Số lần xem
Đang xem 2410 Toàn hệ thống 5849 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận ándược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 1919 – 3 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Phần III: Phụ lục
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa.
SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG
Hoàng Kim
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG
Hoàng Kim
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)
và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981).
Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.
Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Có thể hay không thể. To be or not to be.
MUỐNG BIỂN LAI KHOAI LANG?
Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.
Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.
Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.
Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.
Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…
Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.
Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)
Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại IpomoeaTrifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.
Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ. Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng đã ra đời từ đó.Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang.
Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.
Trăng rằm thương nhớ anh
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước cửa
Trăng thương nơi cuối trời
Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương người hiền
MẠC TRIỀU TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Ngày 12 tháng 7 năm 1527, Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Mạc Triều mở đầu từ đó trãi ba thời kỳ, tổng cộng là 156 năm, trong đó ở Thăng Long 1527-1592 và ở Cao Bằng 1593 -1683. Mạc triều thay thế triều Lê sơ là một tất yếu lịch sử và đã để lại những dấu ấn nổi bật về tiến bộ xã hội.
Hình thế đất Việt khoảng năm 1590: Lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của nhà Mạc xanh lục và nhà Lê trung hưng xanh lam. Mạc Triều ngoài các vị vua danh tiếng như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh còn có những danh thần tài đức lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn,… Mạc triều là một vương triều chính thống trong sử Việt nhưng lâu nay việc đánh giá còn thiên lệch, thiếu khách quan do nhận thức, ý thức hệ và sự thừa kế sử liệu chưa công bằng. Bài này đúc kết các thông tin nghiên cứu và trao đổi về Mạc triều trong sử Việt, nhằm góp phần phục thủy sự thật lịch sử để hậu thế đánh giá công bằng hơn và rút ra những được những bài học thấm thía hơn đối với những nhân vật lịch sử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng.”
CAO BẰNG VỚI NHÀ MẠC
Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.
LỜI DẶN MẠC NGỌC LIỄN
Cao Bằng với nhà Mạc thất thủ năm 1592 vì sự công phá của nhà Lê Trịnh. Lời dặn Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Sử gia Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chùm ảnh trong bài: Linh Giang dòng sông quê hương nơi ven sông có mộ tổ tiên Hoàng chi Mạc tộc (ảnh Hoàng Kim); Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung tiếp sứ Minh (ảnh tư liệu Mạc tộc); Ban mai trên sông Son (ảnh Hoàng Kim) Linh Giang dòng sông quê hương (ảnh Hoàng Kim) ; Ban Mai trên sông Nhật Lệ( ảnh Bu Lu Khin).
Nhà thơ Hoàng Gia Cương, hậu duệ nhà Mạc giới thiêu khái quát về nguồn gốc Mạc tộc
TÌM VỀ NGUỒN CỘI
Hoàng Gia Cương
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai (1)
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu… nhi đồng” là đây! (2)
Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1) Lũng Động thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là quê của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi; Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là quê của Hoàng đế Mạc Đăng Dung.
2) Sau khi vương triều Mạc bị diệt, con cháu li tán phải đổi thành nhiều họ khác nhau. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng”
Ông Phạm Đức Hải với bài thơ “Phục thủy” lấy ý của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các minh chứng dẫn liệu lịch sử .
PHỤC THỦY
Phạm Đức Hải
Ai đã nghe sấm trạng Trình
Xin mời đến đất Dương kinh thăm đền
cho dù khác họ, chưa quen
“thập tam thế hậu…”anh em một nhà
cùng từ họ Mạc mà ra
ngày xưa Quốc sử ngợi ca hết lời:
“Ra đường không nhặt của rơi”
“cửa không cần đóng…”,”trộm thời bặt tăm…”
đắm chìm suốt bốn trăm năm
đao xưa Thái tổ vẫn cầm còn đây
Phò ba vua, dạ thẳng ngay
để rồi phải chịu tội này: cướp ngôi
chiếu nhường vị vẫn đấy thôi
sử gia đã chép: lòng người hướng theo…
xuất thân từ cảnh đói nghèo
quý từng tấc đất, thương yêu đồng bào
trọng hiền tài, giỏi ngoại giao
suốt thời Nhà Mạc, giặc nào sang đâu
nhiều đời Trịnh, Nguyễn đánh sau
chỉ vì tham lợi , quên câu “vận Trời”
mấy trăm năm, bấy nhiêu đời…
Gương trong “phục thủy” để rồi thêm trong
thắp hương khấn với tổ tông
cũng xin một nén vái ông: Trạng Trình (*)
Phạm Đức Hải ĐT : 0986668160
Lỗi Sơn, Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận ándược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 1919 – 3 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Phần III: Phụ lục
Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, xin trân trọng đăng bài viết về Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, một trong nhiều người thầy thuốc Việt Nam, đã cống hiến tâm đức trí tuệ và tài năng cho sức khỏe của con người. Mong các Bác sĩ và những người làm nghề y luôn khỏe và hạnh phúc để mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa.
SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG
Hoàng Kim
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
GIẤC MƠ LAI KHOAI LANG
Hoàng Kim
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)
và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981).
Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.
Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Có thể hay không thể. To be or not to be.
MUỐNG BIỂN LAI KHOAI LANG?
Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau.
Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại. Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.
Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.
Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.
Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển http://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140.htm…
Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển” Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển.
Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao.
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)
Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại IpomoeaTrifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng.
Vậy, muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đết thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ nên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ. Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng đã ra đời từ đó.Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang.
Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.
Trăng rằm thương nhớ anh
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước cửa
Trăng thương nơi cuối trời
Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương người hiền
MẠC TRIỀU TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Ngày 12 tháng 7 năm 1527, Lê Cung Hoàng ra chiếu nhường ngôi hoàng đế cho Mạc Đăng Dung, kết thúc triều Lê sơ và mở đầu triều Mạc trong lịch sử Việt Nam. Mạc Triều mở đầu từ đó trãi ba thời kỳ, tổng cộng là 156 năm, trong đó ở Thăng Long 1527-1592 và ở Cao Bằng 1593 -1683. Mạc triều thay thế triều Lê sơ là một tất yếu lịch sử và đã để lại những dấu ấn nổi bật về tiến bộ xã hội.
Hình thế đất Việt khoảng năm 1590: Lãnh thổ nằm trong tầm kiểm soát của nhà Mạc xanh lục và nhà Lê trung hưng xanh lam. Mạc Triều ngoài các vị vua danh tiếng như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh còn có những danh thần tài đức lỗi lạc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Nguyễn Quyện, Mạc Ngọc Liễn,… Mạc triều là một vương triều chính thống trong sử Việt nhưng lâu nay việc đánh giá còn thiên lệch, thiếu khách quan do nhận thức, ý thức hệ và sự thừa kế sử liệu chưa công bằng. Bài này đúc kết các thông tin nghiên cứu và trao đổi về Mạc triều trong sử Việt, nhằm góp phần phục thủy sự thật lịch sử để hậu thế đánh giá công bằng hơn và rút ra những được những bài học thấm thía hơn đối với những nhân vật lịch sử. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng.”
CAO BẰNG VỚI NHÀ MẠC
Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ.
LỜI DẶN MẠC NGỌC LIỄN
Cao Bằng với nhà Mạc thất thủ năm 1592 vì sự công phá của nhà Lê Trịnh. Lời dặn Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Sử gia Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Chùm ảnh trong bài: Linh Giang dòng sông quê hương nơi ven sông có mộ tổ tiên Hoàng chi Mạc tộc (ảnh Hoàng Kim); Thái Thượng Hoàng Mạc Đăng Dung tiếp sứ Minh (ảnh tư liệu Mạc tộc); Ban mai trên sông Son (ảnh Hoàng Kim) Linh Giang dòng sông quê hương (ảnh Hoàng Kim) ; Ban Mai trên sông Nhật Lệ( ảnh Bu Lu Khin).
Nhà thơ Hoàng Gia Cương, hậu duệ nhà Mạc giới thiêu khái quát về nguồn gốc Mạc tộc
TÌM VỀ NGUỒN CỘI
Hoàng Gia Cương
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai (1)
Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông
Biển gom nước vạn dòng sông
“Thập tam thế hậu… nhi đồng” là đây! (2)
Qua bao giông bão, tháng ngày
Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng
Vẫn là cha, vẫn là ông
Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây
Trăm phương như nước như mây tụ nguồn
Gốc còn trên đất Hải Dương
Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên
Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành
Hương dâng là nghĩa là tình
Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông
Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1) Lũng Động thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là quê của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi; Cổ Trai thuộc huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là quê của Hoàng đế Mạc Đăng Dung.
2) Sau khi vương triều Mạc bị diệt, con cháu li tán phải đổi thành nhiều họ khác nhau. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm truyền về dòng tộc Mạc “Tứ bách niên tiền chung phục thủy/Thập tam thế hậu dĩ nhi đồng”
Ông Phạm Đức Hải với bài thơ “Phục thủy” lấy ý của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, với các minh chứng dẫn liệu lịch sử .
PHỤC THỦY
Phạm Đức Hải
Ai đã nghe sấm trạng Trình
Xin mời đến đất Dương kinh thăm đền
cho dù khác họ, chưa quen
“thập tam thế hậu…”anh em một nhà
cùng từ họ Mạc mà ra
ngày xưa Quốc sử ngợi ca hết lời:
“Ra đường không nhặt của rơi”
“cửa không cần đóng…”,”trộm thời bặt tăm…”
đắm chìm suốt bốn trăm năm
đao xưa Thái tổ vẫn cầm còn đây
Phò ba vua, dạ thẳng ngay
để rồi phải chịu tội này: cướp ngôi
chiếu nhường vị vẫn đấy thôi
sử gia đã chép: lòng người hướng theo…
xuất thân từ cảnh đói nghèo
quý từng tấc đất, thương yêu đồng bào
trọng hiền tài, giỏi ngoại giao
suốt thời Nhà Mạc, giặc nào sang đâu
nhiều đời Trịnh, Nguyễn đánh sau
chỉ vì tham lợi , quên câu “vận Trời”
mấy trăm năm, bấy nhiêu đời…
Gương trong “phục thủy” để rồi thêm trong
thắp hương khấn với tổ tông
cũng xin một nén vái ông: Trạng Trình (*)
Phạm Đức Hải ĐT : 0986668160
Lỗi Sơn, Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình