Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9088
Toàn hệ thống 22594
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

SongThuong

 

CHÀO NGÀY MỚI 28 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365Chào ngày mới 28 tháng 2. Sông Thương; Qua sông Thương gửi về bến Nhớ; Giống khoai lang HL491 Nhật tím; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ; Ngày 28 tháng 2 năm 1077, Trận Như Nguyệt kết thúc, nhà Lý nước Đại Việt thắng lợi trong kháng chiến chống nhà Tống (Trung Hoa). Ngày 28 tháng 2 năm 1939, ngày sinh của nhạc sĩ  Trịnh Công Sơn. Ngày 28 tháng 2 năm 202 TCN, sau khi đánh bại Hạng Vũ, Hán vương Lưu Bang xưng đế, tức Hán Cao Tổ, sáng lập ra triều Tây Hán, Bài chọn lọc ngày 28 tháng 2: Sông Thương; Qua sông Thương gửi về bến Nhớ; Giống khoai lang HL491 Nhật tím; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ;Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-2/

SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm
bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.

 

 

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
Nguồn:
Qua sông Thương gửi về bến nhớ
Video
Chiều sông Thương

 

 

Sông Thương còn gọi là sông Nhật Đức, sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình.Cụm địa danh lịch sử này là nơi xẩy ra Trận Như Nguyệt năm 1077 nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (thời gian từ ngày 18 tháng 1 năm 1077 đến ngày 28 tháng 2,1077) Lý Thường Kiệt đánh quân Tống gồm 300.000 quân do Quách Quỳ chỉ huy,.kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống (thương vong và tổn thất 76.600 quân và 80.000 phu phục dịch), đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư…”

Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Sông Thương có nhánh lưu vực sông lớn là sông Sỏi, sông Máng và Sông Sim. Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang.Sông Máng là một sông nhân tạo tại Việt Nam, sông được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài 52 km, sông Máng nối với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn thuộc khu vực tây bắc tỉnh Bắc Giang, sông Máng là một hệ thống kênh dùng cho cả mục đích nông nghiệp và giao thông, phục vụ chủ yếu cho huyện Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Tân Yên (Bắc Giang) và hai xã: Minh Đức và Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), các kênh dẫn nhỏ của sông cũng phục vụ tưới tiêu cho nhiều khu vực khác trong tỉnh Bắc Giang, trên sông có một hệ thống âu thuyền được xây dựng từ những năm 20 của thế kỉ 20 để đưa thuyền bè từ Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng tới Thái Nguyên. Sông Sim [ngòi sim] bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.

Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần – Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần – Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi). Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương. Thời kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, vùng Hà Bắc là căn cứ chính của sư đoàn 325 (căn cứ khác ở Quảng Bình) để huấn luyện quân tăng cường cho chiến trường miền Nam .

Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên và Yên Phong rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình.

Sông Cầu có dòng chính với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại, có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km² Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công một chi lưu của nó với dung tích hàng trăm triệu m³. Đây là một địa điểm du lịch danh tiếng Trong truyền thuyết, Đức thánh Tam Giang cai quản sông Thương, sông Cầu, sông Đuống.là Trương Hống, Trương Hát của Triệu Việt Vương. Sau khi chết Đức thánh Tam Giang được phong thần đã hiển linh giúp Nam Tấn Vương, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt …đánh bại giặc phương Bắc.

 

 

GIỐNG KHOAI LANG HL491 NHẬT TÍM
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm 1997

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

 

IAS90

 

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là  Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt,  Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ  diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha , sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014).

 

KhoaiSan

 

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật phù hợp (từ thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế.

 

 

Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lai-khoai-lang/

Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)

Chùm bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam”, “Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ“, “Giống khoai lang Hoàng Long“, “Giấc mơ lai khoai lang“, “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử”, Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma ?, “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” … mời quý thầy bạn đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc vui khỏe và thành công.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

 

 

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter

 

SongThuong

 

CHÀO NGÀY MỚI 28 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365Chào ngày mới 28 tháng 2. Sông Thương; Qua sông Thương gửi về bến Nhớ; Giống khoai lang HL491 Nhật tím; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ; Ngày 28 tháng 2 năm 1077, Trận Như Nguyệt kết thúc, nhà Lý nước Đại Việt thắng lợi trong kháng chiến chống nhà Tống (Trung Hoa). Ngày 28 tháng 2 năm 1939, ngày sinh của nhạc sĩ  Trịnh Công Sơn. Ngày 28 tháng 2 năm 202 TCN, sau khi đánh bại Hạng Vũ, Hán vương Lưu Bang xưng đế, tức Hán Cao Tổ, sáng lập ra triều Tây Hán, Bài chọn lọc ngày 28 tháng 2: Sông Thương; Qua sông Thương gửi về bến Nhớ; Giống khoai lang HL491 Nhật tím; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa; Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và  https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-2/

SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim

Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm
bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.

 

 

QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim

Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng

Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi

Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!

Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui

Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời

Hoàng Kim
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
Nguồn:
Qua sông Thương gửi về bến nhớ
Video
Chiều sông Thương

 

 

Sông Thương còn gọi là sông Nhật Đức, sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình.Cụm địa danh lịch sử này là nơi xẩy ra Trận Như Nguyệt năm 1077 nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (thời gian từ ngày 18 tháng 1 năm 1077 đến ngày 28 tháng 2,1077) Lý Thường Kiệt đánh quân Tống gồm 300.000 quân do Quách Quỳ chỉ huy,.kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống (thương vong và tổn thất 76.600 quân và 80.000 phu phục dịch), đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư…”

Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác. Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng. Sông Thương có nhánh lưu vực sông lớn là sông Sỏi, sông Máng và Sông Sim. Sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang), chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang.Sông Máng là một sông nhân tạo tại Việt Nam, sông được hình thành từ thời Pháp thuộc và có chiều dài 52 km, sông Máng nối với sông Cầu tại khu vực gần thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sông Thương tại Bến Thôn thuộc khu vực tây bắc tỉnh Bắc Giang, sông Máng là một hệ thống kênh dùng cho cả mục đích nông nghiệp và giao thông, phục vụ chủ yếu cho huyện Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Tân Yên (Bắc Giang) và hai xã: Minh Đức và Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), các kênh dẫn nhỏ của sông cũng phục vụ tưới tiêu cho nhiều khu vực khác trong tỉnh Bắc Giang, trên sông có một hệ thống âu thuyền được xây dựng từ những năm 20 của thế kỉ 20 để đưa thuyền bè từ Bắc Giang và các tỉnh đồng bằng tới Thái Nguyên. Sông Sim [ngòi sim] bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Do đó hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.

Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần – Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần – Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi). Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương. Thời kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, vùng Hà Bắc là căn cứ chính của sư đoàn 325 (căn cứ khác ở Quảng Bình) để huấn luyện quân tăng cường cho chiến trường miền Nam .

Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên và Yên Phong rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình.

Sông Cầu có dòng chính với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại, có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km² Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công một chi lưu của nó với dung tích hàng trăm triệu m³. Đây là một địa điểm du lịch danh tiếng Trong truyền thuyết, Đức thánh Tam Giang cai quản sông Thương, sông Cầu, sông Đuống.là Trương Hống, Trương Hát của Triệu Việt Vương. Sau khi chết Đức thánh Tam Giang được phong thần đã hiển linh giúp Nam Tấn Vương, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt …đánh bại giặc phương Bắc.

 

 

GIỐNG KHOAI LANG HL491 NHẬT TÍM
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh Nguyễn Thị Sâm 1997

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

 

IAS90

 

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là  Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt,  Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ  diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn, lên diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha , sản lượng 248,7 ngàn tấn, (Tổng cục Thống kê 2014).

 

KhoaiSan

 

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện. Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Kỹ thuật canh tác khoai lang chưa thật phù hợp (từ thời vụ trồng, chọn đất, chọn hom giống tốt, kỹ thuật làm đất, bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, kỹ thuật trồng, mật độ trồng, phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế.

 

 

Giống khoai lang ở Việt Nam HL491 và HL518 chất lượng ngon, năng suất cao. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/giac-mo-lai-khoai-lang/

Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981), Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình (http://foodcrops.blogspot.com/2010/01/giong-khoai-lang-o-viet-nam.html)

Chùm bài viết “Giống khoai lang ở Việt Nam”, “Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ“, “Giống khoai lang Hoàng Long“, “Giấc mơ lai khoai lang“, “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử”, Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma ?, “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” … mời quý thầy bạn đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc vui khỏe và thành công.

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

 

 

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên  Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood Crops Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter

Số lần xem trang : 19406
Nhập ngày : 28-02-2020
Điều chỉnh lần cuối : 28-02-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Anh đưa em vào miền cổ tích(21-07-2010)

  Rèn nhân cách và lập nghiệp(15-07-2010)

  Phương pháp dạy và học trực tuyến(12-11-2005)

  Khúc hát sông quê - Bài ca của mọi người(09-11-2005)

  Lặng lẽ làm bệ phóng(23-11-2005)

  Những khoảng lặng Sái Gòn(14-11-2005)

  Joe Dâu Tây và Neil hai câu chuyện thành công(11-11-2005)

  Đọc lại và suy ngẫm "Hiểu đời" của Chu Dung Cơ (11-11-2005)

  Bài thơ tuyệt vời(24-05-2010)

  Tinh khôi (03-05-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007