trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, tại nước Mỹ, thủ đô Washington, D.C. được đặt theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh của Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết? George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống. Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu vào tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.
Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm.
LEV TONSTOY MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Peter Serikin nhận xét bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.
Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
“Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng” Lev Tonstoy khuyên chúng ta phải có Đức tin, hãy tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“. Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy. Đọc lại thật kỹ Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , Hoàng Kim thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Quay về tự thân không tìm đâu khác. Hoàng Kim noi theo cảm nhận của những người Thầy lớn minh triết để mình tự thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình.
CUỐI MỘT DÒNG SÔNG LÀ CỬA BIỂN
Hoàng Kim
Nhớ lời dặn của Đức Nhân Tông “Quay về tự thân không tìm đâu khác”
Lev Tonstoy minh triết cho mỗi ngày “Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”
Cuối một dòng sông là cửa biển
Cuối một cuộc tình là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.
NGƯỜI LÍNH CÂY SẮN VÀ TUỔI THƠ
Từ Mekong nhớ Neva Hoàng Kim
Năm trước, tôi về thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên. Từ Mekong nhớ Neva, tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước .Xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/cate…/chao-ngay-moi-27-thang-1/
Srepok hợp lưu của sông Mekong
Tôi đã trãi qua kinh nghiệm chiến tranh và hòa bình tại Srepok và liên tưởng so sánh sông Mekong, sông Hồng với sông Neva, sông Volga, những dòng sông Nga huyền thoại. Biển Đông sông Mekong nay đang trong vùng xoáy sôi động và dữ dội nhất thế giới cũng như biển Bantic và sông Neva trước đây đã từng là và nay tiếp tục là điểm nóng, vùng đất địa chính trị – lịch sử tàn khốc và dữ dội nhất thế giới. Đó là nơi cuốn hút hàng chục, hàng trăm triệu người vào những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Nơi mà giá trị của con người được đặt lên bàn cân sinh tử với sự lựa chọn tình yêu tổ quốc.
Tôi đã từng đứng bên bờ sông sinh tử này, đã từng câu cá tại dòng sông Srepok, thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi về lặng ngắm dòng sông xưa với thao thiết một dòng sông chảy mãi…
Câu cá bên dòng Srepok
Hoàng Kim
Bạn chèo thuyền trên sông Neva
Có biết nơi này mình câu cá?
Srepok giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom.
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm.
Thèm một chút cá tươi,
Mình câu cá
Cho bữa cơm người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng.
Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Srepok
Đã theo dòng thác cuốn đi rồi.
Đất nước nghìn năm
Trọn lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.
Bài thơ Câu cá bên dòng Srepok là cảm tác của tôi năm 1972 tại Tây Nguyên, trong buổi chiều câu cá bên dòng Srepok gần Buôn Đôn. Buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Nơi tôi câu cá là binh trạm nằm ở khoảng giữa Đăk Tô- Tân Cảnh và Buôn Đôn, rất gần điểm ảnh dòng sông Srepok của Đỗ Tuấn Hưng.
Lúc câu cá, tôi nghĩ nhiều về bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của Repin và bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của Hoàng Bình. Tôi cảm nhận thật rõ ràng những suy tư của người lính chiến trước dòng sông Neva, Volga Mekong và sông Hồng huyền thoại. Mekong sông Hồng là sông Việt mến yêu của Tổ Quốc tôi, còn Neva, Volga là những dòng sông Nga mãi sau này tôi mới tới.
Tại Tây Nguyên, đơn vị tôi chốt ở ngã ba biên giới Việt – Lào- Cămpuchia, bên dòng sông Srepok (hay Sêrêpôk, Srêpôk, mà tiếng Campuchia gọi là Tongle Xrepok). Srepok tại ngã ba Đông Dương là điểm hợp lưu quan trọng nhất, trong khi Phnôm Pênh lại chính là điểm phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong.
Sông Srepok vùng ngã ba Đông Dương là hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Sông Srepok phần Việt Nam là phụ lưu đặc biệt quan trọng của sông Mekong. Đây là ngã ba Đông Dương, hợp lưu lớn nhất của sông Mekong. Sông Srepok với các dòng sông ngắn dốc hung dữ hoang sơ chảy ngược về Mekong mà không phải chảy xuôi về Biển Đông như các sông Việt khác. “Ai nắm được nóc nhà Tây Nguyên và chế ngự được vùng hợp lưu này là quản lý được Đông Dương”. Những chuyên gia quân sự và sử học đã từng nhận định vậy, Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana (sông Mẹ) và sông Krông Nô (sông Bố) tới cửa sông Srepok dài 406 km, trong đó đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km, đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km.
Sông Neva và sông Volga huyền thoại
Neva là sông mẹ thứ hai của nước Nga nơi có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là điểm giao tranh quyết liệt nhất của những đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày 27 tháng 1 năm 1944 là ngày kỷ niệm thành phố Sankt Peterburg bên dòng Neva được giải phóng sau 872 ngày đêm vây hãm của phát xít Đức làm chết gần một triệu người Nga trong thành phố vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. (xem tiếp…)