Số lần xem
Đang xem 514 Toàn hệ thống 1410 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Về quê viếng mộ tổ tiên
Mừng vui gặp mặt người hiền bạn thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi, ân cần níu chân
Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng muôn đời
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương’.
Đường xuân như một dòng sông
Vượt qua trăm thác vạn ghềnh đến nơi
“Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.”
Hai câu thơ đầu là thơ của Cụ Hoàng Bá Chuân em ruột của bà ngoại tôi đọc lời điếu khi cải táng cụ Nguyễn Ngọc Xừ, bị chết oan Hai câu thơ sau là thơ của Hoàng Kim. Ông và cháu, một câu chuyện dài về nếp nhà và nét đẹp văn hóa, hướng thiện và chính trung
Cám ơn tiến sĩ Nguyen Thanh Binh với bức ảnh ‘Ăn khuya với anh Hoàng Kim ở Đà Nẵng’ hôm qua lúc 3:55 Thanh Bình ra đón từ nửa đêm với sự quý trọng thân thiết. Cám ơn tiến sĩ Cong Kien Phan tạiThai An cũng vừa về nguồn ở đền Hùng đã gọi điện và nhắn tin. Cám ơn bạn đọc đã ghé thăm “Quảng Bình đất mẹ nhớ ơn Người”
THÁNG NĂM NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim
Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời’ “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh” Tôi thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng” Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm được khởi đầu bởi ngày 1 tháng 5 Quốc tế Lao động, tôi nhớ lại và suy ngẫm về Việt Nam thống nhất, Đêm trắng và bình minh. Tôi đọc lại ‘Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký’, Lời thề của Washington’ ‘Giu cốp nhớ lại và suy nghĩ’. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm.
VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.
ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.
Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.
Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là những ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.
BÀI CA THÁNG NĂM
Hoàng Kim
Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.
Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.
Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.
Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho những vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.
Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.
Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.
Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.
Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!
Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ Bình minh.
NHỮNG CÂU CHUYỆN THÁNG NĂM
Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. (Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương).
Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ cà lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay. Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!
Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.
Võ Nguyên Giápsinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.
George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu như tất cả người Mỹ (Wikipedia).
Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm cũng là mốc son để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác. Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945.
“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đày đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.
“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.
Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.
Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.
Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm
*.
Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ, là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Được và Mất là cái giá của Hòa bình, Độc lập Thống nhất Việt Nam và sự chiến thắng!
Trần Đăng Khoa có những câu thơ sâu thẳm: “Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây… Người xưa hồn ở đâu đây/ Nhìn ra chỉ thấy tuyết bay trắng chiều…” “Ta ngự giữa đỉnh trời / Canh một vùng biên ải/ Cho làn sương mong manh/ Hoá trường thành vững chãi … / Bỗng ngời ngời chóp núi / Em xoè ô thăm ta ?/ Bàng hoàng xô toang cửa/ Hoá ra vầng trăng xa…”. Đó là những câu thơ hay đến chốn thung dung, về nơi tĩnh lặng …
Văn của Khoa hay không kém thơ. Tôi thích đoạn văn kết trong ‘Lão Khoa làm diễn viên’ tự truyện mới đây của tác giả. Lời văn của Khoa viết thực lòng và thật bùi ngùi: “Tôi rất yêu bộ phim này, không phải vì trong đó có tuổi thơ của tôi, mà có hình ảnh con người thật của Xuân Diệu. Tôi cứ tiếc, giá hồi đó, mình xuất hiện ít hơn, để giành nhiều thời gian cho Xuân Diệu, Trần Thị Duyên và bạn bè tôi, những người không bao giờ còn về lại được nữa. Bây giờ, chúng ta có Bảo tàng Hội Nhà Văn, lại có Hãng phim Hội Nhà văn, tôi mong Hãng phim chỉ làm phim về các nhà văn thôi. Làm sao ghi lại được hết hình ảnh, bóng dáng và vẻ đẹp của họ. Đừng để khi họ đã mất rồi, chúng ta mới khẳng định giá trị của họ. Và đến lúc ấy, chúng ta mới lại thấy tiếc. Tiếc nhưng tất cả đều đã muộn rồi. Có muốn làm lại cũng không làm lại được nữa. Buồn vô cùng…” . Những ý nghĩ trên có vẻ cực đoan nhưng chân thành. Tôi thầm nghĩ, Khoa có lẽ mang ơn Xuân Diệu nhiều hơn cả trong tư cách một nhà thơ mang ơn một nhà thơ. Xuân Diệu chính là người phát hiện, giới thiệu rất thuyết phục cái “thần đồng” tinh tế trong văn chương của Trần Đăng Khoa ra bè bạn. Xuân Diệu là một người Thầy lớn. “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Câu thơ tinh tế của Khoa do Xuân Diệu phát hiện, bốn mươi năm sau tôi mới cảm nhận được thực sự. Những bài viết của Khoa không thật nhiều, nhưng tôi cũng nghĩ như Khoa ” không cho rằng nhà báo thua nhà văn, hay Văn chương vĩnh cửu hơn Báo chí. Sức sống của tác phẩm không nằm trong thể loại, mà hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người sáng tạo ra nó. Một bài báo hay có giá trị hơn một truyện ngắn, hay một cuốn tiểu thuyết mà lại viết xoàng”. Một tác phẩm “giản dị, xúc động, ám ảnh” thà ít mà tốt vẫn hay hơn là một tác phẩm dài hoặc viết nhiều tác phẩm mà chưa đến tầm.
Trần Đăng Khoa là người nông dân thơ văn. Khoa viết trong Nông thôn bây giờ: “Mươi năm về trước, Trần Đăng Khoa có những nhận định … trong tiểu phẩm có tên là Nông dân: Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có cho sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung sướng. Thế mới khổ. Họ khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa. Người nông dân ta dường như không có thói quen so sánh mình với người dân ở các nước tiên tiến, cũng như người dân đô thị. Họ chỉ so mình với ch&iac
Về quê viếng mộ tổ tiên
Mừng vui gặp mặt người hiền bạn thân
Đất trời ngày mới thanh tân
Thung dung thăm hỏi, ân cần níu chân
Lòng son trung chính biết ơn
Quê hương chung đúc khí thiêng muôn đời
Quảng Bình đất Mẹ ơn Người
Tổ tiên cát bụi nhiều đời thành quê
Đinh ninh như một lời thề
Trọn đời trung hiếu để về dâng hương’.
Đường xuân như một dòng sông
Vượt qua trăm thác vạn ghềnh đến nơi
“Hồn chính khí bốc lên ánh sáng
Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’.
Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa
Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.”
Hai câu thơ đầu là thơ của Cụ Hoàng Bá Chuân em ruột của bà ngoại tôi đọc lời điếu khi cải táng cụ Nguyễn Ngọc Xừ, bị chết oan Hai câu thơ sau là thơ của Hoàng Kim. Ông và cháu, một câu chuyện dài về nếp nhà và nét đẹp văn hóa, hướng thiện và chính trung
Cám ơn tiến sĩ Nguyen Thanh Binh với bức ảnh ‘Ăn khuya với anh Hoàng Kim ở Đà Nẵng’ hôm qua lúc 3:55 Thanh Bình ra đón từ nửa đêm với sự quý trọng thân thiết. Cám ơn tiến sĩ Cong Kien Phan tạiThai An cũng vừa về nguồn ở đền Hùng đã gọi điện và nhắn tin. Cám ơn bạn đọc đã ghé thăm “Quảng Bình đất mẹ nhớ ơn Người”
THÁNG NĂM NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM
Hoàng Kim
Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học của chính đời mình trãi nghiệm. Tôi xúc động đọc lại ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời’ “Cuộc chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng đội ơi tôi học cả phần anh” Tôi thật tâm đắc với Hoàng Ngọc Dộ trang thơ khát vọng” Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, vì cao hơn trang văn là chính cuộc đời của anh ruột mình thấm từng giọt chữ. Tháng năm được khởi đầu bởi ngày 1 tháng 5 Quốc tế Lao động, tôi nhớ lại và suy ngẫm về Việt Nam thống nhất, Đêm trắng và bình minh. Tôi đọc lại ‘Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký’, Lời thề của Washington’ ‘Giu cốp nhớ lại và suy nghĩ’. Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm.
VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Chiến tranh Việt Nam dài và ác liệt quá, tổn thất mất mát lớn quá. Đó là một trong những sự kiện lớn nhất thế kỷ 20 không riêng Việt Nam mà của toàn nhân loại. 30 tháng 4 là kết thúc cuộc chiến tranh ba mươi năm, là ngày hòa bình, thống nhất đất nước đầu tiên của dân tộc Việt. Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh Đông Dương (1945–1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ và một số đồng minh khác như Úc, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philippines tham chiến trực tiếp; một bên là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại miền Nam Việt Nam, cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đều do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo, được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (cộng sản), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là “Chiến tranh Việt Nam” do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2. Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Tôi là người lính của 30 tháng 4. Hai anh em tôi, thuộc hai cánh quân lớn trong năm cánh quân, gặp nhau giữa lòng thành phố sau ngày Việt Nam thống nhất. Chùm ảnh dưới đây là ít ảnh tư liệu gia đình. Tôi viết về cái “tôi” nhỏ bé và đơn giản trong cái “ta” to lớn và phức tạp của đất nước con người Việt Nam để tìm về thế giới của riêng mình như giọt nước trong biển cả có vị mặn, máu và nước mắt.
ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Khu vực Bắc Âu có chất lượng cuộc sống tốt, và Vương quốc Bhutan nơi đề xuất ý tưởng Ngày Quốc tế Hạnh phúc là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân là điều rất đáng suy ngẫm.
Môi trường sống yên lành và chất lượng cuộc sống tốt là giấc mơ hạnh phúc của mọi người dân. Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là vùng thiên nhiên, văn hóa thanh bình, mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua. Bắc Âu thoát ra khỏi cuộc chiến tranh. Họ không bị cuốn vào chiến tranh như Việt Nam, như châu Á, châu Phi, Tây Âu , Đông Âu và châu Đại dương. Họ bình tĩnh chuyển từ thế đối đầu lách ra khỏi cuộc chiến tranh giành quyền lực và nguồn lợi khốc liệt suốt hàng thế kỷ để trở thành những nước thanh bình và có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới.
Tôi suy ngẫm kỹ điều này trong bài viết “Đêm trắng và bình minh”. Khối các nước Bắc Âu Scandinavia (bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, đảo Greenland, quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch), đêm 30 tháng 4 là Đêm Walpurgis, Bình minh ngày mới. Ngày 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 ở Bắc Âu là những ngày lễ hội mừng Xuân đến. Hoa xuân bừng nở khắp nơi, tơ trời hương đất say đắm lòng người. Năm tháng ở trời Âu, tôi viết Bài ca tháng năm, suy ngẫm về bài học cuộc sống.
BÀI CA THÁNG NĂM
Hoàng Kim
Tháng năm là tháng của hoa
Anh đi ở giữa bao la đất trời
Nghe lòng thư thái, thảnh thơi
Ngắm ai từng cặp trao lời yêu thường.
Hoa xuân bừng nở khắp đường
Công viên ngợp giữa một rừng đầy hoa
Bên dòng sông nhỏ quanh co
Bạch dương rọi nắng, lơ thơ liễu mềm.
Anh đi vào chốn bình yên
Bùi ngùi lại nhớ thương em ở nhà.
Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết cho những vĩ nhân lịch sử biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiểm họa và bảo tồn được ngọc quý di sản.
Tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.
Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh tuy nhiều cơ hội hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường hơn. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng.
Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuệ càng cấp thiết và rõ nét.
Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.
Việt Nam quê hương tôi là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất!
Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ Bình minh.
NHỮNG CÂU CHUYỆN THÁNG NĂM
Bác Võ Nguyên Giáp được nhiều người Việt Nam kính trọng vì Bác Giáp đặt việc công lên trên hết “dĩ công vi thượng”. ‘Bác Văn ơi thành kính tiễn Người’ Gia đình tôi hòa trong dòng người đông đảo của toàn quốc đã đến Dinh Thống Nhất tiễn Bác. (Hôm đó là lần duy nhất trong đời, tôi đã đeo đủ huân huy chương).
Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ cà lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Bài học chiến tranh và hòa bình sâu sắc thay. Được và Mất là cái giá của sự chiến thắng!
Võ Nguyên Giáp tổng tập hồi ký là tác phẩm lớn nhất của nhà thiên tài quân sự Việt, soi sáng rất nhiều góc khuất trong lý luận và thực tiễn của thời đại Hồ Chí Minh. Muốn thấu hiểu chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, thấu hiểu 30 tháng 4, tháng năm nhớ lại và suy ngẫm, chúng ta cần đọc lại rất kỹ “Võ Nguyên Giáp, tổng tập hồi ký”.
Võ Nguyên Giápsinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam tôn vinh là “người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc. Tướng Giáp xuất thân là một giáo viên dạy sử, ông trở thành nhà lãnh đạo quân sự, vị tướng kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ông được nhân dân ngưỡng mộ và được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Lời thề của Tổng thống Mỹ George Washington cũng là điều chúng ta cần rất suy ngẫm. Ông nói “Cái tên người Mỹ phải xóa bỏ bất cứ những liên hệ ràng buộc nào mang tính cách địa phương”. Tổng thống Washington khi mất được tán tụng như là “người đầu tiên trong chiến tranh, người đầu tiên trong hòa bình, và người đầu tiên trong lòng dân tộc của ông”. Washington đã trở thành biểu tượng dân tộc và quốc tế, đặc biệt tại Pháp và châu Mỹ Latin. Các học giả lịch sử luôn xếp ông là một trong số những vị tổng thống vĩ đại nhất.”. Ngày 30 tháng 4 năm 1789 là ngày Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên, trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York. Tổng thống Washington có một viễn tưởng về một quốc gia hùng mạnh và vĩ đại, xây dựng trên những nền tảng của nền cộng hòa, sử dụng sức mạnh của liên bang. Ông tìm cách sử dụng chính phủ cộng hòa để cải thiện hạ tầng cơ sở, mở rộng lãnh thổ phía tây, lập ra trường đại học quốc gia, khuyến khích thương mại, tìm nơi xây dựng thành phố thủ đô (Washington, D.C.), giảm thiểu những sự căng thẳng giữa các vùng và vinh danh tinh thần chủ nghĩa quốc gia.
George Washington hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ. Ông sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732, mất ngày 14 tháng 12 năm 1799. Ông là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Quốc hội nhất trí chọn lựa ông làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ (1789–1797). Phong cách lãnh đạo của ông đã có ảnh hưởng đến thể thức và lễ nghi cho chính quyền mà được sử dụng từ đó cho đến nay, thí dụ như dùng một hệ thống nội các và buổi đọc diễn văn nhậm chức. Với tư cách là tổng thống, ông đã xây dựng một chính quyền quốc gia mạnh mẽ và giàu tài chính mà đã tránh khỏi chiến tranh, dập tắt nổi loạn và chiếm được sự đồng thuận của hầu như tất cả người Mỹ (Wikipedia).
Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm cũng là mốc son để chúng ta tìm về tác phẩm “Giu-cốp, nhớ lại và suy nghĩ”. Giu cốp là danh tướng lỗi lạc huyền thoại của quân đội Liên Xô, người đã kết thúc oanh liệt trận Beclin, trận thắng quyết định trong chiến tranh thế giới thứ hai; Đó là trận đọ sức sinh tử, mà nếu không có Giu cốp lịch sử có thể đổi khác. Hitler và Eva tự sát; Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức ngày 30. 4. 1945.
“Nhớ lại và suy nghĩ” là tác phẩm nổi tiếng của Giu cốp đã làm sáng tỏ nhiều góc khuất. Lịch sử Thế giới có lẽ đã thay đổi, đặc biệt là trận Beclin, trận thắng sinh tử cuối cùng, quan hệ Xô Mỹ, quan hệ Liên Xô và Nam Tư, nhiều vấn đề hệ trọng quốc gia của Liên Xô. Những ý kiến của Giu cốp tỏa sáng khi được đáp ứng đày đủ và sự tổn thất là tai họa thật ghê gớm khi không được trọng thị. Chúng ta muốn hiểu chiến tranh thế giới thứ Hai và chiến tranh lạnh thì không thể không nghiền ngẫm kỹ con người và tác phẩm Giu cốp. Bộ sách quý “Đọc lại và suy ngẫm là chìa khóa vàng để hiểu nhiều điều.
“Trước những thắng lợi nhanh chóng trên hướng Berlin và dựa trên các báo cáo lạc quan của đại tướng V.I.Chuikov – tư lệnh tập đoàn quân cận vệ 8, Stalin lệnh cho Tổng tham mưu trưởng, đại tướng A. I. Antonov soạn thảo một kế hoạch đánh chiếm Berlin ngay trong thời gian cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên, G. K. Zhukov cho rằng mọi việc không đơn giản như Tổng tư lệnh tối cao nghĩ. Từ kinh nghiệm Chiến dịch phòng thủ phản công tại khu vực Moskva năm 1941, G. K. Zhukov cho rằng quân Đức sẽ không chịu mất Berlin một cách dễ dàng và sẽ tổ chức phản công vào hai bên sườn của ba phương diện quân Liên Xô lúc này đã làm thành một đội hình kéo dài như một mũi nhọn trên hướng Berlin. Ông hiểu rõ: đánh thẳng vào Berlin không khó, nhưng quân Đức có thể cắt đứt và hợp vây lực lượng Hồng quân tiến quá nhanh về phía trước, khiến cho Hổng quân tổn thất nặng. Thêm vào đó, Hồng quân chưa có kinh nghiệm đánh chiếm một thành phố rộng lớn và có sự phòng thủ kiên cố như Berlin. Chính vì vậy, ông yêu cầu quân đội phải củng cố thật chặt trận địa trên bờ tây sông Oder. Đồng thời Zhukov cũng tiến hành trinh sát một cách kỹ lưỡng: ông ra lệnh cho không quân chụp 6 kiểu ảnh về thành phố Berlin và các phòng tuyến của quân Đức xung quanh đấy, rồi dựa vào đó cùng với những tài liệu bắt được và lời khai của tù binh Zhukov cho biên soạn một bản báo cáo tổng hợp được thuyết minh rõ ràng đính kèm với những tấm bản đồ chi tiết, phát hành xuống các cấp chỉ huy từ tư lệnh đến chỉ huy đại đội. Và thực tế đã diễn ra đúng như G. K. Zhukov dự đoán. Trong khi phòng ngự tích cực trên tuyến sông Oder – Neisse, từ tháng 2 năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức đã điều động tập đoàn quân xe tăng 6 SS và tập đoàn quân 5 từ mặt trận phía Tây về khu vực Budapest, điều động các tập đoàn quân xe tăng 3 và tập đoàn quân 11 đến khu vực Đông Pomerania để tổ chức phản công. Nắm được chính xác tình hình, G. K. Zhukov đề nghị I. V. Stalin cho hoãn ngay chiến dịch Berlin, điều Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái K. K. Rokossovssky quay lên hướng Tây Bắc mở Chiến dịch Đông Pomerania chặn trước cuộc phản công của quân Đức. Ngày 20 tháng 2, Phương diện quân Belorussia 2 sử dụng các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 và 2 đột kích vào Gonnof – Stagag – Colberg, chia cắt và bao vây cụm quân Đông Pomerania khỏi chủ lực của Cụm tập đoàn quân Vistula (Đức). Ngày 4 tháng 3, 14 sư đoàn của cụm quân này bị đánh tan. Tại hướng Nam, G. K. Zhukov cũng yêu cầu Nguyên soái K. E. Voroshilov chỉ đạo các phương diện quân Ukraina 2 và 3 thiết lập trận địa phòng thủ vững chắc tại khu vực Budapest – Velense – Balaton, mở chiến dịch phòng ngự Balaton, đánh bại cuộc phản công của 31 sư đoàn Đức, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng được triển khai ngày 6 tháng 3. Ngày 15 tháng 3, cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Balaton bị chặn đứng, hai phương diện quân Ukraina 2 và 3 chuyển sang tấn công thẳng qua Budapest đến Viên.[102] Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Ukraina 1 tiến hành chiến dịch Hạ Silesia quét sạch quân Đức khỏi khu vực Glogau, thủ tiêu mối đe dọa bên sườn trái của phương diện quân và vững tiến ra tuyến Neisse. Một số chỉ huy quân sự Liên Xô quá hăng hái đã coi sự chậm trễ công phá Berlin là một khuyết điểm của ông. Tuy nhiên, sự thật đã chứng minh G. K. Zhukov đúng. Với cuộc phản kích của quân Đức từ hai bên sườn (từ khu vực Đông Pomerania xuống phía Đông Nam, từ khu vực Budapest vòng lên phía Đông Bắc, phối hợp với Cụm tập đoàn quân A từ Silesia vòng lên phía Tây Bắc), các Phương diện quân Liên Xô có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề như quân Đức trước cửa ngõ Moskva cách đó gần 4 năm trước hoặc như Hồng quân Nga Xô Viết trước cửa ngõ Warsawa năm 1920.
Cuộc tổng công kích sau cùng vào Berlin bắt đầu sau hai ngày sử dụng các trận đánh trinh sát để buộc quân Đức phải điều động lực lượng bố trí ở hướng chủ yếu đi hướng khác, 5 giờ sáng ngày 16 tháng 4, G. K. Zhukov phát lệnh mở màn Chiến dịch Berlin, chiến dịch quân sự cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau gần 1 giờ pháo binh, tên lửa Katyusha bắn chuẩn bị, hơn 140 ngọn đèn pha phòng không công suất lớn rọi thẳng vào phòng tuyến của quân Đức đã làm lóa mắt toàn bộ các đài quan sát, các đối kính pháo, kính tiềm vọng… Xe tăng và bộ binh Liên Xô trong ngày đầu đã vượt qua hai tuyến phòng thủ vòng ngoài. Khi tiến vào nội đô Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá chật hẹp đối với các tập đoàn quân xe tăng từng phát huy uy lực mạnh mẽ trên thảo nguyên trống trải. Vì vậy ông điều các lực lượng xe tăng xuống cùng thành lập các tổ hiệp đồng tác chiến cùng với bộ binh, pháo binh và các binh chủng khác – với quân số mỗi tổ thường chỉ gồm một trung đội. Các tổ hiệp đồng đó đã chiến đấu rất linh hoạt giữa các đường phố chằng chịt như mê cung của thủ đô nước Đức. Sau một tuần tấn công, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 của Phương diện quân Ukraina 1 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 2 của Phương diện quân Belorussia 1 đã gặp nhau tại khu vực Ketshino – Potsdam – Brandenburg, phía tây Berlin. Các đơn vị khác của ba phương diện quân Liên Xô đã gặp gỡ với quân Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ trên bờ sống Elbe. 8 vạn Hồng quân đã hy sinh trong trận Berlin đẫm máu, nhưng vào ngày 30 tháng 4, lá cờ chiến thắng được cắm lên nóc nhà Quốc hội Đức. Hitler và Goebbel tự sát. 0 giờ ngày 9 tháng 5, tạị Karlhorst, đại diện nước Đức và quân đội Đức Quốc xã ký biên bản đầu hàng vô điều kiện trước đại diện 4 nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô và Pháp. Thay mặt nhà nước, quân đội và nhân dân Liên Xô, nguyên soái G. K. Zhukov ký biên bản này. Do có công đánh chiếm Berlin, Zhukov được phong tặng Huân chương Sao vàng – Anh hùng Liên Xô lần thứ ba.
Giu cốp xếp đầu bảng về số lượng các trận thắng tầm cỡ toàn cầu, được nhiều người công nhận về tài năng chỉ đạo chiến dịch và chiến lược. Những chiến tích của ông đã trở thành những đóng góp rất to lớn vào kho tàng di sản kiến thức quân sự nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới. Nguyên soái A. M. Vasilevsky nhận định G. K. Zhukov là một trong những nhà cầm quân lỗi lạc của nền quân sự Xô Viết. Trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên bang Xô viết, ông đã giữ các chức vụ Tư lệnh Phương diện quân Dự bị, Tư lệnh Phương diện quân Tây, Tư lệnh Phương diện quân Beloussia 1, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô, Thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng kiêm Phó Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng thế giới cùng thời với ông như Thống chế Anh Sir Bernard Law Montgomery, Thống tướng Hoa Kỳ Dwight David Eisenhower, Thống chế Pháp Jean de Lattre de Tassigny đều công nhận tên tuổi của ông đã gắn liền với hầu hết các chiến thắng lớn trong cuộc chiến như Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagrachion, Chiến dịch Visla-Oder và Chiến dịch Berlin. Trong giai đoạn sau chiến tranh, ông giữ các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại nước Đức, tư lệnh các quân khu Odessa và Ural. Sau khi lãnh tụ tối cao I. V. Stalin qua đời, ông được gọi về Moskva và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1957, ông giữ chức vụ Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Năm 1957, trong thời gian đang đi thăm Nam Tư, ông bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1958, ông bị miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong quân đội”.
Tháng năm nhớ lại và suy ngẫm
*.
Tướng Giáp của chiến tranh Việt Nam giống và khác gì so tướng Giucốp? Thượng tướng Trần Văn Trà đã viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp thật minh triết và thật ám ảnh: “phải thật công khai, thật công phu, thật công bằng và thật công tâm khi nghiên cứu về Võ Nguyên Giáp”.“Suốt hai cuộc kháng chiến, tôi chưa hề thầy Bí thư Quân ủy Trung ương kiêm Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mắc một sai lầm nào về chiến lược và chiến thuật quân sự; tôi chỉ thấy Anh Văn đi những nước cờ bậc thầy để vây hãm và tiến công quân địch”. Đó thật sự là một tổng kết rất sâu sắc của một danh tướng Việt Nam đối với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trần Văn Trà trăng xưa hạc cũ, là danh tướng tài năng gắn bó lâu dài nhất, bền bỉ nhất và xuất sắc nhất trong các vị tướng chiến trường miền Nam, mà tôi ngưỡng mộ.. Tôi tâm đắc với nhận định này. Bác Giáp viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi”. Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung đã trãi nghiệm nhiều biến cố lịch sử nên chắc chắn hiểu rất rõ bài học Bắc Âu khi thực hành xuất sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới vì họ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa”. Được và Mất là cái giá của Hòa bình, Độc lập Thống nhất Việt Nam và sự chiến thắng!
Trần Đăng Khoa có những câu thơ sâu thẳm: “Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây… Người xưa hồn ở đâu đây/ Nhìn ra chỉ thấy tuyết bay trắng chiều…” “Ta ngự giữa đỉnh trời / Canh một vùng biên ải/ Cho làn sương mong manh/ Hoá trường thành vững chãi … / Bỗng ngời ngời chóp núi / Em xoè ô thăm ta ?/ Bàng hoàng xô toang cửa/ Hoá ra vầng trăng xa…”. Đó là những câu thơ hay đến chốn thung dung, về nơi tĩnh lặng …
Văn của Khoa hay không kém thơ. Tôi thích đoạn văn kết trong ‘Lão Khoa làm diễn viên’ tự truyện mới đây của tác giả. Lời văn của Khoa viết thực lòng và thật bùi ngùi: “Tôi rất yêu bộ phim này, không phải vì trong đó có tuổi thơ của tôi, mà có hình ảnh con người thật của Xuân Diệu. Tôi cứ tiếc, giá hồi đó, mình xuất hiện ít hơn, để giành nhiều thời gian cho Xuân Diệu, Trần Thị Duyên và bạn bè tôi, những người không bao giờ còn về lại được nữa. Bây giờ, chúng ta có Bảo tàng Hội Nhà Văn, lại có Hãng phim Hội Nhà văn, tôi mong Hãng phim chỉ làm phim về các nhà văn thôi. Làm sao ghi lại được hết hình ảnh, bóng dáng và vẻ đẹp của họ. Đừng để khi họ đã mất rồi, chúng ta mới khẳng định giá trị của họ. Và đến lúc ấy, chúng ta mới lại thấy tiếc. Tiếc nhưng tất cả đều đã muộn rồi. Có muốn làm lại cũng không làm lại được nữa. Buồn vô cùng…” . Những ý nghĩ trên có vẻ cực đoan nhưng chân thành. Tôi thầm nghĩ, Khoa có lẽ mang ơn Xuân Diệu nhiều hơn cả trong tư cách một nhà thơ mang ơn một nhà thơ. Xuân Diệu chính là người phát hiện, giới thiệu rất thuyết phục cái “thần đồng” tinh tế trong văn chương của Trần Đăng Khoa ra bè bạn. Xuân Diệu là một người Thầy lớn. “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Câu thơ tinh tế của Khoa do Xuân Diệu phát hiện, bốn mươi năm sau tôi mới cảm nhận được thực sự. Những bài viết của Khoa không thật nhiều, nhưng tôi cũng nghĩ như Khoa ” không cho rằng nhà báo thua nhà văn, hay Văn chương vĩnh cửu hơn Báo chí. Sức sống của tác phẩm không nằm trong thể loại, mà hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người sáng tạo ra nó. Một bài báo hay có giá trị hơn một truyện ngắn, hay một cuốn tiểu thuyết mà lại viết xoàng”. Một tác phẩm “giản dị, xúc động, ám ảnh” thà ít mà tốt vẫn hay hơn là một tác phẩm dài hoặc viết nhiều tác phẩm mà chưa đến tầm.
Trần Đăng Khoa là người nông dân thơ văn. Khoa viết trong Nông thôn bây giờ: “Mươi năm về trước, Trần Đăng Khoa có những nhận định … trong tiểu phẩm có tên là Nông dân: Nông dân thời nào cũng rất khổ. Hình như họ sinh ra để khổ. Có cho sướng cũng không sướng được. Có phủ lên vai họ tấm áo bào lộng lẫy của vua thì họ cũng không thể thành được ông vua. Họ có sức chịu đựng gian khổ đến vô tận. Nhưng mất hoàn toàn thói quen để làm một người sung sướng. Thế mới khổ. Họ khổ đến mức không còn biết là mình khổ nữa. Người nông dân ta dường như không có thói quen so sánh mình với người dân ở các nước tiên tiến, cũng như người dân đô thị. Họ chỉ so mình với chính mình thời tăm tối thôi. Và thế là thấy sướng quá”. Cho đến ngày nay, sau mười năm suy ngẫm, Khoa lại viết tiếp:Theo tôi, muốn đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới đất nước thì phải nhìn vào chất lượng đời sống của những người nghèo nhất xã hội là nông dân. Nếu người nông dân không thay đổi được số phận mình thì công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực.” “… những sáng tác hay nhất của chúng ta vừa qua vẫn là về đề tài nông thôn. Người đầu tiên viết hay về nông thôn phải nói đến các cụ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phạm Duy Tốn, rồi đến Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính… Sau này là Nguyễn Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Đào Vũ, Ngô Ngọc Bội, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ… và gần đây nhất trong giới trẻ là Nguyễn Ngọc Tư…. Đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng, đề tài nông thôn không hề kém hấp dẫn. Đấy vẫn là mảnh đất mầu mỡ. Hi vọng ở đó, chúng ta sẽ có những tác phẩm lớn. Nông thôn vẫn gắn bó xương cốt với người viết, là vùng người viết thông thạo hơn cả. Trở về vùng đất màu mỡ ấy, hi vọng chúng ta mới có được những vụ mùa văn chương. Còn có ý kiến cho rằng văn sĩ quay lưng với nông thôn, vuốt ve thành thị thì tôi cho rằng cái đó không hẳn đâu. Tôi không tin như thế. Còn việc nhà văn sống ở đâu thì không quan trọng. Cái quan trọng là người đó có am tường nông thôn không và họ đã viết như thế nào. Tất cả những gì đã có, dù ít dù nhiều cũng cho chúng ta niềm hy vọng”.
Văn thơ Khoa viết về nông thôn khéo phản ảnh thực trạng nông nghiệp Việt Nam nửa thế kỷ qua. Đó là một sự thật sâu thẳm tác giả gửi bạn đọc. Nguyên Ngọc, Hữu Ngọc, Tô Hoài, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Khải, Xuân Diệu, Lê Lựu … ảnh hưởng nhiều đến chất liệu và chất lượng sáng tác của Trần Đăng Khoa. Hình như những chân dung văn Trần Đăng Khoa về những người này là hay hơn cả. Trong bài viết “Du lịch sinh thái Nông nghiệp Việt Nam” của Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim, chúng tôi có nhiều đồng cảm với Trần Đăng Khoa về vấn đề này. Nông nghiệp Việt Nam là giá đỡ của nền kinh tế, là lĩnh vực đặc biệt quan trọng ngày nay. Việt Nam năm 2017 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD, hạt điều với 3,516 tỷ USD, rau quả đạt 3,502 tỷ USD, cà phê với 3,24 tỷ USD, gạo đạt 2,6 tỷ USD, hạt tiêu đạt 1,1 tỷ USD, sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,03 tỷ USD … thế nhưng doanh nghiệp nông nghiệp đến quý II/ 2018 chỉ mới đạt tỷ lệ rất thấp 8%, chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ 92,35%. Chính phủ Việt Nam gần đây đã thể chế hóa tầm nhìn, đột phá đầu tư, cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bởi Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, khi đất nước bao nhiêu năm trả giá đau đớn cho quốc nạn tham nhũng, và cũng vì cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ tâm đức và hiệu quả đầu tư đối với chất lượng cuộc sống nông dân, đối với con người, cơ chế chính sách, tiền vốn, hạ tầng cơ sở nông thôn, khoa học công nghệ, …cho một lĩnh vực ‘rất quen mà lạ’ này.
Trần Đăng Khoa là Nghê Việt của gia tộc họ Trần chính khí mà tôi may mắn cảm nhận được từ chuyện Đêm Yên Tử. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Dòng nguyên khí gia tiên là suối nguồn hạnh phúc tùy thời và môi trường mà biến đổi nhưng sự kế thừa di truyền là nền tảng bảo tồn phát triển và phúc ấm nhân duyên. Hà Nội có Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt (**) liên quan gia tộc nhà thơ Trần Đăng Khoa. Anh em Nguyễn Du là người trực tiếp trông coi xây dựng đền cổ Trung Liệt này:“…Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần, Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể) …” (*). Tôi tin vào gia tộc và người tử tế.
“Chiều buông ngọn khói hoang sơ/ Tiếng chuông ngàn tuổi tỏ mờ trong mây…” (Trần Đăng Khoa). Văn chương đích thực là món ăn tinh thần sạch và ngon của người dân, là chân thiện mỹ, ngọc cho đời. Tôi tin nhiều thế kỷ, bạn đọc sẽ còn quay lại với Trần Đăng Khoa để hiểu một thời. May mắn thay tôi là người cùng thời. Tôi viết bài Trần Đăng Khoa trong tôi, sau khi cẩn thận đọc kỹ lại blog Lão Khoa, bổ sung thêm và hệ thống tư liệu. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-dang-khoa-trong-toi/
Trần Đăng Khoa thần đồng văn chương
Trần Đăng Khoa là nhà thơ, là giấy thông hành của thơ Việt hiện đại đi ra thế giới. Trần Đăng Khoa, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc là ba nhà văn, nhà thơ đương đại mà tôi yêu thích. Trần Đăng Khoa là tên giống nhau của ba người khác nhau. họ đều và tài năng, đó là Trần Đăng Khoa (nhà thơ) với Trần Đăng Khoa (bộ trưởng) và Trần Đăng Khoa (diễn giả). Trần Đăng Khoa trong tôi là Trần Đăng Khoa nhà thơ, có tính hướng nội, văn chương viết ít nhưng cẩn trọng và đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh“. Tôi trích dẫn văn Khoa để thỉnh thoảng đọc lại. Riêng với Lão Khoa thì tôi may mắn ở chung xóm Lá nên trò chuyện tự nhiên, đôi khi suồng sả thân tình vì nghĩ mình người quen và nhiều tuổi hơn Khoa một chút. Đọc Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa, nhà văn Lê Lựu nhận xét : “Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe không dưới 10 lần, nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi”. Tôi cũng đã đọc Chuyện ở Quảng Bình của Trần Đăng Khoa không dưới 10 lần và tự mình chép lại những bài tâm đắc nhất. Lạ thật! một thời gian sau rỗi rãi đọc lại, cũng vẫn thấy như Lê Lựu “có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần”. Lão Khoa Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại là một thí dụ. Khoa đã xuất sắc khái quát nửa thế kỷ thơ Việt tại cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6- 2013. Tài thật ! Đúng là văn chương đích thực giản dị, xúc động, ám ảnh! Tôi tâm đắc với bài viết và thật sự thú vị khi đọc kỹ nhiều lần chính văn cùng các lời bình hay của bạn hữu.
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương là nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện làm Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình.
Trần Đăng Khoa là thần đồng văn chương Việt Nam. Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn nghệ năm 1966 khi đó Khoa 8 tuổi, đang học kỳ hai lớp Một trường làng. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được Nhà Xuất bản Kim Đồng xuất bản. Tác phẩm nổi tiếng nhất là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính (Đồng Nai) phổ nhạc năm 1971.
Những bài thơ thuở thơ ấu của Trần Đăng Khoa từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh, lúc bấy giờ chiến tranh ác liệt, bom đạn mù mịt, đã được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới đầu tiên là nước Pháp, với chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng hát kế tục”, mà Trần Đăng Khoa có tới 35 bài. Cũng năm đó, hãng Truyền hình Pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút mang tên “Thế giới nhỏ của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn Gerard Guillaume trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969.
“Cuốn phim tài liệu này 40 năm sau mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân quê ở Nam Sách, Hải Dương. Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim đã chết. Trong đó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa” như Trần Đăng Khoa đã kể lại như vậy trong bài viết của mình khi nhìn lại nửa thế kỷ thơ Việt.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau đó Trần Đăng Khoa được bổ sung về quân chủng hải quân có thời gian ở Trường Sa (để sau này tác phẩm Đảo chìm nổi tiếng ra đời năm 2006 đến 2009 đã tái bản 14 ?-25 lần) . Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm thơ và văn chương nhưng viết rất kỹ, rất có trách nhiệm với xã hội, với một lối thơ hay văn đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh” như ý thức thường xuyên suốt đời của Khoa. Những tác phẩm văn chương nổi bật có : Từ góc sân nhà em, (thơ, 1968).Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974). Bên cửa sổ máy bay (tập thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản); “Thơ tình người lính biển” (bài thơ đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc); Đảo chìm (tập truyện – ký, Nxb Văn hóa thông tin 2006, tái bản nhiều lần). Khoa đã có đóng phim từ tuổi thơ được lưu lại trong chuyện đời tự kể Lão Khoa làm diễn viên và ít nhất ba lần được tặng giải thưởng : Giải thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận giải thưởng văn học tại Thái Lan, Giải thưởng Sunthorn Phu trao cho các nhà thơ Đông Nam Á có những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ngày 29 tháng 6 năm 2013. Sunthorn Phu (สุนทรภู่, 1786–1855) là nhà thơ Thái Lan, danh nhân văn hoá thế giới, có tác phẩm lớn là pho sử thi đồ sộ Phra Aphai Mani và hàng ngàn bài thơ đã đi vào đời sống tinh thần của nhân dân Thái Lan suốt mấy trăm năm nay. Sunthorn Phu là một thường dân đã phá bỏ lối thơ tháp ngà của nhiều thi sĩ trước đó bằng cách viết dung dị với ngôn ngữ bình dân cùng các chủ đề gần gũi với đời sống bình thường của người dân Thái lam lũ. Khoa đã có một bài phát biểu thật ngắn “giản dị, xúc động và ám ảnh” khi nhận giải mà ý sau cùng của bốn ý phát biểu là: “Thật kỳ diệu khi đất nước Thái Lan văn hiến đã có sáng kiến rất đẹp trong việc giữ gìn di sản của Sunthorn Phu, và biến những di sản ấy không còn là những hiện vật bất động ở trong viện bảo tàng mà là một hiện thực sống động được giữ gìn trong thế phát triển và hội nhập, để nhà thơ vĩ đại Sunthorn Phu vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta đến với tương lai. Chúng ta tin, và rất tin rằng, cùng với Nguyễn Du, cây đại thụ Sunthorn Phu không phải chỉ tỏa bóng xuống các miền đất Đông Nam Á, mà còn tiếp tục tỏa bóng xuống nhiều châu lục trên nhiều bến bờ thế giới.”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có vợ và con gái. Hai cụ thân sinh sống ở quê với chị gái của Khoa là Trần Thị Bình, một cụ vừa mất gần đây. Nhà thơ có anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh, tác giả các tập thơ Nhà thơ và Hoa cỏ, Bản xô nát hoang rã, 45 Khúc Đàn bầu của kẻ vô danh…, nguyên là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh và một người em gái nữa tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại Cẩm Phả Quảng Ninh. Đời thường của Khoa là một người tử tế, thông minh, giỏi ăn nói, có khiếu hài hước, không thích bia rượu, gái gú, chẳng có đam mê gì ngoài những trang viết mà ở đấy “thường là y dồn hết tâm lực” như chính Trần Đăng Khoa chân dung tự họa.
Trần Đăng Khoa thơ văn nết đất
Nguyên Hùng tả chân ‘Trần Đăng Khoa’ hay và chuẩn. Phục! Trần Đăng Khoa trong mắt bạn bè có khá nhiều bài hay và thật tâm đắc nhưng tôi thích hơn cả là sự phác thảo chân dung thật thú vị ‘Trần Đăng Khoa’ của nhà thơ tiến sĩ công trình thủy Nguyên Hùng trong tác phẩm 102 MẢNH GHÉP VĂN NHÂN : “Từ góc sân nhà em / Chơi với Vàng với Vện / Ăn hạt gạo làng ta / Lớn lên thành lính biển. / Khúc hát người anh hùng / Vẫn còn vang vọng mãi / Yêu bạn, họa chân dung / Quý tài, mời đối thoại. / Những năm học Gorky / Luôn nhớ ngày trực chiến / Đợi mưa đảo sinh tồn/ Như mong người yêu đến. / Thần đồng nay làm quan / Vẫn em em bác bác / Dáng củ lạc nông dân / Mà hoạt ngôn, hóm phết ! “.
Với tôi, Trần Đăng Khoa thơ văn nết đất, Khoa là Nghê Việt một trong những sáng tạo đỉnh cao của văn hóa Việt. “Sách Nhàn đọc dấu câu có câu không” ẩn hiện như tiềm long, một trong chín đứa con của rồng (long sinh cửu tử) theo thời mà biến hóa. Nghê Việt được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Đêm Yên Tử tôi ngộ ra điều những gia đình phúc hậu qua chín đời đạt đến thuần âm hoặc thuần dương có thể có Nghê Việt.
(*) Theo các thư tịch cổ thì cụ tổ chín đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa là cụ Trần Thọ, (1639 – 1700), tự là Nhuận Phủ, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến chức Hình bộ thượng thư. Cụ là con Hàn lâm viện Thừa chỉ, Dụ Phái Hầu Trần Phúc (theo sắc phong hiện còn lưu tại Từ Đường dòng họ). Khi là Tả thị lang bộ Hộ, tước Hầu (Phương Trì Hầu), tháng 4 năm Canh Ngọ (1690), cụ Trần Thọ là phó sứ đi Trung Hoa với nhiệm vụ đòi lại đất bốn châu biên giới đã bị nhà Thanh lấn chiếm gồm: Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai, trong đó Vị Xuyên nay vẫn mang tên cũ, thuộc tỉnh Hà Giang. Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, học giả Phan Huy Chú khen Trần Thọ là một trong số các nhà bang giao tài giỏi của nhà nước ta ở thời Lê. Cụ Trần Thọ có tác phẩm “Nhuận Phủ thi tập”, hiện còn ba bài thơ về bang giao với nhà Thanh trong “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn.
Cụ tổ tám đời là Trần Cảnh (1684 – 1758), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan Tế tửu Quốc Tử Giám (tương đương Bộ trưởng Bộ giáo dục bây giờ). Trong 18 năm cuối đời, từ 1740 – 1758, cụ được phong tước Công, lần lượt giữ chức Thượng thư bốn bộ: bộ Công, bộ Hình, bộ Binh, bộ Lễ, hai lần giữ chức Tham tụng, tước Thái bảo (một trong ba tước cao nhất của triều đình), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thượng trụ quốc. Mặc dầu đương chức Tể tướng đứng đầu triều, cụ vẫn khẩn thiết xin vua cho về hưu. Rồi cùng nhân dân khẩn hoang, mở ấp. Cùng với việc làm ấy, cụ đã soạn bộ sách “Minh nông chiêm phả”, dâng vua Lê Hiển Tông năm Kỷ Tị (1749), được coi là bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của nước ta. Viết về cụ Trần Cảnh, nhà văn, nhà sử học Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) ghi rằng: “Làm quan đến chức công khanh mà vẫn ở trong nhà tranh vách đất như ông thì tôi chưa thấy có ai”. Khi cụ về triều nhận chức Tể tướng lần thứ hai, cả nhà chỉ có 30 quan tiền lẻ, và khi theo vua đi công cán, vợ con đói đến mức, Trần Tiến, là con trưởng, phải đến bộ Lại nhờ cấp tiền gạo cứu đói. Cụ đưa các quan đi làm việc ở đâu, đều lệnh trước cho nơi đó, cấm không được tiếp đón bằng rượu thịt, cấm giết gà lợn để thết đãi.
Cụ tổ bảy đời là Trần Tiến (1709 – 1770), tự là Khiêm Đường, hiệu là Cát Xuyên, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748) làm quan Phó đô Ngự sử, tước Bá (Sách Huân Bá), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, sau thăng Lễ bộ Thượng thư, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên thi tập, Cát Xuyên tiệp bút, Niên phả lục… Sách giáo khoa phổ thông “Ngữ văn lớp 10 nâng cao”, vinh danh cụ là một trong 5 nhà viết ký xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam (938 – 1858) gồm: Vũ Phương Đề, Trần Tiến, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức. Cụ Trần Tiến sinh ra Trần Trợ (1745 – ?) và Trần Khuê… Trần Trợ, tên khai sinh là Trần Quý, lịch sử văn học Việt Nam ghi là Trần Quý Nha, làm quan Trợ giáo thái tử (dạy con vua Lê học, nên gọi là cụ Trợ), Viên ngoại lang bộ Lễ, sau làm Tri phủ huyện Đoan Hùng, Hoài Đức, tác giả tập ký “Tục Công dư tiệp ký”.
Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần , Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể).
Cụ tổ năm đời là Trần Ích, Tri phủ huyện Phú Xuyên và huyện Đồng Sơn.
Cụ tổ bốn đời là Trần Tấn (1863 – 1887), tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật. Cụ đã hy sinh năm 24 tuổi, trong một trận chỉ huy chống càn, khi quân Pháp đánh vào căn cứ Bãi Sậy.
Đến đời ông nội nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ là nhà nho nghèo, học giỏi nhưng người Pháp không trọng dụng. Ông dạy học tư ở xã xa, lấy con gái ông chủ nhà trọ, gia cảnh sa sút, đói nghèo.
Khám phá ra sự thật về gia tộc thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi mới phát hiện ra rằng: cái hun đúc nên tài thơ đặc biệt của cậu bé được mệnh danh là thần đồng khi mới 7-8 tuổi đầu ấy chính là dòng nguyên khí của tổ tiên bao đời với những tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử nước Việt. Dòng nguyên khí ấy bị gián đoạn một vài chặng cho đến khi cậu bé Khoa chào đời, cậu đã đủ đầy nhân duyên để lĩnh hội và tỏa sáng, trở thành một thần đồng thơ lừng lẫy, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng như bây giờ.” (Nguồn: Gia tộc Trần Đăng Khoa của nhà báo Hoàng Anh Sướng đăng trên Văn Hiến Việt Nam).
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khuyến khích tôi viết về Đêm Yên Tử. Tôi cũng tự nhận thấy, đây là một trong những trãi nghiệm quý giá nhất đời mình nhưng mãi đến nay mới tỉnh thức được đôi điều. Hôm trước tôi đã “Đêm Yên Tử” trên facebook Notes nhân việc đọc “Gai và Hoa” (1) của Thu Nguyệt VN và “Dịu dàng hoa cỏ” thơ họa vần của Hoàng Kim (2). Trần Đăng Khoa trò chuyện cùng tôi về “Đêm Yên Tử”: @Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của Hoàng Kim cũng sẽ làm cho Yên Tử phong phú thêm đấy.
Đêm Yên Tử câu khuyên của Lão Khoa là một kết nối kỳ lạ, bất chợt và thật khó cắt nghĩa. Trên blogtiengViet, Trần Đăng Khoa có Lão Khoa còn tôi thì có Dạy và học Tôi viết cảm nhận trò chuyện trực tuyến trên trang mạng của Khoa. Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Trước đó, tôi hào hứng, liều lĩnh nhận định với Khoa rằng: Theo tôi, Khoa có ba đóng góp nổi trội cho văn chương Việt đó là “thơ”, “chân dung văn” và “văn thông tấn”. Đó là ba sở trường cũng là ba chặng đường sự nghiệp của Trần Đăng Khoa. Bạn nếu có chút khoảng lặng mời ghé vào góc riêng của tôi cùng nhấm nháp đọc lại thư mục Trần Đăng Khoa thì thấy điều tôi nói là đúng; Thơ văn Trần Đăng Khoa gần đây tôi thích nhất các bài: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảo chìm, Hoa xương rồng nở, Ngày xuân nghĩ về Bác, Nguyên Ngọc, Vài nét Hữu Ngọc, Ivan Noviski, Nhớ thày cũ, Người từ cõ trước, Thời sự làng tôi, Quyền lực thứ tư.Lão Khoa, Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại; Khoảng khắc và muôn đời ; Tôi đặc biệt tâm đắc với Trần Đăng Khoa là câu “thơ văn hay phải giản dị, xúc động, ám ảnh” . Tôi cũng quyết rèn luyện thơ văn theo hướng đó . Tôi đã kể cho Khoa nghe về chuyện tôi đã thuộc lòng bài thơ dài “Em kể chuyện này” của Khoa dù chỉ nghe nhà thơ Xuân Diệu đọc chỉ một lần và nay sau bao năm vẫn có thể lập tức đọc lại; Tôi là bạn học Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc và cùng đi bộ đội cùng đợt với anh Ái trong “Chuyện ở Quảng Bình” của Khoa nhưng tuy tôi là người trong cuộc vẫn không kể lại thật hay như Khoa đã viết chuyện này; Và hai câu thơ của Trần Đăng Khoa “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” khi tôi nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya ở hang cọp Yên Tử tại chùa Bảo Sái tôi mới thấm hiểu ra sao. Chiếc lá Yên Tử tôi đã mang về…
Đêm Yên Tử và ba câu chuyện này tôi đã dẫn trên mạng và Văn nghệ Quảng Minh
Thứ nhất, thuở 17 tuổi, tôi được nghe duy nhất một lần bài thơ dài của Trần Đăng Khoa “Em kể chuyện này” do bác Xuân Diệu đọc. Thế mà không hiểu sao, tôi đã nhập tâm thuộc luôn cho đến ngày nay. Bình sinh tôi cũng chẳng mấy khi thuộc thơ văn một ai, kể cả thơ văn mình, nhưng lại thuộc được Hịch Tướng sĩ, phần lớn Truyện Kiều, nhiều bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” của Bác Hố, và bài thơ trên của Trần Đăng Khoa. Tôi nghiệm ra: khi mình rất thích ai đó và thích điều gì đó thì mới tự nhớ được. Thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài được bạn đọc nhớ.
Thứ hai, Trần Đăng Khoa trên blog treo hai câu thơ “Cái còn thì vẫn còn nguyên. Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan“. Hẵn anh chàng tâm đắc nhất hai câu này! Riêng tôi thì cho đến lúc này vẫn thích nhất chọn ở Khoa hai câu “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Sự tinh tế đến kỳ lạ ! Tôi tin một cách thành thực là Khoa có năng khiếu dự cảm và nhận được chiếc lá tâm linh để làm thư đồng thời đại. Tôi đã ngồi một mình ở hang cọp sau chùa Bảo Sái lúc gần ba giờ khuya đêm 17 tháng 1 năm 2010. Trời rất tối. Đêm rất sâu và vắng, Lắng nghe một tiếng xạc rất khẽ từ vời vợi trên cao kia của chiếc lá cây gạo 700 tuổi ở non thiêng Yên Tử thả vào thinh không. Tôi chợt rùng mình thấm hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông “giờ Tý. Ta phải đi rồi”. Người tại thế võn vẹn chỉ 50 năm, lúc 35 tuổi sung mãn nhất đời người đã trao lại ngôi vua, chia tay người đẹp, rũ bỏ vinh hoa, tìm về Yên Tử, kịp làm năm việc chính trong đời ! Tôi ngộ ra câu thơ thần của Nguyễn Trãi viết về Người “Non thiêng Yên Tử chòm cao nhất/ Trời mới canh năm đã sáng trưng” khi và chỉ khi, tôi đã 57 tuổi và tự mình chứng nghiệm Lên non thiêng Yên Tử: “Tỉnh thức giữa non thiêng Yên Tử/ Để thấm hiểu đức Nhân Tông/ Ta thành tâm đi bộ. Lên tân đỉnh chùa Đồng/ Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc…” Trần Đăng Khoa thì đã viết hai câu thơ thần đồng trên khi Khoa còn tuổi thơ. Tôi lẫn thẫn nghĩ rằng Trần Đăng Khoa có được sự tinh tế đặc biệt này có lẽ là đã nhận được chỉ dấu “lá bối” tâm linh của thiên tài văn chương Ức Trai gửi lại.
Và thứ ba là bài ký “Chuyện ở Quảng Bình” . Tôi có sự đồng cảm lạ lùng của người trong cuộc. Anh Hoàng Hữu Ái cùng quê Quảng Bình, cùng học Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Anh học lớp Trồng Trọt ba, tôi học lớp Trồng Trọt bốn. Chúng tôi đi bộ đội cùng ngày 2.9 và cùng chung đơn vị. Sau này tổ chúng tôi bốn người thì anh Xuân và anh Chương hi sinh, chỉ còn Phạm Huy Trung và tôi về Trường cũ học tiếp. Tôi kể chuyện này trong “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” và vẫn tự hỏi là vì sao mình là người trong cuộc mà chưa thể viết được như thế ?
“Xuân Diệu bình thơ Trần Đăng Khoa” và “Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn” tôi cũng có ghi chép khác.
“Trần Đăng Khoa trong tôi” với tôi là một trãi nghiệm quý. ĐọcLão Khoa, blog chính thức của nhà văn Trần Đăng Khoa khởi đầu từ năm 2011, bài đầu tiên là Lời thưa, kế đến là Nông thôn bây giờ, Nguyên Ngọc, Chuyện tào lao Lão Khoa, Thơ Trần Đăng Khoa. Tôi lắng đọng nhiều điều. Trần Đăng Khoa trong Lời thưa trao đổi rằng chúng ta nên đọc chính văn, thơ văn và trao đổi của chính tác giả để tránh những điều ngộ nhận qua lời đồn. Cuộc đời cao hơn trang sách lưu lại kinh nghiệm sống được trãi nghiệm.
Cám ơn Khoa.
XUÂN DIỆU BÌNH THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
Tôi nhớ cách đây 40 năm khi chú Xuân Diệu đến đọc thơ ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Mấy ngày hôm trước, trên bảng thông tin của Trường viết hàng chữ bằng phấn trắng. Lúc 7g tối thứ Bảy này có phim TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HOÃN ! Thuở đó liên hệ phim rạp thật khó. Người viết có lẽ vì không chắc chắn nên đã viết câu trước rất khiêm tốn, nhỏ nhắn , còn câu sau thì viết rất to , ý muốn nói có thể có phim mà cũng có thể không, trường hợp đặc biệt có thể hoãn (để mọi người đừng phiền). Buồn cười là không hiểu sau, có lẽ là vì quá mong mỏi nên các lớp sinh viên chúng tôi lại kháo nhau, rũ nhau đi xem vì tên phim hay lắm, ngộ lắm. Trời mới chập tối, sân trường đã có nhiều người đến xí chỗ tốt gần rạp chiếu. Mặc dù thứ bảy là ngày cuối tuần, nhiều bạn thường về Hà Nội hoặc đi Bích Động. Cuối cùng, thì việc sẽ đến phải đến. Tối đó không có phim thật nhưng thay vào đó Đoàn trường đã rước được nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện.
Tôi thích thơ nên ngồi gần và nhớ như in cái chuyện thay kính của nhà thơ Xuân Diệu khi ông trò chuyện đến chỗ hứng nhất (Sau này trong Chân dung và đối thoại, tôi đặc biệt ấn tượng cái chi tiết tả thực này của Trần Đăng Khoa là Xuân Diệu không có thói quen lau kính mà ông có hai kính để luôn thay đổi., khi kính bị mờ là ông thay kính khác và nói chuyện thật say mê). Ông nói rất hào hứng và tôi thì nhìn ông như bị thôi miên. Đột nhiên ông chỉ vào mặt tôi : “Đố em biết Trần Đăng Khoa mấy tuổi?”. Tôi sững người hơi lúng túng vì bất ngờ nhưng sau đó kịp đáp ngay là Trần Đăng Khoa cỡ tuổi Hoàng Hiếu Nhân nên tôi nghĩ rằng có lẽ Khoa nhỏ hơn tôi ba tuổi. Hình như chú Xuân Diệu quên béng mất câu hỏi và cũng chẳng quan tâm đến tôi đang chờ đợi ông giải đáp cho mọi người là đúng hay sai. Mắt Xuân Diệu tự dưng như mơ màng, như thảnh thốt nhìn vào một chốn xa xăm … Giọng ông hạ chùng hẵn xuống như nói thủ thỉ với riêng tôi trước mặt mà quên mất cả một cử toạ đông đảo: “Tôi học bà má Năm Căn gọi anh giải phóng quân bằng thằng giải phóng quân cho nó thân mật. Tôi gọi Trần Đăng Khoa là thằng cháu Khoa vì sự thân mật, chứ thực tình Trần Đăng Khoa lớn lắm…. lớn lắm… lớn lắm (ông lắc lắc đầu và lặp lại ba lần). Mai sau, muốn biết thời gian lao của nước mình, người đọc chắc chắn phải tìm đến Khoa. Xuân Diệu đây này (Ông gập người xuống, tay nắm mũi làm điệu bộ )Tôi phải cúi..úi ..i xuống như thế này (Xuân Diệu gập người thấp, rất thấp, tay lay mũi, tay đỡ kính) đến lấm mũi và gọi là …. ông Khoa. Ông đột ngột nói to : ÔNG KHOA ! (mọi người cười ồ lên). Tôi – Xuân Diệu nói tiếp- đang chuyển thể và giới thiệu thơ Khoa ra thế giới. Hay lắm ! Thú lắm ! Tôi đọc cho các anh chị nghe nhé. EM KỂ CHUYỆN NÀY … Ông đọc chậm rãi – Chưa khi nào và chưa bao giờ tôi nghe thơ hay vậy. Và tôi thuộc , thuộc năm lòng suốt 40 năm! Các bạn biết không, tôi rất dỡ việc nhớ số điện thoại, thế mà lại thuộc một bài thơ dài. Số điện thoại của tôi đây, Hoàng Kim 0903613024. Bạn hãy kiểm tra bất chợt bất cứ lúc nào để biết chắc rằng tôi không có thủ một cuốn thơ của Khoa trong tay. Và rằng thật may mắn trên đời , chúng tôi có Khoa cùng xóm lá và Khoa thì may mắn có người thầy không lồ như Xuân Diệu để đứng lên vai, để lắng nghe những lời khen chê và tự soi lại mình, để Khoa mãi là Khoa trong lòng người cùng thời và Khoa không thể viết nhạt, không phụ lòng người đọc.
Để minh chúng , tôi xin chép lại bài thơ tôi nghe từ dịp đó. Bản này so với các bản in sau này, hình như Khoa có sửa một ít chữ hoặc cũng có thể nhà thơ Xuân Diệu hoặc tôi nhớ sai …
* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoang Kim Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ XD. Động tác và tính cách là rất chuẩn. XD đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học.
EM KỂ CHUYỆN NÀY…
Trần Đăng Khoa
Sáng nay
Bọn em đi đánh dậm
Ở ao làng
Bên ruộng Lúa xanh non
Những cô Lúa phất phơ bím tóc
Những cậu Tre
Bá vai nhau
Thầm thì đứng học
Những chị Cò trắng
Khiêng Nắng
Qua Sông
Cô Gió chăn Mây trên Đồng
Bác Mặt trời
đạp xe qua đỉnh Núi
vẻ vui tươi
nhìn chúng em nhăn nhó cười …
Chúng em rất vui
vì đánh được nhiều Cá.
Này chị Cua càng
giơ tay chào biển Lúa
Này thằng Rói nhớ ai
mà khóc mãi
mắt đỏ ngầu như lửa.
Này câu Trê
đánh võ ở đâu
mà ngã bẹp đầu.
Lòng chúng em dào dạt …
Bỗng …
Trên con đường cát
Có vài bạn gái
Dáng chừng vừa đi học về
Đầu đội mủ rơm
Lưng đeo túi thuốc
Khăn quàng nở xòe trước ngực
Theo gió bay bay…
-Các bạn tìm gì ở đây?
Hây tìm lọ mực
Hay tìm bút máy đánh rơi ?
Các bạn đều trả lời
– Hôm qua
Thằng Mỹ bị bắn rơi
xuống cánh đồng ta
Các chú dân quân dong nó đi xa
Vẫn còn lại
những dấu chân in trên cát
Vẫn còn lại
những dấu chân tội ác
Trông vào nhức mắt
Các bạn đào đổ xuống ao sâu
Đổ xuống lòng mương
Từ lúc mờ sương
Cho tới khi
tiếng trống gọi về trường
Vẫn chưa hết
những dấu chân trên cát
Vẫn chưa hết
những dấu chân tội ác
Các bạn còn đào
đổ xuống ao sâu.
– Chao ôi !
Những lão Trê
đánh võ ngã bẹp đầu
Thắng Rói
mắt đỏ ngầu như lửa
và những chị Cua càng
dơ tay chào biển Lúa
đã ăn phải dấu chân này
bẩn thỉu biết bao …
Chúng em lặng nhìn nhau
Chẳng ai bảo ai
Chúng em đổ cả xuống ao
Trở về nhà với chiếc giỏ không
Và hát nghêu ngao
(Em kể chuyện này… Mẹ không mắng nên chúng em rất thích)
Những chị chim Sâu trên cành
Nhìn chúng em cười
Tích !
Tích !
* Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa @Hoangkim Tôi quên bài thơ này rồi mà bác thì nhớ. Tài thật. Có nhiều câu thêm vào như “mẹ không mắng đâu nên em rất thích”. Còn thì cơ bản chính xác. Vái bác
ĐÊM YÊN TỬ NGHĨ VỀ CÔN SƠN
Tôi viết cảm nhận này trực tiếp trên trang mạng của Khoa . Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Tôi đang đánh máy bài thơ EM KỂ CHUYỆN NÀY chưa kịp lưu thì cảm nhận của Khoa hiện ra: “@Hoang Kim. Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ Xuân Diệu. Động tác và tính cách là rất chuẩn. Xuân Diệu đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học”. Hãy khoan, Khoa ơi để mình kể bạn nghe chuyện Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn nhé. Mình ám ảnh chuyện này quá. Chuyện này ví như: Sự ghi ơn người khai sinh chữ quốc ngữ; Nguyễn Du đâu chỉ đại thi hào; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn; Bác có nhầm lẫn kẻ phi thường; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Tâm linh đọc lại và suy ngẫm … Đó đều là những bí ẩn lịch sử cần người minh triết để thấu hiểu để trao lại… Mình nếu như không viết được vào ô cảm nhận này, vào chính thời điểm này thì hình như ít người hiểu thấu.
Đêm Côn Sơn của Khoa là đêm lạ lùng ! Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn là đêm thiêng kỳ l ạ. “Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử. Để thấm hiểu đức Nhân Tông. Ta thành tâm đi bộ . Lên tận đỉnh chùa Đồng. Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc.” Hình như bí ần của Nhân Tông và Nguyễn Trãi đã mách Khoa ở Đêm Côn Sơn và đã gợi cho mình nhìn thấy một chút dấu hiệu nhận biết để mách cho Khoa ghi lại. Bác Trường Chinh là người viết nhiều thơ, trước tác thơ của bác chọn lưu lại là Dưới đèn đọc Ức Trai. Thơ văn Lý Trần, Lê, Mạc, đặc biệt là các tác gia Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Du đều cần những chuyên luận kỹ.
Năm trước khi “Chân dung và đối thoại” vừa mới ra lò. Mình nhớ cái chi tiết của Khoa khi nói về Đêm Côn Sơn trong đó có bốn câu:
“Ngoài thềm rơi cái lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm.
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền”.
Khoa viết rằng Xuân Diệu khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế và Xuân Diệu đã thay một chữ “nghĩ” cho chữ “sợ”mà ông Bụt hóa thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Sự thẩm thơ tinh tưởng của Xuân Diệu là vậy. Ông chỉ thay đổi một chữ mà bài thơ biến đổi cả thần thái. Chữ “nghĩ “ này hay tương tự chữ “đi” trong câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” làm đổi thần thái câu thơ “Trôi như giọt lệ giữa không trung” mà Khoa đã bình luận.
Mình muốn bình thêm cái ý “thần đồng” nghĩa là “tuổi nhi đồng mà làm được những điều như có thần mách bảo”. Khoa né tránh bình luận chuyện này và viết “bây giờ thì y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo , vậy mà y vẫn phải còng lưng , ý ạch vác cái cây thánh giá ở lứa tuổi trẻ con.” Thực ra, phải nhìn nhận rằng Khoa có những câu thơ rất quý và rất lạ , lúc trẻ con mà đã viết được những câu “thần đồng” như trên mà người lớn không thể viết nổi.
Tôi đã có cảm giác thật kỳ lạ khi một mình lúc ba giờ khuya ngồi ở dưới chân Bụt Trần Nhân Tông nơi vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng. Nơi đó và giờ đó là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái- một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín – cõng Người lên đây.
Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, ngồi một mình trong đêm lạnh, đúng nơi và kh oảng ba giờ khuya lúc đức Nh ân Tông mất Lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ ngồi nghiêm ngồi yên bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu tôi bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông, bài thơ Yên Tử “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi và văng vẳng trong thinh không thăm thẳm vô cùng bài thơ chiêu tuyết Nguyễn Trãi “đêm Côn Sơn” của Khoa. Tôi phục Khoa quá!
Khoa ơi, hãy tin tôi đi. Những câu thơ thần đồng sức người không viết được. Khoa đã may mắn chạm được mạch tâm linh dân tộc, như tiếng đàn bầu ngân lên từ ruột trúc, mới viết được những câu thơ hay và lạ đến thế. Khoa ngẫm xem những câu thơ sau đây của Nguyễn Trãi tả Bình minh trên Yên Tử thật đúng là thần bút: “Non thiêng Yên Tử, đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung.” http://hoangkimvietnam.wordpress.com/2010/07/14/truclamyentu/
Nguyễn Trãi viết thơ trên đỉnh Yên Tử lúc ban mai. Vậy Người leo núi từ khi nào? Đi từ hôm trước hay đi từ lúc nửa đêm như đức Nhân Tông? E chỉ có Yên Tử trả lời.
* Phản hồi từ: TRẦN ĐĂNG KHOA @Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của HK cũng sẽ làm cho YT phong phú thêm đấy.
Cảm ơn Trần Đăng Khoa đã khuyến khích mình viết về Yên Tử. Hôm trước Bùi Anh Tấn, tác giả của cuốn sách Đàm đạo về Điếu Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) 405 trang, được nhiều người yêu thích, cũng đã khuyến khích mình như ý của Khoa. Mình sẽ cố gắng và rất mong được sư góp ý thẩm định của các bạn.