Số lần xem
Đang xem 1005 Toàn hệ thống 3289 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Hay từ bài tuyển đầu tiên,
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian,
Lạ thay thi tứ nồng nàn,
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.
Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !
Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.
Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.
Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.
Thời gian lắng đọng người hiền.
Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời.
Hoàng Kim
(*) Những chữ in đậm là thơ Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian
HOÀNG GIA CƯƠNGLẮNG ĐỌNG Hoàng Kim
“Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (HGC)“. Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở Minh Lệ, Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội, tác giả tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, và nhiều tác phẩm khác. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa.
Đọc sách, tôi lật xem đầu và cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng?Tô Hoài sao chẳng vẽ?
ÔNG TÔI VÀ CÁC CẬU
Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực.
Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân.
Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau.
Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“.
Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài…
NHỚ CẬU
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
1, Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên (5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.
2. Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Thơ cậu Cương nhiều bài hay, những trang thơ đời thường ám ánh. Nhiều bài tôi thích, và hóa ra các cậu cùng nhiều người làng cũng thích. Theo dòng thời gian tôi muốn nhặt ra mấy viên ngọc quý mà tôi tin là ít có nhà thơ, nhà bình văn khó tính nào không cảm động. Tôi đồng tình với sự thẩm thơ của Trần Đăng Khoa, “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh”.
Tôi đọc “Trăng khuya” và “Chớm thu” rung động dào dạt một tình yêu thiên nhiên và yêu con người. Bài thơ “Cha tôi là một nhà Nho” và “Mạ ơi !” đọc thật xúc động, tôi thẹn lòng là chưa viết được bài thơ về mẹ cha hay được như thế. Hai bài thơ“Tìm về nguồn cội” và “Thái tổ Mạc Đăng Dung” có tầm vóc sử thi 500 năm, nhân văn sâu sắc, ân tình và tài hoa . Bài thơ Phố Cụt hay ám ảnh. Các cậu tôi một thuở chỉ khen thầm trong nhà, nay đã duyệt in sách rồi, tôi xin chép lại đây để tặng bạn đọc:
Phố cụt
Đoạn này phố cụt không tên Một bên nhà nguyện Một bên nhà chùa…
Tiếng chuông gióng tự tinh mơ Đều đều tiếng mõ cả trưa lẫn chiều
Mặt đường mưa nắng xiêu điêu Kẻ cầu Đức Phật Người kêu Chúa Trời
Vô thần tôi tự trách tôi Đọc”Tư bản luận” một đời chưa thông
Đường cong mãi vẫn hoàn cong Long đong đâu chỉ long đong kiếp mình ?
Rì rầm phía ấy cầu kinh Phía kia khấn Phật Lặng thinh phía này!
Gió nồm rồi gió heo may Lạc vào phố cụt Bụi bay mù trời !
Nguyên tiêu Kỹ Mão.
[7] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 177
Bài thơ “Phố cụt” trước đây tôi không thích vì tôi cho rằng thơ dù hay đến đâu nhưng đi vào ngõ cụt bi quan yếm thế là hỏng, là không tốt, không lợi cho nhân văn và sức khỏe. Sau này khi tôi đọc kỹ các tuyệt phẩm “Phố nối” “Phố cong Tam Đảo” “Đi trong phố nhỏ” thì chợt giật mình thấy mình lầm, “Phố cụt” không cụt nữa mà đã được hóa giải. Thơ Hoàng Gia Cương trong cõi vô biên lặng lẽ với thời gian, trãi nghiệm với thời gian. Chùm thơ Phố theo tôi là một minh chứng rất rõ của sự trãi nghiệm nhân văn, sâu sắc, tinh tế và tài hoa. Đó là một chùm thơ mẫu mực.
“Rùa ơi” cũng là một bài thơ rất hay, càng đọc càng thấy thấm:
Rùa ơi !
Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!
Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!
Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa
Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này
Xuân 2001. [8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266
Thơ Hoàng Gia Cương khởi đầu lúc trẻ là bài “Trăng khuya” khép lại sau cùng là “Đêm trăng trên đảo nhỏ” của một tập thơ dày dặn 447 trang, trong sáu tập thơ văn của tác giả. Ánh trăng khuya năm xưa soi thấu bước chân của một nhà thơ ‘trăng phố thị’ đi tới ;trăng biển đảo’, từ trăng khuya đêm rằm mẹ mất, đến trăng khuya yêu đương mới chớm nở đầu đời, đến vầng trăng khuya trong và xanh hơn, khoảng không rộng lớn hơn, lồng lộng đến vô cùng.
Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi đã tiếp nối làm được điều mà ông tôi ước mong.
Thơ Hoàng Gia Cương là trăng khuya đầy đặn. Ngọc cho đời. Tập thơ “Theo dòng thời gian” của nhà thơ Hoàng Gia Cương có nhiều bài hay. Mỗi bài thơ mà tôi tâm đắc trích dẫn dưới đây là một câu chuyện đời thường ám ảnh được kể lại bằng thơ. Tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Trăng khuya
Chợt thấy trăng khuya ngắm trộm mình Phải chăng trăng cũng mến tân binh ? Voan mây lấp ló khuôn vành vạnh Như thể mắt ai đắm đuối nhìn.
Cát Bi 6/1/1961
[1] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 11.
Mạ ơi!
Tròn sáu mươi năm ngày Mạ đi xa
Mạ ơi sáu chục năm rồiMạ theo cánh hạc về nơi vĩnh hằng Bảy trăm hai chục mùa trăng Trăng rằm buốt lạnh đâu bằng lòng con?!
Cho dù con đã lớn khôn Vẫn là úi ít, vẫn còn ấu thơ Vẫn trông ngóng mạ từng giờ Vẫn mong tấm bánh, vẫn chờ tiếng ru…
Nhớ thời giặc giã tràn qua Gia đình ly tán, cửa nhà cháy thiêu Mạ mong khắc khoải sớm chiều Mong ngày đoàn tụ… Bỗng diều hụt dây!
Mạ mong dứt tháng đoạn ngày Mà sao định mệnh vẫn xoay phủ phàng? Bốn con biền biệt tiền phương Mỗi người mỗi phía chiến trường đạn bom!
Mạ đi trong nỗi héo hon Cái đêm rằm ấy mãi còn ngấn mưa Mạ đi trong nỗi ngác ngơ Cha con nấc nghẹn tiễn đưa quặn lòng!
Mạ về với cõi hư không Mình cha sớm tối lưng còng trở xoay Đèn khuya leo lét tháng ngày Nhà Nho lóng ngóng cuốc cày nuôi con!
Các con giờ đã lớn khôn Công cha nghĩa mẹ vuông tròn tạc ghi Dẫu cho gia thất đề huề Thiếu cha vắng mẹ còn gì tủi hơn?
Bây giờ cậu mạ không còn Hai anh con cũng… vấn vương theo cùng Sân Lai quần tụ thêm đông Chỉ buồn một nỗi thiếu ông vắng bà!
Mong gần rồi lại ngóng xa Mạ ơi ngấn lệ vẫn nhòa mắt con Sau mươi năm dạ mỏi mòn Nhớ thương, thương nhớ Mãi còn nhớ thương!
Vu Lan năm Tân Mão 2011
[2] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 408-409
Cha tôi là một nhà Nho
Cha tôi là một nhà Nho Người luôn tự nhận môn đồ Khổng Khâu Tứ Thư người đọc thuộc làu Ngũ Kinh người vẫn ghi sâu từng lời…
Cha tôi sinh chẳng gặp thời Chữ Nho như lá rụng rơi cuối mùa Nỗi niềm đầy ắp trang thơ Công danh sớm nắng chiều mưa nát nhòe
Cha tôi dạy trẻ nhà quê Áo nâu guốc mộc chõng tre, đèn cầy… Cơm ăn đã có vợ cày Trò thương điếu đóm một vài hào rau !
Phải thời “Tây học” tràn vào Chữ Nho bị quảng sang ao nước tù Cha tôi bỏ nghiệp thầy đồ Theo trào lưu mới mầy mò … chữ Tây !
Chữ Tây vừa ngọng vừa dài Đọc câu văn đến đứt hơi, nhạt phèo! Thôi thì nghèo giữ phận nghèo Cha tôi trồng sắn, nuôi heo qua ngày!
Cái thời đuổi Nhật đánh Tây Cha thành “tuyên huấn” miệt mài làm thơ Cha tôi lại dạy i, tờ Làm theo lời Bác xóa mù giúp dân.
Cha tôi giờ đã thoát trần Người đi tìm các vĩ nhân tôn thờ Cha tôi là một nhà thơ Cha tôi là một nhà nho cuối mùa!
6/1979
[3] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 40-41
Tìm về nguồn cội
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông Biển gom nước vạn dòng sông “Thập tam thế hậu…” nhi đồng là đây.
Qua bao giông bão, tháng ngày Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng Vẫn là cha, vẫn là ông Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây Trăm phương như nước như mây tụ nguồn Gốc còn trên đất Hải Dương Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành Hương dâng là nghĩa là tình Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1998
[4] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.170-171
Thái tổ Mạc Đăng Dung
Cảm nhận của người con Mạc tộc
Xuất thân ngư phủ vạn chài Ra khơi vào lộng nổi trôi bọt bèo! Vươn lên từ phận đói nghèo Đã thành tướng giỏi đã gieo Hoàng triều.
Cổ Trai xóm nhỏ đìu hiu Ai hay nhân kiệt ẩn lều rạ tre Từ tay kéo lưới đưa bè Vung đao múa kiếm ngựa xe tung hoành.
Oai hùng khiển tướng điều binh Thù trong khiếp đảm, thất kinh giặc ngoài Xứ Đông cho chí xứ Đoài Non sông một giải đẹp tươi mọi miền.
Bao nhiêu tiến sĩ, trạng nguyên Nhờ thời Minh Đức mà nên hiền tài Mượt đồng ngô lúa sắn khoai Nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no.
Bao công xây dựng cơ đồ Vinh danh Mạc tộc, vững bờ Đại Nam Sá chi miệng thế thăng trầm Năm trăm năm … một chữ NHÂN rạng ngời !
6/2011 (Hoàng Kim chép lại với lối phân câu 6/8
thay cho thể thơ 6/8 phân câu lối tự do nhiều tầng)
[5] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 406-407
Chớm thu
Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!
Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn!
Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!
1998
[6] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101
Phố nối
Ở đây nối đất với trời Nối mưa với nắng Nối vui với buồn Tơ trời ai nối mà vương? Buộc bao số phận vào đường ngược xuôi
Hưng Yên 2/1999
[8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.183
Tam Đảo
Chợt nắng lóe Chợt mưa sa Chợt hun hút gió Chợt sà sà mây …
Chênh vênh lối bám men sườn Thông xanh ngút ngát Ngập ngừng bước chân.
Thung sâu trãi rộng ô cờ Ngỡ mình bên cữa phi cơ nghiêng chào!
Chợt là thực Chợt chiêm bao Chợt xem tranh lụa Chợt vào Thiên Thai
5/2002
[9] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.226-227.
Nhạc sĩ Ngọc Duy phổ thành ca khúc “Chiều Tam Đảo”.
Đi trong phố nhỏ
Đi trong phố nhỏ chiều xuân Cây bàng khô khẳng nhú mầm non tơ Ngỡ ngàng chú sẽ hong mưa Nghiêng tai nghe tiếng gió lùa song hiên
Phố cong chao mõi cánh chim Rêu phong theo cuộc nổi chìm tháng năm Âm âm từ cõi xa xăm Bao nhiêu cát bụi thăng trầm nổi nênh…
Đi trong phố nhỏ yên bình Lòng ta thư thái, chân mình thảnh thơi Nương thân bên suối bên đồi Hàng cây mãi miết đâm chồi trỗ hoa
Đỏ trời khóm gạo tháng ba Vàng ươm màu cúc quỳ pha ráng chiều Ngỡ ngàng trước bức tranh thêu Ai hay phố nhỏ đìu hiu … nặng tình
Hay từ bài tuyển đầu tiên,
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian,
Lạ thay thi tứ nồng nàn,
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.
Câu thơ lắng đọng đời thường, Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò, Cha tôi là một nhà Nho, Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !
Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung, Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.
Phố Cụt, Phố nối, Phố cong, Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.
Sáu mươi năm Mạ đi xa, Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.
Thời gian lắng đọng người hiền.
Trăng khuya xế bóng, bình mình rạng ngời.
Hoàng Kim
(*) Những chữ in đậm là thơ Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian
HOÀNG GIA CƯƠNGLẮNG ĐỌNG Hoàng Kim
“Thời gian chảy tới vô cùng Lắng bao tinh chất… Bỏ công kiếm tìm ! (HGC)“. Nhà thơ Hoàng Gia Cương sinh ngày 25 tháng 10 năm 1942 ở Minh Lệ, Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình, nghề kỹ sư vô tuyến điện, nghiệp hội viên hội nhà văn Hà Nội, tác giả tập thơ “Theo dòng thời gian, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội năm 2013, 447 trang, và nhiều tác phẩm khác. Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa.
Đọc sách, tôi lật xem đầu và cuối. Phụ lục 1 của sách THEO DÒNG THỜI GIAN có các câu: “Văn muốn đạt tài hoa, tâm cần sáng, tứ cần sâu, năng gạn đục khơi trong văn mới tuyệt. Nghệ mong nên tuyệt tác, trí phải minh, công phải trọng, biết tầm sư học đạo nghệ càng tinh“; “CHÍ khí một hiền MINH, vạch lối, dẫn đường, gây nghiệp lớn hồi sinh đất nước. NGUYÊN vẹn từng trụ GIÁP, xua Tây, trừ Mỹ, lập công đầu bảo vệ non sông”. “Mạc tộc dựng xây thiên kỷ tạc. Hoàng chi bồi đắp vạn đời ghi“. Trang Phụ lục cuối sách có hai vế mời đối của hai trong các câu đối, ẩn ý sâu xa thú vị: Phải từ đâu để định hướng đầu tư cho năng lượng ngày lương thêm nặng?Tô Hoài sao chẳng vẽ?
ÔNG TÔI VÀ CÁC CẬU
Nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực.
Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân.
Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của Cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau.
Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“.
Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài…
NHỚ CẬU
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
1, Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên (5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.
2. Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
Thơ cậu Cương nhiều bài hay, những trang thơ đời thường ám ánh. Nhiều bài tôi thích, và hóa ra các cậu cùng nhiều người làng cũng thích. Theo dòng thời gian tôi muốn nhặt ra mấy viên ngọc quý mà tôi tin là ít có nhà thơ, nhà bình văn khó tính nào không cảm động. Tôi đồng tình với sự thẩm thơ của Trần Đăng Khoa, “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh”.
Tôi đọc “Trăng khuya” và “Chớm thu” rung động dào dạt một tình yêu thiên nhiên và yêu con người. Bài thơ “Cha tôi là một nhà Nho” và “Mạ ơi !” đọc thật xúc động, tôi thẹn lòng là chưa viết được bài thơ về mẹ cha hay được như thế. Hai bài thơ“Tìm về nguồn cội” và “Thái tổ Mạc Đăng Dung” có tầm vóc sử thi 500 năm, nhân văn sâu sắc, ân tình và tài hoa . Bài thơ Phố Cụt hay ám ảnh. Các cậu tôi một thuở chỉ khen thầm trong nhà, nay đã duyệt in sách rồi, tôi xin chép lại đây để tặng bạn đọc:
Phố cụt
Đoạn này phố cụt không tên Một bên nhà nguyện Một bên nhà chùa…
Tiếng chuông gióng tự tinh mơ Đều đều tiếng mõ cả trưa lẫn chiều
Mặt đường mưa nắng xiêu điêu Kẻ cầu Đức Phật Người kêu Chúa Trời
Vô thần tôi tự trách tôi Đọc”Tư bản luận” một đời chưa thông
Đường cong mãi vẫn hoàn cong Long đong đâu chỉ long đong kiếp mình ?
Rì rầm phía ấy cầu kinh Phía kia khấn Phật Lặng thinh phía này!
Gió nồm rồi gió heo may Lạc vào phố cụt Bụi bay mù trời !
Nguyên tiêu Kỹ Mão.
[7] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 177
Bài thơ “Phố cụt” trước đây tôi không thích vì tôi cho rằng thơ dù hay đến đâu nhưng đi vào ngõ cụt bi quan yếm thế là hỏng, là không tốt, không lợi cho nhân văn và sức khỏe. Sau này khi tôi đọc kỹ các tuyệt phẩm “Phố nối” “Phố cong Tam Đảo” “Đi trong phố nhỏ” thì chợt giật mình thấy mình lầm, “Phố cụt” không cụt nữa mà đã được hóa giải. Thơ Hoàng Gia Cương trong cõi vô biên lặng lẽ với thời gian, trãi nghiệm với thời gian. Chùm thơ Phố theo tôi là một minh chứng rất rõ của sự trãi nghiệm nhân văn, sâu sắc, tinh tế và tài hoa. Đó là một chùm thơ mẫu mực.
“Rùa ơi” cũng là một bài thơ rất hay, càng đọc càng thấy thấm:
Rùa ơi !
Rùa ơi, quá nặng phải không Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư? Mấy trăm năm gội nắng mưa Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!
Hoa đời như sắc phù dung Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy Ngàn năm còn mất những gì Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!
Biết ơn rùa lắm rùa ơi Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn Để tôn vinh bậc trí nhân Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa
Rùa ơi ta chẳng là ta Nếu như đạo học lìa xa đất này
Xuân 2001. [8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266
Thơ Hoàng Gia Cương khởi đầu lúc trẻ là bài “Trăng khuya” khép lại sau cùng là “Đêm trăng trên đảo nhỏ” của một tập thơ dày dặn 447 trang, trong sáu tập thơ văn của tác giả. Ánh trăng khuya năm xưa soi thấu bước chân của một nhà thơ ‘trăng phố thị’ đi tới ;trăng biển đảo’, từ trăng khuya đêm rằm mẹ mất, đến trăng khuya yêu đương mới chớm nở đầu đời, đến vầng trăng khuya trong và xanh hơn, khoảng không rộng lớn hơn, lồng lộng đến vô cùng.
Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi đã tiếp nối làm được điều mà ông tôi ước mong.
Thơ Hoàng Gia Cương là trăng khuya đầy đặn. Ngọc cho đời. Tập thơ “Theo dòng thời gian” của nhà thơ Hoàng Gia Cương có nhiều bài hay. Mỗi bài thơ mà tôi tâm đắc trích dẫn dưới đây là một câu chuyện đời thường ám ảnh được kể lại bằng thơ. Tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Trăng khuya
Chợt thấy trăng khuya ngắm trộm mình Phải chăng trăng cũng mến tân binh ? Voan mây lấp ló khuôn vành vạnh Như thể mắt ai đắm đuối nhìn.
Cát Bi 6/1/1961
[1] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 11.
Mạ ơi!
Tròn sáu mươi năm ngày Mạ đi xa
Mạ ơi sáu chục năm rồiMạ theo cánh hạc về nơi vĩnh hằng Bảy trăm hai chục mùa trăng Trăng rằm buốt lạnh đâu bằng lòng con?!
Cho dù con đã lớn khôn Vẫn là úi ít, vẫn còn ấu thơ Vẫn trông ngóng mạ từng giờ Vẫn mong tấm bánh, vẫn chờ tiếng ru…
Nhớ thời giặc giã tràn qua Gia đình ly tán, cửa nhà cháy thiêu Mạ mong khắc khoải sớm chiều Mong ngày đoàn tụ… Bỗng diều hụt dây!
Mạ mong dứt tháng đoạn ngày Mà sao định mệnh vẫn xoay phủ phàng? Bốn con biền biệt tiền phương Mỗi người mỗi phía chiến trường đạn bom!
Mạ đi trong nỗi héo hon Cái đêm rằm ấy mãi còn ngấn mưa Mạ đi trong nỗi ngác ngơ Cha con nấc nghẹn tiễn đưa quặn lòng!
Mạ về với cõi hư không Mình cha sớm tối lưng còng trở xoay Đèn khuya leo lét tháng ngày Nhà Nho lóng ngóng cuốc cày nuôi con!
Các con giờ đã lớn khôn Công cha nghĩa mẹ vuông tròn tạc ghi Dẫu cho gia thất đề huề Thiếu cha vắng mẹ còn gì tủi hơn?
Bây giờ cậu mạ không còn Hai anh con cũng… vấn vương theo cùng Sân Lai quần tụ thêm đông Chỉ buồn một nỗi thiếu ông vắng bà!
Mong gần rồi lại ngóng xa Mạ ơi ngấn lệ vẫn nhòa mắt con Sau mươi năm dạ mỏi mòn Nhớ thương, thương nhớ Mãi còn nhớ thương!
Vu Lan năm Tân Mão 2011
[2] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 408-409
Cha tôi là một nhà Nho
Cha tôi là một nhà Nho Người luôn tự nhận môn đồ Khổng Khâu Tứ Thư người đọc thuộc làu Ngũ Kinh người vẫn ghi sâu từng lời…
Cha tôi sinh chẳng gặp thời Chữ Nho như lá rụng rơi cuối mùa Nỗi niềm đầy ắp trang thơ Công danh sớm nắng chiều mưa nát nhòe
Cha tôi dạy trẻ nhà quê Áo nâu guốc mộc chõng tre, đèn cầy… Cơm ăn đã có vợ cày Trò thương điếu đóm một vài hào rau !
Phải thời “Tây học” tràn vào Chữ Nho bị quảng sang ao nước tù Cha tôi bỏ nghiệp thầy đồ Theo trào lưu mới mầy mò … chữ Tây !
Chữ Tây vừa ngọng vừa dài Đọc câu văn đến đứt hơi, nhạt phèo! Thôi thì nghèo giữ phận nghèo Cha tôi trồng sắn, nuôi heo qua ngày!
Cái thời đuổi Nhật đánh Tây Cha thành “tuyên huấn” miệt mài làm thơ Cha tôi lại dạy i, tờ Làm theo lời Bác xóa mù giúp dân.
Cha tôi giờ đã thoát trần Người đi tìm các vĩ nhân tôn thờ Cha tôi là một nhà thơ Cha tôi là một nhà nho cuối mùa!
6/1979
[3] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 40-41
Tìm về nguồn cội
Tìm về Lũng Động, Cổ Trai Thắp hương bái lạy bao đời Tổ Tông Biển gom nước vạn dòng sông “Thập tam thế hậu…” nhi đồng là đây.
Qua bao giông bão, tháng ngày Thay tên đổi họ chẳng thay đổi lòng Vẫn là cha, vẫn là ông Vẫn dòng máu ấy cuộn trong tim này!
Hoàng, Phan, Lều, Thạch … về đây Trăm phương như nước như mây tụ nguồn Gốc còn trên đất Hải Dương Lá cành hoa trái đã vươn khắp miền.
Ta về tìm lại Tổ tiên Tìm về nguồn cội khí thiêng sinh thành Hương dâng là nghĩa là tình Thoảng thơm như thể tinh anh giống dòng.
Cúi mình trước đấng Tổ Tông Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng !
1998
[4] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.170-171
Thái tổ Mạc Đăng Dung
Cảm nhận của người con Mạc tộc
Xuất thân ngư phủ vạn chài Ra khơi vào lộng nổi trôi bọt bèo! Vươn lên từ phận đói nghèo Đã thành tướng giỏi đã gieo Hoàng triều.
Cổ Trai xóm nhỏ đìu hiu Ai hay nhân kiệt ẩn lều rạ tre Từ tay kéo lưới đưa bè Vung đao múa kiếm ngựa xe tung hoành.
Oai hùng khiển tướng điều binh Thù trong khiếp đảm, thất kinh giặc ngoài Xứ Đông cho chí xứ Đoài Non sông một giải đẹp tươi mọi miền.
Bao nhiêu tiến sĩ, trạng nguyên Nhờ thời Minh Đức mà nên hiền tài Mượt đồng ngô lúa sắn khoai Nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no.
Bao công xây dựng cơ đồ Vinh danh Mạc tộc, vững bờ Đại Nam Sá chi miệng thế thăng trầm Năm trăm năm … một chữ NHÂN rạng ngời !
6/2011 (Hoàng Kim chép lại với lối phân câu 6/8
thay cho thể thơ 6/8 phân câu lối tự do nhiều tầng)
[5] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 406-407
Chớm thu
Ban mai rười rượi – thu vừa chớm Gió lạc vườn ai bỡn trái hồng Khóm trúc dáng chừng đang độ lớn Ngỡ ngàng lối ngõ đẫm hơi sương!
Mây bông lặng vén rèm che mỏng Để nắng non nghiêng liếc trộm vườn Hàng cúc xốn xang gờn gợn sóng … Hình như trời đất biếc xanh hơn!
Qua bao giông bão bao mưa lũ Đất lại hồi sinh lại mượt mà Chấp chới cánh diều loang loáng đỏ Cố giữ tầm cao, níu khoảng xa!
1998
[6] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.101
Phố nối
Ở đây nối đất với trời Nối mưa với nắng Nối vui với buồn Tơ trời ai nối mà vương? Buộc bao số phận vào đường ngược xuôi
Hưng Yên 2/1999
[8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.183
Tam Đảo
Chợt nắng lóe Chợt mưa sa Chợt hun hút gió Chợt sà sà mây …
Chênh vênh lối bám men sườn Thông xanh ngút ngát Ngập ngừng bước chân.
Thung sâu trãi rộng ô cờ Ngỡ mình bên cữa phi cơ nghiêng chào!
Chợt là thực Chợt chiêm bao Chợt xem tranh lụa Chợt vào Thiên Thai
5/2002
[9] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.226-227.
Nhạc sĩ Ngọc Duy phổ thành ca khúc “Chiều Tam Đảo”.
Đi trong phố nhỏ
Đi trong phố nhỏ chiều xuân Cây bàng khô khẳng nhú mầm non tơ Ngỡ ngàng chú sẽ hong mưa Nghiêng tai nghe tiếng gió lùa song hiên
Phố cong chao mõi cánh chim Rêu phong theo cuộc nổi chìm tháng năm Âm âm từ cõi xa xăm Bao nhiêu cát bụi thăng trầm nổi nênh…
Đi trong phố nhỏ yên bình Lòng ta thư thái, chân mình thảnh thơi Nương thân bên suối bên đồi Hàng cây mãi miết đâm chồi trỗ hoa
Đỏ trời khóm gạo tháng ba Vàng ươm màu cúc quỳ pha ráng chiều Ngỡ ngàng trước bức tranh thêu Ai hay phố nhỏ đìu hiu … nặng tình