Số lần xem
Đang xem 10166 Toàn hệ thống 23424 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nha Trang biển hương rừng thoảng A Na bà chúa Ngọc yêu thương
Ban mai ngày mới trời thăm thẳm
Người ngọc Yersin lộng giữa hồn.
Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.
YERSIN SỐNG CHẾT VỚI NHA TRANG
Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông được phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943 .
Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.
Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.
Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943 , và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó”
Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một, tên của Yersin được đặt tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.
Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.
Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).
DI SẢN ÔNG NĂM YERSIN Ở VIỆT NAM
Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.
Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.
Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.
Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;
Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Ông Năm Yersin mất rồi mà đất lành của ông vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện.
Cây sắn và giống sắn KM94 cùng với một số giống sắn lai mới đã được bảo tồn phát triển tuyển chọn, nhân giống ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam, là câu chuyện nhỏ trong bài học lớn.
Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.
Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.
ĐẤT LÀNH SUỐI DẦU ÔNG NĂM YERSIN
Tôi về Trại Chăn nuôi Suối Dầu ở Suối Cát, Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.
Đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.
Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…
Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?
Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:
“Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.
Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.
Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.
Cảm ơn Thầy ạ.”
Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.
Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.
QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA Hoàng Kim
Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử
Du lịch sinh thái Quảng Tây bâng khuâng bao điều suy ngẫm. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.
Ung Châu là tên xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911– 1949), huyện Hợp Phố trước sau thuộc về đạo Khâm Liêm, tỉnh Quảng Đông, Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau nhiều lần tách nhập và thay đổi, nay thuộc Bắc Hải một địa cấp thị Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tỉnh Quảng Tây năm 1958, được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý do vì người Choang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Người Hán đứng đầu chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 98% dân số của Đài Loan và khoảng 19% dân số thế giới. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Nùng và người Tày ở Việt Nam có dân số trên 18 triệu người đứng thứ hai chiếm sau người Hán trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người Choang có 94 % dân số sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Tại tỉnh Quảng Tây theo Cục Thống kê Quảng Tây thì 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Choang chiếm 32,6%, còn lại 6% là các sắc tộc thiểu số khác.
Quảng Tây xưa là “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế”, lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại. Bill Clinton tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Trung Quốc đại lục sau nhiều năm Trung Mỹ tách biệt địa chính trị, đã chọn Quế Lâm là điểm đến sau Bắc Kinh. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng. Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929 nhưng các căn cứ cộng sản đã được thiết lập này cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt. Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Tỉnh Quảng Tây do nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn nên chính quyền tỉnh thay đổi muộn hơn, mãi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội Nhân dân Việt Nam có chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn tổ chức phối hợp cùng với Giải phóng quân Trung Quốc chính là trong dịp này. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây. Tỉnh Quảng Tây trong suốt chiều dài lịch sử là vùng đất không có biển. Sau năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển, đến năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Tỉnh Quảng Tây gần tỉnh Quảng Đông và Đài Loan. Vì những đặc điểm địa chính trị quan trọng nêu trên, nên Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã có chuyến du phương Nam những năm cuối của Cách mạng Văn hóa để bịt kín những mưu lược liên kết của Lâm Bưu, người bị tử nạn ngày 13 tháng 9 năm 1971, sau khi kế hoạch đảo chính bị bại lộ, đã bị hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về, hoặc do máy bay rơi ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.
Soi vào Quảng Tây là soi vào lịch sử Trung – Việt giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc của hiện tại và quá khứ. Những huyền thoại về gốc gác người Việt cổ, nhà Trần phương Nam, nhà Trần phương Bắc, Nùng Trí Cao, chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động, Giáp Hải bài thơ “Vịnh Bèo”, Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi “Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm”, “Sấm động Nam Vang/ Vũ qua Bắc Hải”, Bí ẩn việc vua Quang Trung cầu h&
Nha Trang biển hương rừng thoảng A Na bà chúa Ngọc yêu thương
Ban mai ngày mới trời thăm thẳm
Người ngọc Yersin lộng giữa hồn.
Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.
YERSIN SỐNG CHẾT VỚI NHA TRANG
Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông được phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943 .
Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.
Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên gọi “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chưa có tên gọi trên bản đồ chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”Nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.
Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943 , và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó”
Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một, tên của Yersin được đặt tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.
Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Ngoài việc du nhập và phát triển cây cao su, ông cũng cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.
Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ tính từ cột mốc cây số và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên đường Quốc lộ 1, vào khoảng 2 km nữa thì đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Ngọn đồi này nằm giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ông Năm đã mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này vì giống sắn KM94 và một số giống sắn lai mới triển vọng được bảo tồn và phát triển từ đây (Tôi sẽ kể chi tiết ở phần dưới).
DI SẢN ÔNG NĂM YERSIN Ở VIỆT NAM
Ông Năm Yersin là một người dân Việt sống chết với Việt Nam như chính sự thật cuộc đời ông mà không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ . Ông Năm hiền lành tốt bụng là người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau. (Suối Dầu hay Suối Giầu .còn đó một ẩn ngữ vì bác Năm Yersin cũng là một nhà ngôn ngữ học thông tuệ và tên gọi này có từ thời ông. Thơ thiền Trần Nhân Tông có câu: “Sách Nhàn đọc dấu Thơ thiền Nhân Tông như có như không”.”Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim” . Giấu hay là Dấu là một ẩn ngữ trên 700 năm Giầu hay là Dầu cũng là một ẩn ngữ trên 100 năm nay.
Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.
Ông Năm Yersin không những là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà còn là nhà thám hiểm người nước ngoài đầu tiên đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh vào năm 1892.
Ông Năm Yersin không những là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu đầu tiên để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa mà ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh đặc biệt xuất sắc về khí tượng nông nghiệp. Ông vừa là nhà văn và là nhà dịch thuật;
Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Ông Năm Yersin mất rồi mà đất lành của ông vẫn tiếp tục nở hoa đất việc tốt điều thiện.
Cây sắn và giống sắn KM94 cùng với một số giống sắn lai mới đã được bảo tồn phát triển tuyển chọn, nhân giống ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993, từ một phần tư thế kỷ trước, tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi ra khắp Việt Nam, là câu chuyện nhỏ trong bài học lớn.
Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.
Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.
ĐẤT LÀNH SUỐI DẦU ÔNG NĂM YERSIN
Tôi về Trại Chăn nuôi Suối Dầu ở Suối Cát, Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn là tấm bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn ”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên cõi đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.
Đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.
Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…
Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?
Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:
“Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.
Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.
Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.
Cảm ơn Thầy ạ.”
Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.
Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây an nhiên một CON NGƯỜI.
QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA Hoàng Kim
Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử
Du lịch sinh thái Quảng Tây bâng khuâng bao điều suy ngẫm. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.
Ung Châu là tên xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911– 1949), huyện Hợp Phố trước sau thuộc về đạo Khâm Liêm, tỉnh Quảng Đông, Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau nhiều lần tách nhập và thay đổi, nay thuộc Bắc Hải một địa cấp thị Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tỉnh Quảng Tây năm 1958, được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý do vì người Choang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Người Hán đứng đầu chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 98% dân số của Đài Loan và khoảng 19% dân số thế giới. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Nùng và người Tày ở Việt Nam có dân số trên 18 triệu người đứng thứ hai chiếm sau người Hán trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người Choang có 94 % dân số sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Tại tỉnh Quảng Tây theo Cục Thống kê Quảng Tây thì 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Choang chiếm 32,6%, còn lại 6% là các sắc tộc thiểu số khác.
Quảng Tây xưa là “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế”, lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại. Bill Clinton tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Trung Quốc đại lục sau nhiều năm Trung Mỹ tách biệt địa chính trị, đã chọn Quế Lâm là điểm đến sau Bắc Kinh. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng. Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929 nhưng các căn cứ cộng sản đã được thiết lập này cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt. Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Tỉnh Quảng Tây do nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn nên chính quyền tỉnh thay đổi muộn hơn, mãi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội Nhân dân Việt Nam có chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn tổ chức phối hợp cùng với Giải phóng quân Trung Quốc chính là trong dịp này. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây. Tỉnh Quảng Tây trong suốt chiều dài lịch sử là vùng đất không có biển. Sau năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển, đến năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Tỉnh Quảng Tây gần tỉnh Quảng Đông và Đài Loan. Vì những đặc điểm địa chính trị quan trọng nêu trên, nên Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã có chuyến du phương Nam những năm cuối của Cách mạng Văn hóa để bịt kín những mưu lược liên kết của Lâm Bưu, người bị tử nạn ngày 13 tháng 9 năm 1971, sau khi kế hoạch đảo chính bị bại lộ, đã bị hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về, hoặc do máy bay rơi ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.
Soi vào Quảng Tây là soi vào lịch sử Trung – Việt giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc của hiện tại và quá khứ. Những huyền thoại về gốc gác người Việt cổ, nhà Trần phương Nam, nhà Trần phương Bắc, Nùng Trí Cao, chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động, Giáp Hải bài thơ “Vịnh Bèo”, Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi “Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm”, “Sấm động Nam Vang/ Vũ qua Bắc Hải”, Bí ẩn việc vua Quang Trung cầu hôn công chúa Mãn Thanh và xin đất định đô trên đất người Việt cổ để về thăm thiên triều bớt xa xôi cách trở, v.v và v.v…có quan hệ đến bài học sâu sắc lịch sử này.
TP – Tìm hiểu về cây ca cao, nghề trồng ca cao hàng chục năm qua, tôi vẫn không thể viết bởi ám ảnh ánh mắt nông dân buồn bã trước những mảng vườn ca cao bị sâu rầy tàn phá đến xác xơ. Cho tới khi được tận mắt thấy Đồi Đá hoang tàn biến thành vườn ca cao ngút ngàn trái ngọt, rợp cả khoảng trời, tôi cầm bút…
Khổ vì… sâu
Lần đầu gặp tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước trong hội nghị tham vấn về chính sách phát triển ca cao bền vững tại Buôn Ma Thuột cách đây 5 năm, tôi ấn tượng với cách trả lời phỏng vấn giản dị mà rất cặn kẽ, dễ hiểu của ông. Tuy nhiên, những điều trông thấy trước và sau hội nghị đó chỉ để lại trong tôi âm hưởng băn khoăn.
Tại Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã tiếp không ít nhóm nông dân bức xúc đòi “bắt đền” những tổ chức thuyết phục họ trồng ca cao. Sau khi họ dồn vốn đầu tư, cuốc cày vất vả, chăm sóc kiểu gì vườn cây vẫn bị sâu rầy tàn phá. Có đơn công nhân ký tên tập thể, tố cáo lãnh đạo công ty “bỏ của chạy lấy người”, “đem con bỏ chợ” khi doanh nghiệp thua lỗ nặng nề vì trồng ca cao.
Khi cùng một nhóm “nạn nhân” về tận “hiện trường”, vừa dợm bước vào vườn ca cao, tôi đã tức thở thoái lui vì mùi hắc nực nồng. Người dẫn đường giải thích: Loài cây này sâu bệnh quá nhiều, chỉ cần ngưng phun thuốc chục ngày là sâu rầy sinh sôi. Thu hoạch về, hạt phơi ủ lên men công phu rồi bán vẫn chả đủ tiền trả nợ mua thuốc trừ sâu, chưa kể công chăm, chi phí bơm tưới… Vì vậy, bao nông dân rơi vào tình cảnh bần cùng gánh nợ trĩu vai.
Kiểm chứng kỹ hơn, chúng tôi vào Viện Nghiên cứu khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Lắk dành hẳn 100 hecta đất bazan bằng phẳng, thuận tiện nguồn nước cho Viện làm vườn thực nghiệm. Trong đó có khu trồng các giống ca cao. Hỡi ôi, vạt ca cao nào cũng bị bọ xít, rệp sáp tấn công tơi tả, quả thối rụng đầy gốc. TS Hoàng Mạnh Cường – Trưởng bộ môn Lâm nghiệp và Cây ăn quả xác nhận vì không trị nổi sâu rầy nên lợi nhuận từ trồng ca cao tại đây thua xa nhiều loài cây khác, như bơ, mít, sầu riêng, cà phê cao sản.
Năm 2019, Đắk Lắk sôi nổi phong trào khởi nghiệp. Một nhóm doanh nhân trẻ xây dựng thương hiệu Socola Miss Ede, từ đó câu chuyện về nguồn nguyên liệu ca cao lại được khơi ra. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích trồng ca cao cả nước sụt giảm quá nhanh, từ 25.700ha năm 2012 tới nay chỉ còn khoảng 6.000ha, năng suất trung bình chỉ 1 tấn hạt/ha trong khi nhu cầu ca cao của thế giới đang rất lớn nhưng không có nguồn cung.
Xem phóng sự ảnh “Du xuân với vườn ca cao muôn màu trên Tây Nguyên” đăng trên Tiền Phong Online, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu uy tín nhờ tôi tìm giúp nguồn hàng cỡ vài container hạt ca cao mỗi tháng. Tôi hỏi TS Phạm Hồng Đức Phước, chủ vườn ca cao “muôn màu”, ông khẳng định phải đẩy mạnh việc trồng ca cao trước khi nghĩ tới năng lực xuất khẩu và mời tôi đến xem 50 giống ca cao đang cho thu hoạch ở một nơi “từng không có cây gì mọc nổi” tại tỉnh Đồng Nai.
Ðá cũng ngọt lành
Từ TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) theo QL 14 băng qua tỉnh Đắk Nông, đến huyện Tân Phú-Đồng Nai khoảng 300km. Rời cao nguyên trong gió sớm mát rượi, tới chân Đồi Đá của TS Phước, chúng tôi lập tức hứng ngay cái nắng nóng hầm hập giữa chiều đồng bằng.
Ngồi dưới mái lều lợp bằng cọng dừa, chuyên gia ca cao hàng đầu Việt Nam bật quạt, vui vẻ chỉ cho đoàn khách bình nước lọc, quầy chuối chín, ai cần gì dùng nấy. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1997, sau khi du học và bảo vệ tiến sĩ nông nghiệp từ Philippines về, ông đến thăm thầy, Giáo sư Nguyễn Văn Uyển – Viện phó Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM, người mà TS Phước tôn kính gọi là “cha đẻ của ngành ca cao Việt Nam”. Nói qua cây ca cao, giáo sư Uyển bảo: “nghiên cứu cây này đi, hay lắm!”. Càng tìm hiểu, ông càng thấy thú vị bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của ca cao có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, hữu ích.
Quỹ Ca cao Quốc tế chọn TS Phước là đối tác nghiên cứu phát triển, đúng vào lúc ông muốn ứng dụng kỹ thuật trồng ca cao trên đất dốc, ở những nơi khó trồng trọt, thường bị bỏ hoang. TS Phước thuyết phục Giám đốc lâm trường 600 nhượng lại Đồi Đá, là nơi đất đã hoàn toàn bị rửa trôi, xói mòn. Ông cho rằng trên cả nước sườn đồi rất nhiều, đa số nông dân chưa biết kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Nếu Đồi Đá trồng được ca cao bền vững, thì chỗ nào nông dân cũng có thể làm giàu với ca cao.
Tiếp đó, là hành trình 10 năm kỳ công cải tạo ngọn đồi rộng 13 hecta lổm ngổm đá tảng trên nền đất bạc màu, không một bóng cây. Ở nơi không có điện, không nước máy, không sóng điện thoại, ông đã khoan giếng, tự làm thủy điện, dựng nhà, xin trấu về ủ phân, cải tạo đất. Từ nguồn nước chỉ đủ nuôi 3.000 m2 vườn cây ăn trái, TS Phước tự tạo hệ thống tưới nhỏ giọt cho 3 hécta ca cao. Ông trồng ca cao theo bậc thang để hạ độ dốc, trồng thêm cỏ phủ kín mặt đất, đào mương nhỏ giảm tốc nước đổ để chống xói mòn. Ông treo tổ nuôi kiến vàng, kiến đen, dựng nhà cho dơi về trú ngụ, tạo thiên địch chống sâu rầy…
Thấm thoắt, lá ca cao đã khép tán. Vườn cây trổ hoa kết trái quanh năm. Có giống ca cao đạt năng suất tới 3-4 tấn hạt khô/hécta. Đất mát, đủ nguồn nước tưới để TS Phước mở rộng diện tích trồng ca cao thêm 2 hecta nữa. Doanh nhân Nhật đến tận vườn xin bao tiêu trọn gói với giá gấp đôi nhưng ông từ chối. Ông giao con trai gây dựng thương hiệu Stone Hill cho các mặt hàng làm thủ công từ ca cao. Năm 2017, Stone Hill được trao giải “Top 50 hạt ca cao ngon nhất thế giới” trong chương trình Cocoa of Excellence tại Paris, ghi điểm son uy tín cho nền nông nghiệp thực phẩm sạch Việt Nam.
Đưa khách trèo lên Đồi Đá thăm vườn ca cao trĩu quả, TS Phước hái một trái chín vàng đập vỡ vỏ, nhai ngon lành cả cơm lẫn hạt, hài hước khoe: “Tôi dễ nuôi như lạc đà, chỉ cần 1 trái ca cao là đủ chất”. Ông nói: Trên thế giới, cả tỷ người thích sô cô la, nhưng vì ít nước trồng được ca cao, nên nhiều người chưa biết ca cao rất hữu dụng. Nhân hạt để làm bột ca cao, sô cô la, xà bông, mỹ phẩm; Vỏ hạt làm trà; Lớp cơm nhầy bọc quanh hạt làm sinh tố, rượu vang, rượu mạnh; Vỏ quả băm nhỏ là món ăn khoái khẩu của bò, dê..
Huyện nghèo giáp biên Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) có những cánh đồng rộng mênh mông, trước đây nhiều doanh nghiệp vào cuộc nhưng trồng cây gì hỏng cây đó. Với sự cố vấn kỹ thuật của TS Phạm Hồng Đức Phước, từ năm 2017 Công ty Ca cao Intercontinental Coporation (CIC) triển khai dự án trồng 1.000 ha ca cao. TS Phước chống ngập mùa mưa, chống hạn mùa khô bằng cách cho lên liếp, đào mương, lắp đặt toàn bộ thiết bị tưới nhỏ giọt của Israel. Tới nay, 300 hecta ca cao trồng đợt đầu của CIC đơm đầy hoa trái…
(**) Người hướng đạo sinh bạn quý, giống cụ Phạm Hồng mình thân, nước mắt Vị Xuyên mặn đắng, suốt đời gian khổ hi sinh.
Phạm Hồng Đức Phước quý nhà hướng đạo sinh Baden Powell (ảnh): “… Còn anh, anh sẽ làm gì trong ngày? Đời sẽ đẹp nếu anh muốn… Muốn thế không nên bỏ phí thì giờ. Đứng lên, đi làm việc. Người ta chỉ sống một đời, đừng bỏ qua một phút. Khi đến giờ nghỉ anh sẽ an giấc nếu anh làm việc hết sức mình. Những người ngủ không được, thao thức thâu đêm là những người ban ngày đã đi chơi rong.” (Baden Powell). Mình chưa bao giờ là hướng đạo sinh nhưng những lời của vị tổ sư này đọc được vào năm Đệ Thất (lớp Sáu) vẫn nhớ cho đến bây giờ tuy rằng bình thường trí nhớ của mình thuộc loại kém. Vậy nhưng cuộc đời mình rong chơi cũng nhiều và tất nhiên nhiều đêm không ngủ được.
Cụ Phạm Hồng là Người lính già thời Bác, chính ủy của sư đoàn 325 làm nòng cốt của sư đoàn 356 ‘Nước mắt Vị Xuyên‘ ‘Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử’. Ông vừa mất ngày 8 tháng 10 năm 2019.lúc 93 tuổi .Chính ủy Phạm Hồng có năm cha con đánh giặc ở biên giới suốt bảy năm ròng, sau về hưu ở thị xã Hải Dương gần Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm. HHoàng Kim năm 1972 chung tổ bốn người gồm Xuân, Chương, Trung, Kim là những người bạn xếp bút nghiên lên đường chiến đấu tháng 9 nămm 1971 thì Xuân Chương đã hi sinh ở Quảng Trị. Hoàng Kim năm 1976 -1977 là trợ lý tổng hợp phòng tham mưu sư đoàn 325, có năm người bạn cùng tổ ở phòng tham mưu sư đoàn 325 năm 1979 đều hóa đá Vị Xuyên Người vịn trời xanh chấp sói rừng.
(***) Đức Phước câu chuyện ảnh: Người lành cây che bóng nắng Khách quen việc tốt cùng chơi Trang sách niềm vui chia sẻ Điểm thăm dấu ấn cho đời
834 – Hoàng đế Louis Mộ Đạo được khôi phục tư cách là quân chủ duy nhất của Francia. Sau khi ông tái đăng cơ, con trai cả của ông là Lothair I đào thoát sang Bourgogne.