Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3072
Toàn hệ thống 5188
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 26 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 3. Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Ngày 26 tháng 3 ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Việt Nam) (1931). Ngày 26 tháng 3 Quốc khánh Bangladesh (1971) Thủ đô Dhaka, Bangladesh (hình). Cộng hoà Nhân dân Bangladesh là một quốc gia ở vùng Nam Á giáp Ấn Độ ở phía tây, bắc, và đông, giáp Myanma ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam. Bangladesh có diện tích gần 144.000 km² (đứng thứ 94 so Việt Nam diện tích 331.699 km² phần đất liền hạng 66). Dân số hiện tại của Bangladesh là 167.612.353 người vào ngày 25/03/2019 một trong những nước mật độ dân số cao nhất thế giới 1.288 người/ km2. Bangladesh ngôn ngữ chính là tiếng Bengal, sắc tộc 98% người Bengal 2% dân tộc thiểu số, là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn thứ ba thế giới với tôn giáo chính 88% Hồi giáo; 5,5% Ấn Độ giáo; 0,6% Phật giáo; 0,2 % Cơ Đốc giáo). GDP (danh nghĩa) ước lượng năm 2017 bình quân đầu người là 1.524 USD[5](hạng 148 so Việt Nam 2,553 USD[5] năm 2018 (hạng 129). Ngày 26 tháng 3 năm 1976 là ngày mất Lâm Ngữ Đường Lin Yutang, nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc (sinh năm 1895). Ngày 26 tháng 3 năm 1941, ngày sinh Richard Dawkins, nhà tập tính học và sinh học tiến hóa nổi tiếng người Anh. Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 3: Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/cate…/chao-ngay-moi-26-thang-3/

MÂY LÀNH PHỔ ĐÀ SƠN
Hoàng Kim
nhớ lời Phật dạy

“Bụng lớn năng dung, dung các chuyện khó dung thiên hạ
Miệng cười hỷ xả, xả những điều khó xả thế gian.
Một chút giận, hai chút hờn, lận đận cả đời rồi cũng khổ
Một điều vui, hai điều xả, thung dung tự tại thế mà vui”

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/may-lanh-pho-da-son/

MÂY LÀNH PHỔ ĐÀ SƠN
Hoàng Kim

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

PhoDaSon

Lên Ngũ Đài Sơn Ninh Thuận, ngắm đàn cừu nhởn nhơ trước linh sơn, về nơi cát đá, về nơi tiếp biến nông nghiệp, du lịch, văn hóa sử thi,  tôi thao thức một góc nhìn thiền quán. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/may-lanh-pho-da-son/

BÍ MẬT CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Cao Vương huyền thoại và sự thật
Hoàng Kim


Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.    
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).

Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (2)

Đầm Môn xóm Cát Cao Biền 
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành 
Mai” 
“Ngó ra thấy mả Cao Biền. 
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(3)

Lão sư danh tiếng truyền đời
Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong
Hà Nội kết nối Hải Phòng
Ka Long Yên Tử trong lòng Việt Nam (4)

Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’ 
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’  lưu truyền (5).

THĂM MẢ CAO BIỀN ĐẤT PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

Ghi chú:
(1) Thiên đô chiếu tức Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương , tĩnh Hải Quân

(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền

(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam thời độc lập tự chủ.

(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.

(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào

(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền

(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “
Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học đặc biệt thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/

CAO VƯƠNG KỲ TÀI ĐẤT VIẾT
Lược khảo và diễn nôm
Hoàng Kim

Cao Biền thời mạt Đường là ‘tướng giặc’
Chịu mệnh vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông là Kiêu Vệ Tướng Quân nhân chiếu Vua ban,
Dẫn Thần Sách quân xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.

Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Kẻ gian ác giám quân là Lý Duy Chu
Ghìm vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay địch quân để giết Cao Biền.

Ông thắng nhờ tài thao lược với năm nghìn quân
Ngược sông Hồng đánh úp thắng năm vạn giặc
Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn địch.
La Thành nối Vân Đồn phòng thủ chắc tiếp viện nhanh

Ông nối sinh lộ Bắc Nam dọc dãy Trường Sơn
Nối Ô Long Vũng Rô với Stung Treng Mekong
Lập phòng tuyến Bắc Nam Đông Tây
Phá thế hợp tung Nam Chiếu và Lâm Ấp

Nực cười dựng chuyện ông trấn yểm La Thành
Trái ngược “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
Di sản Vạn Xuân, Thăng Long ngàn năm còn đó

Long Mạch non sông Việt Nam năm thế núi mạch sông
“Vạn cổ thử giang san” bài học địa chính trị muôn đời
Cao Biền trên thông thiên văn, dưới tường địa lý
Kỳ tài thời Đường chính sử Tàu Việt đều ghi

Ba tuyến phòng thủ Tịnh Hải Quân
Đó là tm nhìn Lão sư sâu sắc.
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh
Chiến tranh Pháp Thanh hậu thế rõ ràng

Thơ ông Lê Quý Đôn lưu dấu.
Kỳ tài tiếc thay sinh chẳng gặp thời
Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh
Tùy thời, tùy thế lại tùy nghị

Vua sáng thời Đường bị ngầm hạ độc
Vua kém mạt Đường một lũ vô luân
Kẻ gian mưu mô hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm,… chết thảm

Danh tướng bị triệt rồi Cao Biền biết cây ai?
Vợ ông Lã Thị Nga bị bức tử mất xác ở sông Tô
đền miếu Vạn Phúc tổ Lụa Hà Đông còn đó
Vợ chồng ông sống chết thủy chung với Việt Nam

Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
An Hải lời nguyền trời yên biển lặng
Thuở vua không ra vua kẻ gian lộng hành
Vợ chồng ông thành Dân Việt Nam là bài học lớn.

Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi

Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
CẨN TRỌNG giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng VÌ NƯỚC VÌ DÂN.

BÍ MẬT CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Đầm Môn xóm Cát Cao Biền có đôi chim Nhạn đang chuyền cành
Mai. Ngó ra thấy mả Cao Biền. Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài. Chuyện Cao Biền huyền thoại ngàn năm khi nhìn sâu vào bí ẩn của lịch sử mới thấu hiểu.

Tôi làm lúa siêu xanh ở Tuy An, Phú Yên trên ba năm. Tại Đầm Môn xóm Cát xã An Hải trên một sườn núi đẹp có mả Cao Biền gối đầu lên núi, nhìn ra biển Đông và bao quát một tầm nhìn thấu Tuy Hòa.

Mả Cao Biền không quá xa chùa Thanh Lương nơi có tượng Phật Quan Âm trở về từ biển, gần kho báu Ghềnh Đá Dĩa, gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt.

Bí mật Cao Biền trong sử Việt góp phần hé lộ và giải mã một bí ẩn lịch sử suốt ngàn năm. Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền là tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay.

Cao Biền là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, kiến trúc sư và nhà tiên tri thời Đường mạt, ông có tên tự là Thiên Lý, sinh năm 821, mất ngày 24 tháng 9 năm 887, tước vị cao nhất là Cao Vương Tỉnh Hải quân, Bột Hải quân vương, kiểm giáo thái úy, là thuộc hạ của Đường Tuyên Tông, Đường Ý Tông và Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua gần cuối cùng của thời hậu Đường, lúc triều Đường chìm trong tình trạng đại loạn, nạn tranh đoạt cát cứ diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là loạn Nam Chiếu, loạn Hoàng Sào và sự sụp đổ tất yếu của nhà Đường với sự soán ngôi của Chu Ôn năm 907 lập ra triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.

Cao Biền hiện có rất nhiều huyền thoại khắp mọi miền Bắc Trung Nam của Việt Nam và tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Huyền thoại phổ biến nhất là “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”  kèm theo rất nhiều khảo dị. Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại là huyền thoại và sự thật ngàn năm về hai vợ chồng Cao Biền vốn là người phương Bắc nhưng đã chọn đất Việt Nam làm quê hương và nơi an nghĩ vạn xuân. Một người là tổ sư nghề lụa Hà Đông, một người là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, nhà tiên tri nay là người dân Việt có mộ ở tại thôn 5 xóm Cát, xã An Hải, huyên Tuy An, tỉnh Phú Yên. Mời bạn ghé đọc và cùng trao đổi bàn luận https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet

Hoàng Kim dịp trước có viết bài “Nha Trang và Yersin” là một vĩ nhân nước ngoài chọn Việt Nam làm quê hương. Nha Trang, biển yến rừng trầm, thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Tại làng Tân Xương ở Suối Dầu, dân làng thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc (xem tiếp...)

Tôi cũng đã có viết bài Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt. Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam. Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại một nghĩa trang ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến nay đã trên 391 năm khai sinh tiếng Việt và sau 72 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ, sau 42 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975. Nay có lẽ đã hợp thời để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên tảng đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.Thế nhưng những uẩn khúc lịch sử đánh giá công tội vẫn chỉ dừng ở việc cụ Võ Văn Kiệt xé rào một đêm đặt tên đường Alexandre de Rhodes mà chưa đủ chứng lý để làm sáng tỏ sự đánh giá công minh công tội qua “Thư ngỏ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi bị khủng bố tinh thần vì phản đối vinh danh Đờ Rốt:” xem thêm “Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt” tài liệu dẫn 8 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-alexandre-de-rhodes-chu-tieng-viet/

Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

Vì sao tôi chọn: “Bí mật Cao Biền trong sử Việt” để tìm hiểu ? Tôi có chuyện ‘Đá Dựng bút thần của Cao Biền’ được nghe kể từ hồi nhỏ. Chuyện rằng Cao Biền có cây bút thần có thể chọc thủng đá và khi vẽ diều và điểm nhãn thi diều có thể trở thành diều thật bay được và Cao Biền đã cưỡi diều bay đi khắp nơi để trấn yểm long mạch Việt. Nhưng duy nhất tại đại cán long Trường Sơn ở Quảng Bình nơi hẹp nhất Việt Nam thì Cao Biền không thể trấn yểm nổi mà phải hi sinh báu vật quý giá nhất đời mình là bút thần để thành lời nguyền địa lý kết nối sinh tử. Nơi bút thần cắm xuống hóa thành hòn đá Dựng trỏ lên trời xanh, và phía dưới chân hòn đá Dựng là mạch nước ngọt vọt lên    chảy hoài không dứt… Dấu tích sự thật còn đó và câu chuyện tuổi thơ nghe được ám ảnh suốt đời tôi. Cao Biền xưa tước vị Cao Vương Tỉnh Hải Quân, danh tướng, đạo sư, tuân mệnh vua Đường Ý Tông dẹp loạn Nam Chiếu, vỗ yên và trấn yểm Long Mạch Việt để tĩnh hải vùng biên viễn, cai trị lâu dài đất phương Nam, nhưng sau cùng ông buông đao thành Phật, đã quyết định chọn Việt Nam làm nơi an nghĩ vạn xuân, làm bạn thân thiết với đất và người Việt Nam, khi ông cảm nhận được sự tươi đẹp, hiền tài, thân thiện, yêu thương của đất và người phương Nam, thấu hiểu Phật  chuyển pháp luân thông suốt sinh tử vốn Không mà giải thoát sống và chết được rốt ráo, không phải cầu vào đâu. Cao Biền sống và chết tại Việt Nam là bài học lớn tìm trong di sản.

Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như  Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.

Tôi thật muốn vì Người tìm về cõi xưa và viết nên sự khảo cứu huyền thoại và sự thật. Xem tiếp Cao Biền trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cao-bien-trong-su-viet/

NHÀ TÔI GIẤC MƠ XANH
Hoàng Kim

Giấc mơ lành yêu thương
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ

CHÀO NGÀY MỚI 26 THÁNG 3
Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 3. Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Ngày 26 tháng 3 ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Việt Nam) (1931). Ngày 26 tháng 3 Quốc khánh Bangladesh (1971) Thủ đô Dhaka, Bangladesh (hình). Cộng hoà Nhân dân Bangladesh là một quốc gia ở vùng Nam Á giáp Ấn Độ ở phía tây, bắc, và đông, giáp Myanma ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam. Bangladesh có diện tích gần 144.000 km² (đứng thứ 94 so Việt Nam diện tích 331.699 km² phần đất liền hạng 66). Dân số hiện tại của Bangladesh là 167.612.353 người vào ngày 25/03/2019 một trong những nước mật độ dân số cao nhất thế giới 1.288 người/ km2. Bangladesh ngôn ngữ chính là tiếng Bengal, sắc tộc 98% người Bengal 2% dân tộc thiểu số, là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn thứ ba thế giới với tôn giáo chính 88% Hồi giáo; 5,5% Ấn Độ giáo; 0,6% Phật giáo; 0,2 % Cơ Đốc giáo). GDP (danh nghĩa) ước lượng năm 2017 bình quân đầu người là 1.524 USD[5](hạng 148 so Việt Nam 2,553 USD[5] năm 2018 (hạng 129). Ngày 26 tháng 3 năm 1976 là ngày mất Lâm Ngữ Đường Lin Yutang, nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc (sinh năm 1895). Ngày 26 tháng 3 năm 1941, ngày sinh Richard Dawkins, nhà tập tính học và sinh học tiến hóa nổi tiếng người Anh. Bài viết chọn lọc ngày 26 tháng 3: Mây lành Phổ Đà Sơn; Cao Biền trong sử Việt; Giấc mơ lành yêu thương; Nhà tôi giấc mơ xanh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/cate…/chao-ngay-moi-26-thang-3/

MÂY LÀNH PHỔ ĐÀ SƠN
Hoàng Kim
nhớ lời Phật dạy

“Bụng lớn năng dung, dung các chuyện khó dung thiên hạ
Miệng cười hỷ xả, xả những điều khó xả thế gian.
Một chút giận, hai chút hờn, lận đận cả đời rồi cũng khổ
Một điều vui, hai điều xả, thung dung tự tại thế mà vui”

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/may-lanh-pho-da-son/

MÂY LÀNH PHỔ ĐÀ SƠN
Hoàng Kim

Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng 
Tỉnh thức những lời nhân gian

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.

PhoDaSon

Lên Ngũ Đài Sơn Ninh Thuận, ngắm đàn cừu nhởn nhơ trước linh sơn, về nơi cát đá, về nơi tiếp biến nông nghiệp, du lịch, văn hóa sử thi,  tôi thao thức một góc nhìn thiền quán. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/may-lanh-pho-da-son/

BÍ MẬT CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Cao Vương huyền thoại và sự thật
Hoàng Kim


Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.    
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).

Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (2)

Đầm Môn xóm Cát Cao Biền 
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành 
Mai” 
“Ngó ra thấy mả Cao Biền. 
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(3)

Lão sư danh tiếng truyền đời
Trường Sơn sinh lộ biển trời Mekong
Hà Nội kết nối Hải Phòng
Ka Long Yên Tử trong lòng Việt Nam (4)

Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’ 
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’  lưu truyền (5).

THĂM MẢ CAO BIỀN ĐẤT PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

Ghi chú:
(1) Thiên đô chiếu tức Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương , tĩnh Hải Quân

(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền

(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam thời độc lập tự chủ.

(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.

(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào

(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền

(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “
Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học đặc biệt thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/

CAO VƯƠNG KỲ TÀI ĐẤT VIẾT
Lược khảo và diễn nôm
Hoàng Kim

Cao Biền thời mạt Đường là ‘tướng giặc’
Chịu mệnh vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông là Kiêu Vệ Tướng Quân nhân chiếu Vua ban,
Dẫn Thần Sách quân xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.

Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Kẻ gian ác giám quân là Lý Duy Chu
Ghìm vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay địch quân để giết Cao Biền.

Ông thắng nhờ tài thao lược với năm nghìn quân
Ngược sông Hồng đánh úp thắng năm vạn giặc
Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn địch.
La Thành nối Vân Đồn phòng thủ chắc tiếp viện nhanh

Ông nối sinh lộ Bắc Nam dọc dãy Trường Sơn
Nối Ô Long Vũng Rô với Stung Treng Mekong
Lập phòng tuyến Bắc Nam Đông Tây
Phá thế hợp tung Nam Chiếu và Lâm Ấp

Nực cười dựng chuyện ông trấn yểm La Thành
Trái ngược “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
Di sản Vạn Xuân, Thăng Long ngàn năm còn đó

Long Mạch non sông Việt Nam năm thế núi mạch sông
“Vạn cổ thử giang san” bài học địa chính trị muôn đời
Cao Biền trên thông thiên văn, dưới tường địa lý
Kỳ tài thời Đường chính sử Tàu Việt đều ghi

Ba tuyến phòng thủ Tịnh Hải Quân
Đó là tm nhìn Lão sư sâu sắc.
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh
Chiến tranh Pháp Thanh hậu thế rõ ràng

Thơ ông Lê Quý Đôn lưu dấu.
Kỳ tài tiếc thay sinh chẳng gặp thời
Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh
Tùy thời, tùy thế lại tùy nghị

Vua sáng thời Đường bị ngầm hạ độc
Vua kém mạt Đường một lũ vô luân
Kẻ gian mưu mô hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm,… chết thảm

Danh tướng bị triệt rồi Cao Biền biết cây ai?
Vợ ông Lã Thị Nga bị bức tử mất xác ở sông Tô
đền miếu Vạn Phúc tổ Lụa Hà Đông còn đó
Vợ chồng ông sống chết thủy chung với Việt Nam

Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
An Hải lời nguyền trời yên biển lặng
Thuở vua không ra vua kẻ gian lộng hành
Vợ chồng ông thành Dân Việt Nam là bài học lớn.

Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi

Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
CẨN TRỌNG giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng VÌ NƯỚC VÌ DÂN.

BÍ MẬT CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Đầm Môn xóm Cát Cao Biền có đôi chim Nhạn đang chuyền cành
Mai. Ngó ra thấy mả Cao Biền. Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài. Chuyện Cao Biền huyền thoại ngàn năm khi nhìn sâu vào bí ẩn của lịch sử mới thấu hiểu.

Tôi làm lúa siêu xanh ở Tuy An, Phú Yên trên ba năm. Tại Đầm Môn xóm Cát xã An Hải trên một sườn núi đẹp có mả Cao Biền gối đầu lên núi, nhìn ra biển Đông và bao quát một tầm nhìn thấu Tuy Hòa.

Mả Cao Biền không quá xa chùa Thanh Lương nơi có tượng Phật Quan Âm trở về từ biển, gần kho báu Ghềnh Đá Dĩa, gần Nhà thờ Mằng Lăng nơi lưu giữ ‘phép giảng tám ngày’ của ông Alecxandre de Rhodes người phát minh chữ Tiếng Việt.

Bí mật Cao Biền trong sử Việt góp phần hé lộ và giải mã một bí ẩn lịch sử suốt ngàn năm. Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền là tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay.

Cao Biền là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, kiến trúc sư và nhà tiên tri thời Đường mạt, ông có tên tự là Thiên Lý, sinh năm 821, mất ngày 24 tháng 9 năm 887, tước vị cao nhất là Cao Vương Tỉnh Hải quân, Bột Hải quân vương, kiểm giáo thái úy, là thuộc hạ của Đường Tuyên Tông, Đường Ý Tông và Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua gần cuối cùng của thời hậu Đường, lúc triều Đường chìm trong tình trạng đại loạn, nạn tranh đoạt cát cứ diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là loạn Nam Chiếu, loạn Hoàng Sào và sự sụp đổ tất yếu của nhà Đường với sự soán ngôi của Chu Ôn năm 907 lập ra triều đại Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong Lịch sử Trung Quốc.

Cao Biền hiện có rất nhiều huyền thoại khắp mọi miền Bắc Trung Nam của Việt Nam và tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Huyền thoại phổ biến nhất là “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”  kèm theo rất nhiều khảo dị. Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại là huyền thoại và sự thật ngàn năm về hai vợ chồng Cao Biền vốn là người phương Bắc nhưng đã chọn đất Việt Nam làm quê hương và nơi an nghĩ vạn xuân. Một người là tổ sư nghề lụa Hà Đông, một người là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý, nhà tiên tri nay là người dân Việt có mộ ở tại thôn 5 xóm Cát, xã An Hải, huyên Tuy An, tỉnh Phú Yên. Mời bạn ghé đọc và cùng trao đổi bàn luận https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet

Hoàng Kim dịp trước có viết bài “Nha Trang và Yersin” là một vĩ nhân nước ngoài chọn Việt Nam làm quê hương. Nha Trang, biển yến rừng trầm, thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Tại làng Tân Xương ở Suối Dầu, dân làng thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc (xem tiếp...)

Tôi cũng đã có viết bài Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt. Ông Alexandre de Rhodes là người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam. Ông Alexandre de Rhodes là người gốc Do Thái, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon trong gia đình một nhà buôn tơ lụa, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại một nghĩa trang ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran. Ông là nhà ngôn ngữ học thông thạo nhiều thứ tiếng nên đã “lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng Việt”. Ông cũng là một trong những linh mục dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam truyền đạo công giáo từ năm 1626. Đến nay đã trên 391 năm khai sinh tiếng Việt và sau 72 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945 và vận động toàn dân học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ, sau 42 năm sau ngày Việt Nam thống nhất 1975. Nay có lẽ đã hợp thời để chúng ta gạn đục khơi trong, lưu danh ông Alexandre de Rhodes trên viên tảng đá tưởng nhớ đặt tại công viên Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác để tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người đã phát minh ra chữ Quốc ngữ.Thế nhưng những uẩn khúc lịch sử đánh giá công tội vẫn chỉ dừng ở việc cụ Võ Văn Kiệt xé rào một đêm đặt tên đường Alexandre de Rhodes mà chưa đủ chứng lý để làm sáng tỏ sự đánh giá công minh công tội qua “Thư ngỏ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân sau khi bị khủng bố tinh thần vì phản đối vinh danh Đờ Rốt:” xem thêm “Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt” tài liệu dẫn 8 https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ong-alexandre-de-rhodes-chu-tieng-viet/

Tôi hôm nay khi đứng nơi có mả Cao Biền, trên ‘đỉnh núi không còn ghồ ghề’  nghe tiếng gió hàng dương rì rào thổi bản nhạc đồng quê mênh mang ” Khi đỉnh núi không còn ghồ ghề Khi nước sông ngừng chảy Khi thời gian ngừng lại, ngày tháng bất phân. Khi vạn vật trên đất trời hóa thành hư vô …” tôi mới cảm nhận hết sự sâu xa trong bài văn của tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 về Trạng Trình “Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký” (Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình): “Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.” . Tôi bồi hồi thấu hiểu điều hay của Lê Quý Đôn khi chép lại bài thơ hay của Cao Biền gửi lại:

Mênh mông mây nước sắp về chiều,
Khói nội, gà gô khắc khoải kêu.
Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,
Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều.





An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.

Nguồn: Lê Quý Đôn toàn tập, tập II: Kiến văn tiểu lục, Thiên chương (Văn thơ, Từ lệnh), Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977

Vì sao tôi chọn: “Bí mật Cao Biền trong sử Việt” để tìm hiểu ? Tôi có chuyện ‘Đá Dựng bút thần của Cao Biền’ được nghe kể từ hồi nhỏ. Chuyện rằng Cao Biền có cây bút thần có thể chọc thủng đá và khi vẽ diều và điểm nhãn thi diều có thể trở thành diều thật bay được và Cao Biền đã cưỡi diều bay đi khắp nơi để trấn yểm long mạch Việt. Nhưng duy nhất tại đại cán long Trường Sơn ở Quảng Bình nơi hẹp nhất Việt Nam thì Cao Biền không thể trấn yểm nổi mà phải hi sinh báu vật quý giá nhất đời mình là bút thần để thành lời nguyền địa lý kết nối sinh tử. Nơi bút thần cắm xuống hóa thành hòn đá Dựng trỏ lên trời xanh, và phía dưới chân hòn đá Dựng là mạch nước ngọt vọt lên    chảy hoài không dứt… Dấu tích sự thật còn đó và câu chuyện tuổi thơ nghe được ám ảnh suốt đời tôi. Cao Biền xưa tước vị Cao Vương Tỉnh Hải Quân, danh tướng, đạo sư, tuân mệnh vua Đường Ý Tông dẹp loạn Nam Chiếu, vỗ yên và trấn yểm Long Mạch Việt để tĩnh hải vùng biên viễn, cai trị lâu dài đất phương Nam, nhưng sau cùng ông buông đao thành Phật, đã quyết định chọn Việt Nam làm nơi an nghĩ vạn xuân, làm bạn thân thiết với đất và người Việt Nam, khi ông cảm nhận được sự tươi đẹp, hiền tài, thân thiện, yêu thương của đất và người phương Nam, thấu hiểu Phật  chuyển pháp luân thông suốt sinh tử vốn Không mà giải thoát sống và chết được rốt ráo, không phải cầu vào đâu. Cao Biền sống và chết tại Việt Nam là bài học lớn tìm trong di sản.

Thiền sư Thích Phổ Tuệ ở chùa Ráng Tổ Đình Viên Minh đã tặng tôi hai cuốn sách quý với dòng đầu phần duyên khởi ứng dụng trong đời sống hiện đại “Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi”. Tôi vốn tâm đắc với lời Thầy dạy và luôn ghi lòng: “Việc chính đời người chỉ ít thôi/ Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi/ Phúc hậu suốt đời làm việc thiện/ Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.  Những danh nhân người nước ngoài gắn bó sống và chết với Việt Nam như Yersin, Cao Biền hoặc như  Alexandre de Rhodes, người phát minh ra chữ viết tiếng Việt, báu vật vô giá muôn đời của dân tộc Việt Nam, tôi xin dành một sự ngưỡng mộ và quý mến.

Tôi thật muốn vì Người tìm về cõi xưa và viết nên sự khảo cứu huyền thoại và sự thật. Xem tiếp Cao Biền trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cao-bien-trong-su-viet/

NHÀ TÔI GIẤC MƠ XANH
Hoàng Kim

Giấc mơ lành yêu thương
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa LúaHoa ĐấtHoa Người

Minh triết sống phúc hậu
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Thầy bạn trong đời tôi
Đêm trắng và bình minh

Chọn giống sắn Việt Nam
Cách mạng sắn Việt Nam
Giống khoai lang Việt Nam
Lúa siêu xanh Việt Nam
Ngô Việt Nam và những người thầy

(còn tiếp)

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-toi-giac-mo-xanh/ (Mỗi dòng thơ là một đường link). Thông tin chi tiết các đường links tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-26-thang-3/

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycp nht mi ngày

Video yêu thích
Vietnamese Dan Bau MusicVietnam traditional musicVietnamese food paradiseTa Nợ (Thơ Phan Chí Thắng, Nhạc Nguyễn Quang Nhàn) KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam 

Số lần xem trang : 19129
Nhập ngày : 26-03-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 4(22-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 4(21-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 4(20-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 4(19-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 4(18-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 4(17-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 4(16-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 4(15-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 4(14-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 4(14-04-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007