Số lần xem
Đang xem 1639 Toàn hệ thống 2727 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.
Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước
Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc
Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô Nguyễn
Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy
(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt
(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),
“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà. Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên: “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:
Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay
ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ
Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi, Qua nghìn năm chảy hợp thành sông. Nước như đổ tự trời cao xuống, Trên thác nghe gì chăng ? Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng Dưới thác nghe thấy gì ? Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây, Một dòng vạn dậm không ngừng chảy. Núi cao giáp bờ như tường thành, Ở giữa đá lạ chen chúc nổi. Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày. Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay, Hòn cao như đứng, thấp ngủ say. Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay, Nghìn hình vạn vẽ không nói hết, Giao long ra vào thành vực sâu. Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng, Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi. Bồi hồi lo sợ điều trông thấy, Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy. Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng, Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này. Sâu hiểm quanh co giống lòng người, Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời. Tài cao văn chương thường bị ghét, Thịt người là thứ ma quỷ thích, Làm sao dẹp yên hết phong ba ? Trung tín thảy không nhờ cậy được. Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“ Hãy ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH
Việt Tây sơn trung đa giản tuyền, Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên. Tự cao nhi hạ như bát thiên, Than thượng hà sở văn ? Ứng long kích nộ lôi điển điển, Than hạ hà sở kiến ? Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền, Nhất tả vạn lý vô đình yên. Cao sơn giáp ngan như tường viên, Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên. Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền. Đại giả như ốc, tiểu như quyền. Cao giả như lập, đê như miên, Trực giả như tẩu,khúc như tuyền. Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn. Giao ly xuất một thành trùng uyên, Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên. Hạ lao sơ trướng phí như tiên. Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền. Tâm huyền huyền đa sở úy. Nguy hồ đãi tai cốt một vô để. Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình, Trung Hoa đạo Trung phù như thị ! Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm, Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý. Cao tài mỗi bị văn chương đố. Nhân nhục tối vi ly mị hỷ, Phong ba na đắc tận năng bình. Trung tín đáo đầu vô túc thị. Bất tín “xuất môn giai úy đồ “ Thị vọng thao thao thử giang thủy.
Chú Thích:
Minh Ninh giang: sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.
TỪ TRƯỜNG GIANG TAM HIỆP ĐẾN MEKONG Hoàng Kim
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và hệ thống các đập thủy điện điều tiết lượng nước tại thượng nguồn sông Mekong ở Trung Quốc là những vấn đề ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến trị thủy và quốc phòng, năng lượng, an sinh xã hội, môi trường. Đây là kế hoạch đặc biệt to lớn, tốn kém, lâu dài và gây nhiều tranh cải.
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003. Ngày lễ kỷ niệm này trùng khớp với ngày Phật đản Vesak Day là ngày kỷ niệm Đức Phật Như Lai Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát), và cũng trùng khớp với Ngày Quốc tế Thiếu nhi (năm 2015). Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông mẹ vĩ đại, quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Sông Trường Giang không chỉ là đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn liên quan sâu xa tới đại kế “Tam tuyến” kết hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng của Mao Trạch Đông mà bạn cần đọc kỹ bài Trận Vũ Hán bài học lịch sử.
Sông Mekong cũng là một trong những con sông lớn nhất thế giới, là sông lớn thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước và đứng thứ 12 trên thế giới về độ dài. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Sông Mekong có đặc điểm thủy năng nổi bật là vai trò điều tiết lượng nước “Biển Hồ” Tonlé Sap là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á . Ngày nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng hơn một chục đập thủy điện gồm Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … ở phần thượng nguồn gây nhiều thay đổi về điều tiết trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý, buôn ma túy, buôn người, … Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông !
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và một loạt đập như Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … trên Sông Mekong không phải là một câu chuyện nhất thời mà là một kế hoạch lâu dài có tính toán kỹ. Việc chọn tên Tam Hiệp và chọn ngày 1 tháng 6 Tam Hiệp Phật đản, giác ngộ và giải thoát cho ngày tích nước đầu tiên của con đập lớn nhất thế giới là giấc mơ lớn của một triều đại.
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang có vị trí trọng yếu tại vùng Long Mạch Trung Hoa của núi Tuyết và lưu vực sông Dương Tử. Chuỗi địa danh huyền thoại Trung Khánh, Vũ Hán, Thượng Hải thăm thẳm một tầm nhìn.
Trung Hoa mới đang trỗi dậy. Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.” Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói: “Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuốn sách lớn “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ có đề cập sâu sắc đến vấn đề này. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á với Thế Giới.
Trung Quốc đang có một vị lãnh tụ cứng rắn định hình và đang tung hoành. Cục diện chính trị tại Trung Quốc đang thay đổi “có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là không thể quay ngược lại được nữa”. Sông Trường Giang với đập Tam Hiệp đã hoạt động. Sông Mekong với đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, đã hoạt động, Tiểu Loan cùng nhiều đập khác đang định hình. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong với hàng chục đập ngăn đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á .
Trung Quốc nắm trong tay vũ khí hủy diệt đáng sợ nào? Báo Tuổi trẻ trực tuyến ngày 27 tháng 8 năm 2017 dẫn lời chuyên gia Eugene K. Chow một chuyên gia về quan hệ quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang nắm trong tay một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả thế giới không ngờ tới đó là đập nước. Tác giả Eugene K. Chow nhận định: “Với hơn 87.000 con đập và quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn của 10 con sông lớn nuôi sống 2 tỉ người, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt. Chỉ với một cái gạt cần, họ có thể giải phóng hàng trăm triệu khối nước từ các con đập khổng lồ, gây ra những trận lụt khủng khiếp đủ sức định hình lại toàn bộ hệ thống sinh thái ở các nước hạ nguồn”. xem tiếp: https://tuoitre.vn/trung-quoc-nam-trong-tay-vu-khi-huy-diet-dang-so-nao-1375993.htm
Tam Hiệp Đạo Cô trong Truyện Kiều có nói lời tiên tri “thả một bè lau” với vãi Giác Duyên. Chúng ta hãy tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi.
Đi thuyền trên Trường Giang. Học thái độ của nước mà đi như dòng sông.
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ
Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.
Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước
Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc
Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô Nguyễn
Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy
(*) Trường Giang (sông Dương Tử) ranh giới tự nhiên của tộc Bách Việt
(**) Sông Trường Giang nơi khoảng giữa đập Tam Hiệp và Vũ Hán có 5 sự kiện lớn của lịch sử: Sự kiện Trận Xích Bích đặc biệt nổi tiếng thời Tam Quốc; sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, có sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao đầu triều Nguyễn Ánh đánh giá thái độ của nhà Thanh sự sâu hiểm sông Trường Giang như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; có sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; có sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),
“Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến – Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà. Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương. Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên: “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:
Nguyễn Du viết bài “Minh Ninh Giang Chu Hành” tả cảnh hiểm trở của sông Minh Ninh là sông Trường Giang ngày nay
ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG MINH GIANG
Nguyễn Du thơ chữ Hán
Nhất Uyên dịch thơ
Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi, Qua nghìn năm chảy hợp thành sông. Nước như đổ tự trời cao xuống, Trên thác nghe gì chăng ? Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng Dưới thác nghe thấy gì ? Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây, Một dòng vạn dậm không ngừng chảy. Núi cao giáp bờ như tường thành, Ở giữa đá lạ chen chúc nổi. Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày. Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay, Hòn cao như đứng, thấp ngủ say. Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay, Nghìn hình vạn vẽ không nói hết, Giao long ra vào thành vực sâu. Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng, Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi. Bồi hồi lo sợ điều trông thấy, Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy. Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng, Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này. Sâu hiểm quanh co giống lòng người, Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời. Tài cao văn chương thường bị ghét, Thịt người là thứ ma quỷ thích, Làm sao dẹp yên hết phong ba ? Trung tín thảy không nhờ cậy được. Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“ Hãy ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH
Việt Tây sơn trung đa giản tuyền, Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên. Tự cao nhi hạ như bát thiên, Than thượng hà sở văn ? Ứng long kích nộ lôi điển điển, Than hạ hà sở kiến ? Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền, Nhất tả vạn lý vô đình yên. Cao sơn giáp ngan như tường viên, Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên. Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền. Đại giả như ốc, tiểu như quyền. Cao giả như lập, đê như miên, Trực giả như tẩu,khúc như tuyền. Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn. Giao ly xuất một thành trùng uyên, Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên. Hạ lao sơ trướng phí như tiên. Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền. Tâm huyền huyền đa sở úy. Nguy hồ đãi tai cốt một vô để. Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình, Trung Hoa đạo Trung phù như thị ! Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm, Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý. Cao tài mỗi bị văn chương đố. Nhân nhục tối vi ly mị hỷ, Phong ba na đắc tận năng bình. Trung tín đáo đầu vô túc thị. Bất tín “xuất môn giai úy đồ “ Thị vọng thao thao thử giang thủy.
Chú Thích:
Minh Ninh giang: sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba….,Nguyễn Du viết : Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.
TỪ TRƯỜNG GIANG TAM HIỆP ĐẾN MEKONG Hoàng Kim
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và hệ thống các đập thủy điện điều tiết lượng nước tại thượng nguồn sông Mekong ở Trung Quốc là những vấn đề ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến trị thủy và quốc phòng, năng lượng, an sinh xã hội, môi trường. Đây là kế hoạch đặc biệt to lớn, tốn kém, lâu dài và gây nhiều tranh cải.
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003. Ngày lễ kỷ niệm này trùng khớp với ngày Phật đản Vesak Day là ngày kỷ niệm Đức Phật Như Lai Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát), và cũng trùng khớp với Ngày Quốc tế Thiếu nhi (năm 2015). Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông mẹ vĩ đại, quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Sông Trường Giang không chỉ là đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn liên quan sâu xa tới đại kế “Tam tuyến” kết hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng của Mao Trạch Đông mà bạn cần đọc kỹ bài Trận Vũ Hán bài học lịch sử.
Sông Mekong cũng là một trong những con sông lớn nhất thế giới, là sông lớn thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước và đứng thứ 12 trên thế giới về độ dài. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Sông Mekong có đặc điểm thủy năng nổi bật là vai trò điều tiết lượng nước “Biển Hồ” Tonlé Sap là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á . Ngày nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng hơn một chục đập thủy điện gồm Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … ở phần thượng nguồn gây nhiều thay đổi về điều tiết trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý, buôn ma túy, buôn người, … Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông !
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và một loạt đập như Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan … trên Sông Mekong không phải là một câu chuyện nhất thời mà là một kế hoạch lâu dài có tính toán kỹ. Việc chọn tên Tam Hiệp và chọn ngày 1 tháng 6 Tam Hiệp Phật đản, giác ngộ và giải thoát cho ngày tích nước đầu tiên của con đập lớn nhất thế giới là giấc mơ lớn của một triều đại.
Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang có vị trí trọng yếu tại vùng Long Mạch Trung Hoa của núi Tuyết và lưu vực sông Dương Tử. Chuỗi địa danh huyền thoại Trung Khánh, Vũ Hán, Thượng Hải thăm thẳm một tầm nhìn.
Trung Hoa mới đang trỗi dậy. Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.” Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói: “Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuốn sách lớn “Những Suy tư từ sông Dương Tử“ có đề cập sâu sắc đến vấn đề này. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á với Thế Giới.
Trung Quốc đang có một vị lãnh tụ cứng rắn định hình và đang tung hoành. Cục diện chính trị tại Trung Quốc đang thay đổi “có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là không thể quay ngược lại được nữa”. Sông Trường Giang với đập Tam Hiệp đã hoạt động. Sông Mekong với đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, đã hoạt động, Tiểu Loan cùng nhiều đập khác đang định hình. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong với hàng chục đập ngăn đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á .
Trung Quốc nắm trong tay vũ khí hủy diệt đáng sợ nào? Báo Tuổi trẻ trực tuyến ngày 27 tháng 8 năm 2017 dẫn lời chuyên gia Eugene K. Chow một chuyên gia về quan hệ quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang nắm trong tay một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả thế giới không ngờ tới đó là đập nước. Tác giả Eugene K. Chow nhận định: “Với hơn 87.000 con đập và quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn của 10 con sông lớn nuôi sống 2 tỉ người, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt. Chỉ với một cái gạt cần, họ có thể giải phóng hàng trăm triệu khối nước từ các con đập khổng lồ, gây ra những trận lụt khủng khiếp đủ sức định hình lại toàn bộ hệ thống sinh thái ở các nước hạ nguồn”. xem tiếp: https://tuoitre.vn/trung-quoc-nam-trong-tay-vu-khi-huy-diet-dang-so-nao-1375993.htm
Tam Hiệp Đạo Cô trong Truyện Kiều có nói lời tiên tri “thả một bè lau” với vãi Giác Duyên. Chúng ta hãy tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi.
Đi thuyền trên Trường Giang. Học thái độ của nước mà đi như dòng sông.
ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊNMỚI Hoàng Kim
Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.
Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin
Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ