Số lần xem
Đang xem 1009 Toàn hệ thống 3301 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365Chào ngày mới 9 tháng 3. Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Nguyễn Trãi ‘nhật nguyệt hối rồi lại minh’; Trương Minh Thảo thung dung hoa cỏ;Ai tiễn ai vào trận đánh; Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 2016 trăng che mặt trời, ‘nhật nguyệt hối rồi lại minh’ ; Ngày 9 tháng 3 năm 2000, ngày mất Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam (sinh năm 1926). Ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955, là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại như Dinh Độc Lập là Dinh Thống Nhất ngày nay (chữ T), Chợ Đà Lạt (chữ H), Trường Đại học Nông Nghiệp Thủ Đức (chữ U), Hồ Con Rùa (dấu nặng) Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn … Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên Thái tử Lưu Triệt lên ngôi hoàng đế triều Hán ở tuổi 15, tức Hán Vũ Đế. Nước Nam Việt thuở ấy bị nhập vào nhà Hán, cho đến cuộc chiến tranh giải phóng khởi nghĩa Lam Sơn “Nhật nguyệt hối rồi lại minh” Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu.(Nguyễn Trãi); Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản tiến hành đảo chính Pháp tại Đông Dương, sau đó Nhật Bản tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, Cam pu chia, và Lào trên danh nghĩa. Pháp bại, Nhật hàng. Việt Minh nhân cơ hội này đã giành độc lập Việt Nam từ tay Nhật. Ngày 9 tháng 3 năm 1814, Ngày sinh Taras Shevchenko, đại thi hào dân tộc Ukraina, viện sĩ, họa sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc, phát triển và hoàn thiện nền văn học mới, ngôn ngữ mới của Ukraina (mất năm 1861). Bài chọn lọc ngày 9 tháng 3. Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Nguyễn Trãi ‘nhật nguyệt hối rồi lại minh’; Trương Minh Thảo thung dung hoa cỏ; Ai tiễn ai vào trận đánh; Thông tin tại Cây Lương thực Việt Nam http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-3/(mở trong cửa sổ mới)
DINH THỐNG NHẤT VÀ VƯỜN TAO ĐÀN
Hoàng Kim
Dinh Thống Nhất và vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Dinh Thống Nhất
Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại, san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.
Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T là chữ cái đầu của chữ THỤ (trong chữ THIÊN THỤ”. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” qua bốn công trình chính liên hoàn: chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) là Hồ Con Rùa.Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.
Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.
Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.
Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),
Vườn Tao Đàn
Đền Hùng tại chính mặt sau Dinh Thống Nhất của Vườn Tao Đàn “lá phổi xanh thành phố”. Trong Vườn Tao Đàn có Đền Hùng, Giếng Ngọc đền Hùng, đền Mẫu Phương Nam, vườn đá tiếng Việt, hồ sen đền Hùng, vườn hoa và cây xanh Tao Đàn. Quần thể danh thắng Dinh Thống Nhất, Vườn Tao Đàn, Hồ Con Rùa “mắt ngọc của đầu rồng” trở thành vùng sử thi huyền thoại. Đền Hùng tại vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng khát vọng đất nước Việt Nam thống nhất, hòa hợp dân tộc, không chấp nhận chia rẽ “chia để trị” đã thấm vào máu thịt của con dân Việt. “Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Dinh Thống Nhất vì thế đã thay cho tên gọi Dinh Độc Lập và Dinh Thống đốc Nam Kỳ trước đó.
Mẫu Phương Nam ở Vườn Tao Đàn trong quần thể Đền Hùng cùng với mẫu Việt Nam, Bác Hồ, Giếng Ngọc Đền Hùng là những điểm nhấn lịch sử, địa chính trị, văn hóa, tâm linh huyền thoại.
Đất Gia Định xưa
Lược sử đất Gia Định xưa được tóm tắt trong câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc”: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long“.
Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, “thuộc” một cách lỏng lẻo: “các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa” .
Lưu dân Việt theo sử liệu ,đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Lưu dân Việt do mưu sinh, nên có thể đã có mặt ở Sài Gòn Gia Định từ xa xưa hơn so với cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II, mà quan hệ Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn
Chuyện kể rằng: Tiên chúa Nguyễn Hoàng, người khởi đầu của chín đời chúa Nguyễn và mười ba đời vua vương triều nhà Nguyễn, đã nghe theo lời khuyên của bậc danh sĩ tinh hoa hiền tài lỗi lạc, nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” . Ông đã nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên đã đồng ý, và tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm vào năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng với các chúa Nguyễn sau này làm chúa phương Nam trong khi Trình Kiểm cùng với các chúa Trịnh sau đó làm chúa phương Bắc, tạo nên cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, Trịnh-Nguyễn phân tranh của thời Nhà Hậu Lê. Nguyễn Hoàng dùng các danh thần Lương Văn Chánh, Văn Phong vừa chống lại sự quấy nhiễu cướp phá của Chăm Pa vừa mộ dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở rộng về Nam. Cho tới năm 1613 khi Nguyễn Hoàng mất, diện tích của xứ Thuận Quảng do Nguyễn Hoàng trấn nhậm đã rộng tới 45000 km²] trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (Quảng Bình nay) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, (tỉnh Phú Yên ngày nay và đã làm chủ Bãi Cát Vàng là một vùng đất vô chủ thời đó.
Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp và tuân theo di huấn chúa Nguyễn Hoàng: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam“. Ông trong dụng bậc kỳ tài kiệt xuất, nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ cùng với các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến giữ vững nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài, làm cho Đàng Trong thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra, xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua và mở đất phương Nam thuận thời, thuận lòng người.
Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome, và gả con gái là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Hai cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm và Việt – Chân diễn ra tốt đẹp. Đàng Trong thời ấy vốn đã được các nước lân ban rất nể phục . Sự kiện hai cuộc lương duyên này càng làm cho mối bang giao của Đàng Trong ở mặt phía Nam ổn định, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt di dân và mở rộng lãnh thổ về phương Nam.
Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Lan kế nghiệp cho đến năm 1648 thì truyền ngôi cho cho con trai là Nguyễn Phúc Tần rồi mất. Cùng năm ấy (1648) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp cho đến năm 1687 và việc Nam tiến của người Việt đến Sài Gòn Gia Định ở thời này càng nhiều hơn trước. Năm 1658, tình hình Chân Lạp rối ren, chú cướp ngôi của cháu. Hai người con sống sót của vua Chân Lạp Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Họ đã theo lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.
Sách Gia Định thành thông chí chép: “Năm Mậu Tuất (1658)…vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)…đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội…Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất”..]
Ang Sur lên ngôi vua xưng là Barom Reachea V, đóng tại Oudong (cố đô Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 trước khi vương triều Khmer thiên đô xuống Phnom Penh), phong cho em là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn. Các Quốc vương Chân Lạp đổi lại phải thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ, dẫn tới hệ quả người Việt chuyển đến sinh sống nhiều ở vùng đất thuộc Chân Lạp.
Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V (Ang Sur) bị Bô Tâmgiết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III. Ang Tan (Nặc Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân (Ramathipadi I). Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom Reachea V lên ngôi sau đó, xưng là Keo Fa II. Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Thái Lan (Ayutthaya) đánh Nặc Ông Nộn (Ang Nan) và chiếm được thành Sài Gòn. Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở Khánh Hòa (dinh Thái Khang xưa). Trong khi đó, Nặc Ông Đài đắp lũy chống giữ ở vùng Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay và đắp thành Nam Vang, nhờ Xiêm (Thái Lan) cứu viện để chống lại quân chúa Nguyễn. Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài. Năm 1674, quân Nguyễn chiếm được (Sài Gòn Gia Định (đất Sài Côn xưa thuộc trấn Phiên An), và tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng và bị thuộc hạ giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Oudong (cố đô Campuchia như đã dẫn) và để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ, đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống. Chúa Nguyễn gia phong cho Nguyễn Dương Lâm làm Trấn thủ dinh Thái Khang (Khánh Hòa) lo việc phòng ngự ngoài biên và làm chủ tình thế cả vùng Đồng Nai. Phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) sát nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Đàng Trong năm 1693.
Năm 1679, các quan tướng nhà Minh không chịu làm tôi nhà Thanh là Dương Ngạn Địch (tổng binh Long Môn, Quảng Tây) với Hoàng Tiến (phó tướng), Trần Thượng Xuyên ( tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm thuộc Quảng Đông) và Trần An Bình (phó tướng), đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền cập bến cửa Hàn xin được làm dân mọn xứ Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tầnkhao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai khẩn đất đai. Mặt khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến đem binh thuyền vào cửa Xoài Rạp và cửa Đại cửa Tiểu thuộc trấn Định Tường dừng trú tại xứ Mỹ Tho. Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình thì đem binh thuyền vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại Đồng Nai ( trấn Biên Hòa). Họ khai khẩn đất đai, lập ra phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và lui tới tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra cả vùng Đông Phố.
Khi nhà Minh bị diệt, gần như cùng lúc với Trần Thượng Xuyên ở Cù lao Phố, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho, Mạc Cửu, một thương gia trẻ, cũng bỏ nước ra đi. Đến vùng Chân Lạp, ông bỏ tiền ra mua chức Ốc Nha và làm quan tại đây. Tuy nhiên do tình hình Chân Lạp hết sức rối ren, ông bỏ Nam Vang về phủ Sài Mạt…
Gia Định thành thông chí là sách địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn. Sách gồm sáu quyển, đóng làm 3 tập theo bản chép tay lưu tại thư viện Viện sử học Việt Nam (ký hiệu HV. 151 (1-6). Việc biên soạn được cho là đã tiến hành vào giữa các năm 1820 và 1822. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép về Mạc Cửu ở đất Hà Tiên: “Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả –réam), Cần Bột (Cần Vọt – Kam pôt), Hương Úc (Vũng Thơm – Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông).
Sách Gia Định thành thông chí chép tiếp: Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và các di thần người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708[11] Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục. “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng biểu trần trình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc.
Như vậy, các chúa Nguyễn sau các cuộc di dân của người Việt ở Đàng Trong vào sinh sống chung với người Khmer đã lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác. Từ năm 1698 đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816
Lịch sử Sài Gòn Gia Định đến nay đã có hơn 320 năm.
Dinh Thống Nhất xưa và nay
Dinh Thống Nhất trước khi Việt Nam thống nhất năm 1975 gọi là Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962 thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966. Trước đó thời Pháp thuộc, tại nơi này dinh cũ gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng năm 1868 theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l’Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1] thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) của chính quyền Việt Nam hiện nay.
Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60.
Hoàng Kim
(sưu tầm, tổng hợp, biên soạn)
(*) Kế tiếp quần thể danh thắng “Dinh Thống Nhất – Vườn Tao Đàn – Hồ Con Rùa“, quần thể danh thắng “Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – đường hoa Sài Gòn- Tòa nhà cao tầng Bitesco – Bến Nhà Rồng” cũng là biểu tượng đặc biệt của các điểm đến được ưa thích nhất.
NGUYỄN TRÃI ‘NHẬT NGUYỆT HỐI RỒI LẠI MINH’
Hoàng Kim
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Trời trăng che đêm rồi lại sáng
Thơ Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 bao chuyện lạ lùng
Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi.
Nước Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục nhã sạch làu.
Thơ Nguyễn Trãi đã viết như sau:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”…
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Văn bia Vĩnh Lăng di sản rõ ràng.
(Sách sử nay Đinh Lê Lý Trần
thay thế cho Triệu Đinh Lý Trần
Trăng che trời, sửa thơ Nguyễn Trãi ???
Đối sao được Hàn Đường Tống Nguyên)
Nước Nam Việt Triệu Đà tích xưa còn đó
Thời ấy Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu.
Chính sử vẫn còn sự thật ở đâu???
Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng giao với trời
Nhật thực hôm nay.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
TRƯƠNG MINH THẢO THUNG DUNG HOA CỎ
Hoàng Kim
Cám ơn thầy giáo họa sĩ Trương Minh Thảo (Truong Thao), thật hân hạnh được làm bạn với anh, thật vui mừng đã có một khoảng lặng thật hữu ích được thăm anh và các bạn quý của anh, đắm mình vào các tác phẩm hoa cỏ thiên nhiên và niềm vui bình dị của anh. Biết ơn anh một thầy giáo họa sĩ tài hoa và một nhân cách tâm hồn tuyệt đẹp.
“Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào”, câu ngạn ngữ này lắng đọng kinh nghiệm sống nhân văn. Thật vui thăm anh biết thêm nhiều bạn tốt.
Ảnh của anh thật đẹp, trong sáng một không gian nghệ thuật. Tôi ghé thăm anh Trương Minh Thảo bỗng nhớ quay quắt anh Nguyễn Vạn An một họa sĩ tĩnh vật và nhà văn. Tôi có duyên với anh Nguyễn Vạn An biết nhau thật lâu mà chưa được gặp. Tôi và Lâm Cúc thường nhớ về anh Lâm Chiêu Đồng một họa sĩ tài hoa tranh xé dán đất phương Nam, mà nay chỉ nhớ anh ấy trong tâm tưởng. Dường như trong các nghệ sĩ dân gian bậc thầy nhân cách và tài danh cao quý của họ đều ẩn chứa một triết lý nhân sinh phúc hậu thắm thiết yêu bà mẹ thiên nhiên và con người bàng bạc triết Việt hồn Việt. Họ như thiền sư giữa đời thường, như các bài lặng lẽ đạo học của thầy Thích Giác Tâm chùa Bửu Minh mà tôi thích ghé đàm đạo Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời.
Hoàng Kim xin chép lại 5 ảnh và kỷ niệm về anh và mình yêu thích, cũng chép lại tặng anh Trương Minh Thảo bức tượng nổi tiếng của Antonio Canova tại Ý bài thơ ‘Phút bên em Kamina” của chính mình khi chiêm ngưỡng nét đẹp hoàn hảo đó. Bức ảnh “Nhớ Mẹ” của anh Nguyễn Vạn An và bài thơ “Đợi anh” một kỷ niệm không quên
(*) Đôi lời ghi chú cho lời bình ở trên:
PHÚT BÊN EM
Hoàng Kim
 
CHÀO NGÀY MỚI 9 THÁNG 3
Hoàng Kim
CNM365Chào ngày mới 9 tháng 3. Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Nguyễn Trãi ‘nhật nguyệt hối rồi lại minh’; Trương Minh Thảo thung dung hoa cỏ;Ai tiễn ai vào trận đánh; Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 2016 trăng che mặt trời, ‘nhật nguyệt hối rồi lại minh’ ; Ngày 9 tháng 3 năm 2000, ngày mất Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư nổi tiếng Việt Nam (sinh năm 1926). Ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955, là tác giả nhiều công trình kiến trúc hiện đại như Dinh Độc Lập là Dinh Thống Nhất ngày nay (chữ T), Chợ Đà Lạt (chữ H), Trường Đại học Nông Nghiệp Thủ Đức (chữ U), Hồ Con Rùa (dấu nặng) Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn … Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên Thái tử Lưu Triệt lên ngôi hoàng đế triều Hán ở tuổi 15, tức Hán Vũ Đế. Nước Nam Việt thuở ấy bị nhập vào nhà Hán, cho đến cuộc chiến tranh giải phóng khởi nghĩa Lam Sơn “Nhật nguyệt hối rồi lại minh” Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu.(Nguyễn Trãi); Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản tiến hành đảo chính Pháp tại Đông Dương, sau đó Nhật Bản tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, Cam pu chia, và Lào trên danh nghĩa. Pháp bại, Nhật hàng. Việt Minh nhân cơ hội này đã giành độc lập Việt Nam từ tay Nhật. Ngày 9 tháng 3 năm 1814, Ngày sinh Taras Shevchenko, đại thi hào dân tộc Ukraina, viện sĩ, họa sĩ, chiến sĩ đấu tranh vì dân tộc, phát triển và hoàn thiện nền văn học mới, ngôn ngữ mới của Ukraina (mất năm 1861). Bài chọn lọc ngày 9 tháng 3. Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Nguyễn Trãi ‘nhật nguyệt hối rồi lại minh’; Trương Minh Thảo thung dung hoa cỏ; Ai tiễn ai vào trận đánh; Thông tin tại Cây Lương thực Việt Nam http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-3/(mở trong cửa sổ mới)
DINH THỐNG NHẤT VÀ VƯỜN TAO ĐÀN
Hoàng Kim
Dinh Thống Nhất và vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Dinh Thống Nhất
Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại, san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.
Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T là chữ cái đầu của chữ THỤ (trong chữ THIÊN THỤ”. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” qua bốn công trình chính liên hoàn: chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) là Hồ Con Rùa.Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.
Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.
Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.
Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),
Vườn Tao Đàn
Đền Hùng tại chính mặt sau Dinh Thống Nhất của Vườn Tao Đàn “lá phổi xanh thành phố”. Trong Vườn Tao Đàn có Đền Hùng, Giếng Ngọc đền Hùng, đền Mẫu Phương Nam, vườn đá tiếng Việt, hồ sen đền Hùng, vườn hoa và cây xanh Tao Đàn. Quần thể danh thắng Dinh Thống Nhất, Vườn Tao Đàn, Hồ Con Rùa “mắt ngọc của đầu rồng” trở thành vùng sử thi huyền thoại. Đền Hùng tại vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng khát vọng đất nước Việt Nam thống nhất, hòa hợp dân tộc, không chấp nhận chia rẽ “chia để trị” đã thấm vào máu thịt của con dân Việt. “Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Dinh Thống Nhất vì thế đã thay cho tên gọi Dinh Độc Lập và Dinh Thống đốc Nam Kỳ trước đó.
Mẫu Phương Nam ở Vườn Tao Đàn trong quần thể Đền Hùng cùng với mẫu Việt Nam, Bác Hồ, Giếng Ngọc Đền Hùng là những điểm nhấn lịch sử, địa chính trị, văn hóa, tâm linh huyền thoại.
Đất Gia Định xưa
Lược sử đất Gia Định xưa được tóm tắt trong câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc”: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long“.
Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, “thuộc” một cách lỏng lẻo: “các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa” .
Lưu dân Việt theo sử liệu ,đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Lưu dân Việt do mưu sinh, nên có thể đã có mặt ở Sài Gòn Gia Định từ xa xưa hơn so với cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II, mà quan hệ Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn
Chuyện kể rằng: Tiên chúa Nguyễn Hoàng, người khởi đầu của chín đời chúa Nguyễn và mười ba đời vua vương triều nhà Nguyễn, đã nghe theo lời khuyên của bậc danh sĩ tinh hoa hiền tài lỗi lạc, nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” . Ông đã nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên đã đồng ý, và tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm vào năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng với các chúa Nguyễn sau này làm chúa phương Nam trong khi Trình Kiểm cùng với các chúa Trịnh sau đó làm chúa phương Bắc, tạo nên cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, Trịnh-Nguyễn phân tranh của thời Nhà Hậu Lê. Nguyễn Hoàng dùng các danh thần Lương Văn Chánh, Văn Phong vừa chống lại sự quấy nhiễu cướp phá của Chăm Pa vừa mộ dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở rộng về Nam. Cho tới năm 1613 khi Nguyễn Hoàng mất, diện tích của xứ Thuận Quảng do Nguyễn Hoàng trấn nhậm đã rộng tới 45000 km²] trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (Quảng Bình nay) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, (tỉnh Phú Yên ngày nay và đã làm chủ Bãi Cát Vàng là một vùng đất vô chủ thời đó.
Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp và tuân theo di huấn chúa Nguyễn Hoàng: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam“. Ông trong dụng bậc kỳ tài kiệt xuất, nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ cùng với các danh tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến giữ vững nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài, làm cho Đàng Trong thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra, xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua và mở đất phương Nam thuận thời, thuận lòng người.
Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome, và gả con gái là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Hai cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm và Việt – Chân diễn ra tốt đẹp. Đàng Trong thời ấy vốn đã được các nước lân ban rất nể phục . Sự kiện hai cuộc lương duyên này càng làm cho mối bang giao của Đàng Trong ở mặt phía Nam ổn định, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt di dân và mở rộng lãnh thổ về phương Nam.
Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Lan kế nghiệp cho đến năm 1648 thì truyền ngôi cho cho con trai là Nguyễn Phúc Tần rồi mất. Cùng năm ấy (1648) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp cho đến năm 1687 và việc Nam tiến của người Việt đến Sài Gòn Gia Định ở thời này càng nhiều hơn trước. Năm 1658, tình hình Chân Lạp rối ren, chú cướp ngôi của cháu. Hai người con sống sót của vua Chân Lạp Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Họ đã theo lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.
Sách Gia Định thành thông chí chép: “Năm Mậu Tuất (1658)…vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)…đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội…Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất”..]
Ang Sur lên ngôi vua xưng là Barom Reachea V, đóng tại Oudong (cố đô Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 trước khi vương triều Khmer thiên đô xuống Phnom Penh), phong cho em là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn. Các Quốc vương Chân Lạp đổi lại phải thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ, dẫn tới hệ quả người Việt chuyển đến sinh sống nhiều ở vùng đất thuộc Chân Lạp.
Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V (Ang Sur) bị Bô Tâmgiết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III. Ang Tan (Nặc Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân (Ramathipadi I). Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom Reachea V lên ngôi sau đó, xưng là Keo Fa II. Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Thái Lan (Ayutthaya) đánh Nặc Ông Nộn (Ang Nan) và chiếm được thành Sài Gòn. Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở Khánh Hòa (dinh Thái Khang xưa). Trong khi đó, Nặc Ông Đài đắp lũy chống giữ ở vùng Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay và đắp thành Nam Vang, nhờ Xiêm (Thái Lan) cứu viện để chống lại quân chúa Nguyễn. Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài. Năm 1674, quân Nguyễn chiếm được (Sài Gòn Gia Định (đất Sài Côn xưa thuộc trấn Phiên An), và tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng và bị thuộc hạ giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Oudong (cố đô Campuchia như đã dẫn) và để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ, đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống. Chúa Nguyễn gia phong cho Nguyễn Dương Lâm làm Trấn thủ dinh Thái Khang (Khánh Hòa) lo việc phòng ngự ngoài biên và làm chủ tình thế cả vùng Đồng Nai. Phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) sát nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Đàng Trong năm 1693.
Năm 1679, các quan tướng nhà Minh không chịu làm tôi nhà Thanh là Dương Ngạn Địch (tổng binh Long Môn, Quảng Tây) với Hoàng Tiến (phó tướng), Trần Thượng Xuyên ( tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm thuộc Quảng Đông) và Trần An Bình (phó tướng), đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền cập bến cửa Hàn xin được làm dân mọn xứ Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tầnkhao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai khẩn đất đai. Mặt khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến đem binh thuyền vào cửa Xoài Rạp và cửa Đại cửa Tiểu thuộc trấn Định Tường dừng trú tại xứ Mỹ Tho. Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình thì đem binh thuyền vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại Đồng Nai ( trấn Biên Hòa). Họ khai khẩn đất đai, lập ra phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và lui tới tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra cả vùng Đông Phố.
Khi nhà Minh bị diệt, gần như cùng lúc với Trần Thượng Xuyên ở Cù lao Phố, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho, Mạc Cửu, một thương gia trẻ, cũng bỏ nước ra đi. Đến vùng Chân Lạp, ông bỏ tiền ra mua chức Ốc Nha và làm quan tại đây. Tuy nhiên do tình hình Chân Lạp hết sức rối ren, ông bỏ Nam Vang về phủ Sài Mạt…
Gia Định thành thông chí là sách địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn. Sách gồm sáu quyển, đóng làm 3 tập theo bản chép tay lưu tại thư viện Viện sử học Việt Nam (ký hiệu HV. 151 (1-6). Việc biên soạn được cho là đã tiến hành vào giữa các năm 1820 và 1822. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép về Mạc Cửu ở đất Hà Tiên: “Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả –réam), Cần Bột (Cần Vọt – Kam pôt), Hương Úc (Vũng Thơm – Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông).
Sách Gia Định thành thông chí chép tiếp: Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và các di thần người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708[11] Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục. “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng biểu trần trình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc.
Như vậy, các chúa Nguyễn sau các cuộc di dân của người Việt ở Đàng Trong vào sinh sống chung với người Khmer đã lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác. Từ năm 1698 đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816
Lịch sử Sài Gòn Gia Định đến nay đã có hơn 320 năm.
Dinh Thống Nhất xưa và nay
Dinh Thống Nhất trước khi Việt Nam thống nhất năm 1975 gọi là Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962 thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966. Trước đó thời Pháp thuộc, tại nơi này dinh cũ gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng năm 1868 theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l’Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1] thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) của chính quyền Việt Nam hiện nay.
Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60.
Hoàng Kim
(sưu tầm, tổng hợp, biên soạn)
(*) Kế tiếp quần thể danh thắng “Dinh Thống Nhất – Vườn Tao Đàn – Hồ Con Rùa“, quần thể danh thắng “Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – đường hoa Sài Gòn- Tòa nhà cao tầng Bitesco – Bến Nhà Rồng” cũng là biểu tượng đặc biệt của các điểm đến được ưa thích nhất.
NGUYỄN TRÃI ‘NHẬT NGUYỆT HỐI RỒI LẠI MINH’
Hoàng Kim
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Trời trăng che đêm rồi lại sáng
Thơ Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 bao chuyện lạ lùng
Ngày 9 tháng 3 năm 141 trước công nguyên
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi.
Nước Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục nhã sạch làu.
Thơ Nguyễn Trãi đã viết như sau:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”…
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Văn bia Vĩnh Lăng di sản rõ ràng.
(Sách sử nay Đinh Lê Lý Trần
thay thế cho Triệu Đinh Lý Trần
Trăng che trời, sửa thơ Nguyễn Trãi ???
Đối sao được Hàn Đường Tống Nguyên)
Nước Nam Việt Triệu Đà tích xưa còn đó
Thời ấy Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu.
Chính sử vẫn còn sự thật ở đâu???
Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng giao với trời
Nhật thực hôm nay.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
TRƯƠNG MINH THẢO THUNG DUNG HOA CỎ
Hoàng Kim
Cám ơn thầy giáo họa sĩ Trương Minh Thảo (Truong Thao), thật hân hạnh được làm bạn với anh, thật vui mừng đã có một khoảng lặng thật hữu ích được thăm anh và các bạn quý của anh, đắm mình vào các tác phẩm hoa cỏ thiên nhiên và niềm vui bình dị của anh. Biết ơn anh một thầy giáo họa sĩ tài hoa và một nhân cách tâm hồn tuyệt đẹp.
“Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào”, câu ngạn ngữ này lắng đọng kinh nghiệm sống nhân văn. Thật vui thăm anh biết thêm nhiều bạn tốt.
Ảnh của anh thật đẹp, trong sáng một không gian nghệ thuật. Tôi ghé thăm anh Trương Minh Thảo bỗng nhớ quay quắt anh Nguyễn Vạn An một họa sĩ tĩnh vật và nhà văn. Tôi có duyên với anh Nguyễn Vạn An biết nhau thật lâu mà chưa được gặp. Tôi và Lâm Cúc thường nhớ về anh Lâm Chiêu Đồng một họa sĩ tài hoa tranh xé dán đất phương Nam, mà nay chỉ nhớ anh ấy trong tâm tưởng. Dường như trong các nghệ sĩ dân gian bậc thầy nhân cách và tài danh cao quý của họ đều ẩn chứa một triết lý nhân sinh phúc hậu thắm thiết yêu bà mẹ thiên nhiên và con người bàng bạc triết Việt hồn Việt. Họ như thiền sư giữa đời thường, như các bài lặng lẽ đạo học của thầy Thích Giác Tâm chùa Bửu Minh mà tôi thích ghé đàm đạo Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời.
Hoàng Kim xin chép lại 5 ảnh và kỷ niệm về anh và mình yêu thích, cũng chép lại tặng anh Trương Minh Thảo bức tượng nổi tiếng của Antonio Canova tại Ý bài thơ ‘Phút bên em Kamina” của chính mình khi chiêm ngưỡng nét đẹp hoàn hảo đó. Bức ảnh “Nhớ Mẹ” của anh Nguyễn Vạn An và bài thơ “Đợi anh” một kỷ niệm không quên
(*) Đôi lời ghi chú cho lời bình ở trên:
PHÚT BÊN EM
Hoàng Kim
Kamina, Kamina
Anh gọi tên em Kamina
của Antonio Canova
trong bảo tàng nghệ thuật.
Anh bồi hồi cầm tay em
đến bên tượng Gớt
phút giây này
tình yêu này
em là suối nhạc
để Bethoven dâng đời
kiệt tác “Ánh trăng”.
Kamina Kamina
Em là tượng thần Tình yêu
rung động hoá thân
dưới bàn tay vàng
của Antonio Canova.
Em là mơ hay là thật?
Anh muốn ôm em vào lòng
hôn lên đôi môi ngọt ngào
và áp đầu lên ngực
để những phút giây thần tiên
được sống bên em
say đắm đến vô cùng.
ĐỢI ANH Hoàng Kim
Anh như cơn mưa ngọt đầu mùa
Mang đến niềm vui của ngày gieo hạt
Mai Việt nở bừng khoe sắc
Đằm thắm ”Lời thì thầm của dòng sông”
Anh và em như bức tranh tĩnh vật treo tường
Một đôi bình gốm qúy
Cặp bình giản dị
Sang trọng,
khiêm nhường
tỏa sáng cho nhau
Anh mang đến cho em giấc ngủ nhiệm màu
Xoá đi ưu tư phiền muộn
Anh vỗ về em
bằng lời ru ngọt ngào cảm động
Tìm những nét cao quý nhất trong em
mà trân trọng giãi bày
Anh thân yêu
Nay anh đã xa rồi
Em vẫn ước mong anh
Đợi anh ngày trở lại
ĐỢI ANH bài thơ của sự khát khao chờ đợi. Anh Vạn An là chủ bút của blog THƠ VÀ VẼ. Anh là người trãi nghiệm, giản dị và tinh tế. Anh đã thân ái chào cư dân blog để đi đâu không rõ. Việc anh vắng lâu đã làm nhiều người sững sờ, trong đó có Lâm Cúc, Huỳnh Mai, Bích Nga, Hoài Vân, Phương Phương SG, Juliete … và tôi là những người thường được anh dành ưu ái cảm nhận. Tội nghiệp cho Juliette, sau khi anh đi, cô cũng bặt tin luôn kể từ dạo đó. Thế mới thấy những người tri kỷ họ quý nhau đến dường nào . Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với trang webblog của anh Vạn An đều nhìn nhận rằng đây là một nhà họa sỹ bậc thầy và là một nhà thơ tài hoa. Tôi đã viết bài thơ “Đợi Anh” cho anh, cho tôi, cho con tôi và cho những người yêu đang khao khát chờ đợi. Tôi cũng viết bài thơ này cho những người thân thương đang ngóng đợi người thân hoặc ngóng trông điều lành và niềm vui. Cái giá của sự chờ đợi thật lớn. Hạnh Phúc thay cho ai biết mình đang được yêu thương và chờ đợi và thực sự hiểu hết cái giá của sự khắc khoải chờ đợi đó.
Note: Dưới đây là bản lưu câu chuyên Nguyễn Vạn An trong tôi chưa bao giờ cũ
HỒN CỦA TƯỢNG
Nguyễn Vạn An
Mới gặp Anh đêm nay,
Xin Anh chỉ phác em vài nét,
Hướng môt dáng ngồi, níu hai cánh tay,
Nắn một áng lưng, gọt một bờ vai.
Em e thẹn quay đi,
biết Anh đang nhìn em tha thiết,
Xin Anh nhè nhẹ thôi !
Anh muốn tìm hiểu em,
hiểu từng chi tiết,
Em chẳng có gì giấu Anh hết,
Vì em biết,
Anh sẽ tìm những cái gì cao quý nhất,
Trong thân em,
Mà trân trọng dãi bầy!
Đêm nay, rồi ngày mai, rồi ngày mốt,
Trong không gian linh thiêng của mỹ thuật,
Thất bại hay thành công,
đời đôi ta đã dính chặt.
Tất cả cuộc đời em,
em đã đặt,
Trong đôi bàn tay Anh,
Ngay từ giây phút này,…..
CẢM NHẬN:
HOÀNG NGÂU : Một bài thơ cảm tác, lời sắc, ý sâu.
Em …Vùng đất hoang sơ,
Ôi! Hỡi thần vệ nữ,
E ấp đến khôn cùng,
Trái tim kia có biết,
Tình yêu như cháy bỏng,
Tâm hồn người cuồng si,
Một nét đẹp hoang sơ,
Như một vùng đất sơ khai, hoang dã,
Chưa được khai phá với gam màu,
Vàng, nâu hoà hợp,
Dưới ánh sáng dịu mát của ngọn đèn.
Một bên nóng bỏng tình yêu,
Một bên tôn thờ thần tượng,
Thoát tục ôi tình yêu thanh khiết …
Đừng quá vội vàng,
MAI THẢO : Van An, It is a Magnificent Art work… Thanks so much for sharing. Have a wonderful weekend.
LAN HƯƠNG : Chào Anh Vạn An ! Bài thơ và bức họa thật đẹp, anh thật đa tài. Hôm nay LP mới có dịp ghé thăm anh và mong được làm quen. Chúc anh luôn vui may mắn hạnh phúc thành đạt. Thân ái.
THANH ANH : Hiểu được không hởi người? TA đã quá hiểu TA. Khi đã chọn cái nghiệp duyên. Sống với tất cả….., chết với tất cả !
Đêm nay em đến,
Lộ bày cùng anh tất cả,
Đến với hồn tượng,
Đến với nghệ thuật,
Bàn tay anh nắn nót,
Bàn tay anh chỉnh trang,
Cho thân em hoàn hảo,
Cho thân em tuyệt vời,
Ánh sáng nào diệu kỳ,
Tìm nơi nào nổi bật,
Cho hồn em sống dậy,
Cho hồn tượng cùng em..
Mong bức tượng sớm hoàn thành dưới bàn tay người điêu khắc, bàn tay người họa sỹ. Thân! TA
BI : Lời Thì Thầm Nửa Đêm…
Nửa đêm…
Ting… Ting… Ting…
Chuông đồng hồ chậm rãi gõ mười hai tiếng…
Và theo quy luật của xứ Hội Họa, cứ sau nửa đêm, những tác phẩm của chàng nghệ sĩ tài hoa lại rục rịch, cử động, đi đứng, nói năng, như một con người thật sự!
Nơi góc phòng, trong bóng tối lờ mờ, bức tượng của người thiếu nữ chợt lóe lên rồi vụt tắt. Có một tiếng thở dài nhẹ thoát ra rồi nàng uể oải đứng dậy.
Khi nàng đứng thẳng lên, hết thảy mọi đồ vật trong phòng đều mở to mắt nhìn nàng, trầm trồ khen ngợi. Vóc nàng cao dong dỏng, dáng nàng thanh thoát, mái tóc dày màu nâu đồng được bới cao trên đỉnh đầu, làm nổi bật khuôn mặt thanh tú với làn da trắng hồng mịn màng.
Nàng mềm mại bước đi. Hoàn toàn khỏa thân. Đúng vậy. Bởi chàng nghệ sĩ tài hoa vì quá mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc đã quên dùng tấm khăn voan mỏng khoác lại lên người nàng để ú ấm. Nàng đảo mắt nhìn quanh. Tấm khăn voan mỏng kia rồi. Được vắt hờ trên lưng ghế sofa.
Người thiếu nữ rảo chân đến chiếc sofa, với tay định lấy tấm khăn voan để trùm lên người. Nhưng rồi nàng khựng lại. Trên ghế, chàng nghệ sĩ tài hoa đang nằm dài, mắt nhắm chặt, ngủ say sưa. Hơi thở từ lồng ngực chàng thoát ra nhè nhẹ, nhè nhẹ…
Nàng dịu dàng bước đến gần, lặng lẽ đứng ngắm nhìn một nửa khuôn mặt chàng nổi lên trong ánh nến, một nửa khuôn mặt kia vẫn còn chìm trong bóng tối. Nàng quỳ xuống bên chàng, rồi từ đôi môi mọng đỏ thốt ra lời thì thầm:
“Đêm nay, rồi ngày mai, rồi ngày mốt,
Trong không gian linh thiêng của mỹ thuật,
Thất bại hay thành công, đời đôi ta đã dính chặt,
Tất cả cuộc đời em, em đã đặt
Trong đôi bàn tay Anh,
Ngay từ giây phút này…”
Và người thiếu nữ từ từ cúi xuống…
HOÀNG NGUYÊN :
Kính chào anh An, lại được thưởng thức một tài nghệ khác của anh, bức tượng đẹp qúa… em mê nhất kiểu ngồi của bức tượng.. nó mang vẻ huyền bí, mà cao sang, ngoài ra ánh đèn anh để cũng rất tuyệt … còn một của người con gái lại quay đi một cách e lệ. Sống và duyên quá… Cảm ơn anh đã cho xem bức tượng.
JULIETTE : Anh An.
Bài thơ của anh.
Bức tượng của anh.
Hòa quyện vào nhau
trong lời thì thầm của người thiếu nữ.
Lúc nửa đêm.
Cổ đã mỏi.
Chân đã tê.
Nhưng nàng vẫn ngồi im.
Ngồi im thật kiên nhẫn.
Ngồi im thật dịu dàng.
Để mặc cho người nghệ sĩ:
“Hướng môt dáng ngồi, níu hai cánh tay,
Nắn một áng lưng, gọt một bờ vai”.
Nét mặt nàng e thẹn quay đi,
trái tim nàng thì thùng đập mạnh.
Nhưng nàng vẫn ngồi im.
Với một lòng tin.
Tuyệt đối.
“Tất cả cuộc đời em, em đã đặt
Trong đôi bàn tay Anh,
Ngay từ giây phút này…”
Anh An.
Đọc bài thơ của anh, Juliette cũng ngồi im. Xúc động. Xao xuyến.
Người nghệ sĩ ơi, Juliette xin được chia sẻ giây phút giao hòa này với anh…
BI : Chào bạn.
Bi thích bức tượng & bài thơ của bạn.
Nhưng không hiểu tại sao lại thích nữa…
Có lẽ Bi đành phải chờ đọc phần bình luận của bạn Hoài Vân & phần phân tích của bạn NLC.
Take care. Bảo trọng nha.
PHƯƠNG PHƯƠNG :
Tất cả cuộc đời em, em đã đặt
Trong đôi bàn tay Anh,
Ngay từ giây phút này,…
Đúng là phụ nữ anh An nhỉ ? Cả tin và ngây ngô !
“sâu sắc như cơi đựng trầu “
hì …hì .
PHAN CHÍ THẮNG: Tôi chỉ có thể đắm đuối ngắm bức tượng, tự nhủ: “Miễn bình luận!”. Bởi khi mình tiếp xúc được với “Hồn của tượng” rồi thì không ngôn ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc… Cảm ơn anh An!
NGUYỄN LÂM CÚC : Một bờ vai thon thả, mềm mại như suối nước; một ngấn cổ kiêu sa; một bờ ngực tân thanh; một dáng ngồi e ấp; một chút buồn trên nét mặt dịu dàng…đá ư? Có thể là không chắc. Đẹp! thật đẹp!
NGUYỄN LÂM CÚC :
NLC thăm nhà anh An hôm nay, đọc cảm nhận của anh: “ Tôi sẽ đọc những lời cùa Cúc cho Nàng nghe, chắc Nàng sẽ cảm động lắm!” Phải, đôi khi ta thật cần những người bạn như Nàng của anh An. Có thể có những người thật may mắn, chung quanh họ luôn có những người ân cần, thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ gần gũi. Nhưng may mắn đâu mỉm cười với tất cả. Vì vậy, bằng lòng tâm tình với cây cỏ, thì thầm những lời của đáy lòng để nguôi khuây, cũng là một cách mà NLC hay làm. Bên ngoài hành lang cầu thang lên phòng làm việc của NLC, có một cây điều xum xuê. Không biết bao nhiêu lần Cúc nói chuyện với con kỳ nhông và những chú chim sẻ có đôi chân tí xíu, về nhảy nhót trên cành. Đã có một thời, trong trái tim âu sầu và lạnh lẻo của Cúc bừng lên một ngọn lửa nhỏ nhoi, ấm áp, một tình yêu thầm lặng. Ngọn lửa ấy reo lên, hát bài tình ca riêng của nó…những ngày tháng ngắn ngủi ấy sưởi ấm Cúc, thậm chí có lúc Cúc thấy mình hạnh phúc ngất ngây, dù chút hạnh phúc ấy nhỏ lắm! Mơ hồ lắm! Để chia sẻ, Cúc từng bảo: “ Kỳ nhông ơi, chim sẻ ơi! Lòng ta thật ấm áp. Các bạn có biết không, ta đang mang trong lòng một tình yêu đấy. Một tình yêu, bạn biết không?”Lời thì thầm đó phải chi vẫn cứ mãi được thầm thì…Sau này, Cúc nhìn những chú chim sâu, nhìn con kỳ nhông đã về cả đôi trên cành cây và im lặng, ngọn lửa nhỏ nhoi ấy đã tắt, tiếng hát trong lòng tắt lịm. Lòng Cúc hoang vu. Cúc không có gì để thầm thì nữa, để reo lên khe khẽ nữa. Hằng ngày, sáng và chiều nhạt nhòa trôi qua…
Bây giờ, Cúc có bức tranh “ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” đó chính là người bạn, mỗi ngày Cúc lại kể cho Tuyết Mai nghe nỗi lòng của mình. Có hôm, ra về không kịp nói lời tạm biệt, lòng thấy ray rứt. Những người bạn thầm lặng luôn dành cho một sự im lặng sẻ chia. Những người bạn ấy chưa bao giờ từ chối khi bạn muốn giải bày, luôn lắng nghe và thấu hiểu.
HUỲNH MAI : Anh An,
Ẩn trong dáng ngồi, trong vầng ánh sáng là cả một nỗi đam mê.
“Tất cả cuộc đời em, em đã đặt
Trong đôi bàn tay Anh,
Ngay từ giây phút này ! »
…………
Và mãi mãi thuộc về anh
Một linh hồn bất diệt,
Một tình yêu tinh khiết,
Và những điều kỳ diệu của bóng đêm…”
Bức tượng cũng trở nên có linh hồn khi được tạc bằng đôi tay và cả bằng tình yêu của người nghệ sĩ. Mong được xem nhiều tác phẩm đẹp của anh.
HOÀNG KIM : Anh An ơi! Mình xúc động về bài thơ này của anh và lời thơ họa vần của Juliette. Bài thơ anh thật hay, bức ảnh tuyệt đẹp. Bài thơ của Juliette là bài họa thật hay! Đọc bài thơ của anh, mình cũng ngồi im. Ngồi im rất lâu. Xúc động. Mình có bài thơ làm trước đây ở bảo tàng nghệ thuật tại Ý, xin được hoạ vần thơ anh:
DẠY VÀ HỌC. Nguyễn Vạn An là một họa sĩ tài hoa Việt kiều tại Pháp. Anh viết thơ văn hay, giỏi chơi đàn và khiếu thưởng thức nghệ thuật tinh tế. Thơ văn anh giản dị, giàu tính nhân văn. Sau trang viết thấp thoáng hình bóng một người tốt, hiền lành, có chút hài hước kín đáo. Tác phẩm chính của anh tại trang Nguyễn Vạn An, dưới đây trích đăng hai bài.Nhớ Mẹ, Hồn của tượng; Tôi đã viết bài thơ “Đợi anh” sau một thời gian anh vắng lâu trên blog
NHỚ MẸ Nguyễn Vạn An
Tối nay ngồi vẽ mẹ. Một người mẹ của đồng quê đất Việt. Da mặt mẹ đã xạm đen vì giãi dầu. Đôi mắt mẹ đã chĩu xuống vì suy nghĩ, vì chịu đựng, vì lo lắng cho các con. Đôi môi mẹ đã khô khan nứt nẻ, vì tranh thủ, vì buôn bán, vì cãi cọ, vì van xin, vì cầu nguyện. Cứ mỗi nỗi nhớ là vẽ một nét nhăn trên mặt mẹ. Vẽ một lúc thì mặt mẹ đầy nét nhăn nheo. Vậy mà nỗi nhớ vẫn chưa nguôi. Làm sao con có thể vẽ được hết nỗi nhớ mẹ ! Từ lúc sanh đứa con đầu, mẹ chỉ sống về chúng con. Bây giờ chúng con đã khôn lớn, đã nên người. Mẹ muốn gì chúng con cũng có thể đem về cho mẹ được. Nhưng mà mẹ đã đi rồi !
CẢM NHẬN :
MƯA RÀO THÁNG SÁU: “Cứ mỗi nỗi nhớ là vẽ một nét nhăn trên mặt mẹ. Vẽ một lúc thì mặt mẹ đầy nét nhăn nheo. Vậy mà nỗi nhớ vẫn chưa nguôi. Làm sao con có thể vẽ được hết nỗi nhớ mẹ” Tình cảm dành cho mẹ luôn luôn là hằng số không đổi anh An nhỉ. Nét vẽ và tình cảm anh tặng mẹ nói lên điều đó.!
VŨ THANH HOA: Ánh mắt và dáng ngồi của Mẹ nói lên cuộc sống và sự hy sinh, cam chịu. Mẹ là quê hương, là quá khứ, là chỗ dựa tin tưởng cuối cùng. Cám ơn anh.
NGUYỄN ĐỨC ĐÁT: Nét vẽ rất nhuyễn, diễn tả được người mẹ có cuộc đời vất vả, gian khổ. Mẹ đang nhìn về phía các con, lo lắng cho con mà quên cả thân mình. Ngắm kỹ thấy hao hao mẹ mình An ạ.
VÕ KIM NGÂN: Nét vẽ đơn giản, sắc màu nâu nhạt, mẹ với chiếc nón lá quen thuộc trên đầu, chiếc khăn quành cổ, đôi mắt dõi xa, nếp nhăn hằn trên khuôn mặt khiến hình ảnh người mẹ thật gần gũi, thân thương, mộc mạc, chân tình. Những nếp nhăn trên gương mặt mẹ là nếp gấp của thời gian, của những cay đắng, nhọc nhằn đã trải. Gương mặt mẹ toát lên sự nhân hậu, sự chịu đựng và cả sự bình tĩnh đối mặt với mọi lo toan phía trước. Đôi mắt của mẹ với ánh nhìn như dõi theo như lo lắng điều gì cho những đứa con xa…Bức tranh đẹp nhưng những lời văn được viết như bài thơ văn xuôi còn hay hơn nữa. Tình cảm người con trai dành cho mẹ thật đặc biệt và xúc động: Cứ mỗi nỗi nhớ là vẽ một nét nhăn trên mặt mẹ. Vẽ một lúc thì mặt mẹ đầy nét nhăn nheo. Vậy mà nỗi nhớ vẫn chưa nguôi. Làm sao con có thể vẽ được hết nỗi nhớ mẹ !
HOÀNG HÔN TÍM: Bức tranh này Vạn An vẽ rất tuyệt, tôi ngồi ngắm mãi và nhận thấy trong đôi mắt Mẹ mang một nét gì đấy vừa xa xăm lại vừa như chờ đợi. Xin chia sẻ với bạn. Cám ơn bạn nhé.
MÙA ĐÔNG: Mẹ với những nếp nhăn trên mặt là anh vẽ mẹ rất hiền. Mẹ đi rồi là theo cách nói của người trần. Nhưng trong anh mẹ đâu có đi. Anh được gì mẹ mừng nấy, anh làm gì không phải thì nhìn mắt mẹ thấy trũng hơn một chút. Sau này anh làm ông anh sẽ hiền lắm phải không anh?
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Giống mẹ bạn tôi quá Nhìn bức tranh như đọc được nội tâm nhân vật. Và đọc được cả tấm lòng người vẽ. Tình cờ, bức hồi ức chân dung mẹ cua An lại giống người mẹ của bạn tuổi thơ tôi. Thời nhỏ bà thường luộc lạc, nấu khoai cho hai đưa ăn sau mỗi lần đi chơi bóng bàn về. Bà mất đã lâu. Chân dung bà cũng đã nhòa nhiều trong trí nhớ của tôi. Nhưng bức vẽ này làm tôi gặp lại gương mặt gần gụi của bà. Cảm ơn An, người đã vẽ lên nỗi nhớ mẹ thật cảm động.
PHẠM DẠ THỦY: Nhà bạn đẹp và lạ lẫm quá đối với tôi. Bức vẽ MẸ làm tôi bâng khuâng mãi! “Bây giờ chúng con đã khôn lớn, đã nên người. Mẹ muốn gì chúng con cũng có thể đem về cho mẹ được. Nhưng mà mẹ đã đi rồi!” Tôi viết nhiều về chủ đề MẸ, cụ thể là người mẹ của tôi. Tôi có một câu thơ mang tình cảm và ý tưởng giống bạn trong bài thơ NHỚ MẸ: “Mẹ chưa có một ngày nhàn hạ / Cơm độn khoai nuốt nghẹn mẹ quen rồi,/ Giờ gạo trắng cơm thơm mẹ không còn nữa,/ Mâm cao cỗ đầy đâu còn mẹ mà vui!” Thế mới biết tình yêu mẹ của chúng ta, những đứa con mẹ đã dành hết cả cuộc đời, đều giống nhau An nhỉ !
HOA NẮNG :
Nỗi lo âu hằn trên vầng trán mẹ
Xa xăm nhìn tương lai ấy mù khơi
Nếp nhăn nhiều hơn gánh nặng một đời
Lo đàn con ngày mai trời trở rét
Tóc bạc màu thời gian nào có biết
Trong tâm mình trăn trở những âu lo …!
Lần đầu tiên ghé thăm nhà anh cũng bắt chước đọc vài suy nghĩ của mình qua bức họa phác thảo của anh. Bức phác thảo bà mẹ có ánh nhìn xa xăm pha chút gì đó đau đáu như chìm vào hư vô … khó diễn tả vì cái nhìn đôi khi ta lại thấy nó chùng xuống ưu tư.
PHƯƠNG XA: “Bạn ơi đừng khóc nữa Đừng để nước mắt rơi…” Phương Xa đang chiêm ngưỡng các tác phẩm của bạn. ĐAN TÂM :
Bạn vẽ mẹ bạn thật à? Không, hình như giống mẹ của ĐT hơn mẹ của bạn. Mẹ ĐT mất rồi, tháng 7 nầy tháng mưa ngâu, tháng của mùa Vu Lan báo hiếu ….. những người con không còn mẹ buồn thật nhiều.
RÊU ĐÁ :
Nỗi nhớ mẹ làm sao mà vẽ được
Nhớ trải dài tít tắp cả đời con
Nhớ làn da nâu dãi dầu đen sạm
Nhớ nụ cười móm mém nụ khoan dung
Nhớ đôi mắt đục mờ đâu còn rõ
Nhớ bao nếp hằn sâu vì tháng năm…
Con nhớ mẹ vỡ một trời mong nhớ
Mẹ tảo tần mưa nắng ruộng nương
Mang nỗi nhớ đong đầy con gói trọn
Cả bầu trời mới giữ vẹn nhớ thương.
HỒ CÚC HƯƠNG :
Bên trong là mẹ, là con, bên ngoài là thời gian trải nghiệm một đời của lòng con đối với mẹ. Mở ra là không gian hồi tưởng và khép lại là không gian thăm thẳm để rồi ngưng đọng lại trong lửng lơ thấp thỏm những lo sợ và buồn. Mẹ đã già ! Nay một phút buồn trông, tâm hồn trống rỗng, lòng buồn nhớ mẹ xa, nhớ những thương yêu vất vả, sự chăm chút đến độ san sức sống của mẹ qua con. Nỗi nhớ càng thêm bứt rứt ngày ngày, mọi thứ đóng chặt tâm hồn trong nỗi nhớ không nguôi, đóng chặt mà xoáy mãi, ngày càng sâu, càng lo âu sợ đến một ngày mẹ ra đi không định, lòng con bối rối, hoang mang …… Nhìn bức tranh anh VA, CH chợt thấy bồi hồi vì mẹ CH cũng là một người như thế
LỜI MẸ DẠY
Nguyễn Vạn An Nhân ngày lễ VU LAN, xin kể cho các bạn một mẩu chuyện nhỏ.
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi một dạ hội lớn ở nhà hát nhạc kịch Bastille tại Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm pờ lê đen, cở ra vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào, vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.Đang vui bỗng nhiên tôi im bặt, vì cảm thấy có cái gì khác lạ. Nhìn quanh mới thấy có hai ông bà cụ già người nghèo, áo quần lếch thếch, mặt mũi dơ bẩn, đang nhìn bọn chúng tôi. Các bạn tôi cũng ngừng nói chuyện. Cặp vợ chồng, nhất là người đàn bà, nhìn chúng tôi hằm hằm. Bà vợ nhìn vòng vòng, rồi bất chợt trừng mắt về phía tôi. Bà khệnh khạng đến gần, cố ý đánh rơi một đồng tiền xuống đất, nhìn tôi rồi quát lên : « Nhặt đồng xu cho tao ! ».
Các bạn tôi đùng đùng nổi giận. Có người nói : « Thôi tụi mình đi đi, trễ giờ rồi ! ».
Tôi thấy lòng dâng lên đầy thông cảm, cúi xuống tìm đồng xu, rồi móc túi lấy một đồng khác, trịnh trọng, lễ phép, đưa hai đồng tiền cho bà ta. Các bạn tôi im lặng nhìn theo, không ai nói gì. Chúng tôi ùn ùn kéo nhau đi.
Dù bà lên tiếng hằn học, tôi không giận, vì đã thấy sự cách biệt lố bịch giữa chúng tôi và vợ chồng hai người kia. Nhưng tôi hiểu tại sao tôi tự động có cử chỉ lễ phép như vậy. Đó là vì tôi nhớ những kỷ niệm hồi còn nhỏ ! Hồi đó, mẹ tôi luôn luôn cất sẵn mấy đồng tiền trong một cái hộp, để cho người nghèo. Nhiều người ăn mày đói rách hay đi qua trước cửa. Họ rên la, chúng tôi sợ lắm. Mỗi lần nghe họ, mẹ tôi lại lấy một chút tiền rồi gọi một đứa đem ra cho. Mẹ nói « Con phải cầm hai tay, rồi cúi chào và lễ phép đưa cho người ta !» Khi đến lượt, tôi cầm tiền chạy ù ra, làm như mẹ nói, rồi chạy ù vào ôm chân mẹ… Không biết bao nhiêu năm đã lưu lạc xứ người, mà trong tiềm thức, tôi vẫn còn nhớ lời mẹ dặn.
CẢM NHẬN
HÀ MY : Mẩu chuyện của anh thật xúc động. Giữa đời thừong vẫn còn xảy ra đấy anh ơi! Em thật ấn tượng với Mẹ anh, một người Mẹ đầy lòng nhân ái mà không dễ gì ai cũng có được. Xin được trân trọng kỷ niệm ngày thơ của anh, một kỷ niệm đáng quý vô cùng anh ạ. Em chúc Mẹ và anh một mùa Vu Lan bình yên
KHẢI NGUYÊN : Em nhớ ngày em còn nhỏ, mẹ nuôi em dắt về quê, rồi qua cánh đồng để tới thắp hương cho ba mẹ em. Mỗi lần đều đi qua ngôi mộ của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Một lần, đi ngang qua đó, mẹ em đã nói: – Mả trạng Bùng đấy con! Ông ấy dạy “khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”. Thế nên con phải học để biết, biết nhiều điều để sống tốt con ạ!”.Càng ngẫm càng thấy đúng anh nhỉ? Giờ mẹ em không thể nói được gì nữa, bệnh tháng nay và đang sống “thực vật”. Nhưng em không bao giờ quên lời truyền dạy mang nhiều ý nghĩa ấy!
HOÀI VÂN : Câu chuyện giản dị mà cảm động anh ạ. Mẹ anh quả là một người mẹ đầy nhân ái.
THANH TỊNH : Thanh Tịnh cảm nhận được ở anh một tấm lòng nhân hậu, ghi nhớ từ lời mẹ dặn. Chúc anh mùa Vu Lan an lành! HOALUCBINH : Trong đám đông ồn ào, cười nói ha hả ấy sao bà cụ nghèo lại chọn anh nhỉ? Có lẽ bà ấy nghĩ là anh hiền lành, không phản ứng dữ dội, …Nói chung cuối cùng bà ấy có con mắt rất tinh đời. Và sau khi anh đi, bà ấy sẽ thấy được an ủi rất nhiều. Nếu không, chắc đó là một ngày kinh khủng đối với hai vợ chồng. Em hy vọng đấy là lần cuối cùng họ cáu vì chuyện người khác.
VKN : Câu chuyện thực, giản dị mà sâu sắc anh An ạ. Cảm ơn anh. N
NGUYENVANHIEU : Tôi chợt nhận ra mình đã quên lời mẹ dạy nhiều quá. Không biết con tôi có nhớ lời tôi dạy hôm nay không nhỉ? Những người như nhân vật trong câu chuyện không nhiều, nhưng chính bởi thế anh ta mới vượt qua xúc cảm nông nổi như đám bạn, và trở thành người lớn…
HANYEN : Câu chuyện thật cảm động. Trong bàn tay những người mẹ nhân từ là những người con nhân hậu.
LỜI MẸ DẠY Nguyễn Vạn An Nhân ngày lễ VU LAN, xin kể cho các bạn một mẩu chuyện nhỏ.
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi một dạ hội lớn ở nhà hát nhạc kịch Bastille tại Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm pờ lê đen, cở ra vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào, vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.Đang vui bỗng nhiên tôi im bặt, vì cảm thấy có cái gì khác lạ. Nhìn quanh mới thấy có hai ông bà cụ già người nghèo, áo quần lếch thếch, mặt mũi dơ bẩn, đang nhìn bọn chúng tôi. Các bạn tôi cũng ngừng nói chuyện. Cặp vợ chồng, nhất là người đàn bà, nhìn chúng tôi hằm hằm. Bà vợ nhìn vòng vòng, rồi bất chợt trừng mắt về phía tôi. Bà khệnh khạng đến gần, cố ý đánh rơi một đồng tiền xuống đất, nhìn tôi rồi quát lên : « Nhặt đồng xu cho tao ! ».
Các bạn tôi đùng đùng nổi giận. Có người nói : « Thôi tụi mình đi đi, trễ giờ rồi ! ».
Tôi thấy lòng dâng lên đầy thông cảm, cúi xuống tìm đồng xu, rồi móc túi lấy một đồng khác, trịnh trọng, lễ phép, đưa hai đồng tiền cho bà ta. Các bạn tôi im lặng nhìn theo, không ai nói gì. Chúng tôi ùn ùn kéo nhau đi.
Dù bà lên tiếng hằn học, tôi không giận, vì đã thấy sự cách biệt lố bịch giữa chúng tôi và vợ chồng hai người kia. Nhưng tôi hiểu tại sao tôi tự động có cử chỉ lễ phép như vậy. Đó là vì tôi nhớ những kỷ niệm hồi còn nhỏ ! Hồi đó, mẹ tôi luôn luôn cất sẵn mấy đồng tiền trong một cái hộp, để cho người nghèo. Nhiều người ăn mày đói rách hay đi qua trước cửa. Họ rên la, chúng tôi sợ lắm. Mỗi lần nghe họ, mẹ tôi lại lấy một chút tiền rồi gọi một đứa đem ra cho. Mẹ nói « Con phải cầm hai tay, rồi cúi chào và lễ phép đưa cho người ta !» Khi đến lượt, tôi cầm tiền chạy ù ra, làm như mẹ nói, rồi chạy ù vào ôm chân mẹ… Không biết bao nhiêu năm đã lưu lạc xứ người, mà trong tiềm thức, tôi vẫn còn nhớ lời mẹ dặn.
CẢM NHẬN
HÀ MY : Mẩu chuyện của anh thật xúc động. Giữa đời thừong vẫn còn xảy ra đấy anh ơi! Em thật ấn tượng với Mẹ anh, một người Mẹ đầy lòng nhân ái mà không dễ gì ai cũng có được. Xin được trân trọng kỷ niệm ngày thơ của anh, một kỷ niệm đáng quý vô cùng anh ạ. Em chúc Mẹ và anh một mùa Vu Lan bình yên KHẢI NGUYÊN : Em nhớ ngày em còn nhỏ, mẹ nuôi em dắt về quê, rồi qua cánh đồng để tới thắp hương cho ba mẹ em. Mỗi lần đều đi qua ngôi mộ của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Một lần, đi ngang qua đó, mẹ em đã nói: – Mả trạng Bùng đấy con! Ông ấy dạy “khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”. Thế nên con phải học để biết, biết nhiều điều để sống tốt con ạ!”.Càng ngẫm càng thấy đúng anh nhỉ? Giờ mẹ em không thể nói được gì nữa, bệnh tháng nay và đang sống “thực vật”. Nhưng em không bao giờ quên lời truyền dạy mang nhiều ý nghĩa ấy!
HOÀI VÂN : Câu chuyện giản dị mà cảm động anh ạ. Mẹ anh quả là một người mẹ đầy nhân ái.
THANH TỊNH : Thanh Tịnh cảm nhận được ở anh một tấm lòng nhân hậu, ghi nhớ từ lời mẹ dặn. Chúc anh mùa Vu Lan an lành! HOALUCBINH : Trong đám đông ồn ào,
cười nói ha hả ấy sao bà cụ nghèo lại chọn anh nhỉ? Có lẽ bà ấy nghĩ là anh hiền lành, không phản ứng dữ dội, …Nói chung cuối cùng bà ấy có con mắt rất tinh đời. Và sau khi anh đi, bà ấy sẽ thấy được an ủi rất nhiều. Nếu không, chắc đó là một ngày kinh khủng đối với hai vợ chồng. Em hy vọng đấy là lần cuối cùng họ cáu vì chuyện người khác. VKN : Câu chuyện thực, giản dị mà sâu sắc anh An ạ. Cảm ơn anh.
NGUYENVANHIEU : Tôi chợt nhận ra mình đã quên lời mẹ dạy nhiều quá. Không
biết con tôi có nhớ lời tôi dạy hôm nay không nhỉ? Những người như nhân vật trong câu chuyện không nhiều, nhưng chính bởi thế anh ta mới vượt qua xúc cảm nông
nổi như đám bạn, và trở thành người lớn…
HANYEN : Câu chuyện thật cảm động. Trong bàn tay những người mẹ nhân từ là
những người con nhân hậu.
Tìm hiểu về Đại dịch cúm Corona
COVID-19 : SIÊU VIRUS “ĐỦ CẢ NGŨ ĐỘC”
‘Đặng Mai
Viêm phổi Vũ Hán’ (còn được gọi là coronavirus chủng mới, COVID-19) vẫn đang tiếp tục lây lan khắp thế giới. Một góc độ nào đó theo quan điểm của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), dịch bệnh đang nhanh chóng trở thành dịch bệnh đầu tiên trên toàn thế giới đáp ứng các điều kiện của “Bệnh X” (Disease X), cơ hội để ngăn chặn sự lây lan ngày càng nhỏ hơn, giới chuyên gia có quan điểm cho rằng tuyến phòng thủ có thể sắp bị phá vỡ.
Lần đầu tiên vào năm 2018, WHO đã đưa “Bệnh X” vào danh sách bệnh và mầm bệnh có tiềm năng thành dịch bệnh lớn nhất toàn cầu. Sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm toàn cầu vì “mầm bệnh chưa biết” gây ra, có thể bắt nguồn từ quá trình tiếp xúc thường xuyên giữa con người và động vật, sau đó qua thương mại và du lịch quốc tế mà thành đại dịch toàn cầu.
The Guardian dẫn lời Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia (University of East Anglia) cho biết, Tổng Giám đốc đương nhiệm của WHO là Tedros Adhanom từng chỉ ra rằng cơ hội để tránh dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ lan trên toàn cầu ngày càng ít đi. Giáo sư Hunter cũng chỉ ra sự lây lan nhanh chóng của virus trong 24 giờ qua hàm nghĩa là tuyến phòng thủ chống lại đại dịch lan trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Trong trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Deutsche của Đức hôm 22/2, nhà virus học nổi tiếng người Đức là Christian Drosten cũng cho biết ngay cả khi tất cả các tài nguyên có sẵn được sử dụng, e rằng cuối cùng cũng không thể ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.
Drosten giải thích rằng nhiều người bị COVID-19 mà không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, những trường hợp này thường không đi đến bệnh viện nên cũng không được biết đến và chẩn đoán. Nhưng những người bệnh không triệu chứng này lại có thể lây nhiễm sang những người khác, vô tình khiến dịch bệnh lây lan càng khó lường.
Drosten cũng trích dẫn kết quả tính toán bằng mô hình toán học của Cao đẳng Hoàng gia London (Imperial College London) cho biết, trong số trường hợp người nhiễm COVID-19 đến từ Trung Quốc thì chỉ có thể phát hiện được khoảng 1/3 số trường hợp nhiễm. Vì vậy ông cho rằng ‘viêm phổi Vũ Hán’ thành đại dịch toàn cầu là không thể tránh được.
Dựa trên các trường hợp đã được phát hiện, có thể thấy COVID-19 là một dạng siêu virus mà tính độc hại ở mức “hoàn hảo” (đủ cả ngũ độc). I – Năm con đường lây nhiễm
Về cách lây nhiễm, COVID-19 gần như bao quát toàn bộ các con đường truyền nhiễm của bệnh truyền nhiễm ở người.
1. Nhiễm do tiếp xúc
Chỉ cần tiếp xúc với các vật phẩm của người bị nhiễm virus COVID-19 là có thể bị lây nhiễm. Bệnh dịch hạch và bệnh đậu mùa là những bệnh truyền nhiễm theo con đường này.
2. Nhiễm qua đường tiêu hóa
Dùng dụng cụ ăn uống chung sẽ có thể lây nhiễm, phân và nước tiểu của người bị nhiễm COVID-19 cũng có thể là nguồn lây nhiễm virus. Những bệnh như lao hoặc viêm gan truyền nhiễm qua con đường này.
3. Nhiễm qua đường hô hấp
Các bệnh như cảm cúm, sởi…
4. Nhiễm qua không khí
COVID-19 có thể truyền nhiễm khi chúng dính vào các hạt bụi nước bay trong không khí, dù có đeo khẩu trang thì công dụng bảo vệ cũng chỉ có hạn. Đây cũng là cách lây nhiễm của virus cảm mạo thịnh hành, virus lao.
5. Nhiễm qua đường máu
Ví dụ như AIDS, giang mai, virus viêm gan B, virus Ebola. Hiện cũng có thông tin xảy ra trường hợp COVID-19 lây truyền từ mẹ sang con, nhưng thông tin này chưa được xác nhận.
II – Thời gian ủ bệnhdài hơn SARS
Thời gian ủ bệnh của SARS chỉ từ 2 – 7 ngày, trong khi thời gian ủ bệnh của COVID-19 thông thường vào khoảng 10 ngày, nhưng có người bệnh lên tới 14 ngày, và trong một số trường hợp hiếm hoi có thể vượt quá 24 ngày hoặc lâu hơn, điều này khiến biện pháp cách ly cũng phải có thêm những cân nhắc tính toán.
Bệnh nhân SARS không lây nhiễm cho người khác trong thời gian ủ bệnh, nhưng COVID-19 có thể lây nhiễm cho người khác trong thời gian ủ bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm. Có những bệnh nhân sau khi được chữa khỏi vẫn có thể mang virus và lây nhiễm cho những người khác.
III – Khó phát hiện
Có chuyên gia còn chỉ ra COVID-19 là loại virus “xảo quyệt” nhất, trong thời gian ủ bệnh có thể trốn tránh tất cả các phương pháp kiểm tra mà hiện nay đang có, thậm chí có khi nhiều lần kiểm tra vẫn không phát hiện được.
Có người bị nhiễm, trong giai đoạn ủ bệnh đã kiểm tra bằng nhiều phương pháp vẫn không thể phát hiện, họ được xem là người bình thường, nhưng thực tế đã là một nguồn lây nhiễm, thậm chí siêu lây nhiễm.
IV – Tấn công nhiều cơ quan của cơ thể người
SARS thường chỉ tấn công phổi và đường hô hấp của bệnh nhân. Nhưng ‘viêm phổi Vũ Hán’ không chỉ tấn công phổi mà còn có thể tấn công tim, thận, hệ thống sinh sản hoặc các cơ quan khác. Điều này giải thích có những người bệnh bất ngờ đổ gục chết đột ngột.
V – Khả năng lây nhiễm
Đến nay, so với virus Ebola và cúm gia cầm với tỷ lệ tử vong cao nhất (tỷ lệ tử vong hơn 50%) thì tỷ lệ tử vong của COVID-19 dường như thấp hơn nhiều. Nhưng nhìn từ góc độ truyền bệnh, loại virus có tỷ lệ tử vong thấp hơn này có khả năng lây truyền mạnh hơn, khiến nhiều người bị nhiễm hơn. Nếu tỷ lệ tử vong cao, nguồn lây nhiễm sẽ giảm nhanh chóng do người nhiễm sớm thiệt mạng.
Do COVID-19 lây lan nhanh chóng, độc tính mạnh, trong khi các biện pháp cách ly bảo vệ hiện nay có hiệu quả hạn chế và chưa có thuốc điều trị, vì vậy trong tình hình này thì biện pháp quan trọng nhất để phòng chống bị nhiễm COVID-19 có lẽ là nâng cao khả năng tự miễn dịch của cơ thể.
Điều này tương tự quan điểm “phù chính trừ tà” của y học cổ truyền phương Đông, theo đó nâng cao thể lực giúp tránh được bệnh tật xâm nhập.
Có lẽ tình hình dịch bệnh như hiện nay sẽ khiến nhiều người khó tránh cảm thấy tâm trạng căng thẳng, nhưng tâm trạng căng thẳng nóng nảy sẽ lại càng dễ làm ảnh hưởng không tốt cho sức đề kháng. Vì vậy, mỗi người cố gắng giữ tâm trạng lạc quan để góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống miễn dịch cơ thể, qua đó nâng cao khả năng đẩy lùi dịch bệnh.