Số lần xem
Đang xem 8905 Toàn hệ thống 15576 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
TẢN MẠN CÂY XANH THĂM THẲM ANH
Hoàng Kim mừng anh Nguyễn Quốc Toàn
Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
TẢN MẠN CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (6.8.2019)
1- Màu xanh chiếm gần hết diện tích quả địa cầu chúng ta đang sống. Biển xanh, dòng sông xanh, đồng ruộng xanh, rừng cây xanh… Sự tham lam quá đáng của con người đã làm quả đất đổ bệnh bởi rác thải, bởi nạn chặt phá cây xanh. Bấy giờ người ta mới tá hỏa tôn vinh màu xanh: Resort xanh, khách sạn xanh, siêu thị xanh, con đường xanh, điện máy xanh, cuộc tình xanh… Ngọn lá xanh simsapa trong tay đức Phật Thích ca cách nay 2500 năm là đạo cụ để ngài thuyết giáo KINH LÁ RỪNG mà ngày nay chúng sinh vẫn tụng đọc.
2- Chính đức Phật Thích ca thuyết trong kinh Đại Bản về sự thành tựu của 7 vị phật trên thế gian không phải từ trong lầu son gác tía mà từ bên những gốc cây xanh. Các trang 21, 22 kinh Đại Bản cho ta biết:
– Ngài Tì bà thi thành phật dưới gốc cây ba ba la
– Ngài Thi khí thành Phật dưới gốc cây phân đà lị
– Ngài Tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la
– Ngài Câu lâu tôn thành Phật dưới gốc cây thi lị sa
– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la
– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật
– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây assatha. (sau khi Phật thích ca hoằng dương Phật pháp cây assatha được đổi tên là cây bồ đề (trí tuệ)
Mới hay từ xa xưa cây xanh đã song hành với các vị A la hán cho đến đắc đạo. Nó chứng kiến giây phút con người rũ bỏ vô minh đi vào giải thoát, hết còn sinh lão bệnh tử, hết còn tái sinh luân hồi, hết khổ.
3- Thuyết “Y Chánh bất nhị” của đạo Phật cho rằng cây xanh và thực vật nói chung không đứng ngoài thân xác con người. Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là thế giới ta đang sống. Chánh báo là nhân lọai. Hai thực thể này không hể hai mà chỉ là một. Vậy nên con người tàn phá biển xanh, tàn phá rừng xanh là tự giết chính mình.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, nay mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn yêu thích của tôi là khoa học cây trồng, cây lương thực, kết nối đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ, kể từ chuyến đi Mỹ đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau Đó.là chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới là vùng vật liệu di truyền của ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm: CIMMYT là trung tâm ngô và lúa mì quốc tế ở Mê hi cô. CIP là trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế ở Peru. CIAT là trung tâm sắn quốc tế và đậu thực phẩm với lúa châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như IITA là trung tâm của các cây trồng trên ở Nigeria châu Phí, ICRISAT ở Ấn Độ và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy scũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà đi lang thang thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003
MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim Chúng tôi ghé thăm Martin Fregene tại nhà riêng ở CIAT Colombia năm 2003. Martin Fregene nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông là giáo sư thực thụ trường đại học Nigeria, và từng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria. Ông đã rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria mà tôi đã giới thiệu ở bài “Nhớ châu Phi” “Nigeria xa và gần”.
Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin, Kim enjoy fufu. Chúng tôi đã ăn tối thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều nay, trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á , châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ trở lại châu Phi”. Tôi vừa đọc sách “O Alquimista” của Paulo Coelho tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ và thích thú hứa với cháu bé. Hóa ra, ‘Nhớ châu Phi’ và “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“ là có thật !
Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
CIMMYT, CIAT, CIP là những ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng tôi. Châu Mỹ là nôi ngô sắn khoai của Trái Đất. Ngô tại CIMMYT ở Mexico. Khoai lang, khoai tây tại CIP ở Peru. Sắn tại CIAT ở Colombia. Tôi may mắn được trãi nghiệm qua những nơi này và lưu lại Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đùa với các bạn là “Hoàng Kim có nhiều bạn ở nơi đó”. “Châu Mỹ có vị thần Mặt trời Inca bị quên lãng”. Phổ hệ chọn giống sắn ở Việt Nam có quan hệ nhiều trong chuyện này.. Ngày nay giống sắn Việt Nam trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam.
Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo ra ” Kasetsart 50: giống sắn quan trọng nhất trên thế giới”. KU 50 với hơn 20 năm kinh nghiệm ở Thái Lan và Việt Nam, tăng từ 60 đến 75 phần trăm của tất cả nông dân trồng sắn, trên tổng số diện tích khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm, là một cây trồng an ninh lương thực quan trọng và nguồn thu nhập cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á.ChareinsakRojanaridpiched từng học ở Cornell University, một trường đại học nổi tiếng nhất của nước Mỹ nơi mà Ezra Cornell, người sáng lập trường năm1865 từng nói: “Tôi sẽ thành lập một trường mà bất cứ người nào cũng có thể tìm thấy hướng dẫn về bất cứ ngành nào”.
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng, điều kiện riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.
TẢN MẠN CÂY XANH THĂM THẲM ANH
Hoàng Kim mừng anh Nguyễn Quốc Toàn
Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
TẢN MẠN CÂY XANH
Nguyễn Quốc Toàn (6.8.2019)
1- Màu xanh chiếm gần hết diện tích quả địa cầu chúng ta đang sống. Biển xanh, dòng sông xanh, đồng ruộng xanh, rừng cây xanh… Sự tham lam quá đáng của con người đã làm quả đất đổ bệnh bởi rác thải, bởi nạn chặt phá cây xanh. Bấy giờ người ta mới tá hỏa tôn vinh màu xanh: Resort xanh, khách sạn xanh, siêu thị xanh, con đường xanh, điện máy xanh, cuộc tình xanh… Ngọn lá xanh simsapa trong tay đức Phật Thích ca cách nay 2500 năm là đạo cụ để ngài thuyết giáo KINH LÁ RỪNG mà ngày nay chúng sinh vẫn tụng đọc.
2- Chính đức Phật Thích ca thuyết trong kinh Đại Bản về sự thành tựu của 7 vị phật trên thế gian không phải từ trong lầu son gác tía mà từ bên những gốc cây xanh. Các trang 21, 22 kinh Đại Bản cho ta biết:
– Ngài Tì bà thi thành phật dưới gốc cây ba ba la
– Ngài Thi khí thành Phật dưới gốc cây phân đà lị
– Ngài Tì xá bà thành phật dưới gốc cây sa la
– Ngài Câu lâu tôn thành Phật dưới gốc cây thi lị sa
– Ngài Câu na hàm thành phật dưới gốc cây ô tam bà la
– Ngài Ca diếp thành Phật dưới gốc cây ni câu luật
– Ngài Tất đạt đa thành Phật Thích ca dưới gốc cây assatha. (sau khi Phật thích ca hoằng dương Phật pháp cây assatha được đổi tên là cây bồ đề (trí tuệ)
Mới hay từ xa xưa cây xanh đã song hành với các vị A la hán cho đến đắc đạo. Nó chứng kiến giây phút con người rũ bỏ vô minh đi vào giải thoát, hết còn sinh lão bệnh tử, hết còn tái sinh luân hồi, hết khổ.
3- Thuyết “Y Chánh bất nhị” của đạo Phật cho rằng cây xanh và thực vật nói chung không đứng ngoài thân xác con người. Y Chánh gồm Y báo và Chánh báo. Y báo là thế giới ta đang sống. Chánh báo là nhân lọai. Hai thực thể này không hể hai mà chỉ là một. Vậy nên con người tàn phá biển xanh, tàn phá rừng xanh là tự giết chính mình.
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN Hoàng Kim
Tôi đã nhiều lần tới châu Mỹ, tới cả Trung Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đó là kinh nghiệm sống quý giá cho sự nghiên cứu và giảng dạy khoa học cây trồng, đặc biệt là cây lương thực. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug và nhiều thầy bạn ở nơi ấy, nhớ đất. nhớ người. Tôi có thói quen chép lại ghi chú ngắn và ghi hình về kỷ niệm sau mỗi chuyến đi, nay mới có dịp hệ thống lại. “Châu Mỹ chuyện không quên” lắng đọng trong tôi nhiều ký ức sâu sắc về công việc chuyên môn yêu thích của tôi là khoa học cây trồng, cây lương thực, kết nối đất nước, con người, bạn hữu, và nền văn hóa châu Mỹ, kể từ chuyến đi Mỹ đầu tiên năm 1988, cho tới nhiều lần về sau Đó.là chuỗi trãi nghiệm thân thương với thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Ba nơi chính của châu Mỹ mà tôi may mắn được tới là vùng vật liệu di truyền của ba trung tâm khởi nguyên cây trồng toàn cầu của chúng tại Châu Mỹ gồm: CIMMYT là trung tâm ngô và lúa mì quốc tế ở Mê hi cô. CIP là trung tâm khoai lang và khoai tây quốc tế ở Peru. CIAT là trung tâm sắn quốc tế và đậu thực phẩm với lúa châu Mỹ ở Côlômbia. Những điểm đến này tương tự như IITA là trung tâm của các cây trồng trên ở Nigeria châu Phí, ICRISAT ở Ấn Độ và Viện Lúa quốc tế IRRI ở Philippines. Những chốn ấy scũng thật thân thuộc với tôi. Tại đấy sách chuyên khảo cây trồng, tạp chí, trang web, video thật phong phú sâu sắc và thật đáng ao ước. Cũng từ đấy mà đi lang thang thăm thú rộng ra các vùng lân cận theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi chuyến đi.
Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất ba nơi: Đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam. Tôi thích nhất CIAT tại Cali là vườn sắn lai. Tôi nhiều ngày luôn cặm cụi ở đấy. Tôi đã kể lại trong bài “Nhớ châu Phi” lời nhắn của giáo sư tiến sĩ Martin Fregene: “Kim thân. Mình hiểu rằng CMD, bệnh virus khảm lá sắn, đã vô tình được du nhập vào Việt Nam. Mình khuyến khích bạn nhập các cây giống sắn nuôi cấy mô MNG-19, MNG-2 và 8-9 C-series từ CIAT để đánh giá chúng về hàm lượng tinh bột và năng suất bột. Nếu chúng đủ cao, hãy nhân lên và phân phối giống sắn mới này đến các khu vực bị ảnh hưởng. Hãy cho mình biết nếu mình có thể trợ giúp thêm”. (Dear Kim, I understand that CMD has been accidentally introduced into Vietnam. I encourage you to import tissue culture plants of MNG-19, MNG-2, and the 8-9 C-series from CIAT and evaluate them for starch content. If they are high enough, multiply and distribute to affected areas. Let me know if I can be if more help). Tôi đã trả lời: “Cám ơn bạn. Tôi đã mang nguồn gen giống sắn kháng CMD về Việt Nam rồi, nay mình đang cùng các cộng sự của mình lai tạo giống kháng này với những giống sắn ưu tú năng suất tinh bột cao của Việt Nam”.
MACHU PICCHU DI SẢN THẾ GIỚI
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?. Tôi ấn tượng nhất là Machu Picchu di sản thế giới UNESCO ở Peru, nơi được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản nền văn minh Inca, người da đỏ Inca và thần Mặt trời. Đấy thực sự là một kho báu kỳ bí vĩ đại tâm linh khoa học kỳ bí chưa thể giải thích được đầy đủ. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, theo tiếng quechua của người Inca; thỉnh thoảng được gọi là “Thành phố đã mất của người Inca” một khu tàn tích Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tại thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. CIP gần trung tâm Lima và sân bay nên bạn rỗi hai ngày là có thể đi thăm được. Tất cả các chuyến bay tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco.
Hoàng Kim và bạn hữu thăm nhà riêng Martin Fregene ở CIAT Colombia năm 2003
MARTIN FREGENNE XA MÀ GẦN
Hoàng Kim Chúng tôi ghé thăm Martin Fregene tại nhà riêng ở CIAT Colombia năm 2003. Martin Fregene nay làm giám đốc điều hành hoạt động nông nghiệp và nông công nghiệp của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (ADBG). Ông là giáo sư thực thụ trường đại học Nigeria, và từng làm cố vấn kỹ thuật cao cấp cho bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nigeria. Chúng tôi đến từ Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Peru, Colombia và Việt Nam. Martin Fregene là một tiến sĩ di truyền chọn giống sắn rất nổi tiếng của Nigeria. Ông đã rời ‘miền đất hứa’ Donald Danforth Plant Science Center ở Mỹ, CIAT (Centro Internacional de Agricultura Tropical), ở Colombia để tự nguyện trở về Tổ quốc mình làm việc cho nông dân nghèo ở Nigeria mà tôi đã giới thiệu ở bài “Nhớ châu Phi” “Nigeria xa và gần”.
Peaingpen, Sheela, Alfredo, Yona, Martin, Kim enjoy fufu. Chúng tôi đã ăn tối thật ngon tại nhà Martin Fregene ở CIAT. Chiều nay, trong đền thờ “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“, gia đình sắn chúng tôi đã cam kết cùng nhau làm “những người bạn của nông dân trồng sắn châu Á , châu Phi và châu Mỹ”. Hoàng Kim bế con của Martin và giao hẹn: Nhờ trời, bác sẽ trở lại châu Phi”. Tôi vừa đọc sách “O Alquimista” của Paulo Coelho tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ và thích thú hứa với cháu bé. Hóa ra, ‘Nhớ châu Phi’ và “Vị thần Mặt trời bị lãng quên của người Inca“ là có thật !
Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
CIMMYT, CIAT, CIP là những ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng tôi. Châu Mỹ là nôi ngô sắn khoai của Trái Đất. Ngô tại CIMMYT ở Mexico. Khoai lang, khoai tây tại CIP ở Peru. Sắn tại CIAT ở Colombia. Tôi may mắn được trãi nghiệm qua những nơi này và lưu lại Châu Mỹ chuyện không quên. Tôi đùa với các bạn là “Hoàng Kim có nhiều bạn ở nơi đó”. “Châu Mỹ có vị thần Mặt trời Inca bị quên lãng”. Phổ hệ chọn giống sắn ở Việt Nam có quan hệ nhiều trong chuyện này.. Ngày nay giống sắn Việt Nam trồng nhiều nhất là KM419 chiếm 42% và KM94 chiếm 38% tổng diện tích trồng sắn của Việt Nam.
Chuyện lai tạo giống sắn bây giờ mới kể.
Chareinsak Rojanaridpiched là giáo sư tại Kasetsart University (Bangkhen, Băng Cốc, Thái Lan). Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Kasetsart. Ông và nhóm đồng nghiệp sắn Thái Lan đã chọn tạo ra ” Kasetsart 50: giống sắn quan trọng nhất trên thế giới”. KU 50 với hơn 20 năm kinh nghiệm ở Thái Lan và Việt Nam, tăng từ 60 đến 75 phần trăm của tất cả nông dân trồng sắn, trên tổng số diện tích khoảng 1,0 – 1,5 triệu ha mỗi năm, là một cây trồng an ninh lương thực quan trọng và nguồn thu nhập cho nông dân nghèo ở Đông Nam Á.ChareinsakRojanaridpiched từng học ở Cornell University, một trường đại học nổi tiếng nhất của nước Mỹ nơi mà Ezra Cornell, người sáng lập trường năm1865 từng nói: “Tôi sẽ thành lập một trường mà bất cứ người nào cũng có thể tìm thấy hướng dẫn về bất cứ ngành nào”.
Kim nói với Chareinsak: “Chúng tôi biết ơn các bạn CIAT Thai Lan. Sắn Việt Nam học để làm (Learning by Doing) theo lý thuyết và thực hành của Sắn CIAT sắn Thái Lan và cố gắng vươn lên theo cách riêng, điều kiện riêng của mình. Phổ hệ các giống sắn phổ biến tại Việt Nam đã nói lên điều đó. “Châu Mỹ chuyện không quên” là sự ghi lại của tôi về những ngày cùng học tập và làm việc ở CIAT, CIMMYT, CIP và các nước châu Mỹ.