Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1527
Toàn hệ thống 3556
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 8 VQG Cát Bà (ảnh tư liệu VQG Cát Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 5
Hoàng Kim

CNM365
Vườn Quốc gia Việt Nam; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc; Ngày 23 tháng 5 năm 1983 , Thành lập vườn quốc gia Cát Bà (hình). Ngày 23 tháng 5 năm 1885, Kinh đô Huế thất thủ vào tay Pháp. Vua Hàm Nghi chạy khỏi Huế. Ngày 23 tháng 5 năm 1870,  Nơ Trang Long, người lãnh đạo nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đánh giặc Pháp trong suốt 24 nǎm. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 5. Vườn Quốc gia Việt Nam; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-5/

 

 

 

 

NGUYỄN HÀM NINH THẦY VUA
Hoàng Kim

Nguyễn Hàm Ninh là Thầy vua Thiệu Trị người nối ngôi vua cha Minh Mệnh năm 1841. Vua Minh Mệnh là ông vua giỏi quyền thuật, thanh thận cần, thông minh hiếu học, sáng suốt uy vũ, hà khắc quyết đoán trong việc dùng người. Vua biết rõ sau thời kỳ dùng võ để lập quốc là phải dùng văn để trị nước, nên vua rất chú trọng chọn thầy giỏi để dạy cho con mình nhằm khẳng định quyền uy tối thượng của vương triều. Nguyễn Hàm Ninh năm Bính Thân (1836) lúc 28 tuổi đã được vua Minh Mệnh và triều Nguyễn vời vào cung nhậm chức Quốc học độc thư (một thầy một trò) dạy Thái tử con vua Minh Mệnh là Nguyễn Phúc Miên Tông sinh năm 1807 lúc ấy 29 tuổi lớn hơn Nguyễn Hàm Ninh một tuổi, để năm năm sau (1841) Thái tử lên nối ngôi vua kế thừa đại thống. Điều này đã cho thấy vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị rất tôn trọng  Nguyễn Hàm Ninh. Ông làm quan trãi ba triều vua, đến thời vua Tự Đức nối ngôi vua cha Thiệu Trị thì ông cáo quan về nghỉ hưu ở quê, . Đại Nam chính biên liệt truyện do Cao Xuân Dục làm tổng tài đã nhận định tổng quát cuộc đời về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Hàm Ninh, như sau: “Hàm Ninh lấy văn học nổi tiếng. Về thơ văn thời trầm tĩnh, hùng mạnh; khi đè nén, khi phô trương, và sở trường về lối ngũ ngôn. Thương Sơn công (tức Tùng Thiện Vương Miên Thẩm) vẫn thường khen, nay có thơ văn tập gọi là Tĩnh Trai”. Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân; Nguyễn Hàm Ninh người thầy của vua. Nguyễn Hàm Ninh văn chương nết đất là ba đeiều mà tôi tâm đắc,

NGUYỄN HÀM NINH CUỘC ĐỜI ĐA TRUÂN

Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) tự là Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai và Nhâm Sơn, là người làng Phù Ninh, sau dời sang làng Trung Ái, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay là làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Đăng Khoa là một người đã từng đỗ tú tài tại trường Hà Nội sau di cư vào làng Phù Hóa sau dời về làng Trung Thuần. Nguyễn Hàm Ninh có sáu anh em bốn trai hai gái. Ông là con trai trưởng. Gia đình ông làm nghề nông nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Ông được người cô không con nuôi cho ăn học. Ông đỗ tú tài năm Kỷ Sửu lúc 21 tuổi (1829) đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở trường Thừa Thiên (kỳ thi vào tháng 7 năm 1831) năm 23 tuổi (1831); Ông làm quan dưới ba triều vua Minh Mạng – Thiệu Trị – Tự Đức, lần lượt trải qua các chức: dạy học tại Quốc Tử Giám (được bổ chức ngay sau khi thi đỗ); năm 1833 nhậm chức Tri huyện Lục Ngạn (làm được một thời gian, đến tháng 5/1833 có tang cha, xin nghỉ chức về cư tang); năm 1836 được vời ra làm Quốc học độc thư (ở đây Nguyễn Hàm Ninh được làm việc trực tiếp với Thái tử Nguyễn Phúc Miên Tông  tức vua Thiệu Trị sau này); năm 1838 lãnh chức Chủ sự Phủ Tôn Nhơn (làm được một thời gian vì phạm lỗi nên bị vua Minh Mạng bãi chức, cho về quê); tháng giêng năm 1841, được vua Thiệu Trị vời ra làm Kiểm thảo sung chức Hành tẩu ở Nội các; mùa đông năm 1845 được chuyển ra Bắc bộ làm chức Phó lang [1]; tháng 5 năm 1846 được thăng quyền Lang trung bộ Lại; tháng 5 nhuận năm 1846 được chuyển sang làm Lang trung bộ Lễ; tháng 10 năm 1846 được điệu bổ quyền Án sát tỉnh Khánh Hòa; Ở đây, ông bị thuyền Tây bắt (xem ghi chú tại Đại Nam Thực lục chinh biên trang 954) bị triều đình cách chức đày vào Đà Nẵng sung quân. Ít lâu sau, ông mới được cho về làm Trước tác ở Viện Hàn Lâm. Lại bị khiển trách, và lần này thì ông bị cách chức luôn. Ngày 15 tháng 12 năm Đinh Mão (1867), Nguyễn Hàm Ninh qua đời, lúc thọ 59 tuổi. Mộ Nguyễn Hàm Ninh hiện ở xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình. Mộ ông nằm giữa rú Cám trên Động Cao của xóm 4 xã Quảng Lưu, bên hồ Vân Tiền. Đây là địa danh Bài ca Trường Quảng Trạch mà Hoàng Kim đã kể trong bài trước. Tác phẩm ” Nguyễn Hàm Ninh một đời người một đời thơ” của nhà văn thầy giáo Nguyễn Minh Đức, người bạn cùng làng của Hoàng Kim, trong sách “Đất và Người quê tôi” Nhà Xuất bản Thuận Hóa 2015 trang 87-98 sẽ cung cấp bổ sung thêm nhiều chi tiết thú vị về thân thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Hàm Ninh

(*) Đại Nam thực lục (“Chính biên – Đệ tam kỷ – Quyển LXIV, Thực lục về Hiến tổ chương hoàng đế”) chép: Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), mùa xuân, tháng giêng [63, tr.954]. (…) Thự án sát tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Hàm Ninh có tội bị mất chức. Ninh, lúc mới đến nhậm chức, có đi lễ (các nơi) chùa cổ, đn thiêng, nghe nói có một chiếc thuyn của người Tây dương đến đỗ ở ngoài bể, trong thuyn chỉ có độ 16 người. Ninh bảo thuộc hạ rằng: ‘Ta nghe nói người Tây dương rất có lòng tốt, không ngại gì, nhân tiện đến để yên ủi’. Ninh mới ủy người tìm chúng lên bờ, tặng cho một thanh đoản kiếm, rồi cho thuyn v trước. Kế đó Ninh cùng với thự Phó vệ úy Vũ Thành, Tri huyện huyện Vĩnh Xương Hoàng Minh và hơn 20 người viên bin, cùng xuống thuyn. Vừa ngồi yên, người Tây dương thốt nhiên cầm dao súng sấn đến trói cả lại, tra khảo đòi tin bạc, làm đủ mọi thứ khổ nhục. Ninh thế không làm sao được, đâm đầu xuống biển tự tận. Người Tây dương lại cứu sống lại, giữ hơn 19 ngày, yêu sách không được, mới tha cho v. (Thuyn Tây dương) lại giương buồm mà đi. Việc đến tai vua. Vua than rằng: ‘Người Tây dương đến đó, chỉ là kiếm củi lấy nước mà thôi. Nguyễn Hàm Ninh là một viên quan to ở tỉnh, không có duyên cớ gì mà khinh thường đến, để mắc mưu chúng! Thân danh của Ninh vẫn không đáng kể, nhưng còn quốc thể thì sao?’. Lập tức sai bắt Ninh khóa tay, giải v, giao cho bộ Hình trị tội. Đến khi án dâng lên, Ninh và Vũ Thành, Hoàng Minh đu bị cách chức, phát vãng đến hai thành Điện Hải, An Hải sung làm quân. Bố chính Ngô Văn Địch, Lãnh binh Đỗ Tiệm không ngăn ngừa trước khi xảy việc, đu phải giáng một cấp. Bổ Lang trung bộ Binh Đặng Bá Văn làm án sát tỉnh Khánh Hòa. [63, tr.962-963].

NGUYỄN HÀM NINH NGƯỜI THẦY CỦA VUA

Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân vì sao lại làm được Thầy của Vua ? Nguyễn Hàm Ninh thơ và đời ông đã nói rõ điều đó. Hai ghi chép về vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị là sự lý giải và bài học lịch sử sâu sắc

Nguyễn Hàm Ninh dạy Thái tử con vua (Quốc học độc thư một thầy một trò) dù ông nhỏ hơn con vua một tuổi vẫn được vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị tín nhiệm mời làm Thầy. Lý do vì: Nguyễn Hàm Ninh nổi tiếng văn chương. Nguyễn Hàm Ninh và Cao Bá Quát là đôi bạn thơ.trác tuyệt, Nguyễn Hàm Ninh là bạn thơ của Tam Khanh là Nguyệt Đình, Mai Am và Huệ Phố ở Huế, lại được Tùng Thiện Vương nổi tiếng văn chương (con vua Minh Mệnh) rất trọng vọng và nhân cách của Nguyễn Hàm Ninh lại cực cực kỳ trầm tĩnh hùng mạnh. Thơ Nguyễn Hàm Ninh viết về tâm sự của riêng ông, về nạn nước, về sự cùng cảnh sống khổ cực của những người nông dân nghèo nhưng phân định rất rõ ràng thị phi phải trái. Cuộc đời của Nguyễn Hàm Ninh cũng thật khác với Cao Bá Quát tuy hai ông là bạn chí thân. Thơ và đời Nguyễn Hàm Ninh trầm tĩnh, lắng đọng và dung dị hơn. Trong khi, Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường” (vua Tự Đức đã khen vậy 文 如 超 适 無 前 暵.  詩 到 從 綏 失 盛 唐 ) Cao Bá Quát làm quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và bị mất ngay tại trận tiền vào tháng Chạp năm Giáp Dần (1855), gia đình ông bị tru di tam tộc, bị triều Nguyễn  trả thù khốc liệt (***). Nguyễn Hàm Ninh thì qua bao nhiêu lần thăng giáng nhưng cuối đời vẫn thanh nhàn thảnh thơi với thơ Lệ Sơn xuân cảnh Phong Kiều dạ bạc dịch thơ Trương Kế và nhiều giai thoại truyền kỳ lắng đọng  mãi với thời gian.

Vua Minh Mệnh là ông vua thịnh thế nhất thời nhà Nguyễn, bất luận khen hay chê. Thời vua Minh Mệnh, nước Đại Nam là rộng lớn nhất so với nước Đại Việt hoặc Việt Nam từ  xưa tới nay; số hiền thần, danh sĩ , người tài trí thời vua Minh Mệnh là nhiều không đếm xuể ví như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú, Trương Đăng Quế, Trịnh Hoài Đức, Trương Minh Giảng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tế Mỹ, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, …,   Vua Minh Mệnh có 1 vợ, 2 phi, 6 tần, 2 tiệp dư, 7 quý nhân, 2 mỹ nhân, 8 tài nhân, 15 cung nhân, ông có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. Vua Minh Mệnh không lập hoàng hậu mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Mẹ của vị hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này) là bà Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh 1791. Bà qua đời năm 1807 lúc 17 tuổi chỉ 13 ngày sau khi sinh con.  Bà được phong tước vị Tá Thiên Nhân hoàng hậu sau khi mất. Lăng của bà hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Thiệu Trị tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.  Nguyễn Phúc Miên Tông được bà nội là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu chăm sóc và nuôi dưỡng. Vua Minh Mệnh đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó có bài “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi”.là phép đặt tên đôi khá chặt chẽ và tế nhị trong hoàng tộc Mỗi bài thơ 20 chữ với ý nghĩa tốt đẹp uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp kể từ đời vua Minh Mệnh. “Đế hệ thi” có 20 chữ: “Miên, Hường, Ung, Bữu, Vĩnh/ Bảo, Quý, Định, Long, Tường/ Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật/ Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương.” Tất cả con trai Minh Mệnh theo phép đặt tên này đều phải có từ “Miên” đứng đầu, thêm sau đó là riêng như Miên Tông, Miên Định, Miên Nghi, Miên Hoành, Miên An…Từ đó trở đi,  Hoàng tử hễ sinh thêm con trai thì đầy 100 ngày phải làm lễ “bảo kiến” (ẵm đến ra mắt vua) chiếu theo “đế hệ thư” con của thế hệ “Miên” đều phải có tên bắt đầu bằng chữ “Hường”; mọi trai của thế hệ “Hường” lại lấy tiền từ “Ưng” thêm sau tên do gia đình đặt… cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ “đế hệ” .10 bài thơ “Phiên hệ thi” cũng theo nguyên tắc như trên. Mục đích việc này nhằm chia rõ đế hệ được kế thừa đế nghiệp, phiên hệ là bờ rào bao quanh bảo vệ đế hệ. Minh Mệnh nói: Trẫm không dám so sánh với nhà Chu xưa ở Trung Nguyên bói năm được 700 năm, bói đời được 30 đời. Nhờ các tiên đế ta tính nhân đức, chính sự ân huệ tốt họ Nguyễn Phúc được cội sâu gốc bền, nghiệp lớn tốt thịnh. Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay về sau con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn, được hưởng phước 500 năm, tức là hơn 20 đời, chẳng dám mong nhiều hơn! Triều Nguyễn đã thực hiện bài “đế hệ thư” đến chữ thứ 5 – “Vĩnh” thì bị cuộc cách mạng tháng Tám 1945 lật đổ.

Vua Thiệu Trị (1807-1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn. Ông trị vì 7 năm từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ. Vua Thiệu Trị phần nhiều sử sách đều nhận định là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không năng động hùng tâm tráng khí và quyền thuật như vua Minh Mệnh. Ông được các quan Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Nguyễn Tri Phương, Trương Minh Giảng, Lâm Duy Tiếp ra sức phò tá. Mọi cải cách và định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa, binh bị đều đã được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, mà Thiệu Trị chỉ áp dụng, ít thay đổi.  Phần lớn các cuộc chiến tranh, nổi dậy thời Thiệu Trị đều là do hậu quả từ thời vua Minh Mạng để lại và tình thế thay đổi đặc biệt trong mối quan hệ với Pháp, Xiêm, chủ nghĩa tư bản thời ấy đang vươn ra tìm kiếm thị trường. Thiệu Trị cũng là cũng là một vị vua giỏi văn chương có rất nhiều bài thơ mà nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa)Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Hai bài thơ này không trình bày theo lối thường mà viết theo lối ‘bát quái trận đồ’ thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có một số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú thành 64 bài thơ. Hiện nay tuy các nhà ngôn ngữ và học giả đã tìm ra được 128 cách đọc nhưng ‘bát quái trận đồ’ vẫn còn là một thách đố chưa tìm hết lời giải. Thiệu Trị được đích thân vua Minh Mệnh lựa chọn và bồi dưỡng, làm vua lúc đã 34 tuổi. Hãn nhiên khi thờ Nguyễn Hàm Ninh làm người Thầy thì đó không chỉ là chủ ý của Minh Mệnh, ý kiến của triều thần mà còn là chủ ý của Thiệu Trị.

Triều Nguyễn tri tâm thuật quản lý ân uy tương phối có từ thời Gia Long  đạt thịnh thế ở thời Minh Mệnh và được duy trì tiếp ở các đời vua sau. ‘Tứ bất” (bốn không) nhà Nguyễn thực thi mà không công bố thành vǎn bản nhưng rất chú trọng và ứng dụng quyền biến Không có Trạng nguyên, không có Tể tướng, không có Hoàng hậu không có Đông cung,  Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử, tuyển chọn nhân tài nhưng cũng rất tâm thuật khống chế. Minh Mệnh chọn Nguyễn Hàm Ninh tâm cơ, thực tài,  lỗi lạc nhân cách và văn chương nhưng  không có địa vị cao để dạy con Vua là thực có tâm ý. Vua Minh Mệnh tinh thâm Nho học, đã  dựng Quốc Tử giám, đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp năm Tân Tị (1821), mở lại thi Hội thi Đình năm Nhâm Ngọ (1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm: các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi Hương; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội thi Đình. Vua còn cho đặt đốc học ở Gia Định thành, dùng thầy giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam bộ.

NGUYỄN HÀM NINH VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT

Lược khảo một giai thoại và trích dẫn ba bài thơ của Nguyễn Hàm Ninh.

Nguyễn Hàm Ninh gặp Cao Bá Quát
Năm Tân Mão (1831) Cao Bá Quát đỗ Á nguyên trường thi Hà Nội. Năm sau (1832) ông vào kinh đô Huế thi Hội.

Một thầy một trò quảy níp vào Kinh. Đường về xứ Nghệ quanh quanh, đường về xứ Huế như tranh họa đồ… Khi đi gần đến sông Gianh (Linh Giang), ông Quát sực nhớ vùng này có danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh ( người làng Trung Ái, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mới đỗ Giải nguyên trường Thừa Thiên khoa mới rồi. Ông có ý muốn gặp mặt nói chuyện cho biết sức học của nhà danh sĩ ấy đối với mình hơn kém thế nào. Trong lúc đó, chợt thấy một chàng thanh niên trạc độ 24, 25 tuổi cũng đang đi trên đường, ông bèn hỏi thăm:

– Xin hỏi nhờ bác, bác có biết làng ông thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh cách đây bao xa không?

Người thanh niên nhìn ông Quát có vẻ dò xét rồi nói:

– Tôi biết, nhưng bác hỏi thăm làng ông ấy để làm gì?

– Vì tôi nghe ông ấy là danh sĩ – Ông Quát đáp – muốn được gặp mặt để xem có quả thật là danh sĩ không?

Người kia lại nhìn ông Quát hỏi:

– Bác hẳn là một vị tân khoa trên đường vào Kinh thi Hội?

– Chính thế – Ông Quát đáp một cách tự tin – tôi trông bác cũng có vẻ nho nhã, hẳn bác đã biết danh sĩ Bắc Hà là Cao Bá Quát, vừa đỗ Á nguyên trường Hà Nội mới rồi chứ?

– Mà danh sĩ ấy tức là người đang nói chuyện với tôi đây?

Ông Quát cười ha hả mà nói:

– Phải rồi đấy!

Người kia cũng cười mà nói:

– Rứa là hay quá. Ta cùng vào Kinh luôn thể. Bác muốn gặp ông Ninh không cần tìm đến nhà nữa mà cứ đi trên đường này, đi nhanh chân lên rồi sẽ gặp ông ta, vì ông ta cũng vào thi Kinh.

Ông Quát bèn đi nhanh chân, mong để gặp được người muốn gặp. Nhưng đi đã khá lâu, vẫn chẳng thấy ai là Nguyễn Hàm Ninh cả, ông Quát chợt hỏi người kia:

– À, tôi quên hỏi bác với Thủ khoa Ninh, có là chỗ quen biết gì không?

– Sao lại không! Ông Thủ khoa Ninh là thầy học của tôi!

– Thế à? Vậy chắc là bác có biết những thơ văn của ông Thủ khoa. Bác làm ơn thử đọc cho tôi nghe mấy bài!

– Thơ văn của thầy tôi nhiều lắm, nhưng xin thú thật, tôi chẳng nhớ được bài nào hết.

Ông Quát buồn bực:

– Lạ chưa! Học trò mà lại chẳng thuộc được một bài thơ nào của thầy!

– Thật đó mà! Vì tôi vô tâm. Bây giờ trên quảng đường xa, nếu chúng ta muốn lấy thơ văn làm vui bác nên ra đầu bài để cho tôi làm, rồi xin nhờ bác sửa chữa lại hộ.

Ông Quát liền ra đề thơ để người kia làm thì người kia làm rất nhanh và thơ rất xuất sắc khiến ônh Quát hết sức kinh ngạc. Ông thầm nghĩ: học trò đã giỏi nhu thế thì chắc chắn Nguyễn Hàm Ninh là người có thực tài. Từ đó hai người cùng làm thơ xướng họa quên cả những nhọc mệt qua truông nhà Hồ, qua đại trường sa của đường vô Kinh.

Vào đến Kinh cũng không thấy ông Ninh. Lúc cáo biệt ông Quát hỏi ông Ninh đâu, người kia bảo ông Quát chiều hôm sau đến phố ấy, nhà ấy sẽ gặp cả mình và cả tôn sư Nguyễn Hàm Ninh, vì nơi ấy là nơi mỗi lần vào Kinh ông Ninh đều đến ở trọ.

Đúng hẹn chiếu hôm sau tìm đến nơi hẹn thì mới vỡ lẽ rằng ông Thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh chính là người bạn đồng hành của mình đã xướng họa với nhau suốt mấy hôm nay.

Hai ông ôm nhau cười rũ rượi và từ đó kết nên một đôi bạn thân.

Tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh

Nguyễn Thị Bích Đào 2017 trong luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh” do PGS.TS Đoàn Lê Giang hướng dẫn đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,  ĐHQG TP.HCM , mục Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Hàm Ninh đã xác định

Tác phẩm viết bằng chữ Nôm

Tương truyền, Nguyễn Hàm Ninh sáng tác nhiều thơ, văn và hát nói bằng chữ Nôm. Nay đã mất. Hiện chỉ còn ba tác phẩm chữ Nôm được tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề giới thiệu trong Đời tài hoa ở các trang: 26; 27 & 57-61.

(1) Nhớ ơn vua: viết theo thể hát nói, gồm 13 câu. Nội dung bài thơ, theo Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề, thể hiện lòng biết ơn của Nguyễn Hàm Ninh đối với những đặc ân mà vua Minh Mạng và Thiệu Trị đã nhiều lần ưu đãi mình. [13, tr.26]

(2) Tức cảnh ở chợ Trời Sơn Tây: viết theo thể thất ngôn bát cú. Bài thơ được cảm tác khi Nguyễn Hàm Ninh đi qua chợ Trời ở Sơn Tây. Bốn câu đầu tả cảnh ở chợ Trời. Bốn câu sau từ chợ Trời liên hệ đến sự “bán lợi mua danh” ở chợ đời.

(3) Phản thúc ước: gồm 111 câu Nôm biền ngẫu, được Nguyễn Hàm Ninh viết khi cáo quan về quê nhà, nhằm chống lại sự giả dối, khoe khoang của bản Thúc ước do bọn quan lại ở địa phương soạn, dùng trong các dịp lễ tế thần, bắt dân phải thuộc. Trong đó, mọi thói hư, tật xấu của bọn cường quyền được phơi bày đến từng chi tiết.

Tác phẩm viết bằng chữ Hán

  1. nh Trai thi tập (hay Nhâm Sơn thi tập): Đã mất
  2. Dược sư ngẫu đ: Đã mất
  3. Danh biên tập lục 名編輯錄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu A.369, gồm 53 tờ, 116 trang, khổ 21x31cm, chép thơ, văn, biểu, tấu của vua tôi triều Nguyễn, như: Minh Mệnh, Nguyễn Trung Mậu, Nguyễn Hàm Ninh, Lý Văn Phức, Hà Tông Quyền, Ngô Thế Vinh, Phan Thanh Giản… Trong phần thơ vịnh thập cảnh ở chốn kinh thành Nguyễn Hàm Ninh có 10 bài.
  4. nh Trai thi sao 靜齋詩抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ – ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu A.2820, gồm 22 tờ, 44 trang, khổ 27.5×16.5cm, gồm 66 bài thơ (61 đề mục). Trong đó, 15 bài (12 đề mục) trùng với các bài thơ có trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄.
  5. nh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ – ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu VHv.104, 58 tờ, 116 trang, khổ 29×16.5cm, gồm 239 bài thơ (168 đề mục).

Trang thơ Nguyễn Hàm Ninh Thi Viện

Tiến sĩ Đào Trung Kiên (chủ bút) giới thiệu
Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧 (1808-1867) tự Thuận Chi 順之, hiệu Tĩnh Trai 靜齋, Nhâm Sơn 壬山, người làng Phù Hoá, sau dời đến làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn. Ông thi đỗ cử nhân năm Tân Mão, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831) đời vua Nguyễn Thánh Tổ (Nguyễn Phước Hiệu, 1820-1840). Nguyễn Hàm Ninh từng giữ các chức quan như: Tri huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Quốc học độc thư, Lang trung bộ lại, Án sát Khánh Hoà. Nguyễn Hàm Ninh là người có tài thơ văn, ông thường là bạn xướng hoạ với Cao Bá Quát.

Tác phẩm:
Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄
Khê thảo đường kỳ 1
Cừ Khê thảo đường kỳ 2
Cừ Khê thảo đường kỳ 3
Hành y quá Thiên Nhận hoài cổ
Lệ Sơn xuân vọng
Lưu biệt
Nhớ ơn vua
Quy cố quốc
Quy hứng
Thính vũ
Tức cảnh chợ Trời ở Sơn TâyTức sự di chư đồng chíỨc mai

Thơ dịch tác giả khác
Trương Kế (Trung Quốc)
Phong Kiều dạ bạc

 

 

 

 

VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

33 Vườn Quốc gia Việt Nam là những di sản báu vật vô giá quê hương Việt Nam mà chúng ta may mắn được thừa hưởng.Đó là những điểm nhấn bảo tồn thiên nhiên và di sản lịch sử văn hóa, điểm đến du lịch đáng ao ước của cả đời người.

Việt Nam tổ quốc tôi tự hào có 33 di sản nổi tiếng Vườn Quốc gia Việt Nam trải rộng khắp các vùng sinh thái.  Vùng núi và trung du phía Bắc có Tam Đảo, Hoàng Liên, Ba Bể, Du Già Cao nguyên đá Đồng Văn, Phia Oắc Phia Đén, Bái Tử Long, Xuân Sơn, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử; Vùng đồng bằng sông Hồng có Ba Vì, Cúc PhươngCát Bà, Xuân Thủy; Vùng ven biển bắc Trung Bộ có Phong Nha – Kẻ Bàng, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang ; Vùng ven biển nam Trung Bộ có  Bạch Mã, Núi Chúa,  Phước Bình ; Vùng Tây Nguyên có Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray,  Kon Ka Kinh, Yok Đôn; Vùng Đông Nam Bộ có Cát Tiên, Lò Gò Xa Mát, Bù Gia Mập,  Côn Đảo; Vùng Tây Nam Bộ có Mũi Cà Mau,  Phú Quốc, Tràm Chim, U Minh Hạ,  U Minh Thượng.

Vườn Quốc gia Việt Nam đầu tiên được công nhận năm 1966 là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Vườn quốc gia Việt Nam mới được công nhận năm 2015 là Cao nguyên đá Đồng Văn (Du Già) là cao nguyên đá thuộc bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, quy mô diện tích 15.006 ha và Khu bảo tồn thiên nhiên Phia OắcPhia Đén được công nhận năm 2018 là khu rừng đặc dụng quy mô 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt, liên quan đến sự bảo đảm an ninh vphát triển bền vững quốc gia. Tổng diện tích 32 vườn quốc gia Việt Nam đã được công nhận đến cuối năm 2018 khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% diện tích lãnh thổ đất liền. Bài này tóm tắt thông tin về những nơi đó.

THIÊN NHIÊN LÀ BÀ MẸ CUỘC SỐNG

Bạn đã đến nơi nào trong 33 di sản Vườn Quốc gia Việt Nam? Cuộc đời có những thứ giàu hơn tiền bạc. Sức khỏe, thiên nhiên, sư trãi nghiệm là điểm nhấn tình yêu cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành. Nhiều huyền thoại rừng thiêng lý thú tuyệt vời khám phá. Vườn Quốc gia Việt Nam là pho sách mở đời người cần được khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá dân tộc với các di sản địa lý lịch sử văn hóa du lịch của toàn thế giới.

 

 

CatTien

 

 

Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta sẽ hiểu được tường tận nhiều điều.

DI SẢN 33 VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

Giới thiệu tóm tắt về Di sản 33 Vườn Quốc gia Việt Nam được Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018 đúc kết cập nhật và trích dẫn theo thông tin mới bổ sung.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 33 Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

33. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là quần thể liên tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương đặc biệt nổi tiếng lần đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Thế giới, nhung tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. Núi Yên Tử nối 99 ngọn núi Nham Biền tới Tam Đảo của vòng cung Đông Triều “Trường thành chắn Bắc” với bề dày dãy núi non đặc biệt hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt. “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”(Non thiêng Yên Tử, ảnh Hoàng Kim).

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 1 VQG Tam Đảo (ảnh tư liệu VQG Tam Đảo, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

1. Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21′-21°42′ vĩ Bắc và 105°23′-105°44′ kinh Đông. Ngày 6 tháng 3 năm 1986, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 tháng 5 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 2 VQG Hoàng Liên (ảnh tư liệu VQG Hoàng Liên, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

2. Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07′-22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ kinh Đông. Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên – Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên. Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2006, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 3 VQG Ba Bể (ảnh tư liệu VQG Ba Bể, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 8 VQG Cát Bà (ảnh tư liệu VQG Cát Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 5
Hoàng Kim

CNM365
Vườn Quốc gia Việt Nam; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc; Ngày 23 tháng 5 năm 1983 , Thành lập vườn quốc gia Cát Bà (hình). Ngày 23 tháng 5 năm 1885, Kinh đô Huế thất thủ vào tay Pháp. Vua Hàm Nghi chạy khỏi Huế. Ngày 23 tháng 5 năm 1870,  Nơ Trang Long, người lãnh đạo nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đánh giặc Pháp trong suốt 24 nǎm. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 5. Vườn Quốc gia Việt Nam; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-5/

 

 

 

 

NGUYỄN HÀM NINH THẦY VUA
Hoàng Kim

Nguyễn Hàm Ninh là Thầy vua Thiệu Trị người nối ngôi vua cha Minh Mệnh năm 1841. Vua Minh Mệnh là ông vua giỏi quyền thuật, thanh thận cần, thông minh hiếu học, sáng suốt uy vũ, hà khắc quyết đoán trong việc dùng người. Vua biết rõ sau thời kỳ dùng võ để lập quốc là phải dùng văn để trị nước, nên vua rất chú trọng chọn thầy giỏi để dạy cho con mình nhằm khẳng định quyền uy tối thượng của vương triều. Nguyễn Hàm Ninh năm Bính Thân (1836) lúc 28 tuổi đã được vua Minh Mệnh và triều Nguyễn vời vào cung nhậm chức Quốc học độc thư (một thầy một trò) dạy Thái tử con vua Minh Mệnh là Nguyễn Phúc Miên Tông sinh năm 1807 lúc ấy 29 tuổi lớn hơn Nguyễn Hàm Ninh một tuổi, để năm năm sau (1841) Thái tử lên nối ngôi vua kế thừa đại thống. Điều này đã cho thấy vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị rất tôn trọng  Nguyễn Hàm Ninh. Ông làm quan trãi ba triều vua, đến thời vua Tự Đức nối ngôi vua cha Thiệu Trị thì ông cáo quan về nghỉ hưu ở quê, . Đại Nam chính biên liệt truyện do Cao Xuân Dục làm tổng tài đã nhận định tổng quát cuộc đời về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Hàm Ninh, như sau: “Hàm Ninh lấy văn học nổi tiếng. Về thơ văn thời trầm tĩnh, hùng mạnh; khi đè nén, khi phô trương, và sở trường về lối ngũ ngôn. Thương Sơn công (tức Tùng Thiện Vương Miên Thẩm) vẫn thường khen, nay có thơ văn tập gọi là Tĩnh Trai”. Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân; Nguyễn Hàm Ninh người thầy của vua. Nguyễn Hàm Ninh văn chương nết đất là ba đeiều mà tôi tâm đắc,

NGUYỄN HÀM NINH CUỘC ĐỜI ĐA TRUÂN

Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) tự là Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai và Nhâm Sơn, là người làng Phù Ninh, sau dời sang làng Trung Ái, phủ Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (nay là làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Đăng Khoa là một người đã từng đỗ tú tài tại trường Hà Nội sau di cư vào làng Phù Hóa sau dời về làng Trung Thuần. Nguyễn Hàm Ninh có sáu anh em bốn trai hai gái. Ông là con trai trưởng. Gia đình ông làm nghề nông nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Ông được người cô không con nuôi cho ăn học. Ông đỗ tú tài năm Kỷ Sửu lúc 21 tuổi (1829) đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở trường Thừa Thiên (kỳ thi vào tháng 7 năm 1831) năm 23 tuổi (1831); Ông làm quan dưới ba triều vua Minh Mạng – Thiệu Trị – Tự Đức, lần lượt trải qua các chức: dạy học tại Quốc Tử Giám (được bổ chức ngay sau khi thi đỗ); năm 1833 nhậm chức Tri huyện Lục Ngạn (làm được một thời gian, đến tháng 5/1833 có tang cha, xin nghỉ chức về cư tang); năm 1836 được vời ra làm Quốc học độc thư (ở đây Nguyễn Hàm Ninh được làm việc trực tiếp với Thái tử Nguyễn Phúc Miên Tông  tức vua Thiệu Trị sau này); năm 1838 lãnh chức Chủ sự Phủ Tôn Nhơn (làm được một thời gian vì phạm lỗi nên bị vua Minh Mạng bãi chức, cho về quê); tháng giêng năm 1841, được vua Thiệu Trị vời ra làm Kiểm thảo sung chức Hành tẩu ở Nội các; mùa đông năm 1845 được chuyển ra Bắc bộ làm chức Phó lang [1]; tháng 5 năm 1846 được thăng quyền Lang trung bộ Lại; tháng 5 nhuận năm 1846 được chuyển sang làm Lang trung bộ Lễ; tháng 10 năm 1846 được điệu bổ quyền Án sát tỉnh Khánh Hòa; Ở đây, ông bị thuyền Tây bắt (xem ghi chú tại Đại Nam Thực lục chinh biên trang 954) bị triều đình cách chức đày vào Đà Nẵng sung quân. Ít lâu sau, ông mới được cho về làm Trước tác ở Viện Hàn Lâm. Lại bị khiển trách, và lần này thì ông bị cách chức luôn. Ngày 15 tháng 12 năm Đinh Mão (1867), Nguyễn Hàm Ninh qua đời, lúc thọ 59 tuổi. Mộ Nguyễn Hàm Ninh hiện ở xã Quảng Lưu, thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình. Mộ ông nằm giữa rú Cám trên Động Cao của xóm 4 xã Quảng Lưu, bên hồ Vân Tiền. Đây là địa danh Bài ca Trường Quảng Trạch mà Hoàng Kim đã kể trong bài trước. Tác phẩm ” Nguyễn Hàm Ninh một đời người một đời thơ” của nhà văn thầy giáo Nguyễn Minh Đức, người bạn cùng làng của Hoàng Kim, trong sách “Đất và Người quê tôi” Nhà Xuất bản Thuận Hóa 2015 trang 87-98 sẽ cung cấp bổ sung thêm nhiều chi tiết thú vị về thân thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Hàm Ninh

(*) Đại Nam thực lục (“Chính biên – Đệ tam kỷ – Quyển LXIV, Thực lục về Hiến tổ chương hoàng đế”) chép: Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), mùa xuân, tháng giêng [63, tr.954]. (…) Thự án sát tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Hàm Ninh có tội bị mất chức. Ninh, lúc mới đến nhậm chức, có đi lễ (các nơi) chùa cổ, đn thiêng, nghe nói có một chiếc thuyn của người Tây dương đến đỗ ở ngoài bể, trong thuyn chỉ có độ 16 người. Ninh bảo thuộc hạ rằng: ‘Ta nghe nói người Tây dương rất có lòng tốt, không ngại gì, nhân tiện đến để yên ủi’. Ninh mới ủy người tìm chúng lên bờ, tặng cho một thanh đoản kiếm, rồi cho thuyn v trước. Kế đó Ninh cùng với thự Phó vệ úy Vũ Thành, Tri huyện huyện Vĩnh Xương Hoàng Minh và hơn 20 người viên bin, cùng xuống thuyn. Vừa ngồi yên, người Tây dương thốt nhiên cầm dao súng sấn đến trói cả lại, tra khảo đòi tin bạc, làm đủ mọi thứ khổ nhục. Ninh thế không làm sao được, đâm đầu xuống biển tự tận. Người Tây dương lại cứu sống lại, giữ hơn 19 ngày, yêu sách không được, mới tha cho v. (Thuyn Tây dương) lại giương buồm mà đi. Việc đến tai vua. Vua than rằng: ‘Người Tây dương đến đó, chỉ là kiếm củi lấy nước mà thôi. Nguyễn Hàm Ninh là một viên quan to ở tỉnh, không có duyên cớ gì mà khinh thường đến, để mắc mưu chúng! Thân danh của Ninh vẫn không đáng kể, nhưng còn quốc thể thì sao?’. Lập tức sai bắt Ninh khóa tay, giải v, giao cho bộ Hình trị tội. Đến khi án dâng lên, Ninh và Vũ Thành, Hoàng Minh đu bị cách chức, phát vãng đến hai thành Điện Hải, An Hải sung làm quân. Bố chính Ngô Văn Địch, Lãnh binh Đỗ Tiệm không ngăn ngừa trước khi xảy việc, đu phải giáng một cấp. Bổ Lang trung bộ Binh Đặng Bá Văn làm án sát tỉnh Khánh Hòa. [63, tr.962-963].

NGUYỄN HÀM NINH NGƯỜI THẦY CỦA VUA

Nguyễn Hàm Ninh cuộc đời đa truân vì sao lại làm được Thầy của Vua ? Nguyễn Hàm Ninh thơ và đời ông đã nói rõ điều đó. Hai ghi chép về vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị là sự lý giải và bài học lịch sử sâu sắc

Nguyễn Hàm Ninh dạy Thái tử con vua (Quốc học độc thư một thầy một trò) dù ông nhỏ hơn con vua một tuổi vẫn được vua Minh Mệnh và vua Thiệu Trị tín nhiệm mời làm Thầy. Lý do vì: Nguyễn Hàm Ninh nổi tiếng văn chương. Nguyễn Hàm Ninh và Cao Bá Quát là đôi bạn thơ.trác tuyệt, Nguyễn Hàm Ninh là bạn thơ của Tam Khanh là Nguyệt Đình, Mai Am và Huệ Phố ở Huế, lại được Tùng Thiện Vương nổi tiếng văn chương (con vua Minh Mệnh) rất trọng vọng và nhân cách của Nguyễn Hàm Ninh lại cực cực kỳ trầm tĩnh hùng mạnh. Thơ Nguyễn Hàm Ninh viết về tâm sự của riêng ông, về nạn nước, về sự cùng cảnh sống khổ cực của những người nông dân nghèo nhưng phân định rất rõ ràng thị phi phải trái. Cuộc đời của Nguyễn Hàm Ninh cũng thật khác với Cao Bá Quát tuy hai ông là bạn chí thân. Thơ và đời Nguyễn Hàm Ninh trầm tĩnh, lắng đọng và dung dị hơn. Trong khi, Cao Bá Quát là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam, “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường” (vua Tự Đức đã khen vậy 文 如 超 适 無 前 暵.  詩 到 從 綏 失 盛 唐 ) Cao Bá Quát làm quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và bị mất ngay tại trận tiền vào tháng Chạp năm Giáp Dần (1855), gia đình ông bị tru di tam tộc, bị triều Nguyễn  trả thù khốc liệt (***). Nguyễn Hàm Ninh thì qua bao nhiêu lần thăng giáng nhưng cuối đời vẫn thanh nhàn thảnh thơi với thơ Lệ Sơn xuân cảnh Phong Kiều dạ bạc dịch thơ Trương Kế và nhiều giai thoại truyền kỳ lắng đọng  mãi với thời gian.

Vua Minh Mệnh là ông vua thịnh thế nhất thời nhà Nguyễn, bất luận khen hay chê. Thời vua Minh Mệnh, nước Đại Nam là rộng lớn nhất so với nước Đại Việt hoặc Việt Nam từ  xưa tới nay; số hiền thần, danh sĩ , người tài trí thời vua Minh Mệnh là nhiều không đếm xuể ví như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú, Trương Đăng Quế, Trịnh Hoài Đức, Trương Minh Giảng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tế Mỹ, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, …,   Vua Minh Mệnh có 1 vợ, 2 phi, 6 tần, 2 tiệp dư, 7 quý nhân, 2 mỹ nhân, 8 tài nhân, 15 cung nhân, ông có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. Vua Minh Mệnh không lập hoàng hậu mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Mẹ của vị hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này) là bà Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh 1791. Bà qua đời năm 1807 lúc 17 tuổi chỉ 13 ngày sau khi sinh con.  Bà được phong tước vị Tá Thiên Nhân hoàng hậu sau khi mất. Lăng của bà hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Thiệu Trị tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.  Nguyễn Phúc Miên Tông được bà nội là Thuận Thiên Cao Hoàng hậu chăm sóc và nuôi dưỡng. Vua Minh Mệnh đã thảo ra 11 bài thơ, trong đó có bài “Đế hệ thi” và 10 bài “Phiên hệ thi”.là phép đặt tên đôi khá chặt chẽ và tế nhị trong hoàng tộc Mỗi bài thơ 20 chữ với ý nghĩa tốt đẹp uyên bác dùng làm tiền từ cho 20 đời nối tiếp kể từ đời vua Minh Mệnh. “Đế hệ thi” có 20 chữ: “Miên, Hường, Ung, Bữu, Vĩnh/ Bảo, Quý, Định, Long, Tường/ Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật/ Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương.” Tất cả con trai Minh Mệnh theo phép đặt tên này đều phải có từ “Miên” đứng đầu, thêm sau đó là riêng như Miên Tông, Miên Định, Miên Nghi, Miên Hoành, Miên An…Từ đó trở đi,  Hoàng tử hễ sinh thêm con trai thì đầy 100 ngày phải làm lễ “bảo kiến” (ẵm đến ra mắt vua) chiếu theo “đế hệ thư” con của thế hệ “Miên” đều phải có tên bắt đầu bằng chữ “Hường”; mọi trai của thế hệ “Hường” lại lấy tiền từ “Ưng” thêm sau tên do gia đình đặt… cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ “đế hệ” .10 bài thơ “Phiên hệ thi” cũng theo nguyên tắc như trên. Mục đích việc này nhằm chia rõ đế hệ được kế thừa đế nghiệp, phiên hệ là bờ rào bao quanh bảo vệ đế hệ. Minh Mệnh nói: Trẫm không dám so sánh với nhà Chu xưa ở Trung Nguyên bói năm được 700 năm, bói đời được 30 đời. Nhờ các tiên đế ta tính nhân đức, chính sự ân huệ tốt họ Nguyễn Phúc được cội sâu gốc bền, nghiệp lớn tốt thịnh. Trẫm chỉ giơ tay lên trán cầu trời cho từ nay về sau con cháu ta nhận nối cơ đồ lớn, được hưởng phước 500 năm, tức là hơn 20 đời, chẳng dám mong nhiều hơn! Triều Nguyễn đã thực hiện bài “đế hệ thư” đến chữ thứ 5 – “Vĩnh” thì bị cuộc cách mạng tháng Tám 1945 lật đổ.

Vua Thiệu Trị (1807-1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn. Ông trị vì 7 năm từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ. Vua Thiệu Trị phần nhiều sử sách đều nhận định là một người hiền hoà, siêng năng cần mẫn nhưng không năng động hùng tâm tráng khí và quyền thuật như vua Minh Mệnh. Ông được các quan Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Nguyễn Tri Phương, Trương Minh Giảng, Lâm Duy Tiếp ra sức phò tá. Mọi cải cách và định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa, binh bị đều đã được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, mà Thiệu Trị chỉ áp dụng, ít thay đổi.  Phần lớn các cuộc chiến tranh, nổi dậy thời Thiệu Trị đều là do hậu quả từ thời vua Minh Mạng để lại và tình thế thay đổi đặc biệt trong mối quan hệ với Pháp, Xiêm, chủ nghĩa tư bản thời ấy đang vươn ra tìm kiếm thị trường. Thiệu Trị cũng là cũng là một vị vua giỏi văn chương có rất nhiều bài thơ mà nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa)Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Hai bài thơ này không trình bày theo lối thường mà viết theo lối ‘bát quái trận đồ’ thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có một số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú thành 64 bài thơ. Hiện nay tuy các nhà ngôn ngữ và học giả đã tìm ra được 128 cách đọc nhưng ‘bát quái trận đồ’ vẫn còn là một thách đố chưa tìm hết lời giải. Thiệu Trị được đích thân vua Minh Mệnh lựa chọn và bồi dưỡng, làm vua lúc đã 34 tuổi. Hãn nhiên khi thờ Nguyễn Hàm Ninh làm người Thầy thì đó không chỉ là chủ ý của Minh Mệnh, ý kiến của triều thần mà còn là chủ ý của Thiệu Trị.

Triều Nguyễn tri tâm thuật quản lý ân uy tương phối có từ thời Gia Long  đạt thịnh thế ở thời Minh Mệnh và được duy trì tiếp ở các đời vua sau. ‘Tứ bất” (bốn không) nhà Nguyễn thực thi mà không công bố thành vǎn bản nhưng rất chú trọng và ứng dụng quyền biến Không có Trạng nguyên, không có Tể tướng, không có Hoàng hậu không có Đông cung,  Minh Mệnh rất quan tâm đến học hành khoa cử, tuyển chọn nhân tài nhưng cũng rất tâm thuật khống chế. Minh Mệnh chọn Nguyễn Hàm Ninh tâm cơ, thực tài,  lỗi lạc nhân cách và văn chương nhưng  không có địa vị cao để dạy con Vua là thực có tâm ý. Vua Minh Mệnh tinh thâm Nho học, đã  dựng Quốc Tử giám, đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp năm Tân Tị (1821), mở lại thi Hội thi Đình năm Nhâm Ngọ (1822). Trước đó, 6 năm một khoa thi nay rút xuống 3 năm: các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi Hương; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội thi Đình. Vua còn cho đặt đốc học ở Gia Định thành, dùng thầy giáo người Nghệ An là Nguyễn Trọng Vũ làm phó đốc học để khuyến khích việc học tập ở Nam bộ.

NGUYỄN HÀM NINH VĂN CHƯƠNG NẾT ĐẤT

Lược khảo một giai thoại và trích dẫn ba bài thơ của Nguyễn Hàm Ninh.

Nguyễn Hàm Ninh gặp Cao Bá Quát
Năm Tân Mão (1831) Cao Bá Quát đỗ Á nguyên trường thi Hà Nội. Năm sau (1832) ông vào kinh đô Huế thi Hội.

Một thầy một trò quảy níp vào Kinh. Đường về xứ Nghệ quanh quanh, đường về xứ Huế như tranh họa đồ… Khi đi gần đến sông Gianh (Linh Giang), ông Quát sực nhớ vùng này có danh sĩ Nguyễn Hàm Ninh ( người làng Trung Ái, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mới đỗ Giải nguyên trường Thừa Thiên khoa mới rồi. Ông có ý muốn gặp mặt nói chuyện cho biết sức học của nhà danh sĩ ấy đối với mình hơn kém thế nào. Trong lúc đó, chợt thấy một chàng thanh niên trạc độ 24, 25 tuổi cũng đang đi trên đường, ông bèn hỏi thăm:

– Xin hỏi nhờ bác, bác có biết làng ông thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh cách đây bao xa không?

Người thanh niên nhìn ông Quát có vẻ dò xét rồi nói:

– Tôi biết, nhưng bác hỏi thăm làng ông ấy để làm gì?

– Vì tôi nghe ông ấy là danh sĩ – Ông Quát đáp – muốn được gặp mặt để xem có quả thật là danh sĩ không?

Người kia lại nhìn ông Quát hỏi:

– Bác hẳn là một vị tân khoa trên đường vào Kinh thi Hội?

– Chính thế – Ông Quát đáp một cách tự tin – tôi trông bác cũng có vẻ nho nhã, hẳn bác đã biết danh sĩ Bắc Hà là Cao Bá Quát, vừa đỗ Á nguyên trường Hà Nội mới rồi chứ?

– Mà danh sĩ ấy tức là người đang nói chuyện với tôi đây?

Ông Quát cười ha hả mà nói:

– Phải rồi đấy!

Người kia cũng cười mà nói:

– Rứa là hay quá. Ta cùng vào Kinh luôn thể. Bác muốn gặp ông Ninh không cần tìm đến nhà nữa mà cứ đi trên đường này, đi nhanh chân lên rồi sẽ gặp ông ta, vì ông ta cũng vào thi Kinh.

Ông Quát bèn đi nhanh chân, mong để gặp được người muốn gặp. Nhưng đi đã khá lâu, vẫn chẳng thấy ai là Nguyễn Hàm Ninh cả, ông Quát chợt hỏi người kia:

– À, tôi quên hỏi bác với Thủ khoa Ninh, có là chỗ quen biết gì không?

– Sao lại không! Ông Thủ khoa Ninh là thầy học của tôi!

– Thế à? Vậy chắc là bác có biết những thơ văn của ông Thủ khoa. Bác làm ơn thử đọc cho tôi nghe mấy bài!

– Thơ văn của thầy tôi nhiều lắm, nhưng xin thú thật, tôi chẳng nhớ được bài nào hết.

Ông Quát buồn bực:

– Lạ chưa! Học trò mà lại chẳng thuộc được một bài thơ nào của thầy!

– Thật đó mà! Vì tôi vô tâm. Bây giờ trên quảng đường xa, nếu chúng ta muốn lấy thơ văn làm vui bác nên ra đầu bài để cho tôi làm, rồi xin nhờ bác sửa chữa lại hộ.

Ông Quát liền ra đề thơ để người kia làm thì người kia làm rất nhanh và thơ rất xuất sắc khiến ônh Quát hết sức kinh ngạc. Ông thầm nghĩ: học trò đã giỏi nhu thế thì chắc chắn Nguyễn Hàm Ninh là người có thực tài. Từ đó hai người cùng làm thơ xướng họa quên cả những nhọc mệt qua truông nhà Hồ, qua đại trường sa của đường vô Kinh.

Vào đến Kinh cũng không thấy ông Ninh. Lúc cáo biệt ông Quát hỏi ông Ninh đâu, người kia bảo ông Quát chiều hôm sau đến phố ấy, nhà ấy sẽ gặp cả mình và cả tôn sư Nguyễn Hàm Ninh, vì nơi ấy là nơi mỗi lần vào Kinh ông Ninh đều đến ở trọ.

Đúng hẹn chiếu hôm sau tìm đến nơi hẹn thì mới vỡ lẽ rằng ông Thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh chính là người bạn đồng hành của mình đã xướng họa với nhau suốt mấy hôm nay.

Hai ông ôm nhau cười rũ rượi và từ đó kết nên một đôi bạn thân.

Tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh

Nguyễn Thị Bích Đào 2017 trong luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh” do PGS.TS Đoàn Lê Giang hướng dẫn đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,  ĐHQG TP.HCM , mục Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Hàm Ninh đã xác định

Tác phẩm viết bằng chữ Nôm

Tương truyền, Nguyễn Hàm Ninh sáng tác nhiều thơ, văn và hát nói bằng chữ Nôm. Nay đã mất. Hiện chỉ còn ba tác phẩm chữ Nôm được tác giả Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề giới thiệu trong Đời tài hoa ở các trang: 26; 27 & 57-61.

(1) Nhớ ơn vua: viết theo thể hát nói, gồm 13 câu. Nội dung bài thơ, theo Đẩu Tiếp Nguyễn Văn Đề, thể hiện lòng biết ơn của Nguyễn Hàm Ninh đối với những đặc ân mà vua Minh Mạng và Thiệu Trị đã nhiều lần ưu đãi mình. [13, tr.26]

(2) Tức cảnh ở chợ Trời Sơn Tây: viết theo thể thất ngôn bát cú. Bài thơ được cảm tác khi Nguyễn Hàm Ninh đi qua chợ Trời ở Sơn Tây. Bốn câu đầu tả cảnh ở chợ Trời. Bốn câu sau từ chợ Trời liên hệ đến sự “bán lợi mua danh” ở chợ đời.

(3) Phản thúc ước: gồm 111 câu Nôm biền ngẫu, được Nguyễn Hàm Ninh viết khi cáo quan về quê nhà, nhằm chống lại sự giả dối, khoe khoang của bản Thúc ước do bọn quan lại ở địa phương soạn, dùng trong các dịp lễ tế thần, bắt dân phải thuộc. Trong đó, mọi thói hư, tật xấu của bọn cường quyền được phơi bày đến từng chi tiết.

Tác phẩm viết bằng chữ Hán

  1. nh Trai thi tập (hay Nhâm Sơn thi tập): Đã mất
  2. Dược sư ngẫu đ: Đã mất
  3. Danh biên tập lục 名編輯錄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu A.369, gồm 53 tờ, 116 trang, khổ 21x31cm, chép thơ, văn, biểu, tấu của vua tôi triều Nguyễn, như: Minh Mệnh, Nguyễn Trung Mậu, Nguyễn Hàm Ninh, Lý Văn Phức, Hà Tông Quyền, Ngô Thế Vinh, Phan Thanh Giản… Trong phần thơ vịnh thập cảnh ở chốn kinh thành Nguyễn Hàm Ninh có 10 bài.
  4. nh Trai thi sao 靜齋詩抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ – ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu A.2820, gồm 22 tờ, 44 trang, khổ 27.5×16.5cm, gồm 66 bài thơ (61 đề mục). Trong đó, 15 bài (12 đề mục) trùng với các bài thơ có trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄.
  5. nh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄: hiện lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Phòng Tư liệu Khoa Văn học & Ngôn ngữ – ĐH KHXH-NV TP.HCM có bản sao), mang ký hiệu VHv.104, 58 tờ, 116 trang, khổ 29×16.5cm, gồm 239 bài thơ (168 đề mục).

Trang thơ Nguyễn Hàm Ninh Thi Viện

Tiến sĩ Đào Trung Kiên (chủ bút) giới thiệu
Nguyễn Hàm Ninh 阮咸寧 (1808-1867) tự Thuận Chi 順之, hiệu Tĩnh Trai 靜齋, Nhâm Sơn 壬山, người làng Phù Hoá, sau dời đến làng Trung Thuần, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn. Ông thi đỗ cử nhân năm Tân Mão, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12 (1831) đời vua Nguyễn Thánh Tổ (Nguyễn Phước Hiệu, 1820-1840). Nguyễn Hàm Ninh từng giữ các chức quan như: Tri huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Quốc học độc thư, Lang trung bộ lại, Án sát Khánh Hoà. Nguyễn Hàm Ninh là người có tài thơ văn, ông thường là bạn xướng hoạ với Cao Bá Quát.

Tác phẩm:
Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao 靜齋小草摘抄
Khê thảo đường kỳ 1
Cừ Khê thảo đường kỳ 2
Cừ Khê thảo đường kỳ 3
Hành y quá Thiên Nhận hoài cổ
Lệ Sơn xuân vọng
Lưu biệt
Nhớ ơn vua
Quy cố quốc
Quy hứng
Thính vũ
Tức cảnh chợ Trời ở Sơn TâyTức sự di chư đồng chíỨc mai

Thơ dịch tác giả khác
Trương Kế (Trung Quốc)
Phong Kiều dạ bạc

 

 

 

 

VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

33 Vườn Quốc gia Việt Nam là những di sản báu vật vô giá quê hương Việt Nam mà chúng ta may mắn được thừa hưởng.Đó là những điểm nhấn bảo tồn thiên nhiên và di sản lịch sử văn hóa, điểm đến du lịch đáng ao ước của cả đời người.

Việt Nam tổ quốc tôi tự hào có 33 di sản nổi tiếng Vườn Quốc gia Việt Nam trải rộng khắp các vùng sinh thái.  Vùng núi và trung du phía Bắc có Tam Đảo, Hoàng Liên, Ba Bể, Du Già Cao nguyên đá Đồng Văn, Phia Oắc Phia Đén, Bái Tử Long, Xuân Sơn, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử; Vùng đồng bằng sông Hồng có Ba Vì, Cúc PhươngCát Bà, Xuân Thủy; Vùng ven biển bắc Trung Bộ có Phong Nha – Kẻ Bàng, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang ; Vùng ven biển nam Trung Bộ có  Bạch Mã, Núi Chúa,  Phước Bình ; Vùng Tây Nguyên có Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray,  Kon Ka Kinh, Yok Đôn; Vùng Đông Nam Bộ có Cát Tiên, Lò Gò Xa Mát, Bù Gia Mập,  Côn Đảo; Vùng Tây Nam Bộ có Mũi Cà Mau,  Phú Quốc, Tràm Chim, U Minh Hạ,  U Minh Thượng.

Vườn Quốc gia Việt Nam đầu tiên được công nhận năm 1966 là vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Vườn quốc gia Việt Nam mới được công nhận năm 2015 là Cao nguyên đá Đồng Văn (Du Già) là cao nguyên đá thuộc bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, quy mô diện tích 15.006 ha và Khu bảo tồn thiên nhiên Phia OắcPhia Đén được công nhận năm 2018 là khu rừng đặc dụng quy mô 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt, liên quan đến sự bảo đảm an ninh vphát triển bền vững quốc gia. Tổng diện tích 32 vườn quốc gia Việt Nam đã được công nhận đến cuối năm 2018 khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% diện tích lãnh thổ đất liền. Bài này tóm tắt thông tin về những nơi đó.

THIÊN NHIÊN LÀ BÀ MẸ CUỘC SỐNG

Bạn đã đến nơi nào trong 33 di sản Vườn Quốc gia Việt Nam? Cuộc đời có những thứ giàu hơn tiền bạc. Sức khỏe, thiên nhiên, sư trãi nghiệm là điểm nhấn tình yêu cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí  an lành. Nhiều huyền thoại rừng thiêng lý thú tuyệt vời khám phá. Vườn Quốc gia Việt Nam là pho sách mở đời người cần được khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá dân tộc với các di sản địa lý lịch sử văn hóa du lịch của toàn thế giới.

 

 

CatTien

 

 

Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta sẽ hiểu được tường tận nhiều điều.

DI SẢN 33 VƯỜN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

Giới thiệu tóm tắt về Di sản 33 Vườn Quốc gia Việt Nam được Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018 đúc kết cập nhật và trích dẫn theo thông tin mới bổ sung.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 33 Quần thể di tích danh thắng Yên Tử (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

33. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là quần thể liên tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương đặc biệt nổi tiếng lần đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Thế giới, nhung tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. Núi Yên Tử nối 99 ngọn núi Nham Biền tới Tam Đảo của vòng cung Đông Triều “Trường thành chắn Bắc” với bề dày dãy núi non đặc biệt hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt. “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”(Non thiêng Yên Tử, ảnh Hoàng Kim).

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 1 VQG Tam Đảo (ảnh tư liệu VQG Tam Đảo, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

1. Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21′-21°42′ vĩ Bắc và 105°23′-105°44′ kinh Đông. Ngày 6 tháng 3 năm 1986, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 tháng 5 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 2 VQG Hoàng Liên (ảnh tư liệu VQG Hoàng Liên, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

2. Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07′-22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ kinh Đông. Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên – Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên. Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2006, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 3 VQG Ba Bể (ảnh tư liệu VQG Ba Bể, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

3. Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Vườn quốc gia này Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cách thành phố Bắc Kạn 50 km. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m, nằm trên độ cao 178 m, là “hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. Vườn Quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 4 VQG Bái Tử Long (ảnh tư liệu VQG Bái Tử Long, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

4. Vườn quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. Vườn được thành lập theo quyết định 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001. Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55’05” ÷ 21°15’10” vĩ độ Bắc và 107°30’10” ÷ 107°46’20” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của vườn bao gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên, kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ đường bờ biển các đảo đó, tổng diện tích là 15.783 ha. Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ,…, và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên.

 

 

05VQGXuanSon
Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 5 VQG Xuân Sơn (ảnh tư liệu VQG Xuân Sơn, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

5. Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vườn quốc gia Xuân Sơn với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng, được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, Hà Nội 120 km, có tọa độ địa lý: Từ 21°03′ đến 21°12′ vĩ bắc và từ 104°51′ đến 105°01′ kinh đông, phạm vi ranh giới được xác định: Phía Đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn. Phía Tây giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá. Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 6 VQG Ba Vì (ảnh tư liệu VQG Ba Vì, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

6. Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha, có toạ độ địa lý: từ 20 độ 55′ đến 21 độ 07′ vĩ bắc và 105 độ 18′ đến 105 độ 30′ kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây, và cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Vì từ đầu thế kỉ 20, đã là địa danh nổi tiếng về sự đa dạng hệ sinh thái và phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc – tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v. Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 7 VQG Cúc Phương (ảnh tư liệu VQG Cúc Phương, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

7. Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền… trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 139/CT ngày 09/5/1998 của Chính phủ thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc địa giới hành chính của ba tỉnh: Ninh Bình (hầu hết xã Cúc Phương, một phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang của huyện Nho Quan), Thanh Hóa (phần lớn núi đá vôi, núi đất, thung lũng các xã Thạch Lâm, Thạch Yên, Thành Mỹ, Thành Yên của huyện Thạch Thành), Hoà Bình (toàn bộ rừng núi đá vôi các xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương của huyện Yên Thủy, xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa thuộc huyện Lạc Sơn). Vườn quốc gia Cúc Phương được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật bậc nhất của Việt Nam, là địa điểm du lịch đặc biệt nổi tiếng về sinh thái, môi trường, thu hút trên hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan hàng năm.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 8 VQG Cát Bà (ảnh tư liệu VQG Cát Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

8. Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng. VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía đông, có tọa độ địa lý: 20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ bắc,106°54′20″-107°10′05″ kinh độ đông.  Bắc giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào. Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 16.196,8 ha. Trong đó có 10.931,7 ha là rừng núi và 5.265,1 ha là mặt nước biển. Địa hình toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 9 VQG Xuân Thủy (ảnh tư liệu VQG Xuân Thủy, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

9. Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phú sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971). Đến tháng 01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô 01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy, với  mục tiêu nhiệm vụ chính là: * Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động vật, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú. * Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái. * Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương. Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 VQG Phong Nha Kẻ Bàng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

10. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 Hang Động Sơn Đoòng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 11 VQG Bến En (ảnh tư liệu VQG Bến En, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

11. Vườn quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 33 ngày 27 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Bến En  thuộc huyện Như Thanh và huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía tây nam. Tọa độ từ 19°31′ tới 19°43′ vĩ bắc và 105°25′ tới 105°38′ kinh đông. Tổng diện tích là 14.735 ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8.544 ha. Vườn quốc gia Bến En diện tích 3000 ha, có địa hình nhiều đồi núi,  sông, suối và hồ Mực trên núi với 21 đảo nổi ở giữa, Vườn có nhiều loài sinh vật quý, với 1389 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương…), có 1004 loài động vật,66 loài thú (với 29 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng…) với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú tuyệt đẹp.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 12 VQG Pù Mát (ảnh tư liệu VQG Pù Mát, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

12. Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Vị trí địa lý từ 18°46′ đến 19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông. Tổng diện tích của Vườn quốc gia Pù Mát là 94.804 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 86.000 ha. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 – 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Sự đa dạng sinh học phong phú với trên 1.144 loài thực vật có mạch , 3 loài thú đặc hữu Đông Dương, 259 loài chim, với nhiều loài quý hiếm.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 13 VQG Vũ Quang (ảnh tư liệu VQG Vũ Quang, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

13. Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang) là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê). Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn). Phía nam giáp biên giới Việt Nam Lào. Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang). Tọa độ địa lý từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc; từ 105°16′ đến 105°33′ kinh đông. Tổng diện tích: 55.028,9 ha.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 14 VQG Bạch Mã (ảnh tư liệu VQG Bạch Mã, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

14. Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế 40 km, được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vị trí địa lý tại tọa độ 16°05′ tới 16°15′ vĩ bắc và 107°43′ tới 107°53′ kinh đông. Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 37.487 ha, nằm trên 3 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Đỉnh Bạch Mã là đỉnh núi cao nhất của vườn với độ cao 1.450 m so với mực nước biển . Vườn Quốc gia Bạch Mã có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một số loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam như sao la, 894 loài côn trùng của 580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 15 VQG Núi Chúa (ảnh tư liệu VQG Núi Chúa, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

15. Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003. Vị  trí địa lý ở toạ độ từ 11°35’25” đến 11°48’38” vĩ bắc và 109°4’5″ đến 109°14’15” kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh Hòa, nhưng nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52’27” tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33 km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km. Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển, phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, phía đông và nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải, phía nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng quốc lộ 1A.  Núi Chúa-Phan Rang dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m, cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao 1.039m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m, giữa là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Vườn Quốc gia Núi Chúa có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm dưới 500mm. Đây là vùng đặc biệt để nghiên cứu sinh vật và môi trường vùng khô hạn và bán khô hạn.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 15 VQG Núi Chúa (ảnh tư liệu VQG Núi Chúa, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 16 VQG Bidoup Núi Bà (ảnh tư liệu VQG Bidoup Núi Bà, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

16. Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 50 km theo tỉnh lộ 723. Tháng 06/2015, tại Paris (Pháp), kỳ họp lần thứ 27 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình Con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận là Langbiang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam (đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam, đầu tiên tại Tây Nguyên). Ngày 29/12/2015, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt tại Đà Lạt (Lâm Đồng), đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam đã trao quyết định công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ này có diện tích hơn 275.000 ha gồm rừng nguyên sinh rộng lớn và vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (66.000ha). Nơi đây là một trong những trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (cùng với Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung bộ). Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học sinh của khu dự trữ sinh quyển Langbiang thể hiện ở sự có mặt của 1.945 loài thực vật, trong đó có 96 loài đặc hữu; 153 loài động, thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và 154 loài động, thực vật có tên trong Danh lục đỏ IUCN (sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động, thực vật trên thế giới). Trong đó có một số loài động vật quý hiếm như: Vượn đen má hung, Voọc chà vá chân đen, Gấu chó, Bò tót, Sơn dương…

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 17 VQG Phước Bình (ảnh tư liệu VQG Phước Bình, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 


17. Vườn quốc gia Phước Bình thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2006 do phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Vườn có tổng diện tích 19.814 ha. Tọa độ: Từ 11°58′32″ tới 12°10′00″ vĩ bắc và 108°41′00″ tới 108°49′05″ kinh đông. Vị trí địa lý phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và công ty Lâm sản Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà.  Vườn quốc gia Phước Bình đồng thời cùng với Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà ở Lâm Đồng để tạo thành một vùng bảo tồn thiên nhiên rộng lớn của hệ sinh thái rừng vùng núi cao đa dạng sinh học ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng vùng núi cao với các kiểu rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, vườn còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Cái của tỉnh Ninh Thuận nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế – xã hội của vùng Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Phước Bình có 1.225 loài thực vật và 327 loài động vật quý hiếm.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 18 VQG Chư Mom Ray (ảnh tư liệu VQG Chư Mom Ray, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

18. Vườn quốc gia Chư Mom Ray, nguyên là khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, thuộc tỉnh Kon Tum, là một vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 103/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon Tum, trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Phía bắc giáp địa giới hành chính các xã Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi). Phía nam giáp địa giới hành chính các xã Mô Rai, Ya Xiêr (thuộc huyện Sa Thầy). Phía đông giáp địa giới hành chính các xã: Rơ Kơi, Sa Nhơn và thị trấn Sa Thầy. Phía tây giáp biên giới Việt Nam – Campuchia–Lào. Tọa độ địa lý: từ 14°18′ đến 14°38′ vĩ bắc, và từ 107°29′ đến 107°47′ kinh đông. Tổng diện tích: 56.621 ha. Vùng đệm của vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích 188.749 ha bao gồm các xã: Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi); Rơ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, Ya Xiêr, thị trấn Sa Thầy (thuộc huyện Sa Thầy), tỉnh Kon Tum. Vườn quốc gia Chư Mom Ray là vùng lõi của khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây được đánh giá có vốn rừng phong phú, đa dạng sinh học cao và có nhiều nguồn gen quý bậc nhất của Việt Nam và là Vườn Quốc gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia. Năm 2004, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có gần 1.500 loài thực vật thuộc 154 họ và 551 chi, trong đó có 131 loài được xác định là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: phong lan, ngành hạt trần, các loài họ dầu, lớp tuế… Bên cạnh đó, có khoảng 2.000 loài thực vật quý hiếm khác như: kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai… Động vật ở đây cũng rất đa dạng với khoảng 452 loài, trong đó có 115 loài thú, 276 loài chim, 44 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư, trong đó có khoảng 114 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cánh đồng cỏ – thung lũng Ja Book, với diện tích rộng hơn 9.000ha thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã thu hút nhiều loài thú móng guốc và thú ăn thịt quý hiếm như: Trâu rừng, hổ, bò tót, voi, gấu ngựa, beo lửa, mang Trường Sơn… cùng rất nhiều các loài bò sát, lưỡng cư khác tới sinh sống.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 19 VQG Chư Jang Sin  (ảnh tư liệu VQG Chư Jang Sin, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 


19. Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một khu rừng đặc dụng của Việt Nam, nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk, tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Toạ độ địa lý: Từ 120°14′16″ đến 130°30′58″ vĩ bắc; Từ 108°17′47″ đến 108°34′48″ kinh đông; Vị trí địa lý: Phía Đông: dọc sông Krông Bông đến ngã ba suối Ya Brô đến đường phân thuỷ sông Krông Ana. Phía Tây: từ suối Đắk Cao đến ngã ba suối Đắk Kial và đến đường phân thuỷ giữa Đắk Cao và Đắk Phơi. Phía Nam: dọc sông Krông Nô, ranh giới Đăk Lăk và Lâm Đồng. Phía Bắc: bắt đầu từ thác Krông Kmar qua dãy Chư Ju – Chư Jang Bông đến suối Ea Ktuor. Tổng diện tích là: 58.947 ha; Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông, Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk. Vườn quốc gia Chư Yang Sin có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam); 203 loài chim; 46 loài thú được ghi nhận có mặt ở đây.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 20 VQG Kon Ka Kinh  (ảnh tư liệu VQG Kon Ka Kinh, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

20. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm ở cao nguyên Kon Tum, thuộc địa bàn ba huyện Mang Yang, KBang và Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai, phần trung tâm nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về hướng đông bắc. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Diện tích là 41.780 ha, với tọa độ địa lý từ 14°09′ đến 14°30′ vĩ bắc và từ 108°16′ đến 108°28′ kinh đông. Phía bắc giáp xã Đắk Roong huyện KBang, phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A Yun, xã Đắk Yă cùng huyện Mang Yang, phía đông giáp các xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong và Lơ Ku huyện KBang, phía tây giáp xã Hà Đông huyện Đắk Đoa. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy thủy điện Yaly. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ, trong đó có 11 loài đặc hữu, 34 loài quý hiếm, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, 428 loài động vật, trong đó có 223 loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn (34 bộ, 74 họ) và 205 loài động vật không xương sống (như bướm) thuộc 10 họ bộ Cánh vẩy
Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Đăk Lăk.  Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện: xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M’Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc, được phê duyệt theo quyết định số 352/CT ngày 29 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ sinh thái rừng khộp đất thấp. Ngày 24 tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định 301/TCLĐ thành lập Vườn quốc gia Yok Đôn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Vườn quốc gia Yok Đôn được mở rộng theo quyết định số 39/ 2002/QĐ -TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Quy mô diện tích được mở rộng với diện tích 115.545 ha. Toạ độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′ 30″ kinh đông. Ranh giới của vườn quốc gia này như sau: Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M’Lanh qua đồn biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M’Lanh đến Bản Đôn, ngược dòng sông Serepôk đến giáp ranh giới huyện Cư Jút. Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk, rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.  

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 20a VQG  Kon Ka Kinh (ảnh tư liệu VQG Kon Ka Kinh, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 

Vườn quốc gia Yok Đôn có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài thực vật, trong đó có voi rừng, trâu rừng và bò tót khổng lồ.

 

 

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 21 VQG  Cát Tiên (ảnh tư liệu VQG Cát Tiên, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

 

 


21. Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên, đặc trưng là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, nằm trên địa bàn năm huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50″ tới 11°50′20″ vĩ bắc, và từ 107°09′05″ tới 107°35′20″ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Vùng Nam Cát Tiên  trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu có Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Trảng Cò,… tổng diện tích vùng đất ngập nước khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5  km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m). Vùng Tây Cát Tiên trên địa bàn Bù Đăng. Vùng Cát Lộc dành để bảo tồn loài tê giác Java (nay đã tiệt chủng), bò tót, với số lượng khoảng 70-80 con (hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá) nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc. Vườn quốc gia Cát Tiên hiện có khoảng 50% diện tích là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai…Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn… Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. Vườn quốc gia Cát Tiên phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này cho thấy có một nền văn minh cổ đã tồn tại. Cát Tiên được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” do sự đa dạng sinh học nhưng thất bại trong bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới

còn tiếp…

THĂM VÙNG DI SẢN LÀ HẠNH PHÚC LỚN

 

 

 

 

ANH THÍCH ĐƯA EM VỀ SAPA
Hoàng Kim

Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng

Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương
Lênh đênh Thần Phù, bâng khuâng Bái Đính
Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu

Anh thích đưa em đi xa hơn …
Tới những miền rộng mở
Nơi cõi riêng của miền thương nhớ
Khát khao xanh hạnh phúc an lành.

 

 

 

 

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thầy bạn giỏi về lĩnh vực Nông Lâm nghiệp.  Tôi thật may mắn được làm nhà khoa học xanh, người thầy chiến sĩ nông nghiệp, được sống với ruộng đồng, nông dân và sinh viên, tuy cực mà vui, cuộc đời được trãi nghiệm với phần lớn trong 33 di sản vườn quốc gia quý giá ấy. Đó là hạnh phúc lớn. Tôi thật yêu thích rừng núi suối nguồn và đặc biệt là vườn quốc gia ở Việt Nam dù tôi chỉ người thầy nghề nông. Các con tôi chuyển tải nội dung bài học này để giảng dạy Việt Nam học và ngôn ngữ đối chiếu cho các bạn quốc tế. Thật hạnh phúc khi nghĩ về thầy bạn và những bài thơ  tản văn  viết về núi rừng dòng sông Việt Nam như Dạo chơi non nước ViệtĐất mẹ vùng di sản,Câu cá bên dòng Srepok , Tắm tiên ở Chư Yang Sin, Cát Tiên di sản và huyền thoại … lấy cảm hứng từ các chuyến đi thực tế thú vị này.  Tôi xin lưu một bức ảnh Phong Nha-Kẻ Bàng của quê hương yêu dấu “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan chợ Mới nguồn Son Quảng Bình ở đầu trang;  một bức ảnh Nam Cát Tiên nơi tôi đang sinh sống tại Đồng Nai ở giữa trang, và một bóng nắng Tam Đảo Ba Vì  nhớ về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng ở cuối trang, để bắt đầu một ký ức về Việt Nam Tổ quốc tôi.

 

 

Vua Ham Nghi.jpg

 

 

VUA HÀM NGHI VÀ ÔNG TRƯƠNG THẠC
Hoàng Kim

Vua Hàm Nghi  tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày  3 tháng 8 năm 1871 mất ngày 4 tháng 1 năm 1943, niên hiêu là Hàm Nghi từ khi làm vua  ngày  2 tháng 8 năm 1884 cho đến khi bị đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi ngày 25 tháng 11 năm 1888. Vua là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là các vua yêu nước chống Pháp  trong thời kỳ Pháp thuộc. Do những uẩn khúc lịch sử, ông Trương Thạc làng Minh Lệ là người Việt Nam duy nhất cuối cùng bên linh cữu vua Hàm Nghi.

Ông thất Phong lấy dì Phong là con của chị gái đầu của bà ngoại tôi, là họ hàng Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ. Tôi kể câu chuyện vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc nhằm đối chiếu câu chuyện điền dã với những trang sử. Chúng tôi gọi ông Trương Thạc là ông thất Khiếng, vì ông Thạc có con đầu là o Khiếng, thứ là chú Trương Huế. Chú Huế nay ở Sài Gòn có con là Trương Hoàng Minh bác sĩ tiến sĩ trưởng khoa thận bệnh viện 115. Ông Trương Thạc là em ruột của ông nội anh Trương Minh Toản. Anh Toản là bạn học cùng thời với chị gái Hoàng Thị Huyền của tôi .

Bài viết này tổng hợp tư liệu từ sách Thời lửa đạn của ông Hoàng Hữu Thanh, sách về vua Hàm Nghi của nhà văn Hải Âu, tư liệu gia đình, một số thông  tin tộc Nguyễn, tộc Trương, Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ và đối chiếu sử liệu với Bách khoa Từ điển mở Wikipedia. (Nghiên cứu lịch sử, Hoàng Kim)

 

 

 

 

CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycp nht mi ngày

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam 

Số lần xem trang : 20225
Nhập ngày : 23-05-2020
Điều chỉnh lần cuối : 24-05-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 11(17-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 11(16-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 11(15-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 11(14-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 11(13-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 11(11-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 11(11-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 11(10-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 11(09-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 11(08-11-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007