Số lần xem
Đang xem 7168 Toàn hệ thống 21260 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ai viết cho ai những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.
Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. (1)
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. (2)
“Trống lủng” (3) nghe tục giảng thanh
Cận nhân tình, như không như có.
“Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (4)
Như khói mây, giọt sương buổi sớm.
Cao vọi “Thướng sơn”“Tầm hữu vị ngộ”
“Núi cõng đường mòn, cha cõng con”.
Thăm thẳm những câu thơ lưu lạc
“Biển là ao lớn, thuyền là con bò”. (5)
“Dưỡng sinh thi“, “Sấm Trạng Trình“,
“Chí thiện“, “An nhàn vô sự là tiên“. (6)
“Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim“. (7)
——
Ghi chú:
(1) “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (Mười năm lưu lạc tìm gươm báu / Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai) là hai câu thơ của Nguyễn Du. Trước đó, người đời cho là của Chu Thần Cao Bá Quát nhưng thực tế trong đời Cao Bá Quát không có mười năm lưu lạc “thập tải luân giao”. Theo “Như Thanh nhật ký của Nguyễn Tử Giản thì năm Mậu Thìn (1868) phó chánh sứ Nguyễn Tử Giản được tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối trên. Hai câu thơ này không phải là do Ngãi Tuấn Mễ sáng tác mà có trên gốm sứ Hoa Bắc được Nguyễn Du lưu lại khi ông đóng vai nhà sư lưu lạc mười năm ở Trung Quốc. Ông cùng Hà Mỗ Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến lên Yên Kinh (Bắc Kinh) và cung Nhiệt Hà gặp Càn Long để chuyển hóa thời vận. Nguyễn Du tính tình khoan hòa, điềm tĩnh, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, có những câu thơ “thập tải luân giao”, ông chỉ bái lạy bậc hiền minh như cúi lạy trước hoa mai, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
(2) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” trên đĩa Mai Hạc, sản phẩm gốm sứ Quảng Tây, truyền là của Nguyễn Du khi ông ở Trung Quốc.
(4) “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” thơ Mãn Giác thiền sư (tài liệu đã dẫn)
(5) “Núi cõng con đường mòn. Cha thì cõng theo con” “Biển là ao lớn. Thuyền là con bò” là thơ đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh) lúc 5 tuổi, tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Ngày 19 tháng 5 thành lập mặt trận Việt Minh trùng ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh và cũng trùng ngày sinh Hồ Chí Minh. Lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950 trùng với “đường lưỡi bò” hiện nay. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.
(6) “Dưỡng sinh thi“, “Sấm Trạng Trình” ,”Chí thiện“. “An nhàn vô sự là tiên …” là kiệt tác thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, xemNgày xuân đọc Trạng Trình.
(7) “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim“. Trích trong “Cư trần lạc đạo phú” thơ Trần Nhân Tông, xemLên non thiêng Yên Tử.
Nguyễn Du trăng huyền thoại HỒ XUÂN HƯƠNG KIỆT TÁC THƠ HÁN NÔM Hoàng Kim
Đĩa cổ Hoa Mai của Nguyễn Du lưu lạc trong nhân gian gợi mở chủ đề Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ Hán Nôm. ” Ai viết cho ai những câu thơ lưu lạc. Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài? “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Tập thơ LƯU HƯƠNG KÝ của Hồ Xuân Hương xuất hiện vào năm 1814, là văn bản cổ nhất và đáng tin nhất liên quan đến thơ Hồ Xuân Hương. Tập thơ này mới được phát hiện vào năm 1963 gồm Bài Tựa của Tốn Phong, người Nghệ An viết năm 1814 và 52 bài thơ của Hồ Xuân Hương với 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm. Trong bài tựa, Tốn Phong tự nhận mình là bạn của Hồ Xuân Hương, tự Cổ Nguyệt Đường, con cháu họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chính Hồ Xuân Hương đã nhờ ông viết lời tựa ấy: “Đây là tất cả thơ văn trong đời tôi từ trước đến nay, nhờ anh làm cho bài tựa.” (Chữ in đậm là Hoàng Kim nhấn mạnh).
“Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du . Bài thơ tình xuân thiết tha, lời thơ là lời hát nói có nhạc bên trong nên câu thơ hay hiếm thấy. Bài thơ “Tỏ ý” này rút trong tập thơ “Lưu Hương Ký” thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương. Con người tác giả và tác phẩm này là nguyên mẫu người và thơ để Nguyễn Du đưa nhân vật, sự kiện và thời thế vào trong kiệt tác Truyện Kiều. Hồ Xuân Hương với kiệt tác thơ chữ Hán “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là cây hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc , khi chau đôi mày” (Kiều).
Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen …”.
Những câu thơ lưu lạccủa Mai Sơn Phủ Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc viết cho Hồ Phi Mai Hồ Xuân Hươn“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” giúp ta thấu hiểu.
Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ, là tiếng nói yêu thương khát vọng của con người. Tôi tập dịch bài thơ của Hồ Xuân Hương gửi Mai Sơn Phủ mà thấm thía sâu sắc câu chuyện tình cảm động bền vững với thời gian.
TỎ Ý
Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.
Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!
Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.
Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.
Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.
Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ
Anh đồng lòng
Em đồng lòng Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.
Kiều – Nguyễn Du
Ca trù hát nói Việt Nam
Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây…
Ôi
tâm phúc tương tri
Bốn biển không nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Bởi Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương Kiều Nguyễn Du
Sao chẳng đi cùng
Để việc trăm năm
Nghìn năm di hận?
Truyện Kiều Nguyễn Du
Bài học muôn đời.
Ai viết cho ai những câu thơ lưu lạc.
Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài ?
“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.
Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. (1)
“Nghêu ngao vui thú yên hà.
Mai là bạn cũ, hạc là người quen”. (2)
“Trống lủng” (3) nghe tục giảng thanh
Cận nhân tình, như không như có.
“Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (4)
Như khói mây, giọt sương buổi sớm.
Cao vọi “Thướng sơn”“Tầm hữu vị ngộ”
“Núi cõng đường mòn, cha cõng con”.
Thăm thẳm những câu thơ lưu lạc
“Biển là ao lớn, thuyền là con bò”. (5)
“Dưỡng sinh thi“, “Sấm Trạng Trình“,
“Chí thiện“, “An nhàn vô sự là tiên“. (6)
“Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim“. (7)
——
Ghi chú:
(1) “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm / Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (Mười năm lưu lạc tìm gươm báu / Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai) là hai câu thơ của Nguyễn Du. Trước đó, người đời cho là của Chu Thần Cao Bá Quát nhưng thực tế trong đời Cao Bá Quát không có mười năm lưu lạc “thập tải luân giao”. Theo “Như Thanh nhật ký của Nguyễn Tử Giản thì năm Mậu Thìn (1868) phó chánh sứ Nguyễn Tử Giản được tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối trên. Hai câu thơ này không phải là do Ngãi Tuấn Mễ sáng tác mà có trên gốm sứ Hoa Bắc được Nguyễn Du lưu lại khi ông đóng vai nhà sư lưu lạc mười năm ở Trung Quốc. Ông cùng Hà Mỗ Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến lên Yên Kinh (Bắc Kinh) và cung Nhiệt Hà gặp Càn Long để chuyển hóa thời vận. Nguyễn Du tính tình khoan hòa, điềm tĩnh, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, có những câu thơ “thập tải luân giao”, ông chỉ bái lạy bậc hiền minh như cúi lạy trước hoa mai, “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
(2) “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” trên đĩa Mai Hạc, sản phẩm gốm sứ Quảng Tây, truyền là của Nguyễn Du khi ông ở Trung Quốc.
(4) “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” thơ Mãn Giác thiền sư (tài liệu đã dẫn)
(5) “Núi cõng con đường mòn. Cha thì cõng theo con” “Biển là ao lớn. Thuyền là con bò” là thơ đồng dao của Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, tên thuở nhỏ của Hồ Chí Minh) lúc 5 tuổi, tại đèo Ngang, trong chuyện kể “Tất Đạt tự ngôn” được Sơn Tùng ghi lại. Ngày 19 tháng 5 thành lập mặt trận Việt Minh trùng ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh và cũng trùng ngày sinh Hồ Chí Minh. Lời đồng dao “Biển là ao lớn, Thuyền là con bò” “Em nhìn thấy trước, Anh trông thấy sau” của cậu bé Nguyễn Sinh Cung “nói” năm 1895 mà Sơn Tùng đã ghi lại và in trên báo Cứu Quốc lần đầu năm 1950 trùng với “đường lưỡi bò” hiện nay. Câu chuyện trẻ con đan xen những ẩn khuất lịch sử chưa được giải mã đầy đủ về Quốc Cộng hợp tác, tầm nhìn Hoàng Sa, Trường Sa của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1424-1427, lúc mà Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy làm phiên dịch cho Borodin trưởng đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô tới Quảng Châu giúp chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch.
(6) “Dưỡng sinh thi“, “Sấm Trạng Trình” ,”Chí thiện“. “An nhàn vô sự là tiên …” là kiệt tác thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, xemNgày xuân đọc Trạng Trình.
(7) “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim“. Trích trong “Cư trần lạc đạo phú” thơ Trần Nhân Tông, xemLên non thiêng Yên Tử.
Nguyễn Du trăng huyền thoại HỒ XUÂN HƯƠNG KIỆT TÁC THƠ HÁN NÔM Hoàng Kim
Đĩa cổ Hoa Mai của Nguyễn Du lưu lạc trong nhân gian gợi mở chủ đề Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ Hán Nôm. ” Ai viết cho ai những câu thơ lưu lạc. Giữa trần gian thầm lặng tháng năm dài? “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Tập thơ LƯU HƯƠNG KÝ của Hồ Xuân Hương xuất hiện vào năm 1814, là văn bản cổ nhất và đáng tin nhất liên quan đến thơ Hồ Xuân Hương. Tập thơ này mới được phát hiện vào năm 1963 gồm Bài Tựa của Tốn Phong, người Nghệ An viết năm 1814 và 52 bài thơ của Hồ Xuân Hương với 24 bài chữ Hán và 28 bài chữ Nôm. Trong bài tựa, Tốn Phong tự nhận mình là bạn của Hồ Xuân Hương, tự Cổ Nguyệt Đường, con cháu họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chính Hồ Xuân Hương đã nhờ ông viết lời tựa ấy: “Đây là tất cả thơ văn trong đời tôi từ trước đến nay, nhờ anh làm cho bài tựa.” (Chữ in đậm là Hoàng Kim nhấn mạnh).
“Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là bài thơ ‘Tỏ ý’ của Hồ Xuân Hương đối với Nguyễn Du . Bài thơ tình xuân thiết tha, lời thơ là lời hát nói có nhạc bên trong nên câu thơ hay hiếm thấy. Bài thơ “Tỏ ý” này rút trong tập thơ “Lưu Hương Ký” thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương. Con người tác giả và tác phẩm này là nguyên mẫu người và thơ để Nguyễn Du đưa nhân vật, sự kiện và thời thế vào trong kiệt tác Truyện Kiều. Hồ Xuân Hương với kiệt tác thơ chữ Hán “Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ” là cây hồ cầm tuyệt diệu hát nói ca trù Kiều gẩy đàn cho Kim Trọng nghe “Trong như tiếng hạc bay qua. Đục như nước suối vừa sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếu mau sầm sập như trời đổ mưa. Ngọn đèn khi tỏ khi mờ. Khiến người ngồi đấy cũng ngơ ngẫn sầu. Khi tựa gối khi cúi đầu. Khi vò chín khúc , khi chau đôi mày” (Kiều).
Truyện Thúy Kiều soi thấu những góc khuất của Lưu Hương Ký và ngược lại. “Chút riêng chọn đá thử vàng. Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau. Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình. Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. Lại đây xem lại cho gần. Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dong. Tấn Dương được thấy mây rồng có phen …”.
Những câu thơ lưu lạccủa Mai Sơn Phủ Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc viết cho Hồ Phi Mai Hồ Xuân Hươn“Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”.Mười năm lưu lạc tìm gươm báu Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai. “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen” giúp ta thấu hiểu.
Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương là tri âm tri kỷ, là tiếng nói yêu thương khát vọng của con người. Tôi tập dịch bài thơ của Hồ Xuân Hương gửi Mai Sơn Phủ mà thấm thía sâu sắc câu chuyện tình cảm động bền vững với thời gian.
TỎ Ý
Hồ Xuân Hương tặng Mai Sơn Phủ (Nguyễn Du)
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Hoa rung rinh,
Cây rung rinh,
Giấc mộng cô đơn nhớ hương tình,
Đêm xuân bao cảm khái.
Hươu nơi nao
Nhạn nơi nao
Mình ước trong nhau ban mai nào
Lòng em thương nhớ ai thấu sao!
Sông mênh mông
Nước dạt dào
Lòng hai chúng mình đều ao ước
Nước mắt thầm rơi mặn chát.
Thơ thương thương,
Lòng vương vương,
Ấm lạnh lòng ai thấu tỏ tường,
Bút người tả xiết chăng?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương ?
Mây vương vương
Nước sương sương
Mây nước chung nhau chỉ một đường
Dặm trường cách trở thương càng thương.
Ngày thênh thênh,
Đêm thênh thênh,
Đêm ngày khắc khoải nhớ thương anh,
Người ơi đừng lỡ hẹn sai tình.
Gió bay bay
Mưa bay bay
Mưa gió giục em viết thơ này
Bút xuân gửi đến người thương nhớ
Anh đồng lòng
Em đồng lòng Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm (*)
Thơ cùng ngâm
Rượu và trăng
Thăm thẳm buồn ly biệt
Vầng trăng chia hai nữa
Cung đàn ly khúc oán tri âm (**),
Thôi đành bặt tiếng hồ cầm
Núi cao biển sâu đằng đẳng
Xin chớ tủi buồn mà than cổ kim.
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói năng chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Lời và chữ còn đó
Ai là kẻ tình si
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ.
Kiều – Nguyễn Du
Ca trù hát nói Việt Nam
Non xanh xanh Nước xanh xanh Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa Áy ai tháng đợi năm chờ Mà người ngày ấy bây giờ là đây…
Ôi
tâm phúc tương tri
Bốn biển không nhà
Kiều Nguyễn biệt ly
Bởi Nguyễn thương Kiều
Sợ theo thêm bận.
Thương Kiều Nguyễn Du
Sao chẳng đi cùng
Để việc trăm năm
Nghìn năm di hận?
Truyện Kiều Nguyễn Du
Bài học muôn đời.
Hoa phiêu phiêu,
Mộc tiêu tiêu,
Ngã mộng hương tình các tịch liêu,
Khả cảm thị xuân tiêu.
Lộc ao ao,
Nhạn ngao ngao,
Hoan thảo tương kỳ tại nhất triêu,
Bất tận ngã tâm miêu.
Giang bát bát,
Thủy hoạt hoạt,
Ngã tứ quân hoài tương khế khoát,
Lệ ngân chiêm hạ cát.
Thi tiết tiết,
Tâm thiết thiết,
Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt,
Dã bằng quân bút phát.
Phong ngang ngang,
Nguyệt mang mang,
Phong nguyệt linh không khách đoạn tràng,
Hà xứ thị Đằng Vương?
Vân thương thương,
Thuỷ ương ương,
Vân thuỷ na kham vọng nhất trường,
Nhất trường dao vọng xúc hoài mang.
Nhật kỳ kỳ,
Dạ trì trì,
Nhật dạ thiên hoài lữ tứ bi,
Tứ bi ưng mạc ngộ giai kỳ.
Phong phi phi,
Vũ phi phi,
Phong vũ tần thôi thái bút huy,
Bút huy đô thị phó tình nhi.
Quân hữu tâm,
Ngã hữu tâm,
Mộng hồn tương luyến liễu hoa âm.
Thi đồng ngâm,
Nguyệt đồng châm.
Nhất tự sầu phân ly,
Hà nhân noãn bán khâm.
Mạc đàn ly khúc oán tri âm,
Trực tu khí trí thử dao cầm.
Cao sơn lưu thuỷ vãn tương tầm,
Ưng bất hận ngâm thán cổ câm.
Quân hà kì,
Ngã hà kì,
Lữ đình lai đắc lưỡng thê trì.
Dánh tần phi,
Bút tần huy,
Nhất trường đô bút thiệt,
Hà xứ thị tình nhi?
Hảo tư tâm thượng các tương tri,
Dã ưng giao thác thử duyên đề,
Phương tâm thệ bất phụ giai kỳ.
Hươu ao ao
Nhạn ngao ngao
Vui sướng hẹn nhau một sớm nào
Tả hết được tình sao!
Sông bát ngát
Nước ào ạt
Ý thiếp lòng chàng cũng vu khoát
Lệ rơi thêm mặn chát.
Thơ da diết
Lòng thê thiết
Đậm nhạt tấc lòng ai thấu hết
Liệu bút chàng tả xiết?
Mây lang thang
Trăng mênh mang
Trăng gió xui ai luống đoạn tràng
Đâu là gác Đằng Vương?
Mây tơ vương
Nước như sương
Mây nước trôi đâu chỉ một đường
Một đường xa khuất rộn lòng thương
Ngày chậm rì
Đêm chậm rì
Sáng tối chạnh buồn lữ khách si
Nhớ thương đừng lỡ hẹn, sai kì.
Mưa trôi đi
Gió trôi đi
Mưa gió giục hoài cất bút thi (thơ)
Viết thi gửi tới khách “tình si”
Chàng có tâm
Thiếp có tâm
Mồng hồn lưu luyến bóng hoa râm
Thơ cùng ngâm
Rượu cùng trăng
Tự lúc buồn chia biệt
Ai người ấm nửa chăng?
Chớ đàn li khúc oán tri âm,
Đành xem như hết tiếng dao cầm
Hẹn nhau nơi non nước muộn mằn!
Chớ buồn mà than thở cổ câm (kim).
Chàng hẹn gì
Ta hẹn gì
Hai ta đều muộn, nói mà chi
Trà mà chi
Bút mà chi
Cũng là thiên lí cả
Ai là kẻ tình nhi
Hiểu nhau trong dạ khó khăn gì
Hãy nên trao gửi mối duyên đi
Lòng son ai nỡ phụ giai kì.
(Bản dịch của Đào Thái Tôn)
Tham khảo: Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do Nguyễn Xuân Diện cung cấp Bài thơ Vịnh Hà Long của Hồ Xuân Hương là một tuyệt phẩm. Di sản văn hóa thế giới Hạ Long cho đến nay có lẽ chưa có tác phẩm văn chương nào viết về vịnh Hạ Long của Việt Nam và thế giới ngời sáng hơn bài thơ này:
VỊNH HẠ LONG
Hồ Xuân Hương
Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong. Đá dựng bờ son mọc giữa dòng. Dòng nước lần theo chân núi chuyển, Mình lèn nghiêng để lối duyềnh thông. Cá rồng lẩn nấp hơi thu nhạt, Âu lộ cùng bay bóng xế hồng. Băm sáu phòng mây cùng động ngọc, Đâu nào là cái Thuỷ Tinh cung?(Bản dịch thơ của Hoàng Xuân Hãn)
Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong,
Tiễu bích đan nhai xuất thủy trung.
Thủy thế mỗi tùy sơn diện chuyển,
Sơn hình tà kháo thủy môn thông.
Ngư long tạp xử thu yên bạc,
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng.
Ngọc động vân phòng tam bách lục
Bất tri thùy thị Thủy Tinh cung.
Dịch nghĩa
Lá buồm không vội vượt qua vũng Hoa Phong,
Vách đá đứng, sườn núi đỏ, giữa nước chỏi dựng lên.
Thế nước tuỳ chỗ theo mặt núi mà biến chuyển.
Hình núi nghiêng mình, nép tựa cửa lạch để nước thông qua.
Cá rồng lẫn lộn, tăm khuất dưới từng hơi nước mỏng mùa thu.
Âu cò cùng ban trong ánh đỏ mặt trời chiều.
Cõi Tiên có ba trăm sáu động ngọc và phòng mây,
Đây không biết chốn nào là cung Thủy Tinh.
Bài thơ Miếu Sầm Thái Thú ở bản khắc 1922 chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau cũng là một câu chuyện sử thi thú vị.
MIẾU SẦM THÁI THÚ
Ghé mắt trông lên thấy bảng treo Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
(Bản khắc 1922) chữ “lên” khác với chữ “ngang” ở các bản khắc sau.
Đặc trưng nổi bật nhất trong thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương là nghệ thuật thơ Hán Nôm đặc biệt điêu luyện, sánh ngang những kiệt tác thơ Trung Hoa thời Thịnh Đường. Thơ Hán Nôm của Hồ Xuân Hương hàm súc sâu sắc hiếm thấy, trong thơ có nhạc, chuyển tải sử thi văn hóa giáo dục tài tình và khiêm nhu hiền lành rất mực.
Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ Hán Nôm ba bài tuyển chọn yêu thích nhất, đọc lại và suy ngẫm.
Nguyễn Du trăng huyền thoại
NGUYỄN DU VÀ ĐỀN CỔ TRUNG LIỆT Hoàng Kim
Đền Trung Liệt Hà Nội có liên quan tới gia tộc của nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần, Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể)…
Nguyễn Du quan hệ gì đến đền cổ Trung Liệt ? ngôi đền này nay ở đâu, di dời về đâu? Mời bạn đọc kỹ ba bài viết trên với những điểm nhấn bàn luận thông tin mới.
Tóm tắt Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt.
Thầy Nguyễn Lân Dũng trong bài viết “Một khám phá độc đáo về Truyện Kiều” ủng hộ quan điểm của GS. NGND Ngô Quốc Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) qua tác phẩm “Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua Truyện Kiều” cho rằng: Nguyễn Du gửi gắm tâm sự của mình qua Truyện Kiều mà nàng Kiều là Nguyễn Du và Từ Hải chính là Nguyễn Huệ, Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống. Truyện Kiều viết về nàng Kiều nhưng thực chất gửi gắm tâm sự của kẻ sĩ tinh hoa trong thời thế nhiễu loạn.
Tôi (Hoàng Kim) thoạt tiên đồng tình với quan điểm này nhưng qua ba chất vấn của cụ già Linh Nhạc Phật Ý trong câu chuyện Nguyễn Du đêm thiêng đọc lại chợt thấy đúng là có ba điều không ổn cần nghiên cứu tiếp : Một là Nguyễn Du nếu chính là nàng Kiều, Từ Hải chính là Nguyễn Huệ và Kim Trọng chính là Lê Chiêu Thống thì tại sao Nguyễn Du lại chống Nguyễn Huệ, và Nguyễn Du chịu ra làm quan cho Nguyễn Ánh mà trước đó kiên quyết không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn như anh trai là Nguyễn Nể và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn, thậm chí còn lại chống nhà Tây Sơn để đến nổi bị Thận Quận Công bắt và Nguyễn Du bị quản thúc nhiều tháng ở Nghệ An? Hai là Nguyễn Du là người thế nào mà dám mắng Minh Thành Tổ một vị vua danh tiếng lừng lẫy thời nhà Minh ở Trung Quốc tại bài ‘Kỳ Lân mộ’ và ngầm ý chê Nguyễn Huệ là em tiếm quyền anh, chú giết cháu rể và giành ngôi của cháu con anh ruột, để nhà Tây Sơn đổ vỡ từ bên trong? Ba là Nguyễn Công Trứ chống đối hay ủng hộ Nguyễn Du khi trong bài “Vịnh Thúy Kiều” Nguyễn Công Trứ đã viết: “Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải. Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu. Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu. Mà bướm chán ong chường cho đến thế. Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa. Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Bán mình trong bấy nhiêu năm. Đố đem chữ hiếu mà làm được ai“.
Kết quả sau 5 năm tìm tòi, tôi có ba phát hiện mới: Một là Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn và danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một danh sĩ tinh hoa, hiền tài lỗi lạc của Việt Nam. Nguyễn Du đã vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao lại ngọc cho đời. Nguồn sử liệu và phân tích chi tiết qua các bài Nguyễn Du đêm thiêng đọc lại; Nguyễn Du 250 năm nhìn lại; Nguyễn Du cuộc đời và thời thế. Hai là Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều có hình tượng các nguyên mẫu Nguyễn Du là Từ Hải và Hồ Xuân Hương là Thúy Kiều. Nguyễn Du thương Hồ Xuân Hương đọa đày tủi nhục không được chung sống với người minh yêu “Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung” phải trãi qua ba đời chồng, cam chịu lẽ mọn, chỉ tỏa sáng bia miệng giai thoại và Lưu Hương Ký. Hồ Xuân Hương thương Nguyễn Du long đong chìm nổi bị người đời và lịch sử thị phi vì “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” làm một tôi trung của nhà Lê, cam chịu cảnh mười lăm năm lưu lạc, chỉ hé lộ với Bắc Hành tạp lục và Truyện Kiều chứa một trời tâm sự để trao lại ngọc cho đời. Hồ Xuân Hương khen Nguyễn Du là anh hùng “Tấn Dương được thấy mây rồng có phen” khen Tấn Văn Công bôn ba, khí phách của người quân tử chịu hoạn nạn. Nguyễn Du thương Hồ Xuân Hương “khen cho con mắt tinh đời. Anh hùng đoán giữa trần ai mới già” . Nguyễn Du đã dùng lời Thúy Kiều đánh giá “Từ Hải” và lời của Từ Hải thán phục Thúy Kiều, để thể hiện sự ý hợp tâm đầu của đôi nam nữ “trai anh hùng, gái thuyền quyên” Nguồn sử liệu và phân tích chi tiết qua các bài Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du là bậc anh hùng;Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán,Nguyễn Du và Hồng Sơn Liệp Hộ. Ba là Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm là tấm gương soi thấu nhiều uẩn khúc lịch sử . Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn. Nguyễn Du Xuân Hương luận anh hùng. Nguyễn Du cuộc đời và thời thế; Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc 1781-1796; Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt; Hồ Xuân Hương kiệt tác thơ chữ Hán đang hé lộ tư liệu mới về bí mật ngoại giao thời Tây Sơn, Nguyễn Du và thời đại Nguyễn Du.