Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2017
Toàn hệ thống 8269
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 18 THÁNG 7
Hoàng Kim
CNM365
Hoàng Thành; Đêm Yên Tử; Câu chuyện ảnh tháng Bảy. Hà Nội thủ đô Việt Nam  Ngày 18 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Ngày 18 tháng 7 năm 1918, ngày sinh Nelson Mandela , tổng thống Cộng hòa Nam Phi (mất năm 2013). Nelson Mandela là con người huyền thoại của châu Phi, ông sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918, mất ngày 5 tháng 12, 2013. Ông làm Tổng thống Nam Phi 5 năm từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Nelson Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do và trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.Tại Nam Phi, Mandela được biết tới như là một già làng với tước hiệu cao quý Madiba, mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993. Ngày 18 tháng 7 năm 1933, ngày sinh nhà thơ Nga Yevgeny Yevtushenko là một trong những nhà thơ lớn nhất của Nga trong thế kỉ 20 ;  Bài chọn lọc ngày 18 tháng 7: Hoàng Thành; Đêm Yên Tử; Câu chuyện ảnh tháng Bảy. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-7/;

HOÀNG THÀNH
Ngọc Phương Nam
Hoàng Kim

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành (**)
Đất trời xanh
Yên Tử …

(**) Hoàng Thành 30 Hoàng Diệu Võ Miếu Việt Nam

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Kinh đô Thăng Long suốt các triều đại Lý Trần là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Thời Lê Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đã thiên đô về Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô và đổi Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 kéo dài tới năm 1428.

Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô trở  lại vị thế kinh thành. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng. Năm 1430, Đông Đô được đổi tên thành Đông Kinh, đến năm 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Phủ doãn là chức đứng đầu bộ máy hành chính thời ấy.

Hội thề Đông Quan là tên gọi của một sự kiện diễn ra ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (tức ngày 10 tháng 12 năm 1427), tại thành Đông Quan, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông Hai bên lập lời thề rằng sau sự kiện này, bên quân Minh do Vương Thông làm chủ tướng lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh. Sau sự kiện này, cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, nước Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ.

Trước hội thề Đông Quan, năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã chiếm được vùng đất đai rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào phía nam, bao vây, cô lập thành Nghệ An và thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 8, năm 1426, Lê Lợi sai ba cánh quân tiến ra bắc, thắng trận liên tiếp thế như chẻ tre. Trần Trí tướng giữ thành Đông Quan phải cầu viện binh, hai tướng Lý An, Phương Chính từ Nghệ An đem quân về cứu Đông Quan. Vua nhà Minh cũng sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang tiếp viện, hội quân ở Đông Quan hơn 10 vạn quân. Tháng 10 năm 1426 Vương Thông bị đánh bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, Vương Thông rút vào Đông Quan cố thủ. Vương Thông thế cùng muốn hòa, sau đó lại thay đổi ý định, đào hào, đắp lũy, gọi thêm viện binh. Năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh 5 vạn quân chia làm hai đường cứu viện. Cánh quân Liễu Thăng bị đánh bại, Mộc Thạnh sợ hãi bỏ chạy. Vương Thông thế cùng phải mang thư đến nghĩa quân Lam Sơn cầu hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản. Vương Thông xin giảng hòa nhưng bất ngờ đem hết quân trong thành ra đánh. Nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo tới ổ phục binh thì bị đánh tan. Vương Thông ngã ngựa suýt bị bắt, phải rút vội về thành. Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân đến cửa Nam thành đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi thân đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan. Quân Minh chỉ dám ở trong thành không dám ra. Vương Thông và Sơn Thọ bị vây cùng quẫn, lại xin hòa. Quốc dân đã bị cực khổ về sự quân Minh cai trị tàn ngược, và giận về sự tráo trở, xin cho đánh gấp, giết cho bằng hết. Lê Lợi đáp: “Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn.” (Đại Việt thông sử). Lê Lợi nói rồi cho hòa giải, lệnh cho lộ Bắc Giang và Lạng Giang tu sửa đường sá để quân Minh về nước, sai Nguyễn Trãi soạn tờ biểu, lấy lời Trần Cảo là dòng dõi vua Trần, xin được làm vua. Nghĩa quân đưa thư trả lời Vương Thông, dùng Lê Quốc Trinh và Lê Nhữ Trì làm con tin. Lê Lợi sai con trưởng Lê Tư Tề và Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin. Nhà Minh sai Sơn Thọ và  Mã Kỳ đến dinh Bồ Đề làm con tin.

Sau hội thề Đông Quan, Lê Lợi ra lệnh cấp cho cánh quân thủy do Mã Kỳ và Phương Chính nhận lãnh 500 chiếc thuyền và lương thảo, cánh đường bộ do Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận cấp cho hai nghìn cổ ngựa và lương thảo. Hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Ngày 12 tháng 12, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng. Ngày 17 tháng 12 Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình. Vương Thông về đến Long Châu, vua Minh đã liệu trước bọn Vương Thông cùng quẫn, việc đã đến thế, không làm thế nào được nữa, đành sai bọn La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo là An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, việc triều cống theo lệ cũ năm Hồng Vũ, cho sứ thần đi lại. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được hồi hương an toàn.

Tác phẩm Bình Ngô đại cáo viết rằng: “Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng /Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng / Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh / Mã Kỳ , Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,/ Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run./ Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng / Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức/ Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay…”

(***)
Ngọc Phương Nam Nguyễn Chu Nhạc Hoàng Kim đối họa ngày 17 5 2013; Trịnh Tuyên Hoàng Kim đối họa ngày 20 3 2014

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa
chờ nhau
ai
nhớ ai …

Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mỏi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi ai
lặng lẽ
hoài …

(Ngọc Phương Nam, hè 2013)

TỰ SỰ
Chunhac Nguyen


Người về
phương ấy
xa
lăm lắm
để lại
mình tôi
với mùa hè,
nắng
tuy chưa gắt
nhưng dai dẳng
của nỗi chờ trông
nắng
sắt se…

Chẳng biết
bao giờ
người
trở lại
bồi hồi
ngõ nhỏ
tĩnh lặng
xưa,
hiu hắt
nắng chiều
xiên
quán lá,
điệu nhạc
ai
sầu
da diết
đưa…

(Bình Dương . hè 2011)

KÊNH ÔNG KIÊT GIỮA LÒNG DÂN
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.

CHÙA MỘT CỘT NGÀN NĂM VĂN HIẾN
Hoàng Kim

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình
Thung dung tìm đến an lành
Gương trời hồn Việt tinh anh giống nòi.

Đường trần bước tới thảnh thơi
Về nơi tịch lặng nghe hơi thở thiền
Cúi đầu trước đấng thiêng liêng
Ngàn năm tích cũ hóa duyên cầu Người

An nhiên minh triết giữa đời
Bình yên cao quý mọi thời nước non
Ân tình tiếng mẹ ru con
Giấc mơ hạnh phúc lòng son đá vàng.

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình …

ĐÊM YÊN TỬ
Hoàng Kim

Đêm Yên Tử là trãi nghiêm quý giá nhất đời tôi. Hôm nay, đọc lại và suy ngẫm

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khuyến khích tôi viết về Đêm Yên Tử. Tôi cũng tự nhận thấy, đây là một trong những trãi nghiệm quý giá nhất đời mình nhưng mãi đến nay mới tỉnh thức được đôi điều. Hôm trước tôi đã phác thảo bài này trong “Sách Nhàn đọc dấu câu có câu không” và phác thảo Đêm Yên Tử trên facebook Notes. Nay nhân đọc “Gai và Hoa” (1) của Thu Nguyệt và họa vần “Dịu dàng hoa cỏ” (
Thu Nguyệt VN) , một tấm lòng nhân hậu và cây bút vàng rất được yêu thích một thời ở báo Tuổi trẻ và nay “tu tại tâm” làm những công việc mẫu mực thầm lặng hoa cỏ đời thường Tâm Minh giáo dưỡng trẻ thơ. Tôi xin chép về đây Đêm Yên Tử để trò chuyện cùng thầy bạn.

@Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của Hoàng Kim cũng sẽ làm cho Yên Tử phong phú thêm đấy. ( * Phản hồi từ:
TRẦN ĐĂNG KHOA [Bạn đọc] http://Blogtiengviet.net/Lão Khoa 30.09.11@07:28)

Cảm ơn Trần Đăng Khoa đã khuyến khích mình viết về Yên Tử. Hôm trước Bùi Anh Tấn, tác giả của cuốn sách Đàm đạo về Điếu Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) 405 trang, được nhiều người yêu thích, cũng đã khuyến khích mình như ý của Khoa . Mình sẽ cố gắng và rất mong được sư góp ý thẩm định của các bạn.

ĐÊM YÊN TỬ NGHĨ VỀ CÔN SƠN

Tôi viết cảm nhận này trực tiếp trên trang mạng của Khoa . Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Tôi đang đánh máy bài thơ Em kể chuyện này chưa kịp lưu thì cảm nhận của Khoa hiện ra: “@Hoang Kim. Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ Xuân Diệu. Động tác và tính cách là rất chuẩn. Xuân Diệu đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học”.

Hãy khoan, Khoa ơi để mình kể bạn nghe chuyện Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn nhé. Mình ám ảnh chuyện này quá. Chuyện này ví như: Sự ghi ơn người khai sinh chữ quốc ngữ; Nguyễn Du đâu chỉ đại thi hào; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn; Bác có nhầm lẫn kẻ phi thường; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Tâm linh đọc lại và suy ngẫm … Đó đều là những bí ẩn lịch sử cần người minh triết để thấu hiểu để trao lại… Mình nếu như không viết được vào ô cảm nhận này, vào chính thời điểm này thì hình như ít người hiểu thấu. Đêm Côn Sơn của Khoa là đêm lạ lùng !

Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn là đêm thiêng kỳ lạ. “Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử. Để thấm hiểu đức Nhân Tông. Ta thành tâm đi bộ . Lên tận đỉnh chùa Đồng. Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc.” Hình như bí ần của Nhân Tông và Nguyễn Trãi đã mách Khoa ở Đêm Côn Sơn và đã gợi cho mình nhìn thấy một chút dấu hiệu nhận biết để mách cho Khoa và chính mình ghi lại. Thơ văn Lý Trần, Lê, Mạc, đặc biệt là các tác gia Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Du đều cần những chuyên luận kỹ.

Năm trước khi “Chân dung và đối thoại” vừa mới ra lò. Mình nhớ cái chi tiết của Khoa khi nói về Đêm Côn Sơn trong đó có bốn câu:

“Ngoài thềm rơi cái lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm.
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền”.

Khoa viết rằng Xuân Diệu khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế, và Xuân Diệu đã thay một chữ “nghĩ” cho chữ “sợ”mà ông Bụt hóa thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Sự thẩm thơ tinh tưởng của Xuân Diệu là vậy. Ông chỉ thay đổi một chữ mà bài thơ biến đổi cả thần thái. Chữ “nghĩ “ này hay tương tự chữ “đi” trong câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” làm đổi thần thái câu thơ “Trôi như giọt lệ giữa không trung” mà Khoa đã bình luận. Mình muốn bình thêm cái ý “thần đồng” nghĩa là “tuổi nhi đồng mà làm được những điều như có thần mách bảo”. Khoa né tránh bình luận chuyện này và viết “bây giờ thì y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo, vậy mà y vẫn phải còng lưng , ý ạch vác cái cây thánh giá ở lứa tuổi trẻ con.” Thực ra, phải nhìn nhận rằng Khoa có những câu thơ rất quý và rất lạ , lúc trẻ con mà đã viết được những câu “thần đồng” như trên mà người lớn không thể viết nổi.

Mình đã có cảm giác thật kỳ lạ khi một mình lúc ba giờ khuya ngồi ở dưới chân Bụt Trần Nhân Tông nơi vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng. Nơi đó và giờ đó là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái – một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín – cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, ngồi một mình trong đêm lạnh, đúng nơi và đúng vào khoảng ba giờ khuya lúc đức Nhân Tông mất, mình lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ ngồi nghiêm ngồi yên bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu mình bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ Yên Tử “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng trong thinh không thăm thẳm vô cùng.

Bài thơ chiêu tuyết Nguyễn Trãi “đêm Côn Sơn” của Khoa chính hợp với sự kiện này. Tôi phục Khoa quá! Khoa ơi, hãy tin tôi đi. Những câu thơ thần đồng sức người không viết được. Khoa đã may mắn chạm được mạch tâm linh dân tộc, như tiếng đàn bầu ngân lên từ ruột trúc, mới viết được những câu thơ hay và lạ đến thế. Khoa ngẫm xem những câu thơ sau đây của Nguyễn Trãi tả Bình minh trên Yên Tử thật đúng là thần bút: “Non thiêng Yên Tử, đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung.” Nguyễn Trãi viết thơ trên đỉnh Yên Tử lúc ban mai. Vậy Người leo núi từ khi nào? Đi từ hôm trước hay đi từ lúc nửa đêm như đức Nhân Tông? E chỉ có Yên Tử trả lời.

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

* Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Thơ Nguyễn Trải
(2) Bản dịch thơ
Hoàng Kim

Nửa đêm, ngày Mồng một tháng Mười một năm Mậu Thân (1308), sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”.

TRÚC LÂM YÊN TỬ VÀ NGHÊ VIỆT

“Thầy còn dạo bước cõi tiên. Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn. Mang cây lộc trúc về Nam ken dày phên giậu ở miền xa xôi”. Tôi ngưỡng vọng đức Nhân Tông nên mang Trúc Lâm về trồng ở đất phương Nam và cảm khái viết bài thơ Ngọc phương Nam (Am Ngọa Vân) đối họa với Thuyền độc mộc.

Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Đó là những kết quả, tư liệu và bằng chứng khoa học thu được qua quá trình điều tra, khảo sát của Nguyễn Vân Anh ở Viện Khảo cổ học, với tư cách là người trực tiếp tham gia cuộc điều tra nghiên cứu quần thể di tích Ngoạ Vân và Hồ Thiên, xã Bình Khê, Đông Triều Quảng Ninh.

Thuyền độc mộc, Ngọc phương Nam

Thuyền độc mộc
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc! Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

Ngọc phương Nam
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Vị Thiền sư Trúc Lâm Yên Tử hỏi và tôi trả lời: “- Người đi đâu tối qua? – Con trở về tự thân. – Người thấy gì đêm thiêng? – Con ngộ khi ngày mới. – Đêm Yên Tử là bài học lớn – Tình yêu cuộc sống thật kỳ diệu. Nghê Việt là rồng thiêng ẩn ngữ. Sách Nhàn đọc dấu lúc có lúc không”. YênTử là hình ảnh không lời. Trúc Lâm Yên Tử là tìm lại chính mình.

Đọc lại và suy ngẫm “Sách nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG”. Thời nhà Tùy, sách vở chưa có dấu chấm câu. Bình thường vì không có dấu chấm nên một câu văn thường xuất hiện nhiều loại nghĩa khác nhau. Trịnh Ngôn Khánh đọc Luận Ngữ đành sắp xếp lại đặt dấu câu vào trong đó. “Soán Đường là sách mới của tác giả Canh Tân trên trang đọc truyện online. Sống trong thời loạn thế, thân thế khó bề phân biệt. Trong lòng ta không hướng tới phú quý nhưng không biết vì sao phú quý lại liên tục xuất hiện. Đây là một câu chuyện một người hiện đại xuyên Việt về Tùy Đường“. Hoàng Kim đọc chơi trang sách, chợt dưng lại nhớ về đời Trần và đức Nhân Tông “Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa, buồn thôi lại về“. “Sách nhàn đọc

CHÀO NGÀY MỚI 18 THÁNG 7
Hoàng Kim
CNM365
Hoàng Thành; Đêm Yên Tử; Câu chuyện ảnh tháng Bảy. Hà Nội thủ đô Việt Nam  Ngày 18 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Ngày 18 tháng 7 năm 1918, ngày sinh Nelson Mandela , tổng thống Cộng hòa Nam Phi (mất năm 2013). Nelson Mandela là con người huyền thoại của châu Phi, ông sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918, mất ngày 5 tháng 12, 2013. Ông làm Tổng thống Nam Phi 5 năm từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Nelson Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do và trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.Tại Nam Phi, Mandela được biết tới như là một già làng với tước hiệu cao quý Madiba, mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993. Ngày 18 tháng 7 năm 1933, ngày sinh nhà thơ Nga Yevgeny Yevtushenko là một trong những nhà thơ lớn nhất của Nga trong thế kỉ 20 ;  Bài chọn lọc ngày 18 tháng 7: Hoàng Thành; Đêm Yên Tử; Câu chuyện ảnh tháng Bảy. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-7/;

HOÀNG THÀNH
Ngọc Phương Nam
Hoàng Kim

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành (**)
Đất trời xanh
Yên Tử …

(**) Hoàng Thành 30 Hoàng Diệu Võ Miếu Việt Nam

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Kinh đô Thăng Long suốt các triều đại Lý Trần là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Thời Lê Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đã thiên đô về Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô và đổi Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 kéo dài tới năm 1428.

Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô trở  lại vị thế kinh thành. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng. Năm 1430, Đông Đô được đổi tên thành Đông Kinh, đến năm 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Phủ doãn là chức đứng đầu bộ máy hành chính thời ấy.

Hội thề Đông Quan là tên gọi của một sự kiện diễn ra ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (tức ngày 10 tháng 12 năm 1427), tại thành Đông Quan, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông Hai bên lập lời thề rằng sau sự kiện này, bên quân Minh do Vương Thông làm chủ tướng lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh. Sau sự kiện này, cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, nước Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ.

Trước hội thề Đông Quan, năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã chiếm được vùng đất đai rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào phía nam, bao vây, cô lập thành Nghệ An và thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 8, năm 1426, Lê Lợi sai ba cánh quân tiến ra bắc, thắng trận liên tiếp thế như chẻ tre. Trần Trí tướng giữ thành Đông Quan phải cầu viện binh, hai tướng Lý An, Phương Chính từ Nghệ An đem quân về cứu Đông Quan. Vua nhà Minh cũng sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang tiếp viện, hội quân ở Đông Quan hơn 10 vạn quân. Tháng 10 năm 1426 Vương Thông bị đánh bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, Vương Thông rút vào Đông Quan cố thủ. Vương Thông thế cùng muốn hòa, sau đó lại thay đổi ý định, đào hào, đắp lũy, gọi thêm viện binh. Năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh 5 vạn quân chia làm hai đường cứu viện. Cánh quân Liễu Thăng bị đánh bại, Mộc Thạnh sợ hãi bỏ chạy. Vương Thông thế cùng phải mang thư đến nghĩa quân Lam Sơn cầu hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản. Vương Thông xin giảng hòa nhưng bất ngờ đem hết quân trong thành ra đánh. Nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo tới ổ phục binh thì bị đánh tan. Vương Thông ngã ngựa suýt bị bắt, phải rút vội về thành. Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân đến cửa Nam thành đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi thân đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan. Quân Minh chỉ dám ở trong thành không dám ra. Vương Thông và Sơn Thọ bị vây cùng quẫn, lại xin hòa. Quốc dân đã bị cực khổ về sự quân Minh cai trị tàn ngược, và giận về sự tráo trở, xin cho đánh gấp, giết cho bằng hết. Lê Lợi đáp: “Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn.” (Đại Việt thông sử). Lê Lợi nói rồi cho hòa giải, lệnh cho lộ Bắc Giang và Lạng Giang tu sửa đường sá để quân Minh về nước, sai Nguyễn Trãi soạn tờ biểu, lấy lời Trần Cảo là dòng dõi vua Trần, xin được làm vua. Nghĩa quân đưa thư trả lời Vương Thông, dùng Lê Quốc Trinh và Lê Nhữ Trì làm con tin. Lê Lợi sai con trưởng Lê Tư Tề và Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin. Nhà Minh sai Sơn Thọ và  Mã Kỳ đến dinh Bồ Đề làm con tin.

Sau hội thề Đông Quan, Lê Lợi ra lệnh cấp cho cánh quân thủy do Mã Kỳ và Phương Chính nhận lãnh 500 chiếc thuyền và lương thảo, cánh đường bộ do Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận cấp cho hai nghìn cổ ngựa và lương thảo. Hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Ngày 12 tháng 12, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng. Ngày 17 tháng 12 Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình. Vương Thông về đến Long Châu, vua Minh đã liệu trước bọn Vương Thông cùng quẫn, việc đã đến thế, không làm thế nào được nữa, đành sai bọn La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo là An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, việc triều cống theo lệ cũ năm Hồng Vũ, cho sứ thần đi lại. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được hồi hương an toàn.

Tác phẩm Bình Ngô đại cáo viết rằng: “Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng /Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng / Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh / Mã Kỳ , Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,/ Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run./ Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng / Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức/ Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay…”

(***)
Ngọc Phương Nam Nguyễn Chu Nhạc Hoàng Kim đối họa ngày 17 5 2013; Trịnh Tuyên Hoàng Kim đối họa ngày 20 3 2014

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa
chờ nhau
ai
nhớ ai …

Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mỏi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi ai
lặng lẽ
hoài …

(Ngọc Phương Nam, hè 2013)

TỰ SỰ
Chunhac Nguyen


Người về
phương ấy
xa
lăm lắm
để lại
mình tôi
với mùa hè,
nắng
tuy chưa gắt
nhưng dai dẳng
của nỗi chờ trông
nắng
sắt se…

Chẳng biết
bao giờ
người
trở lại
bồi hồi
ngõ nhỏ
tĩnh lặng
xưa,
hiu hắt
nắng chiều
xiên
quán lá,
điệu nhạc
ai
sầu
da diết
đưa…

(Bình Dương . hè 2011)

KÊNH ÔNG KIÊT GIỮA LÒNG DÂN
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.

CHÙA MỘT CỘT NGÀN NĂM VĂN HIẾN
Hoàng Kim

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình
Thung dung tìm đến an lành
Gương trời hồn Việt tinh anh giống nòi.

Đường trần bước tới thảnh thơi
Về nơi tịch lặng nghe hơi thở thiền
Cúi đầu trước đấng thiêng liêng
Ngàn năm tích cũ hóa duyên cầu Người

An nhiên minh triết giữa đời
Bình yên cao quý mọi thời nước non
Ân tình tiếng mẹ ru con
Giấc mơ hạnh phúc lòng son đá vàng.

Chuông chùa tiếng vọng thời gian
Trăng rằm cổ tích chứa chan nghĩa tình …

ĐÊM YÊN TỬ
Hoàng Kim

Đêm Yên Tử là trãi nghiêm quý giá nhất đời tôi. Hôm nay, đọc lại và suy ngẫm

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khuyến khích tôi viết về Đêm Yên Tử. Tôi cũng tự nhận thấy, đây là một trong những trãi nghiệm quý giá nhất đời mình nhưng mãi đến nay mới tỉnh thức được đôi điều. Hôm trước tôi đã phác thảo bài này trong “Sách Nhàn đọc dấu câu có câu không” và phác thảo Đêm Yên Tử trên facebook Notes. Nay nhân đọc “Gai và Hoa” (1) của Thu Nguyệt và họa vần “Dịu dàng hoa cỏ” (
Thu Nguyệt VN) , một tấm lòng nhân hậu và cây bút vàng rất được yêu thích một thời ở báo Tuổi trẻ và nay “tu tại tâm” làm những công việc mẫu mực thầm lặng hoa cỏ đời thường Tâm Minh giáo dưỡng trẻ thơ. Tôi xin chép về đây Đêm Yên Tử để trò chuyện cùng thầy bạn.

@Hoàng Kim Cám ơn bác đã yêu quý cậu Khoa. Nhưng chuyện đã qua lâu rồi, chúng ta hãy để cậu “yên giấc ngàn thư”, vì cu cậu cũng đã xong phận sự. Tôi chỉ tò mò, sao bác lên Yên Tử giữa đêm? Bác lại có nhiều vốn liếng về Yên Tử và Trần Nhân Tông, giá bác làm thơ hay viết bút ký, tùy bút về Đêm Yên Tử thì hay biết mấy. Đặc biệt là không khí Yên Tử. Đã có nhiều bài thơ, ca khúc rất hay viết về vùng đất này. Thêm một tấm lòng và góc nhìn nữa của Hoàng Kim cũng sẽ làm cho Yên Tử phong phú thêm đấy. ( * Phản hồi từ:
TRẦN ĐĂNG KHOA [Bạn đọc] http://Blogtiengviet.net/Lão Khoa 30.09.11@07:28)

Cảm ơn Trần Đăng Khoa đã khuyến khích mình viết về Yên Tử. Hôm trước Bùi Anh Tấn, tác giả của cuốn sách Đàm đạo về Điếu Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) 405 trang, được nhiều người yêu thích, cũng đã khuyến khích mình như ý của Khoa . Mình sẽ cố gắng và rất mong được sư góp ý thẩm định của các bạn.

ĐÊM YÊN TỬ NGHĨ VỀ CÔN SƠN

Tôi viết cảm nhận này trực tiếp trên trang mạng của Khoa . Ý nghĩ chảy nhanh ra đầu bút. Tôi đang đánh máy bài thơ Em kể chuyện này chưa kịp lưu thì cảm nhận của Khoa hiện ra: “@Hoang Kim. Cám ơn bác đã cho tôi những tư liệu rất hay về nhà thơ Xuân Diệu. Động tác và tính cách là rất chuẩn. Xuân Diệu đúng như vậy. Hy vọng dịp nào chúng ta gặp nhau. Chúc bác thành công trong sự nghiệp Dạy và Học”.

Hãy khoan, Khoa ơi để mình kể bạn nghe chuyện Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn nhé. Mình ám ảnh chuyện này quá. Chuyện này ví như: Sự ghi ơn người khai sinh chữ quốc ngữ; Nguyễn Du đâu chỉ đại thi hào; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn; Bác có nhầm lẫn kẻ phi thường; Qua đèo chợt gặp mai đầu suối, Tâm linh đọc lại và suy ngẫm … Đó đều là những bí ẩn lịch sử cần người minh triết để thấu hiểu để trao lại… Mình nếu như không viết được vào ô cảm nhận này, vào chính thời điểm này thì hình như ít người hiểu thấu. Đêm Côn Sơn của Khoa là đêm lạ lùng !

Đêm Yên Tử nghĩ về Côn Sơn là đêm thiêng kỳ lạ. “Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử. Để thấm hiểu đức Nhân Tông. Ta thành tâm đi bộ . Lên tận đỉnh chùa Đồng. Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc.” Hình như bí ần của Nhân Tông và Nguyễn Trãi đã mách Khoa ở Đêm Côn Sơn và đã gợi cho mình nhìn thấy một chút dấu hiệu nhận biết để mách cho Khoa và chính mình ghi lại. Thơ văn Lý Trần, Lê, Mạc, đặc biệt là các tác gia Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, Nguyễn Du đều cần những chuyên luận kỹ.

Năm trước khi “Chân dung và đối thoại” vừa mới ra lò. Mình nhớ cái chi tiết của Khoa khi nói về Đêm Côn Sơn trong đó có bốn câu:

“Ngoài thềm rơi cái lá đa.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm.
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền”.

Khoa viết rằng Xuân Diệu khen Khoa nghe tinh, có giác quan tinh tế, và Xuân Diệu đã thay một chữ “nghĩ” cho chữ “sợ”mà ông Bụt hóa thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Sự thẩm thơ tinh tưởng của Xuân Diệu là vậy. Ông chỉ thay đổi một chữ mà bài thơ biến đổi cả thần thái. Chữ “nghĩ “ này hay tương tự chữ “đi” trong câu thơ “Trái đất ba phần tư nước mắt/ Đi như giọt lệ giữa không trung” làm đổi thần thái câu thơ “Trôi như giọt lệ giữa không trung” mà Khoa đã bình luận. Mình muốn bình thêm cái ý “thần đồng” nghĩa là “tuổi nhi đồng mà làm được những điều như có thần mách bảo”. Khoa né tránh bình luận chuyện này và viết “bây giờ thì y đã già và dứt khoát không phải là kẻ đắc đạo, vậy mà y vẫn phải còng lưng , ý ạch vác cái cây thánh giá ở lứa tuổi trẻ con.” Thực ra, phải nhìn nhận rằng Khoa có những câu thơ rất quý và rất lạ , lúc trẻ con mà đã viết được những câu “thần đồng” như trên mà người lớn không thể viết nổi.

Mình đã có cảm giác thật kỳ lạ khi một mình lúc ba giờ khuya ngồi ở dưới chân Bụt Trần Nhân Tông nơi vòm đá hang cọp phía sau chùa Bảo Sái gần đỉnh chùa Đồng. Nơi đó và giờ đó là lúc Trần Nhân Tông mất. Người từ chùa Hoa Yên lúc nữa đêm đã nhờ Bảo Sái – một danh tướng cận vệ và đại đệ tử thân tín – cõng Người lên đây. Bảy trăm năm sau, giữa đêm thiêng Yên Tử, ngồi một mình trong đêm lạnh, đúng nơi và đúng vào khoảng ba giờ khuya lúc đức Nhân Tông mất, mình lắng nghe tiếng lá cây gạo trên 700 tuổi rơi rất mỏng lúc canh khuya. Bóng của Phật Nhân Tông mờ mờ ngồi nghiêm ngồi yên bình thản lưng đền. Lúc đó vụt hiện trong đầu mình bài kệ “Cư trần lạc đạo” của đức Nhân Tông và bài thơ Yên Tử “đề Yên Tử sơn, Hoa Yên Tự” của Nguyễn Trãi văng vẳng trong thinh không thăm thẳm vô cùng.

Bài thơ chiêu tuyết Nguyễn Trãi “đêm Côn Sơn” của Khoa chính hợp với sự kiện này. Tôi phục Khoa quá! Khoa ơi, hãy tin tôi đi. Những câu thơ thần đồng sức người không viết được. Khoa đã may mắn chạm được mạch tâm linh dân tộc, như tiếng đàn bầu ngân lên từ ruột trúc, mới viết được những câu thơ hay và lạ đến thế. Khoa ngẫm xem những câu thơ sau đây của Nguyễn Trãi tả Bình minh trên Yên Tử thật đúng là thần bút: “Non thiêng Yên Tử, đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung.” Nguyễn Trãi viết thơ trên đỉnh Yên Tử lúc ban mai. Vậy Người leo núi từ khi nào? Đi từ hôm trước hay đi từ lúc nửa đêm như đức Nhân Tông? E chỉ có Yên Tử trả lời.

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng” (1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

* Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Thơ Nguyễn Trải
(2) Bản dịch thơ
Hoàng Kim

Nửa đêm, ngày Mồng một tháng Mười một năm Mậu Thân (1308), sao sáng đầy trời, Trúc Lâm hỏi: “Bây giờ là mấy giờ?”. Bảo Sát thưa: “Giờ Tý”. Trúc Lâm đưa tay ra hiệu mở cửa sổ nhìn ra ngoài và nói: “Đến giờ ta đi rồi vậy”. Bảo Sát hỏi: “Tôn sư đi đâu bây giờ?”. Trúc Lâm nói: “Mọi pháp đều không sinh. Mọi pháp đều không diệt. Nếu hiểu được như thế. Chư Phật thường hiện tiền. Chẳng đi cũng chẳng lại”. ( trước đó) sách “Tam tổ thực lục”, bản dịch, Tư liệu Viện Khảo cổ học, ký hiệu D 687, trang 12 ghi: “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được. Khi lên đến núi, ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Nhà Xuất Bản Văn hoá Thông tin, 2004, trang 570 chép “Mùa đông tháng 11, … ngày mồng 3, thượng hoàng (Trần Nhân Tông) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử”.

TRÚC LÂM YÊN TỬ VÀ NGHÊ VIỆT

“Thầy còn dạo bước cõi tiên. Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn. Mang cây lộc trúc về Nam ken dày phên giậu ở miền xa xôi”. Tôi ngưỡng vọng đức Nhân Tông nên mang Trúc Lâm về trồng ở đất phương Nam và cảm khái viết bài thơ Ngọc phương Nam (Am Ngọa Vân) đối họa với Thuyền độc mộc.

Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Đó là những kết quả, tư liệu và bằng chứng khoa học thu được qua quá trình điều tra, khảo sát của Nguyễn Vân Anh ở Viện Khảo cổ học, với tư cách là người trực tiếp tham gia cuộc điều tra nghiên cứu quần thể di tích Ngoạ Vân và Hồ Thiên, xã Bình Khê, Đông Triều Quảng Ninh.

Thuyền độc mộc, Ngọc phương Nam

Thuyền độc mộc
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc! Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

Ngọc phương Nam
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Vị Thiền sư Trúc Lâm Yên Tử hỏi và tôi trả lời: “- Người đi đâu tối qua? – Con trở về tự thân. – Người thấy gì đêm thiêng? – Con ngộ khi ngày mới. – Đêm Yên Tử là bài học lớn – Tình yêu cuộc sống thật kỳ diệu. Nghê Việt là rồng thiêng ẩn ngữ. Sách Nhàn đọc dấu lúc có lúc không”. YênTử là hình ảnh không lời. Trúc Lâm Yên Tử là tìm lại chính mình.

Đọc lại và suy ngẫm “Sách nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG”. Thời nhà Tùy, sách vở chưa có dấu chấm câu. Bình thường vì không có dấu chấm nên một câu văn thường xuất hiện nhiều loại nghĩa khác nhau. Trịnh Ngôn Khánh đọc Luận Ngữ đành sắp xếp lại đặt dấu câu vào trong đó. “Soán Đường là sách mới của tác giả Canh Tân trên trang đọc truyện online. Sống trong thời loạn thế, thân thế khó bề phân biệt. Trong lòng ta không hướng tới phú quý nhưng không biết vì sao phú quý lại liên tục xuất hiện. Đây là một câu chuyện một người hiện đại xuyên Việt về Tùy Đường“. Hoàng Kim đọc chơi trang sách, chợt dưng lại nhớ về đời Trần và đức Nhân Tông “Đường Trần ta lại rong chơi. Vui thêm chút nữa, buồn thôi lại về“. “Sách nhàn đọc dấu câu CÓ câu KHÔNG”, “giấu” hay là “dấu” đây?

Hữu cú vô cú -有句無句- của Trần Nhân Tông
Nguyên văn chữ Hán phiên âm Hán Việt

有句無句,Hữu cú vô cú,
藤枯樹倒。Đằng khô thụ đảo.
幾個衲僧,Kỷ cá nạp tăng,
撞頭嗑腦。Chàng đầu hạp não,
有句無句,Hữu cú vô cú,
體露金風。Thể lộ kim phong.
兢伽沙數,Căng già sa số.
犯刃傷鋒。Phạm nhẫn thương phong.
有句無句,Hữu cú vô cú
立宗立旨。Lập tông lập chỉ.
打瓦鑽龜,Đả ngõa toàn quy,
登山涉水。Đăng sơn thiệp thủy.
有句無句,Hữu cú vô cú,
非有非無。Phi hữu phi vô.
刻舟求劍,Khắc chu cầu kiếm,
索驥按圖。Sách ký án đồ.
有句無句,Hữu cú vô cú,
互不回互。Hỗ bất hồi hỗ.
笠雪鞋花,Lạp tuyết hài hoa,
守株待兔。Thủ chu đãi thố.
有句無句,Hữu cú vô cú,
自古自今。Tự cổ tự kim.
執指忘月,Chấp chỉ vong nguyệt,
平地陸沉。Bình địa lục trầm.
有句無句,Hữu cú vô cú,
如是如是。Như thị như thị.
八字打開,Bát tự đả khai,
全無巴鼻。Toàn vô ba tị.
有句無句,Hữu cú vô cú,
顧左顧右。Cố tả cố hữu.
阿刺刺地,A thích thích địa,
鬧聒聒地。Náo quát quát địa.
有句無句,Hữu cú vô cú,
忉忉怛怛。Điêu điêu đát đát.
截斷葛藤,Tiệt đoạn cát đằng,
彼此快活。Bỉ thử khoái hoạt.
—-
DỊCH NGHĨA
Câu hữu câu vô,
Như cây đổ, dây leo héo khô.
Mấy gã thầy tăng,
Đập đầu mẻ trán.
Câu hữu câu vô,
Như thân thể lộ ra trước gió thu.
Vô số cát sông Hằng,
Phạm vào kiếm, bị thương vì mũi nhọn.
Câu hữu câu vô,
Lập công phái, ý chỉ.
Cũng là dùi rùa, đập ngói,
Trèo núi lội sông.
Câu hữu câu vô,
Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,
Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.
Câu hữu câu vô,
Tác động qua lại với nhau.
Nón tuyết giày hoa,
Ôm gốc cây đợi thỏ.
Câu hữu câu vô,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay mà quên vầng trăng,
Thế là chết đuối trên đất bằng.
Câu hữu câu vô,
Như thế như thế!
Tám chữ mở ra rồi,
Hoàn toàn không còn điều gì lớn nữa.
Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt.
Nguồn:
Wikisource

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG

Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…
(Trần Nhân Tông)

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Trời xuân bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non …

Nghê Việt là biểu tượng rồng ẩn, một trong những sáng tạo đỉnh cao của văn hóa Việt. “Sách Nhàn đọc dấu câu có câu không” ẩn hiện như tiềm long, một trong chín đứa con của rồng (long sinh cửu tử) theo thời mà biến hóa.

Bài viết và ảnh của Huỳnh Thiệu Phong Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam đã nhận xét: “Nghê” chính là một sáng tạo nghệ thuật đỉnh cao, phản ánh rõ nét nhân sinh quan của người Việt trong những giai đoạn lịch sử của dân tộc“. Tôi rất đồng tình. Nghê là linh vật rồng ẩn thuần Việt trong “chín đứa con của rồng” (Long sinh cửu tử) và được phổ biến rộng trong dân gian thời Trần và được đúc kết bởi tác phẩm ““Tiềm Xác Loại Thư” của Trần Nhân Tích. Toan Nghê là linh vật có sức mạnh phi thường giống như sư tử, như mèo thần, thích nghỉ ngơi, điềm tĩnh, chăm chú chọn cơ hội, nhưng khi ra tay thì cực kỳ mau lẹ, dũng mãnh và hiệu quả. Kim Nghê là linh vật giống như kỳ lân, trâu ngựa thần, có tài nuốt lửa nhả khói, nội lực thâm hậu, nhanh mạnh lạ lùng, dùng để cưỡi đưa chủ nhanh đến đích. Nghê Dân Gian là linh vật gác cổng giữ nhà hiền lành, tin cẩn như chó nhà và hung dữ, nguy hiểm, tinh khôn như chó sói. Nghê Thường là linh vật ngây dại như trẻ thơ, nhởn nhơ như nai rừng, tin yêu như thục nữ nhưng vô cùng quý hiếm.

Đêm Yên Tử, rừng trúc thăm thẳm huyền thoại, vững chãi cây tre Việt Nam ngoan cường, như Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ năm 1363, bức họa Phật Hoàng Trần Nhân Tông do Trần Giám Như vẽ, trôi nổi trong nhân gian, như Nghê Việt ẩn tàng sức mạnh văn hóa Việt.

THU NGUYỆT GAI VÀ HOA

“Ngồi buồn làm phát chơi ngông Lôi ra một chậu xương rồng, đếm gai. Đếm qua đếm lại đếm hoài. Vẫn dư ra một cái gai là mình! Cái gai tuy mập mà xinh (?). Cho nên thiên hạ tưởng mình là hoa. Thật ra thật ra thật ra. Tận cùng bản chất nó là cái gai! Ủa mà gai có gì sai. Không gai sao cái đám này có hoa! . Hahaha…”

HOÀNG KIM ONG VÀ HOA

Hahaha… Thật ra thật ra thật ra. Tận cùng bản chất nó là không gai. Có không mọi chuyên ở đời. Dịu dàng hoa cỏ là nơi tìm về. Đêm Yên Tử lắng tai nghe. Mỏng như chiếc lá nghiêng về thinh không. Ẩn sau một đám xương rồng, Tìm đi tìm lại em không thấy mình. Thoắt rồi hiện trước em xinh, Gai đâu chẳng thấy, chỉ mình là ta. Hahaha …, Hahaha…”

Hoàng Kim mời các bạn đọc “Đêm Yên Tử” đã bổ sung và hiệu đính: “Lần nhỡ ấy xuýt đi xa, chơi cùng bạn quý la đà khói sương, mới hay mưa nắng vô thường mây che nắng sớm còn vương cõi trời. Thung dung bước tới thảnh thơi, An nhiên thế sự về nơi thanh nhàn. Trời đất vạn vật phong quang, trọn đời vui giữa nhân gian ân tình !… (* Thơ Hoàng Kim); Trời đất vạn vật phong quang là trích lời và ảnh của VDAT **: “… Thiên – Địa – Vạn Vật. Mới rồi, có “người” đã trao cho anh chìa khóa thứ nhất: Vạn vật, để anh tự khai sáng mình và anh cần khai thông kinh mạch lạc trong tối thiểu là 3 năm. Anh phải tích cực rèn luyện hơn nữa, sẽ có người trao cho anh cái chìa khoa thứ hai. Sau khi tu luyện mình hết chặng thứ hai, khi ấy anh sẽ thấy bài thơ này là chìa khóa thứ 3 đi vào giác ngộ…”; Mời bạn đọc tiếp bài “Minh triết sống phúc hậu

Hôm nay Thu Nguyệt có bài thơ ‘Bà già dưới chân đồi’ cảm hứng cho “Đêm Yên Tử” tìm lại:

BÀ GIÀ DƯỚI CHƯN ĐỒI

Xưa có một bà già
Ngụ dưới chưn ngọn đồi
Và nếu không qua đời
Thì bà vẫn còn sống

THE OLD WOMAN UNDER A HILL.

There was an woman
Who lived under a hill;
And if she’s not gone
She live there still.



Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương NamThung dungDạy và họcCây Lương thựcDạy và HọcTình yêu cuộc sốngKim on LinkedInKim on FacebookKimTwitter hoangkim vietnam

Số lần xem trang : 19403
Nhập ngày : 20-07-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Mười hai ngày ở Ghana(07-07-2014)

  Suy ngẫm từ núi Xanh, Bắc Kinh(11-06-2014)

  Một Nguyên Ngọc thanh xuân trong bút ký Tây Nguyên(04-06-2014)

  Minh triết Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ(05-05-2014)

  Hạnh phúc đâu chỉ là đích đến(16-04-2014)

  Thơ vui ngày 8 tháng 3(07-03-2014)

  Những bài thơ hay về Mẹ (09-02-2014)

  Đầu xuân nghĩ ngợi về nông nghiệp (09-02-2014)

  Kính chào sự dấn thân cho sự nghiệp lớn(01-01-2014)

  Chào ngày mới CNM Nov 13(13-11-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007