Số lần xem
Đang xem 754 Toàn hệ thống 1001 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa (1)
Suối nước Kunvald êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa Kunvald êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …
Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.
Người thầy giỏi gửi lại trang sách cuộc đời (2)
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.
Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?
Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em
Rừng bao la
Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.
THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Hoàng Kim Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.
Ngày 10 tháng 11 năm 1838 là ngày mất của Atatürk là vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Kemal Atatürk sinh ngày 19 tháng 5 năm 1881 là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trỗi dậy mạnh mẽ là cường quốc khu vực có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO ở Trung Đông mà Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìn cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ cùng làm nghệ sĩ đi trên dây tìm cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương cách riêng của mình.
Trương Minh Dục là bạn học cùng quê thuở nhỏ của tôi. Anh là nhà sử học chuyên giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử văn hóa, với 12 đầu sách biên soạn cẩn trọng chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Anh Trương Minh Dục cùng vợ là chị The Tran Thi vừa có chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ du lịch nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn hóa. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu hỏi cũng là ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ đã thao thức lâu nay trong lòng tôi: THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK. Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI. Vì sao Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul đến Ankara và đưa ra một loạt chính sách cải cách kinh tế xã hội có ảnh hưởng sâu rộng Thổ Nhĩ Kỳ đến tận ngày nay. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất thế giới? Ankara hiện đại bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái có vị trí chiến lược nào trong tầm nhìn an ninh quốc gia? THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’ tương đồng trong tầm nhìn chiến lược “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới? Cám ơn bác Ngọc Hạp Nguyễn (là cậu của Trương Minh Dục) đã trao đổi thẩm định thông tin và yêu cầu làm rõ thêm cho mục tiêu của bài viết này:”Chuyên linh tinh từ sách vở nghiên cứu để làm gì?”
Hôm Trương Minh Dục ngày đầu tiên đến đất Thổ Nhĩ Kỳ cũng là ngày “Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ” kỷ niệm nước cộng hòa được Tổng thống đầu tiên Ataturk tuyên bố chính thức hình thành với vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 . Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico. Anh cùng tôi và thầy bạn tham gia chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương . Rekai Akman có nhà riêng tại Kilic Dede Mah. Saadat Cod. No, 159/15, Samsun TURKEY. Tôi nói với Trương Minh Dục là nếu có cơ hội thì liên hệ bạn tôi và tới thăm cho vui. Tiếc là chuyến đi của vợ chồng Dục không có tới Sam Sun nên hôm nay tôi kể câu chuyện này kết nối mới và cũ.
Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái là hai người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba trong ảnh đứng vị trí thứ bảy trái qua của hàng thứ hai là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đầu bạc ở giữa hàng thứ hai và hàng cuối thiếu giáo sư Norman Norlaug vừa trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời cho tôi những niềm vui bất ngờ. Sau này trong các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ và khảo sát hội thảo làm chuyên gia ở châu Phi, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ … mà tôi đã kể trong bài Đối thoại giữa các nền văn hóa
Câu chuyện của Rekai Akman và tôi là câu chuyện thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết từ chuyên môn, xử lý thông tin và cách tự học, làm bài trả bài kịp thời khi khối lượng kiến thức lớn đậm đặc và rất tập trung nhưng ngoại ngữ yếu. Rekai Akman và tôi bất ngờ kết thân nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.
THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK
Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến hiện nay, khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ. Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất rất thấp hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôngíao , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.
Địa danh đặc sắc nhất là Ankara thủ đô hiện đại bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái có vị trí chiến lược không thể khuất phục, tiếp đến là Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn chiều sâu nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia.
Di sản thế giới đặc sắc nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại đó là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.
Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này bị coi là nọc độc văn hóa của phía bên kia. Hồi giáo bạm muốn hiểu đúng phải nghiên cứu rất kỹ mặc khải của thánh Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đề là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm và biên tập bài viết Môhamet và đạo HồiĐối thoại giữa các nền văn hóa.
THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley), ngô, lúa nước khoai tây là những cây lương thực chính. Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn; ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn
Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông. Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923 và là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ 13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ 16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng
Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và SamSun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.
am Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Samsun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỹ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tanh chấp đượ tranh đi giật lại giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo tranh giành khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Samsun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Samsun sự giành giật nơi này trong lịch sử ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga máu và nước mắt hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Samsun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa so sánh với Việt Nam là Huế Đà Nẵng xứ Quảng.
THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’
Hoàng Kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trỗi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam?
Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại.
Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực. Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao. Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’, bài học gì cho Việt Nam?
Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc Ankara), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi là quan trọng biết bao.
Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.
Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V.K.AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)<
Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa (1)
Suối nước Kunvald êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa Kunvald êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …
Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.
Người thầy giỏi gửi lại trang sách cuộc đời (2)
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.
Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?
Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em
Rừng bao la
Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.
THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Hoàng Kim Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.
Ngày 10 tháng 11 năm 1838 là ngày mất của Atatürk là vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Kemal Atatürk sinh ngày 19 tháng 5 năm 1881 là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trỗi dậy mạnh mẽ là cường quốc khu vực có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO ở Trung Đông mà Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìn cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ cùng làm nghệ sĩ đi trên dây tìm cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương cách riêng của mình.
Trương Minh Dục là bạn học cùng quê thuở nhỏ của tôi. Anh là nhà sử học chuyên giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử văn hóa, với 12 đầu sách biên soạn cẩn trọng chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Anh Trương Minh Dục cùng vợ là chị The Tran Thi vừa có chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ du lịch nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn hóa. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu hỏi cũng là ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ đã thao thức lâu nay trong lòng tôi: THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK. Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI. Vì sao Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul đến Ankara và đưa ra một loạt chính sách cải cách kinh tế xã hội có ảnh hưởng sâu rộng Thổ Nhĩ Kỳ đến tận ngày nay. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất thế giới? Ankara hiện đại bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái có vị trí chiến lược nào trong tầm nhìn an ninh quốc gia? THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’ tương đồng trong tầm nhìn chiến lược “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới? Cám ơn bác Ngọc Hạp Nguyễn (là cậu của Trương Minh Dục) đã trao đổi thẩm định thông tin và yêu cầu làm rõ thêm cho mục tiêu của bài viết này:”Chuyên linh tinh từ sách vở nghiên cứu để làm gì?”
Hôm Trương Minh Dục ngày đầu tiên đến đất Thổ Nhĩ Kỳ cũng là ngày “Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ” kỷ niệm nước cộng hòa được Tổng thống đầu tiên Ataturk tuyên bố chính thức hình thành với vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 . Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico. Anh cùng tôi và thầy bạn tham gia chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương . Rekai Akman có nhà riêng tại Kilic Dede Mah. Saadat Cod. No, 159/15, Samsun TURKEY. Tôi nói với Trương Minh Dục là nếu có cơ hội thì liên hệ bạn tôi và tới thăm cho vui. Tiếc là chuyến đi của vợ chồng Dục không có tới Sam Sun nên hôm nay tôi kể câu chuyện này kết nối mới và cũ.
Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái là hai người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba trong ảnh đứng vị trí thứ bảy trái qua của hàng thứ hai là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đầu bạc ở giữa hàng thứ hai và hàng cuối thiếu giáo sư Norman Norlaug vừa trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời cho tôi những niềm vui bất ngờ. Sau này trong các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ và khảo sát hội thảo làm chuyên gia ở châu Phi, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ … mà tôi đã kể trong bài Đối thoại giữa các nền văn hóa
Câu chuyện của Rekai Akman và tôi là câu chuyện thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết từ chuyên môn, xử lý thông tin và cách tự học, làm bài trả bài kịp thời khi khối lượng kiến thức lớn đậm đặc và rất tập trung nhưng ngoại ngữ yếu. Rekai Akman và tôi bất ngờ kết thân nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.
THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK
Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến hiện nay, khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ. Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất rất thấp hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôngíao , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.
Địa danh đặc sắc nhất là Ankara thủ đô hiện đại bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái có vị trí chiến lược không thể khuất phục, tiếp đến là Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn chiều sâu nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia.
Di sản thế giới đặc sắc nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại đó là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.
Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này bị coi là nọc độc văn hóa của phía bên kia. Hồi giáo bạm muốn hiểu đúng phải nghiên cứu rất kỹ mặc khải của thánh Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đề là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm và biên tập bài viết Môhamet và đạo HồiĐối thoại giữa các nền văn hóa.
THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley), ngô, lúa nước khoai tây là những cây lương thực chính. Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn; ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn
Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông. Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923 và là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ 13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ 16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng
Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và SamSun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.
am Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Samsun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỹ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tanh chấp đượ tranh đi giật lại giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo tranh giành khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Samsun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Samsun sự giành giật nơi này trong lịch sử ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga máu và nước mắt hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Samsun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa so sánh với Việt Nam là Huế Đà Nẵng xứ Quảng.
THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’
Hoàng Kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trỗi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam?
Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại.
Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực. Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao. Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’, bài học gì cho Việt Nam?
Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc Ankara), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi là quan trọng biết bao.
Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.
Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V.K.AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)
Vua thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN). nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong giấc mơ định mệnh:
Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.
Rekai Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ, mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.
Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk là đất nước và con người thú vị. Ataturk là Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ, đã đánh bại lực lượng Đồng Minh trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và khai sinh ra nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Chuỗi chiến thắng của quân Phổ trước lực lượng Anh Pháp tiến hành cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm chi viện cho Nga của quân Đồng Minh là các trận đánh vì Tổ quốc quả cảm đẫm máu và không cân sức. Đồng Minh rất mạnh kết cục đã thua ở Thổ. Các nước lớn xúm vào xâu xé Thổ trên thất bại của Đế chế Ottoman. Sự tái sinh của nước Thổ là do Ataturk và Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đã kiên quyết đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Ataturk là Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của Mustafa Kemal Atatürk đã thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trỗi dậy mạnh mẽ là cường quốc khu vực có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO ở Trung Đông mà Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ cùng làm nghệ sĩ đi trên dây tìm cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương cách riêng của mình”.
“Môhamet và đạo Hồi rất nên nghiên cứu kỹ. Đạo Hồi khoảng gần hai tỷ người, chiếm 23- 30% dân số thế giới Đạo Hồi đang phát triển nhanh nhất và lớn thứ hai trên thế giới sau Kitô. Đạo Hồi và không tôn giáo đang thịnh hành và niềm tin thế tục dường như duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Rekai Akman trò chuyện với tôi về Thiên Kinh Qu’ran. Anh ta dường như thuộc na72m lòng mười tín điều và chép ra thật nhanh, thuộc lòng không chút sai sót: “Tôi tin Allah (Trời / Thiên Chúa) là Đấng Duy Nhất, Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài. Thiên Kinh Qu’ran có duy nhất mười tín điều: 1) Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).2) Vinh danh và kính trọng cha mẹ.3)Tôn trọng quyền của người khác.4) Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.5) Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (là giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành. Kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận).6) Cấm ngoại tình. 7) Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi. 8) Hãy cư xử công bằng với mọi người.9) Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần. 10) Hãy khiêm tốn
Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái là con đường di sản. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ có đặc thù riêng có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với Việt Nam. Đất đai của Thổ Nhĩ Kỳ khô hạn dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Khí hậu thì lạnh hơn Việt Nam như bài chi tiết đã đề cập ở https://hoangkimlong.wordpress.com/2018/11/13/tho-nhi-ky-vanh-dai-va-con-duong/. Lúa mì, lúa mạch, ngô, lúa nước, khoai tây là những cây lương thực chính. Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của nước Thổ Nhĩ Kỳ đã có hệ thống sản xuất chế biến và tiêu thụ khá tốt và mạnh, nông nghiệp sinh thái kết nối du lịch văn hóa lịch sử, bảo tồn và phát triển bền vững, gợi mở nhiều điều thú vị.
Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài …
PHỤC SINHGIỮA TỐI SÁNG Hoàng Kim
Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.
“Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” Tôi tâm đắc chép lại bài “Nhật Lệ ơi” của anh Nguyễn Quốc Toàn cho tản văn “Cuối dòng sông là biển” bài viết ngày 12.09.2016, với nhiều lần trở lại. Có những trang văn không là trang văn nữa mà là trang đời lắng đọng. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/
Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.
Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.
Lev Tonstoy những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng khởi đầu từ bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ sau đó đến các kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Đường sống, Phục sinh, các sách cổ tích cho người lớn và và ngụ ngôn cho trẻ em. Không một ai nghi ngờ về tầm ảnh hưởng sâu rộng của văn chương và chính luận của Bá tước Lev Tolstoy. Người sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày 20 tháng 11 năm 1910 và được yêu mến rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Lev Tolstoy với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.
Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.
Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh môngnhư biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt: “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.Kia là mặt trăng. Phục sinh giữa tối sáng. Tôi bừng tỉnh ngộ. Tôi trở về thường ngày với Tình yêu cuộc sống.
CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Phục sinh. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. (Hoàng Kim). Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/
Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh đọc giữa vùng tối sáng; phục sinh Nam tiến lời Thầy dặn; phục sinh đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/
Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến lời Thầy dặn; đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Chuyện thầy Mai Văn Quyền. Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học cuộc đời do chính mình trãi nghiệm. Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và nay thiền sư Lý Hồng Chí (trong Chuyển pháp luân) đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất. Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong 2 cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên 1 bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,T rời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe ( do dày công tự luyện tập) mà Công Ty Cổ phần phân bón Bình điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.