Số lần xem
Đang xem 1212 Toàn hệ thống 4078 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất . Sáng 20 tháng 4 năm 2018, báo Kinh tế Nông thôn đưa tin “Quảng Ngãi: Cánh đồng lúa lớn cho thu nhập trên 43 triệu đồng/ha”. Giống lúa TBR225 “nổi trội” trên đất Quảng Ngãi. Cánh đồng mẫu lớn, với quy mô 25ha, sử dụng giống lúa TBR225, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, cao hơn giống đại trà 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà khoảng 8-10 triệu đồng/ha. Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố. Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín (Chin Duong) giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14; PGS Nguyễn Văn Hoan (Hoan Nguyen) cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất PGS Lê Văn Thảo (Thao Le) giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9. AHLĐ Cua Ho Quang và tập thể giới thiệu các giống lúa ST gạo thơm Sóc Trăng, đặc biệt là giống lúa chất lượng cao ST25 thơm ngon cho người tiêu dùng.
Bài đúc kết tổng hợp
Lúa gạo Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, giống tốt tới thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Gạo Việt trong sự thách thức mới của hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, qui mô sản xuất nhỏ, hiện đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách mới. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề Lúa gạo Việt Nam chốn tổ của nghề lúa.
Canh tác lúa gạo Việt Nam theo vùng sinh thái thực hiện việc chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm sinh thái kinh tế xã hội thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con, nhu cầu an sinh xã hội thị trường của từng vùng. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựạ lúa chính của Việt Nam. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa ĐBSCL so năm 1976 chỉ đạt khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng và năng suất lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những khó khăn và thách thức mới.
Lúa gạo Việt tại vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL là vựa lúa quan trọng nhất nước hiện đang được định hình lại mô hình phát triển, thực hiện cấp bách Nghị quyết 120/NQ-CP. PGS TS Nguyễn Văn Bộ trong bài “Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
GS Nguyễn Ngọc Trân đã khái quát “ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường“ : “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương – chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)” . ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.” (Tham khảo các tài liệu “Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Xoay trục chiến lược nông nghiệp ĐBSCL;(Clip) Quyết tâm hành động để ĐBSCL cất cánh;chuyentrangsk.monre.gov.vn/diendandbscl2019/tailieu
PGS,TS Dương Văn Chín thông tin ngày 27 tháng 6 năm 2019: Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ là loại gạo thơm trắng của Tập đoàn Lộc trời có hạt gạo nguyên dài trên 8 mm, đang được bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam; Giống lúa cao sản ngắn ngày đặc sản Lộc trời 28 đạt năng suất cao, chất lượng gạo, chất lượng cơm của giống Lộc trời 28 đã đạt được giải nhất, vượt chất lượng giống lúa mùa địa phương nổi tiếng Hom Mali của Thái Lan và giống Sen Krop của Cambodia trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Trung Quốc. ” Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo” do Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng cho thấy thông tin lúa gạo mới đây của tập đoàn Lộc Trời
Lễ ký kết ủy quyền khai thác và phát triển đối với giống lúa thuần OM249 đã thực hiện giữa Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nôi thành tựu Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc với Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Đông Nam.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất .
Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14;
PGS Nguyễn Văn Hoan cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất
PGS Lê Văn Thảo giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9.
AHLĐ Cua Ho Quang doanh nghiệp Hồ Quang Trí và tập thể giới thiệu các giống lúa ST gạo thơm Sóc Trăng, đặc biệt là giống lúa chất lượng cao ST25 thơm ngon cho người tiêu dùng.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất . Sáng 20 tháng 4 năm 2018, báo Kinh tế Nông thôn đưa tin “Quảng Ngãi: Cánh đồng lúa lớn cho thu nhập trên 43 triệu đồng/ha”. Giống lúa TBR225 “nổi trội” trên đất Quảng Ngãi. Cánh đồng mẫu lớn, với quy mô 25ha, sử dụng giống lúa TBR225, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, cao hơn giống đại trà 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà khoảng 8-10 triệu đồng/ha. Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố. Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín (Chin Duong) giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14; PGS Nguyễn Văn Hoan (Hoan Nguyen) cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất PGS Lê Văn Thảo (Thao Le) giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9. AHLĐ Cua Ho Quang và tập thể giới thiệu các giống lúa ST gạo thơm Sóc Trăng, đặc biệt là giống lúa chất lượng cao ST25 thơm ngon cho người tiêu dùng.
Bài đúc kết tổng hợp
Lúa gạo Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ lượng sang chất, giống tốt tới thương hiệu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Gạo Việt trong sự thách thức mới của hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, qui mô sản xuất nhỏ, hiện đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách mới. Sự cấp thiết chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam, phát triển mạnh mẽ thương hiệu gạo Việt đáp ứng tốt nhất theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; tổ chức đánh giá nguồn tài nguyên giống lúa địa phương và nhập nội để bảo tồn và phát triển nguồn gen và nghề Lúa gạo Việt Nam chốn tổ của nghề lúa.
Canh tác lúa gạo Việt Nam theo vùng sinh thái thực hiện việc chuyển đổi phù hợp dựa trên đặc điểm sinh thái kinh tế xã hội thế mạnh lợi thế cạnh tranh cây con, nhu cầu an sinh xã hội thị trường của từng vùng. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựạ lúa chính của Việt Nam. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 25 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa ĐBSCL so năm 1976 chỉ đạt khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn thì sự gia tăng sản lượng và năng suất lúa gạo ở ĐBSCL ngày nay là thành tựu kinh tế đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường đang đặt ra những khó khăn và thách thức mới.
Lúa gạo Việt tại vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSCL là vựa lúa quan trọng nhất nước hiện đang được định hình lại mô hình phát triển, thực hiện cấp bách Nghị quyết 120/NQ-CP. PGS TS Nguyễn Văn Bộ trong bài “Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam” tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: “Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội“. “Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm.”
GS Nguyễn Ngọc Trân đã khái quát “ĐBSCL 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường“ : “ĐBSCL sản xuất tăng nhanh liên tụcnhưng đang tụt hậu so với cả nước ; tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không còn được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây; Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. Sản xuất lúa gạo do canh tác quá mức với việc thâm canh, tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, lợi nhuận thấp chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này Thủy sản là thế mạnh sau lúa gạo, của ĐBSCL có giá trị kim ngạch xuất chưa tương xứng với tiềm năng”.
ĐBSCL xoay trục chiến lược nông nghiệp phát triển bền vững theo ba vùng, (là vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và xoay trục chiến lược sang thủy sản; trái cây; lúa gạo. Bộ NN & PTNT xác định:” Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng ổn định, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm địa phương – chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”)” . ” Tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết 3 khâu là giống, thức ăn và chế biến nông lâm thủy sản. ĐBSCL đặt mục tiêu đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế. Tăng cường thâm canh bền vững, giảm tối đa sử dụng vật tư (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật), bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho vùng chuyên canh, các cụm/khu công nghiệp chế biến, các hệ thống thương mại hậu cần, chuỗi bảo quản lạnh để kết nối thị trường.”.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị đánh giá 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đã nhấn mạnh: “Quy hoạch ĐBSCL sẽ tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp ‘không hối tiếc’ có điều phối liên vùng, liên kết ngành, lĩnh vực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của Nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế”. Định hướng các vùng cũng được xác định rõ. Trong đó, vùng thượng: Phát triển nông nghiệp đa dạng, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho ĐBSCL, Vùng giữa: Phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất ĐBSCL và cả nước. Bên cạnh đó, phát triển một số vùng lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu, cây công nghiệp và thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải. Vùng đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển. Cuối cùng là vùng ven biển: Phát triển nông nghiệp dựa chính vào nước mặn và lợ, phát huy lợi thế thủy sản; kết hợp vùng lúa gạo đặc sản, các cây trồng sử dụng ít nước ngọt và chịu mặn.” (Tham khảo các tài liệu “Thích ứng biến đổi khí hậu: ĐBSCL cần thêm sức người, sức của; Xoay trục chiến lược nông nghiệp ĐBSCL;(Clip) Quyết tâm hành động để ĐBSCL cất cánh;chuyentrangsk.monre.gov.vn/diendandbscl2019/tailieu
PGS,TS Dương Văn Chín thông tin ngày 27 tháng 6 năm 2019: Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ là loại gạo thơm trắng của Tập đoàn Lộc trời có hạt gạo nguyên dài trên 8 mm, đang được bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam; Giống lúa cao sản ngắn ngày đặc sản Lộc trời 28 đạt năng suất cao, chất lượng gạo, chất lượng cơm của giống Lộc trời 28 đã đạt được giải nhất, vượt chất lượng giống lúa mùa địa phương nổi tiếng Hom Mali của Thái Lan và giống Sen Krop của Cambodia trong cuộc đấu xảo liên lục địa tổ chức vào cuối tháng 11/2018 tại Trung Quốc. ” Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo” do Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng cho thấy thông tin lúa gạo mới đây của tập đoàn Lộc Trời
Lễ ký kết ủy quyền khai thác và phát triển đối với giống lúa thuần OM249 đã thực hiện giữa Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nôi thành tựu Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc với Công ty Cổ phần Giống Cây trồng Đông Nam.
Sáng 21 tháng 4 năm 2018 tại thành phố Tuy Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên và các đơn vị tổ chức Hội nghị giới thiệu các giống lúa mới GSR65, GSR90, … mở rộng trong sản xuất .
Sáng ngày 20 tháng 4 năm 2018, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long ký kết hợp đồng Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối với giống lúa thuần OM 429 và giống lúa nếp thuần OM 368 cho Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Tập đoàn Lộc Trời PGS Dương Văn Chín giới thiệu giống lúa chất lượng cao Lộc Trời 28 và OM 18 thích hợp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
GS Trần Duy Quý giới thiệu các giống lúa BQ, DT19 và Q14;
PGS Nguyễn Văn Hoan cùng Công ty CP Hạt giống vàng Thái Bình giới thiệu giống lúa Hạt vàng 36 được đưa vào trồng khảo nghiệm ở các tỉnh phía Bắc và các vùng miền trên cả nước để xem độ thích ứng và tiềm năng năng suất
PGS Lê Văn Thảo giới thiệu hai giống lúa Thảo Cẩm 5 và Thảo Cẩm 9.
AHLĐ Cua Ho Quang doanh nghiệp Hồ Quang Trí và tập thể giới thiệu các giống lúa ST gạo thơm Sóc Trăng, đặc biệt là giống lúa chất lượng cao ST25 thơm ngon cho người tiêu dùng.