Số lần xem
Đang xem 1146 Toàn hệ thống 3714 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim Chuyện cổ tích người lớn có năm phần: “Kim Dung trong ngày mới”; GSBS Trần Đông A là ai, Hector Malot “Trong gia đình”; Phan Khôi “nắng được thì cứ nắng”; “Bến đợi” và “Sông Thương”. Đó là năm mẫu chuyện cổ tích người lớn mà tôi kể với bạn đọc hôm nay. Chuyện “Giáo sư Bác sĩ Trần Đông A là ai” tôi chép nguyên văn từ bài viết của Hàn Phương do giáo sư anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật chép tặng, bốn chuyện còn lại là do tôi viết
GSBS TRẦN ĐÔNG A LÀ AI? Hàn Phương
GS – BS Trần Đông A sinh năm 1941 tại Hải Hậu – Nam Định. Ông là chiến sĩ quân lực VNCH Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII. Ca mổ Song Nhi hôm nay có sự hiện diện của GS- BS Trần Đông A, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cấp bậc Thiếu tá.
Sau khi ra trường, ông phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, từng tham gia Trận Làng Vây và Trận Khe Sanh với tư cách là một Y sĩ quân y. Nổi danh là một bác sĩ phẫu thuật giỏi, dũng cảm, ông thường xuyên phải thực hiện các ca mổ ngay tại chiến trường trong các phòng mổ dã chiến và là y sĩ có số ca mổ dã chiến nhiều nhất trong Sư đoàn Dù. Ông được khen thưởng nhiều huy chương (ít nhất 5 anh dũng bội tinh) kể cả một huân chương của Sư đoàn Không kỵ Hoa Kỳ. Ông từng được gửi đi tu nghiệp phẫu thuật tại Texas để nâng cao tay nghề. Năm 1975, ông là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cấp bậc Thiếu tá.
Sau năm 1975 ông bị gọi đi học tập cải tạo 2 năm tại trại cải tạo Suối Máu. Sau khi được trả tự do, ông được phân công về công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Năm 1991, ông được ghi tên vào Sách Kỷ lục Guinness sau một ca mổ hy hữu năm 1988 chưa từng được ghi trong y văn: mổ cho hai cháu bé song sinh dính nhau dạng ISOCHIO – PAGUS có 3 chân, trong đó một trong hai cháu đã bị bại não.
Ca mổ tách rời Việt-Đức đã trở thành một sự kiện quốc tế. Báo chí nước ngoài bình luận: Ca mổ Việt-Đức ngoài tài năng của ê kíp phẫu thuật (ca mổ có 62 y, bác sĩ), còn là bài học về những điều kỳ diệu của cuộc sống, bài học về sự can đảm của cháu Đức, bài học về lòng kiên định, sự quyết tâm của ngành y tế Việt Nam, bởi ca mổ đã được thực hiện trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Việt Nam, về mọi mặt… sau này khi Nguyễn Đức lấy vợ, ông cũng đến chung vui.
Sau khi rời khỏi chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, ông vẫn tiếp tục hành nghề y. Hiện ông đang phụ trách chương trình thành lập Trung tâm ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2, Chủ nhiệm bộ môn ngoại nhi Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
HECTOR MALOT‘TRONG GIA ĐÌNH’
Hoàng Kim
Hai cuốn sách tuổi thơ yêu thích của tôi là Trong Gia đình của tác giả Hector Malot, dịch giả Hà Mai Anh, và “Tam Quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính, hiệu đính Bùi Kỷ. Những trang văn này sau này khi tôi lớn lên và luống tuổi dường như thấm vào máu như những kỷ vật lắng đọng không quên. Đọc Trong Gia đình của Hector Malot, và “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, chúng ta thấm sâu về tác dụng tỉnh thức của ‘Sự đọc’ “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Chỉ sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người.”
PHAN KHÔI ‘NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG’ Hoàng Kim
Bài thơ của cù Phan Khôi ‘Nắng được thì cứ nắng’ là một kiệt tác tứ tuyệt : “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “.Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 mất ngày 16 tháng 1 năm 1959 là nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam “ngự sử văn đàn Việt “. Đọc thơ cụ , tôi chợt nhớ bài thơ cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.”
Giấc mơ lành yêu thương
BẾN ĐỢI VÀ SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim
thăm cô cháu xinh đẹp tài hoa Nguyễn Tuyết Hạnh của nhà triết học. Tôi bần thần về bài thơ hay “Bến Đợi”. Ông ngoại ấy có có cháu ngoại ấy, thật tuyệt vời. Tôi lưu lại Bến Đợi và bài sáng tác Sông Thương họa vần, với bài thơ “Giấc mơ lành yêu thương” Tất nhiện ảnh thơ này chỉ là ý nghĩa tượng trưng.
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Ta có nhau trong cuộc đời này.
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.
KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI Hoàng Kim
Kim Dung là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất của văn học Trung Quốc hiện đại . Ông là một trí tuệ lớn. Kim Dung sinh ngày 10 tháng 3 năm 1924 nhằm ngày 6 tháng 2 năm Giáp Tý. Kim Dung mất buổi chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.
Kim Dung sinh tại Haining, Gia Hưng, Trung Quốc, tên thật là Tra Lương Dung (Louis Cha Leung-yung) thường được biết đến với tên bút danh quen thuộc là Kim Dung (Jin Yong). Ông là một tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa đồng sáng lập Minh Báo là tờ báo hàng ngày của Hồng Kông từ năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Ông là nhà văn danh tiếng châu Á và Thế giới , được coi là nhà văn nổi tiếng nhất Trung Quốc và Hồng Kông thời hiện tại Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 1998 CR2 được tìm thấy trùng với ngày sinh âm lịch của ông. Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc. Kim Dung với kiệt tác nổi tiếng “Tuyết Sơn phi hồ” đã được Trung Quốc đưa vào sách giáo khoa môn ngữ văn từ ngày 1 tháng 9 năm 2007, thế chỗ cho “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn là tác phẩm đã ngự trị văn đàn Trung Hoa từ nhiều năm nay. Hầu hết chuyên gia ngữ văn Trung Quốc đều cho rằng việc xem nhẹ cổ văn là sai lầm và không thể chấp nhận được cần kíp phải bảo lưu tinh hoa văn học cổ. Dòng văn học thông tục giải trí kiểu fast food tuy không thể thay thế dòng văn hóa kinh điển uyên thâm bác học chủ lưu nhưng vấn đề cốt lõi là cần phải thay đổi nhận thức lý do trào lưu văn hóa lớp trẻ yêu thích hiệu quả thực dụng. Vì vậy mô thức dạy và học kiểu mới cũng như thể chế thi cử cần đổi mới để nâng cao chất lượng văn hóa giáo dục hiện đại thích ứng với tình thế mới. Kim Dung trong ngày mới thể hiện trào lưu văn hóa đó cần phải nghiên cứu, học tập và vận dụng thích hợp.
Triết học Trung Hoa tinh hoa cổ điển tôn thờ những hình tượng điển hình Nghiêu Thuấn, Lão Trang, Khổng Tử, Khổng Minh, Quan Công là những khuôn mẫu tiêu biểu của nhân nghĩa lễ trí tín. Đến thời cách mạng Tân Hơi và thời kỳ đầu của cách mạng văn hóa Trung Quốc lại nghiêng về sự cười nhạo những đặc tính phổ biến căn bản làm kìm hãm sự thoát xác của đất nước Trung Hoa mới cần phải cách mạng sửa đổi. Đó là hình tượng “AQ chính truyện” và “Nhật ký người điên” của đại văn hào Lỗ Tấn xác định ‘tâm bệnh của người Trung Quốc” cần phải chữa trị thay thế là gì. Cho đến nay thì hình tượng của Hồ Phỉ trong “Tuyết Sơn phi hồ” và hình tượng của Vi Tiểu Bảo trong “Lộc Đỉnh Ký” của đại văn hào Kim Dung là sự ngấm ngầm hoặc công khai yêu thích rất phổ biến của giới trẻ Trung Quốc. Đó là những cảnh báo đặc biệt sâu sắc không dễ thấy về một sự chuyển đổi tâm lý và hình mẫu biểu tượng người Trung Quốc mới được văn học hóa.
KIM DUNG NHỮNG KIỆT TÁC LẮNG ĐỌNG
Kim Dung có 15 kiệt tác lắng đọng, nổi tiếng nhất là Thiên long bát bộ, Lộc Đỉnh ký, Tuyết Sơn phi hồ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thần Điêu đại hiệp, Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm … đọc say mê như có ma lực. Những sách này đều đã được chuyển thể thành phim. Dịch giả Vũ Đức Sao Biển với “Kim Dung giữa đời tôi” đã cung cấp một tầm nhìn khái quát về các tác phẩm trên. Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung là một chuyên luận sâu sắc. Một loạt các dịch giả tài năng và nhà văn tên tuổi như Hàn Giang Nhạn, Vũ Đức Sao Biển, Cao Tự Thanh, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Huỳnh Ngọc Chiến, Nguyễn Duy Chính, Bùi Giáng, Bửu Ý đã khai mở và giới thiệu sách hay của Kim Dung liên tục trong nhiều năm, Đặc biệt là Công ty sách phương Nam đã đưa Kim Dung đến rất gần gũi với người đọc Việt. Bạn Cà phê Sách Xóm Lá có bài “Tản mạn chuyện Kim Dung ” đọc rất thích với sự giao hòa và đồng cảm sâu sắc.
Kim Dung là nhà văn hóa sử thi bậc thầy. Ông đã lựa chọn sự kiện Tỉnh Khang ngày 9 tháng 1 năm 1127 là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Tống Trung Quốc đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống sau đó kéo theo sự diệt vong của nhà Kim dẫn tới Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nhà Nguyên Mông (1271-1368). Ông xâu chuỗi lịch sử và soi thấu tiến trình hưng vong của trên 500 năm từ cuối triều Bắc Tống đến giữa nhà Thanh để viết nên 15 bộ tiểu thuyết lớn nói trên. Tầm nhìn sử thi Kim Dung soi sáng nhiều bài học lịch sử địa lý văn hóa.
Kim Dung, Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn là những diện mạo lớn của văn chương và ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc đương đại . Nhà văn Trung Quốc mới bạn thích ai? Điều này tùy thuộc “gu” bạn đọc nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện, mức độ tiếp cận và cách xử lý thông tin. Tôi thích học để làm, học chuyên môn kết nối với lịch sử văn hóa nên thích sách Kim Dung hơn. Sách ông là một bách khoa thư về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lịch sử văn hóa. “Sự đọc” có câu cách ngôn vận vào đây thật đúng: “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người“.
Bài viết này là sự tưởng nhớ Kim Dung trong ngày sinh và ngày ông về chốn vĩnh hằng.
KIM DUNG CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (Cha Leung Yung), ông sinh vào ngày 10 tháng 3 năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Ông cố của Kim Dung là Tra Thận Hành, nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội là Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương tỉnh Giang Tô sau từ chức, đến đời con ông là Tra Xu Khanh thì bắt đầu sa sút. Cha của Kim Dung theo nghề buôn, ông có sáu đứa con. Kim Dung có một anh trai, hai em trai, hai em gái. Kim Dung là người anh lớn thứ hai trong số đó, ông có bốn con với hai trai và hai gái đều là con của người vợ thứ hai.
Kim Dung thuở nhỏ thông minh lanh lợi ham đọc sách và sớm có năng khiếu viết sách . Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn và ảnh hưởng tới cuộc đời của Kim Dung từ khi ông còn rất bé. Kim Dung sáu tuổi vào học tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất chăm học, lại thêm mê đọc sách từ bé nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy Trần Vị Đông dạy văn thuở nhỏ cho ông là người rất thương yêu tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo,một tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ. Kim Dung năm tám tuổi lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, thì rất say mê, sau đó thường hứng thú sưu tầm tiểu thuyết thể loại này. Kim Dung năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Ông tuy học xa nhà những ham đọc sách và vẫn đứng đầu lớp. Kim Dung viết cuốn sách đầu tiên lúc ông 15 tuổi là cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cẩm nang luyện thi, được nhà sách chính quy xuất bản. Kim Dung khi học bậc Cao trung lại soạn sách Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách này của Kim Dung in ra bán rất chạy, đem lại cho ông nhuận bút tốt .
Kim Dung thời học việc và khởi đầu nghiệp văn. Ông năm 16 tuổi đã viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này rất tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Tác phẩm Cuộc du hành của Alice tuy gây tai hại cho Kim Dung nhưng đã cho thấy sức ảnh hưởng của một tác phẩm văn chương làm mất mặt của một bộ phận người thực trong xả hội bị văn chương đưa nguyên mẫu nhân vật ra dư luận làm trò cười ảnh hưởng to lớn. Kim Dung sau đó chuyển đến học trường Cù Châu, nhưng tại trường này cũng có những quy định rất bất công, thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh nhưng học sinh không được quyền phê bình thầy giáo. Kim Dung đang học năm thứ hai tại trường đã viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, giới học sinh tranh nhau đọc và Ban Giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo tác giả bài báo do sự hâm mộ mà không biết tác giả chỉ là một học sinh. Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, Ban Giám hiệu trường quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ. Tại học viện chính trị Trung ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Kim Dung có lần đã viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, và đây là lần thứ hai trong đời ông bị đuổi học lúc ông 19 tuổi.
Kim Dung thời làm việc tại Thư viện Trung ương và nông trường Trương Tây. Ông xin việc tại Thư viện Trung ương và mỗi ngày sống chung với sách quý làm bạn hiền nên kiến thức lịch sử văn hóa Trung Quốc của ông nhờ vậy được uyên thâm vững chắc lạ thường. Ông đọc nhiều cổ văn Trung Quốc và thế giới, các tác phẩm văn chương danh tiếng như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những tác gia và tác phẩm nổi tiếng đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông sáng lập Thái Bình Dương tạp chí, nhưng chỉ ra được số đầu đến số thứ hai thì nhà xuất bản không chịu in nên tờ báo đầu tiên của ông thất bại nhưng ông trãi nghiệm được sự biên tập và xuất bản báo chí. Sau thất bại này, năm 1944 Kim Dung đến làm việc tại nông trường Tương Tây rất hẻo lánh. Đến năm 1946, ông không chịu nổi sự cô tịch nên xin thôi việc. Người chủ nông trường không cản được đành tiễn ông bằng một bữa cơm thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông trở về quê cũ Hải Ninh, cha mẹ ông thấy ông không việc làm nên rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm đi lập nghiệp.
Kim Dung thời làm báo. Năm 1946 Kim Dung từ biệt gia đình đến Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết và dịch thuật. Sau đó ít lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế. Năm 1948, Kim Dung được tòa soạn của tờ Đại công báo cử sang làm việc dịch tin quốc tế cho trang phụ bản của báo này tại Hồng Kông. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi và được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên Đỗ Trị Phân của ông rất xinh đẹp. Năm 1950, gia đình của Kim Dung bị quy thành phần địa chủ trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, cha ông bị đấu tố. Vợ ông Đỗ Trị Phân không chịu sống ở Hồng Kông, đòi trở về gia đình bên mẹ và không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn lúc ông 27 tuổi. Năm 1952, Kim Dung sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, Kim Dung rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất và gặt hái được nhiều thành công đáng kể.
Kim Dung với 15 bộ tiểu thuyết lớn. Kim Dung từ ngày vào làm Tân Văn Báo, đã quen thân với Lương Vũ Sinh và La Phù được hai người ủng hộ và giúp đỡ. Kim Dung năm 1955 bắt đầu viết truyện võ hiệp Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo lấy bút danh là Kim Dung chiết tự từ chữ “Dung” tên thật của ông, nghĩa là “cái chuông lớn”. Kim Dung và Lương Vũ Sinh sau tác phẩm này được dư luận chú ý và dần được xem như hai người khai sinh ra Tân phái tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó ông chuyên tâm viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa. Năm 1959, Kim Dung cùng với Trầm Bảo Tân bạn học phổ thông sáng lập Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua các bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Minh Báo đã theo ông lâu dài từ đấy cho đến khi ông kết thúc sự nghiệp sáng tác. Năm 1972, Kim Dung sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, đă chính thức nghỉ hưu.
Tác phẩm của Kim Dung có tổng cộng 15 truyện trong đó có 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo. Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự. Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l’Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge.
Kim Dung 45 năm hiệu đính và nâng cấp tác phẩm.. Kim Dung từ năm 1973 bắt đầu biên tập chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình hoàn chỉnh và in thành sách năm 1979. Sau đó hầu hết các tác phẩm in sách đều được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm 1973, Kim Dung tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc. Kim Dung sau lần li hôn với người vợ đầu đã kết hôn lần thứ hai vào năm 1953 và có bốn người con với hai trai và hai gái. Sau cái chết đột ngột của con trai trưởng tháng 10 năm 1976, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả, ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó. Năm 1993, ông thôi chức chủ bút, bán tất cả cổ phần trong Minh Báo lúc ông 70 tuổi. Năm 1999, ông đã phải chịu một cuộc tấn công giễu cợt của báo chí Trung Quốc phát hành tại Bắc Kinh chỉ trích tiểu thuyết của ông là kiếm hiệp “kinh nghiệm tồi tệ” của bạo lực vô nghĩa và tỏ tình kiểu nam nhi . Đó có thể là một nỗ lực để giảm nhẹ tình trạng tác phẩm bán chạy nhất của Kim Dung với người đọc của Trung Quốc lục địa. Chính quyền Đài Loan cấm các tác phẩm Kim Dung vì coi hình tượng văn học của ông là ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Hiện tượng Kim Dung” với sự lên ngôi của Kim Dung được coi như là sự thắng thế của dòng văn học thông tục giải trí thực dụng kiểu fast food. Các tác phẩm của Kim Dung hiện giờ mặc dầu không bị cấm nữa nhưng vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều. Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên Long Bát Bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành hơn một trăm bộ phim, chương trình truyền hình, truyện tranh và trò chơi. Kim Dung đã nhúng sâu sắc phong cách và những quan tâm của ông vào truyền thông cảnh quan của Trung Quốc hiện đại. Năm 2010, Kim Dung đã giành được học vị tiến sĩ từ St John College, Cambridge, cho một luận án mang tên “The Imperial Succession in Tang China, 618-762” (Sự kế vị hoàng gia thời Đường Trung Quốc, 618-762). Học bổng Kim Dung “Nghiên cứu phương Đông” của Trường Đại học danh tiếng St Johns, College, Cambridge đã được khánh thành vào năm 2016 do sự tài trợ hào phóng của cựu sinh viên nổi tiếng Kim Dung. Ông mất chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.
KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI
Goodreads là một trang mạng xã hội tuyệt vời dành cho người đọc sách. “Không cần phải suy nghĩ mình sẽ đọc gì, phải mua sách nào, hay cuốn nào đang bán chạy. Bạn chỉ cần lướt qua: Những tựa sách hay nhất năm do cộng đồng Goodreads bình chọn để tìm được câu trả lời”. Goodreads đã giới thiệu về Kim Dung như sau: “Kim Dung, GBM, OBE (sinh ngày 06 tháng 2 năm 1924), tốt hơn được biết đến với bút danh của ông Jin Yong (金庸, đôi khi đọc và / hoặc viết là “Chin Yung”), là một nhà văn Trung Quốc. với ngôn ngữ hiện đại. Ông đồng sáng lập tờ Minh Báo hàng ngày Hồng Kông vào năm 1959 và ông là chủ bút đầu tiên của tờ báo này. Tiểu thuyết Kim Dung là chất liệu tuyệt vời cho những bộ phim võ thuật với tinh thần nghĩa hiệp được phát hành rộng rãi trong các khu vực nói tiếng Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á và Hoa Kỳ. 15 tác phẩm của Kim Dung viết từ năm 1955 đến năm 1972 đã giành được danh tiếng ông là một nhà văn võ hiệp xuất sắc nhất. Kim Dung hiện là tác giả Trung Quốc có sách bán chạy nhất lúc còn sống, hơn 100 triệu bản sao tác phẩm của ông đã được bán trên toàn thế giới (không bao gồm lượng không rõ các bản in lậu). Công trình của Kim Dung đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Indonesia. Ông có rất nhiều người hâm mộ nước ngoài, do có nhiều sự chuyển thể các tác phẩm của ông sang ngôn ngử khác, vào phim nhựa, phim truyền hình, truyện tranh và trò chơi video“.
Kim Dung ở Việt Nam.
Tác phẩm Kim Dung trước năm 1975 chủ yếu được lưu hành ở miền Nam. Truyện Kim Dung tạo nên cơn sốt rộng rãi đầu tiên là bản dịch của Từ Khánh Phụng với Cô gái Đồ Long (dịch Ỷ thiên Đồ long ký), đăng trên báo Đồng Nai năm 1961. Trước đó, một số bản dịch cũ như Bích huyết kiếm của Từ Khánh Phụng (báo Đồng Nai), Anh hùng xạ điêu của Đồ Mập (báo Dân Việt), Thần điêu đại hiệp (Thần điêu hiệp lữ) của Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử (báo Mới) tuy có phát hành nhưng chỉ được coi là truyện kiếm hiệp giải trí rẻ tiền. Dịch giả truyện Kim Dung tài hoa nhất là Hàn Giang Nhạn với các bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký… với câu văn thanh thoát tự nhiên, sinh động đã làm cho loại sách kiếm hiệp này được nhiều người đọc hơn. Một số nhà văn nổi tiếng thời đó như Bùi Giáng, Bửu Ý, Nguyên Sa, Đỗ Long Vân đã tham gia bình luận Kim Dung. Nguyên Sa đánh giá cao các tác phẩm Kim Dung.
Đỗ Long Vân có bài viết Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung rất ấn tượng. Cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung cố tìm ra câu giải đáp cho cái gọi là “hiện tượng Kim Dung” ở khắp miền Nam Việt Nam thời ấy. Tập sách phân tích sâu về võ công, nội lực, tính cách nhân vật và những triết lý ẩn chứa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1967 in tại nhà in Trình Bày, Sài Gòn.
Bùi Giáng tỏ ra rất khâm phục Kim Dung và tâm đắc với kiến giải của Đỗ Long Vân, ông nhắc tới cuốn sách này trong bài luận kiếm hiệp của ông như là một đỉnh cao khó vươn tới. Bùi Giáng viết về Đỗ Long Vân trong “Thi ca tư tưởng”: “Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương.Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn “Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta” để đọc lại nhiều lần”…
Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách cấm cùng với các tác gia kiếm hiệp khác như Cổ Long, Trần Thanh Vân… với lý do “văn hóa đồi trụy phản động”. Tuy nhiên, các bản sách cũ vẫn được lén lút lưu giữ và được nhiều người truyền tay đọc. Trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dịch giả Nguyễn Duy Chính (một Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, ngành Quản lý và Ứng dụng khoa học máy tính mê sử Việt) được xem là người có các bản dịch với chất lượng dịch tốt, điển hình như các bản dịch Thiên long bát bộ và Ỷ thiên Đồ long ký (lưu truyền trên Internet). Nguyễn Duy Chính cũng viết một số khảo luận về các yếu tố văn hóa Trung Hoa trong tác phẩm của Kim Dung và về triều đại Quang Trung với lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.
Đầu thập niên 1990, với chủ trương Đổi mới, chính quyền Việt Nam giảm bớt sự cấm đoán gắt gao với văn hóa văn nghệ. Một số phim và sách võ hiệp cũ được phát hành lại. Để dễ xin phép xuất bản, thoạt tiên sách không ghi đúng tên tác giả mà lấy các bút danh khác như
CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN
Hoàng Kim Chuyện cổ tích người lớn có năm phần: “Kim Dung trong ngày mới”; GSBS Trần Đông A là ai, Hector Malot “Trong gia đình”; Phan Khôi “nắng được thì cứ nắng”; “Bến đợi” và “Sông Thương”. Đó là năm mẫu chuyện cổ tích người lớn mà tôi kể với bạn đọc hôm nay. Chuyện “Giáo sư Bác sĩ Trần Đông A là ai” tôi chép nguyên văn từ bài viết của Hàn Phương do giáo sư anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật chép tặng, bốn chuyện còn lại là do tôi viết
GSBS TRẦN ĐÔNG A LÀ AI? Hàn Phương
GS – BS Trần Đông A sinh năm 1941 tại Hải Hậu – Nam Định. Ông là chiến sĩ quân lực VNCH Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII. Ca mổ Song Nhi hôm nay có sự hiện diện của GS- BS Trần Đông A, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cấp bậc Thiếu tá.
Sau khi ra trường, ông phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, từng tham gia Trận Làng Vây và Trận Khe Sanh với tư cách là một Y sĩ quân y. Nổi danh là một bác sĩ phẫu thuật giỏi, dũng cảm, ông thường xuyên phải thực hiện các ca mổ ngay tại chiến trường trong các phòng mổ dã chiến và là y sĩ có số ca mổ dã chiến nhiều nhất trong Sư đoàn Dù. Ông được khen thưởng nhiều huy chương (ít nhất 5 anh dũng bội tinh) kể cả một huân chương của Sư đoàn Không kỵ Hoa Kỳ. Ông từng được gửi đi tu nghiệp phẫu thuật tại Texas để nâng cao tay nghề. Năm 1975, ông là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa với cấp bậc Thiếu tá.
Sau năm 1975 ông bị gọi đi học tập cải tạo 2 năm tại trại cải tạo Suối Máu. Sau khi được trả tự do, ông được phân công về công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Năm 1991, ông được ghi tên vào Sách Kỷ lục Guinness sau một ca mổ hy hữu năm 1988 chưa từng được ghi trong y văn: mổ cho hai cháu bé song sinh dính nhau dạng ISOCHIO – PAGUS có 3 chân, trong đó một trong hai cháu đã bị bại não.
Ca mổ tách rời Việt-Đức đã trở thành một sự kiện quốc tế. Báo chí nước ngoài bình luận: Ca mổ Việt-Đức ngoài tài năng của ê kíp phẫu thuật (ca mổ có 62 y, bác sĩ), còn là bài học về những điều kỳ diệu của cuộc sống, bài học về sự can đảm của cháu Đức, bài học về lòng kiên định, sự quyết tâm của ngành y tế Việt Nam, bởi ca mổ đã được thực hiện trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của Việt Nam, về mọi mặt… sau này khi Nguyễn Đức lấy vợ, ông cũng đến chung vui.
Sau khi rời khỏi chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, ông vẫn tiếp tục hành nghề y. Hiện ông đang phụ trách chương trình thành lập Trung tâm ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2, Chủ nhiệm bộ môn ngoại nhi Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
HECTOR MALOT‘TRONG GIA ĐÌNH’
Hoàng Kim
Hai cuốn sách tuổi thơ yêu thích của tôi là Trong Gia đình của tác giả Hector Malot, dịch giả Hà Mai Anh, và “Tam Quốc diễn nghĩa” của tác giả La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính, hiệu đính Bùi Kỷ. Những trang văn này sau này khi tôi lớn lên và luống tuổi dường như thấm vào máu như những kỷ vật lắng đọng không quên. Đọc Trong Gia đình của Hector Malot, và “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, chúng ta thấm sâu về tác dụng tỉnh thức của ‘Sự đọc’ “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Chỉ sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người.” xem tiếp tại … https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-17-thang-7/
PHAN KHÔI ‘NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG’ Hoàng Kim
Bài thơ của cù Phan Khôi ‘Nắng được thì cứ nắng’ là một kiệt tác tứ tuyệt : “Nắng chiều đẹp có đẹp. Tiếc tài gần chạng vạng. Mặc dù gần chạng vạng. Nắng được thì cứ nắng “.Cụ Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 mất ngày 16 tháng 1 năm 1959 là nhà báo, học giả nổi tiếng Việt Nam “ngự sử văn đàn Việt “. Đọc thơ cụ , tôi chợt nhớ bài thơ cụ Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng: “Một đêm gió lạnh lùng, Muôn dặm mây đỏ ối. Bời bời hoa tuyết bay, Nước non hình sắc đổi, Ngẩng mặt trông trên trời, Tưởng là rồng ngọc chọi, Vây mai tua tủa bay, Một lát khắp bốn cõi, Cưỡi lừa qua cầu con, Than vì mai gầy cỗi.”
Giấc mơ lành yêu thương
BẾN ĐỢI VÀ SÔNG THƯƠNG
Hoàng Kim
thăm cô cháu xinh đẹp tài hoa Nguyễn Tuyết Hạnh của nhà triết học. Tôi bần thần về bài thơ hay “Bến Đợi”. Ông ngoại ấy có có cháu ngoại ấy, thật tuyệt vời. Tôi lưu lại Bến Đợi và bài sáng tác Sông Thương họa vần, với bài thơ “Giấc mơ lành yêu thương” Tất nhiện ảnh thơ này chỉ là ý nghĩa tượng trưng.
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Ta có nhau trong cuộc đời này.
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta chưa về lại
sông Thương
ghé thăm bến đợi
hoàng hôn
trời chiều
Sông Cầu
nước chảy
trong veo
Ngại chi chí thạnh
cách đèo
sông
ngăn.
Ước Trời chở gió
vào Nam
chở mây
ra Bắc
để làm
thành mưa.
Biển trời
cá nước duyên ưa
kể chi bến đợi
sông chờ
hỡi em.
KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI Hoàng Kim
Kim Dung là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất của văn học Trung Quốc hiện đại . Ông là một trí tuệ lớn. Kim Dung sinh ngày 10 tháng 3 năm 1924 nhằm ngày 6 tháng 2 năm Giáp Tý. Kim Dung mất buổi chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.
Kim Dung sinh tại Haining, Gia Hưng, Trung Quốc, tên thật là Tra Lương Dung (Louis Cha Leung-yung) thường được biết đến với tên bút danh quen thuộc là Kim Dung (Jin Yong). Ông là một tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa đồng sáng lập Minh Báo là tờ báo hàng ngày của Hồng Kông từ năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Ông là nhà văn danh tiếng châu Á và Thế giới , được coi là nhà văn nổi tiếng nhất Trung Quốc và Hồng Kông thời hiện tại Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 1998 CR2 được tìm thấy trùng với ngày sinh âm lịch của ông. Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc. Kim Dung với kiệt tác nổi tiếng “Tuyết Sơn phi hồ” đã được Trung Quốc đưa vào sách giáo khoa môn ngữ văn từ ngày 1 tháng 9 năm 2007, thế chỗ cho “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn là tác phẩm đã ngự trị văn đàn Trung Hoa từ nhiều năm nay. Hầu hết chuyên gia ngữ văn Trung Quốc đều cho rằng việc xem nhẹ cổ văn là sai lầm và không thể chấp nhận được cần kíp phải bảo lưu tinh hoa văn học cổ. Dòng văn học thông tục giải trí kiểu fast food tuy không thể thay thế dòng văn hóa kinh điển uyên thâm bác học chủ lưu nhưng vấn đề cốt lõi là cần phải thay đổi nhận thức lý do trào lưu văn hóa lớp trẻ yêu thích hiệu quả thực dụng. Vì vậy mô thức dạy và học kiểu mới cũng như thể chế thi cử cần đổi mới để nâng cao chất lượng văn hóa giáo dục hiện đại thích ứng với tình thế mới. Kim Dung trong ngày mới thể hiện trào lưu văn hóa đó cần phải nghiên cứu, học tập và vận dụng thích hợp.
Triết học Trung Hoa tinh hoa cổ điển tôn thờ những hình tượng điển hình Nghiêu Thuấn, Lão Trang, Khổng Tử, Khổng Minh, Quan Công là những khuôn mẫu tiêu biểu của nhân nghĩa lễ trí tín. Đến thời cách mạng Tân Hơi và thời kỳ đầu của cách mạng văn hóa Trung Quốc lại nghiêng về sự cười nhạo những đặc tính phổ biến căn bản làm kìm hãm sự thoát xác của đất nước Trung Hoa mới cần phải cách mạng sửa đổi. Đó là hình tượng “AQ chính truyện” và “Nhật ký người điên” của đại văn hào Lỗ Tấn xác định ‘tâm bệnh của người Trung Quốc” cần phải chữa trị thay thế là gì. Cho đến nay thì hình tượng của Hồ Phỉ trong “Tuyết Sơn phi hồ” và hình tượng của Vi Tiểu Bảo trong “Lộc Đỉnh Ký” của đại văn hào Kim Dung là sự ngấm ngầm hoặc công khai yêu thích rất phổ biến của giới trẻ Trung Quốc. Đó là những cảnh báo đặc biệt sâu sắc không dễ thấy về một sự chuyển đổi tâm lý và hình mẫu biểu tượng người Trung Quốc mới được văn học hóa.
KIM DUNG NHỮNG KIỆT TÁC LẮNG ĐỌNG
Kim Dung có 15 kiệt tác lắng đọng, nổi tiếng nhất là Thiên long bát bộ, Lộc Đỉnh ký, Tuyết Sơn phi hồ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thần Điêu đại hiệp, Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm … đọc say mê như có ma lực. Những sách này đều đã được chuyển thể thành phim. Dịch giả Vũ Đức Sao Biển với “Kim Dung giữa đời tôi” đã cung cấp một tầm nhìn khái quát về các tác phẩm trên. Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung là một chuyên luận sâu sắc. Một loạt các dịch giả tài năng và nhà văn tên tuổi như Hàn Giang Nhạn, Vũ Đức Sao Biển, Cao Tự Thanh, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Huỳnh Ngọc Chiến, Nguyễn Duy Chính, Bùi Giáng, Bửu Ý đã khai mở và giới thiệu sách hay của Kim Dung liên tục trong nhiều năm, Đặc biệt là Công ty sách phương Nam đã đưa Kim Dung đến rất gần gũi với người đọc Việt. Bạn Cà phê Sách Xóm Lá có bài “Tản mạn chuyện Kim Dung ” đọc rất thích với sự giao hòa và đồng cảm sâu sắc.
Kim Dung là nhà văn hóa sử thi bậc thầy. Ông đã lựa chọn sự kiện Tỉnh Khang ngày 9 tháng 1 năm 1127 là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Tống Trung Quốc đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống sau đó kéo theo sự diệt vong của nhà Kim dẫn tới Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nhà Nguyên Mông (1271-1368). Ông xâu chuỗi lịch sử và soi thấu tiến trình hưng vong của trên 500 năm từ cuối triều Bắc Tống đến giữa nhà Thanh để viết nên 15 bộ tiểu thuyết lớn nói trên. Tầm nhìn sử thi Kim Dung soi sáng nhiều bài học lịch sử địa lý văn hóa.
Kim Dung, Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn là những diện mạo lớn của văn chương và ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc đương đại . Nhà văn Trung Quốc mới bạn thích ai? Điều này tùy thuộc “gu” bạn đọc nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện, mức độ tiếp cận và cách xử lý thông tin. Tôi thích học để làm, học chuyên môn kết nối với lịch sử văn hóa nên thích sách Kim Dung hơn. Sách ông là một bách khoa thư về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lịch sử văn hóa. “Sự đọc” có câu cách ngôn vận vào đây thật đúng: “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người“.
Bài viết này là sự tưởng nhớ Kim Dung trong ngày sinh và ngày ông về chốn vĩnh hằng.
KIM DUNG CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (Cha Leung Yung), ông sinh vào ngày 10 tháng 3 năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Ông cố của Kim Dung là Tra Thận Hành, nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội là Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương tỉnh Giang Tô sau từ chức, đến đời con ông là Tra Xu Khanh thì bắt đầu sa sút. Cha của Kim Dung theo nghề buôn, ông có sáu đứa con. Kim Dung có một anh trai, hai em trai, hai em gái. Kim Dung là người anh lớn thứ hai trong số đó, ông có bốn con với hai trai và hai gái đều là con của người vợ thứ hai.
Kim Dung thuở nhỏ thông minh lanh lợi ham đọc sách và sớm có năng khiếu viết sách . Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn và ảnh hưởng tới cuộc đời của Kim Dung từ khi ông còn rất bé. Kim Dung sáu tuổi vào học tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất chăm học, lại thêm mê đọc sách từ bé nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy Trần Vị Đông dạy văn thuở nhỏ cho ông là người rất thương yêu tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo,một tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ. Kim Dung năm tám tuổi lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, thì rất say mê, sau đó thường hứng thú sưu tầm tiểu thuyết thể loại này. Kim Dung năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Ông tuy học xa nhà những ham đọc sách và vẫn đứng đầu lớp. Kim Dung viết cuốn sách đầu tiên lúc ông 15 tuổi là cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cẩm nang luyện thi, được nhà sách chính quy xuất bản. Kim Dung khi học bậc Cao trung lại soạn sách Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách này của Kim Dung in ra bán rất chạy, đem lại cho ông nhuận bút tốt .
Kim Dung thời học việc và khởi đầu nghiệp văn. Ông năm 16 tuổi đã viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này rất tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Tác phẩm Cuộc du hành của Alice tuy gây tai hại cho Kim Dung nhưng đã cho thấy sức ảnh hưởng của một tác phẩm văn chương làm mất mặt của một bộ phận người thực trong xả hội bị văn chương đưa nguyên mẫu nhân vật ra dư luận làm trò cười ảnh hưởng to lớn. Kim Dung sau đó chuyển đến học trường Cù Châu, nhưng tại trường này cũng có những quy định rất bất công, thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh nhưng học sinh không được quyền phê bình thầy giáo. Kim Dung đang học năm thứ hai tại trường đã viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, giới học sinh tranh nhau đọc và Ban Giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo tác giả bài báo do sự hâm mộ mà không biết tác giả chỉ là một học sinh. Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, Ban Giám hiệu trường quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ. Tại học viện chính trị Trung ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Kim Dung có lần đã viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường, và đây là lần thứ hai trong đời ông bị đuổi học lúc ông 19 tuổi.
Kim Dung thời làm việc tại Thư viện Trung ương và nông trường Trương Tây. Ông xin việc tại Thư viện Trung ương và mỗi ngày sống chung với sách quý làm bạn hiền nên kiến thức lịch sử văn hóa Trung Quốc của ông nhờ vậy được uyên thâm vững chắc lạ thường. Ông đọc nhiều cổ văn Trung Quốc và thế giới, các tác phẩm văn chương danh tiếng như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những tác gia và tác phẩm nổi tiếng đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông sáng lập Thái Bình Dương tạp chí, nhưng chỉ ra được số đầu đến số thứ hai thì nhà xuất bản không chịu in nên tờ báo đầu tiên của ông thất bại nhưng ông trãi nghiệm được sự biên tập và xuất bản báo chí. Sau thất bại này, năm 1944 Kim Dung đến làm việc tại nông trường Tương Tây rất hẻo lánh. Đến năm 1946, ông không chịu nổi sự cô tịch nên xin thôi việc. Người chủ nông trường không cản được đành tiễn ông bằng một bữa cơm thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông trở về quê cũ Hải Ninh, cha mẹ ông thấy ông không việc làm nên rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm đi lập nghiệp.
Kim Dung thời làm báo. Năm 1946 Kim Dung từ biệt gia đình đến Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết và dịch thuật. Sau đó ít lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế. Năm 1948, Kim Dung được tòa soạn của tờ Đại công báo cử sang làm việc dịch tin quốc tế cho trang phụ bản của báo này tại Hồng Kông. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi và được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên Đỗ Trị Phân của ông rất xinh đẹp. Năm 1950, gia đình của Kim Dung bị quy thành phần địa chủ trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, cha ông bị đấu tố. Vợ ông Đỗ Trị Phân không chịu sống ở Hồng Kông, đòi trở về gia đình bên mẹ và không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn lúc ông 27 tuổi. Năm 1952, Kim Dung sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, Kim Dung rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất và gặt hái được nhiều thành công đáng kể.
Kim Dung với 15 bộ tiểu thuyết lớn. Kim Dung từ ngày vào làm Tân Văn Báo, đã quen thân với Lương Vũ Sinh và La Phù được hai người ủng hộ và giúp đỡ. Kim Dung năm 1955 bắt đầu viết truyện võ hiệp Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo lấy bút danh là Kim Dung chiết tự từ chữ “Dung” tên thật của ông, nghĩa là “cái chuông lớn”. Kim Dung và Lương Vũ Sinh sau tác phẩm này được dư luận chú ý và dần được xem như hai người khai sinh ra Tân phái tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó ông chuyên tâm viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa. Năm 1959, Kim Dung cùng với Trầm Bảo Tân bạn học phổ thông sáng lập Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua các bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Minh Báo đã theo ông lâu dài từ đấy cho đến khi ông kết thúc sự nghiệp sáng tác. Năm 1972, Kim Dung sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, đă chính thức nghỉ hưu.
Tác phẩm của Kim Dung có tổng cộng 15 truyện trong đó có 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo. Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự. Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l’Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge.
Kim Dung 45 năm hiệu đính và nâng cấp tác phẩm.. Kim Dung từ năm 1973 bắt đầu biên tập chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình hoàn chỉnh và in thành sách năm 1979. Sau đó hầu hết các tác phẩm in sách đều được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm 1973, Kim Dung tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc. Kim Dung sau lần li hôn với người vợ đầu đã kết hôn lần thứ hai vào năm 1953 và có bốn người con với hai trai và hai gái. Sau cái chết đột ngột của con trai trưởng tháng 10 năm 1976, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả, ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó. Năm 1993, ông thôi chức chủ bút, bán tất cả cổ phần trong Minh Báo lúc ông 70 tuổi. Năm 1999, ông đã phải chịu một cuộc tấn công giễu cợt của báo chí Trung Quốc phát hành tại Bắc Kinh chỉ trích tiểu thuyết của ông là kiếm hiệp “kinh nghiệm tồi tệ” của bạo lực vô nghĩa và tỏ tình kiểu nam nhi . Đó có thể là một nỗ lực để giảm nhẹ tình trạng tác phẩm bán chạy nhất của Kim Dung với người đọc của Trung Quốc lục địa. Chính quyền Đài Loan cấm các tác phẩm Kim Dung vì coi hình tượng văn học của ông là ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Hiện tượng Kim Dung” với sự lên ngôi của Kim Dung được coi như là sự thắng thế của dòng văn học thông tục giải trí thực dụng kiểu fast food. Các tác phẩm của Kim Dung hiện giờ mặc dầu không bị cấm nữa nhưng vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều. Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên Long Bát Bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành hơn một trăm bộ phim, chương trình truyền hình, truyện tranh và trò chơi. Kim Dung đã nhúng sâu sắc phong cách và những quan tâm của ông vào truyền thông cảnh quan của Trung Quốc hiện đại. Năm 2010, Kim Dung đã giành được học vị tiến sĩ từ St John College, Cambridge, cho một luận án mang tên “The Imperial Succession in Tang China, 618-762” (Sự kế vị hoàng gia thời Đường Trung Quốc, 618-762). Học bổng Kim Dung “Nghiên cứu phương Đông” của Trường Đại học danh tiếng St Johns, College, Cambridge đã được khánh thành vào năm 2016 do sự tài trợ hào phóng của cựu sinh viên nổi tiếng Kim Dung. Ông mất chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.
KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI
Goodreads là một trang mạng xã hội tuyệt vời dành cho người đọc sách. “Không cần phải suy nghĩ mình sẽ đọc gì, phải mua sách nào, hay cuốn nào đang bán chạy. Bạn chỉ cần lướt qua: Những tựa sách hay nhất năm do cộng đồng Goodreads bình chọn để tìm được câu trả lời”. Goodreads đã giới thiệu về Kim Dung như sau: “Kim Dung, GBM, OBE (sinh ngày 06 tháng 2 năm 1924), tốt hơn được biết đến với bút danh của ông Jin Yong (金庸, đôi khi đọc và / hoặc viết là “Chin Yung”), là một nhà văn Trung Quốc. với ngôn ngữ hiện đại. Ông đồng sáng lập tờ Minh Báo hàng ngày Hồng Kông vào năm 1959 và ông là chủ bút đầu tiên của tờ báo này. Tiểu thuyết Kim Dung là chất liệu tuyệt vời cho những bộ phim võ thuật với tinh thần nghĩa hiệp được phát hành rộng rãi trong các khu vực nói tiếng Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á và Hoa Kỳ. 15 tác phẩm của Kim Dung viết từ năm 1955 đến năm 1972 đã giành được danh tiếng ông là một nhà văn võ hiệp xuất sắc nhất. Kim Dung hiện là tác giả Trung Quốc có sách bán chạy nhất lúc còn sống, hơn 100 triệu bản sao tác phẩm của ông đã được bán trên toàn thế giới (không bao gồm lượng không rõ các bản in lậu). Công trình của Kim Dung đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Indonesia. Ông có rất nhiều người hâm mộ nước ngoài, do có nhiều sự chuyển thể các tác phẩm của ông sang ngôn ngử khác, vào phim nhựa, phim truyền hình, truyện tranh và trò chơi video“.
Kim Dung ở Việt Nam.
Tác phẩm Kim Dung trước năm 1975 chủ yếu được lưu hành ở miền Nam. Truyện Kim Dung tạo nên cơn sốt rộng rãi đầu tiên là bản dịch của Từ Khánh Phụng với Cô gái Đồ Long (dịch Ỷ thiên Đồ long ký), đăng trên báo Đồng Nai năm 1961. Trước đó, một số bản dịch cũ như Bích huyết kiếm của Từ Khánh Phụng (báo Đồng Nai), Anh hùng xạ điêu của Đồ Mập (báo Dân Việt), Thần điêu đại hiệp (Thần điêu hiệp lữ) của Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử (báo Mới) tuy có phát hành nhưng chỉ được coi là truyện kiếm hiệp giải trí rẻ tiền. Dịch giả truyện Kim Dung tài hoa nhất là Hàn Giang Nhạn với các bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký… với câu văn thanh thoát tự nhiên, sinh động đã làm cho loại sách kiếm hiệp này được nhiều người đọc hơn. Một số nhà văn nổi tiếng thời đó như Bùi Giáng, Bửu Ý, Nguyên Sa, Đỗ Long Vân đã tham gia bình luận Kim Dung. Nguyên Sa đánh giá cao các tác phẩm Kim Dung.
Đỗ Long Vân có bài viết Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung rất ấn tượng. Cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung cố tìm ra câu giải đáp cho cái gọi là “hiện tượng Kim Dung” ở khắp miền Nam Việt Nam thời ấy. Tập sách phân tích sâu về võ công, nội lực, tính cách nhân vật và những triết lý ẩn chứa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1967 in tại nhà in Trình Bày, Sài Gòn.
Bùi Giáng tỏ ra rất khâm phục Kim Dung và tâm đắc với kiến giải của Đỗ Long Vân, ông nhắc tới cuốn sách này trong bài luận kiếm hiệp của ông như là một đỉnh cao khó vươn tới. Bùi Giáng viết về Đỗ Long Vân trong “Thi ca tư tưởng”: “Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương.Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn “Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta” để đọc lại nhiều lần”…
Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách cấm cùng với các tác gia kiếm hiệp khác như Cổ Long, Trần Thanh Vân… với lý do “văn hóa đồi trụy phản động”. Tuy nhiên, các bản sách cũ vẫn được lén lút lưu giữ và được nhiều người truyền tay đọc. Trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dịch giả Nguyễn Duy Chính (một Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, ngành Quản lý và Ứng dụng khoa học máy tính mê sử Việt) được xem là người có các bản dịch với chất lượng dịch tốt, điển hình như các bản dịch Thiên long bát bộ và Ỷ thiên Đồ long ký (lưu truyền trên Internet). Nguyễn Duy Chính cũng viết một số khảo luận về các yếu tố văn hóa Trung Hoa trong tác phẩm của Kim Dung và về triều đại Quang Trung với lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.
Đầu thập niên 1990, với chủ trương Đổi mới, chính quyền Việt Nam giảm bớt sự cấm đoán gắt gao với văn hóa văn nghệ. Một số phim và sách võ hiệp cũ được phát hành lại. Để dễ xin phép xuất bản, thoạt tiên sách không ghi đúng tên tác giả mà lấy các bút danh khác như Nhất Giang, về sau mới ghi đúng tên Kim Dung, Cổ Long. Nhà xuất bản Quảng Ngãi đã tích cực phát hành lại sách võ hiệp cũ. Thêm vào đó, sự phát triển của Internet giúp các bản dịch cũ lưu truyền rộng rãi, ban đầu dưới dạng scan từng trang sách, sau đó là dạng văn bản do những người hâm mộ gõ lại.
Công ty Văn hóa Phương Nam là công ty đầu tiên mua bản quyền dịch tác phẩm võ hiệp của Kim Dung. Từ năm 1999, Phương Nam đã mua được bản quyền dịch tác phẩm của Kim Dung, thông qua thương lượng trực tiếp với nhà văn. Từ năm 2001, toàn bộ tác phẩm võ hiệp của Kim Dung lần lượt được dịch lại và phát hành ở Việt Nam theo các bản hiệu đính mới nhất. Các dịch giả gồm có Cao Tự Thanh, Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Hoàng Ngọc (Huỳnh Ngọc Chiến).
Nhà văn Vũ Đức Sao Biển là tác giả của những bài khảo luận về Kim Dung, đăng trên tập san Kiến thức ngày nay, sau in thành bộ Kim Dung giữa đời tôi gồm 6 tập, có tựa đề
Kiều Phong – Khát vọng của tự do
Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân
Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo
Thanh kiếm và cây đàn
Nhân vật Kim Dung nhìn qua lăng kính pháp luật.
Những vụ án kinh điển trong tiểu thuyết Kim Dung
Tác phẩm luận bàn về những bộ sách võ hiệp của Kim Dung từ những góc nhìn riêng sắc sảo và thú vị đến phong cách xây dựng nhân vật của tác giả về những nhân vật, những tình tiết đặc sắc trong bộ truyện: võ công, tình yêu, rượu, âm nhạc đến pháp luật…
Nhà văn Vũ Đức Sao Biển đánh giá: “Kim Dung là nhà văn lớn phương Đông thế kỷ XX. Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đấn địa lý, lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo… hoàn chỉnh một cách vô song. Tiếc thay một nhà văn như vậy là chưa có tên trong những nhà văn được nhận giải Nobel văn học. Nhưng dù gì đi nữa, những nhà văn khác cũng đã học tập được từ Kim Dung nhiều kinh nghiệm tiểu thuyết. Ông xứng đáng là nhà văn bậc thầy của những bậc thầy trong thế kỷ chúng ta.”
Đọc “Kim Dung giữa đời tôi” với những khảo luận thật sâu sắc, tinh tế của nhà văn Vũ Đức Sao Biển thấu hiểu Kim Dung làm ta liên tưởng tới nhận xét của Pam Brown:”Ta đọc sâu sắc hơn, nhớ chính xác hơn, thưởng thức sự việc với niềm thích thú hơn nếu ta có được một người bạn cùng chia sẻ“. (We read more deeply, remember more clearly, enjoy events with greater pleasure if we have a friend to share with. * Pam Brown, from “Essays Friendship”) . GSTS. Nguyễn Tử Siêm viết: Đây là tâm sự của nhà hoạt động thi ca người Úc đã có nhiều giải thưởng danh giá. Pam Brown là nữ thi sĩ, bà cảm nhận tình bạn thật tinh tế. Mình thích cái cách biểu thị giản dị và chân thành này.
Đọc Kim Dung trong ngày mới thật thú vị
Kim Dung là một trí tuệ lớn. Ông không chỉ là nhà văn ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc đương đại mà còn ảnh hưởng sâu rộng tâm thức nhiều người Việt và các nước, ông cảnh báo nhiều bài học sâu sắc, gợi mật ngữ không dễ thấy.Kim, Vương, Lâm, Mạc bạn thích ai? Trong nền văn học Trung Quốc hiện đại, tôi thích nhất Kim Dung, kế đến là Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn.
Vương Mông là giáo sư danh dự rất được kính trọng ở Trung Quốc hiện nay. Khối lượng tác phẩm khổng lồ của ông trên 10 triệu chữ gồm tiểu thuyết, bình luận, tản văn, thơ mới và thơ cổ thể, tạp văn được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên khắp thế giới. Vương Mông đã trãi nghiệm thực tiễn đầy sống gió, chông gai của cuộc đời và minh triết cuộc sống đã giúp ông về đích thắng lợi. Ông đúc kết trong tác phẩm tinh hoa nhân loại “Triết lý nhân sinh của tôi” (Phạm Tú Châu dịch, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam 2009). Đó là cẩm nang về cách sống thung dung phúc hậu.
Lâm Ngữ Đường là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được xem là người có công lớn trong việc giới thiệu văn hóa Trung Quốc ra thế giới qua những tác phẩm viết bằng tiếng Anh, bàn về nghệ thuật, văn hóa và nhân sinh quan của người Trung Quốc. Lâm Ngữ Đường sinh ở vùng rừng núi thị trấn Ban Tử thuộc Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Số phận của ông sớm được giáo huấn bằng đức tin Cơ Đốc sau đó đến với Khổng giáo và Phật giáo và cuối đời lại trở về với Kinh Thánh. Ông sang Mỹ học chương trình bán phần tiến sĩ ở Đại học Harvard lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ ở Đức về dạy văn chương Anh ở Bắc Kinh sau năm 1928 sang Mỹ dịch sách viết sách sáng chế, sau đó về làm Viện trưởng Đại học ở Singapo, cuối đời cùng vợ con về sống và viết về văn hóa ẩm thực ở Đài Loan từ năm 1965 cho đến lúc mất năm 1976. Đời ông là một vòng tròn viên mãn của một trí tuệ lớn biết dồn tâm huyết cả đời người để đưa văn hóa Trung Quốc ra thế giới.
Mạc Ngôn nhà văn Trung Quốc đã đoạt giải Nobel Văn học năm 2012. Đó là lần đầu tiên văn học Trung Quốc chạm tay tới giải thưởng Văn học danh giá nhất thế giới sau lịch sử 111 năm phát sinh giải thưởng này .Ba tác phẩm nổi bật của Mạc Ngôn là “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ” và “Cây tỏi nổi giận”. Dịch giả Trần Đình Hiến cho rằng hai đặc điểm chính giúp tác phẩm Mạc Ngôn giành giải Nobel đó là nội hàm văn hóa bản địa và tính nhân loại cao. Bài viết của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên “Sự sinh, sự chết và sự sống ” giúp ta tiếp cận “Báu vật của đời”. Tôi cũng thích Mạc Ngôn, Vương Mông và Lâm Ngữ Đường nhưng Kim Dung ảnh hưởng sâu đậm hơn.
Kim Dung thích ai nhất trong tác phẩm của chính ông?
Kim Dung thích nhất nhân vật Hoàng Lão Tà, Đoàn Dự và Quách Tương. Ông tâm đắc nhất tác phẩm chính của ông là Lộc Đỉnh Ký với Thiên long bát bộ. Phim chuyển thể tác phẩm ông ưng ý nhất là “Thần điêu đại hiệp”.
Kim Dung trong ngày mới
VTV2 tối nay đang chiếu tiếp “Thiên Long bát bộ” sau trận đấi nổi tiếng nhất ở Thiếu Lâm Tự trên núi Thiếu Thất. Tôi hỏi Hoàng Long: Tên sách và phim vì sao gọi là Thiên Long bát bộ. Thiên long là đâu và bát bộ là gì? Con thích nhất nhân vật nào trong Thiên Long bát bộ và vì sao? Tôi đưa ra chủ kiến của riêng mình:
Thiên Long là ngọn núi thiêng của tuyệt kỹ Nhất dương chỉ và Cửu Âm Chân Kinh. Bát bộ gồm bộ thứ nhất là Nhất dương chỉ’ “nếu chưa thuần thục thì chỉ nên chỉ tay một ngón đừng ham chỉ tay năm ngón mà hại vào thân”. Bộ thứ hai là lăng ba vi bộ, gặp địch quá mạnh thì cần nhanh “tam thập lục kế tâu vi thượng sách” mà quần thảo với chúng. Bộ thứ ba là Hấp công đại pháp hút kiệt tinh hoa của địch. Bộ thứ tư là hấp thụ kháng thể để không bị diệt bởi bò cạp rết độc dơi độc như Covid19 hiện nay. Bộ thứ năm là hóa giải quan hệ nữ nhân như ví dụ của Đoàn Dự Mộ Dung Phục và Hư Trúc. Bộ thứ sáu là quan hệ thầy trò như Đoàn Dự Hư Trúc với các bậc Thầy cao thủ. Bộ thứ bảy là quan hệ Với bạn quý như Đoàn Dự với Kiều Phong và Hư Trúc. Bộ thứ tám là vô chiêu với hữu chiêu như Đoàn Dự với Quốc sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí . Đoàn Dự là nhân vật yêu thích nhất . Kiến giải là tùy theo hạnh ngộ và sự yêu thích của từng người