Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1331
Toàn hệ thống 2193
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chung sức; Đêm Vu Lan; Thắp đèn lên đi em; Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân đại hội đầu tiên do Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức họp tại Chiến khu Tân Trào thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, chủ trương tổng khởi nghĩa, quy định Quốc kỳ, Quốc ca Việt Nam. Ngày 16 tháng 8 năm 1563, ngày sinh chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên , một trong những minh chúa của Đàng Trong, sau được nhà Nguyễn suy tôn miếu hiệu là Hy Tông hiếu văn hoàng đế. Ngày 16 tháng 8 năm 1949, ngày mất Margaret Mitchell, nhà văn Mỹ nổi tiếng, tác giả Cuốn theo chiều gió (sinh năm 1900). Bài viết chọn lọc ngày 16 tháng 8 Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chung sức; Đêm Vu Lan; Thắp đèn lên đi em; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-8/

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim


Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

xem tiếp hình ảnh và thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/ Thông tin tích hợp tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-8/

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim


Hạnh phúc khi già đi
là biết sống tốt hơn
yêu thương hiền lành hơn
tinh hoa chọn lưu lại .

Đối thoại với Thiền sưhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/

CHUYỆN THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Hoàng Kim

Tôi noi theo dấu chân của những thầy tôn kính
Lương Định Của, MaiVăn Quyềncon đường lúa gạo Việt Nam để làm nhà khoa học xanh. Thật may mắn cho tôi trong mươi năm cuối được về lại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh dạy học, trọn con đường nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ. “Bao năm Trường Viện là nhà. Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương . Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Trường Đại Học Nông Lâm là nôi trưởng thành của tôi từ khi là sinh viên nông học, ra đi khoác áo lính cho sự thống nhất toàn vẹn Tổ Quốc, sau về làm nhà nghiên cứu nông học gần ba mươi năm và cuối cùng trở thành người thầy nghề nông. Thật hết sức thân thương khi mỗi ngày, tôi được gần gũi chiếc bàn kỷ vật thầy Tôn Thất Trình và gian phòng của thầy với môn học Cây Lương thực. Di sản thầm lặng này đã giúp tôi cơ hội cao quý kể lại câu chuyện cổ tích cho người lớn, một tia sáng của Trường tôi . Bài này tiếp nối bài trước “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời“. Tôi chưa được học thầy Trình nhưng cuộc đời, việc làm, trang sách của thầy ám ảnh tôi đến lạ. Thầy Tôn Thất Trình trong mắt tôi là người “sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách”.Trong “Thầy bạn và lộc xuân cuộc đời” tôi đã giới thiệu đôi nét về thầy Tôn Thất Trình, nay xin được chép lại ở đây để bạn đọc khỏi mất công lục lại

Đôi nét về thầy Tôn Thất Trình

“Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome).

Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báoViệt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.

Thầy Trình chuyện bây giờ mới kể

Câu chuyện thầy Trình với thầy Của, ‘Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình’, Thầy Trình trong bộ tứ “Trình, Đạt, Ngưu, Bổng” ‘Những người Việt lỗi lạc ở FAO’,  ‘Thầy Trình với hột lúa con cá’, ‘Thầy Trình với quà tặng The Gift’ là những câu chuyện chiêm nghiệm mà tôi xin được tình tự kể.

Câu chuyện thầy Trình với thầy Của gợi cho tôi nhiều suy tư: Thầy Trình quý trọng thầy Của và thầy Của tìm đến ngay thầy Trình sau ngày Việt Nam thống nhất. Thầy Trình ra đi vì không thể ở lại nhưng sự ứng xử của thầy sau ngày ra đi là một bài học lớn. Thầy Của mất thật sớm, ngay cuối năm 1975, lúc Thầy mới 55 tuổi, còn rất nhiều khả năng cống hiến và chưa được hưởng không khí hoà bình bao lâu. Cuộc đời, số phận, nhân cách và cống hiến của hai người Thầy nghề nông vượt lên khen chê và lắng đọng một di sản.

Tôi đã có chùm 9 bài viết về thầy Lương Định Của, bao gồm: Lương Định Của con đường lúa gạo, Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp;Lương Định Của quê hương và dòng họ;  Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ;Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội; Lương Định Của nhà bác học nông dân;  Lương Định Của chính khách giữa lòng dân;Thầy bạn và học trò Lương Định Của;  Ông bà Của cổ tích giũa đời thường. Trong số này có bài viết Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội liên quan thật nhiều câu chuyện thầy Của với thầy Trình, nay muốn trích dẫn đôi điều về tình bạn ấy.

Chuyện kể rằng năm 1952, giáo sư Lương Định Của lúc ấy đã đạt được học vị bác sĩ ở Nhật Bản. Đó là một danh vị thực chất cao quý thời đó mà sau này ông kiên quyết từ chối mọi danh xưng tiến sĩ mà người đời khoác cho.  Thầy Lương Định Của đạt được học vị cao, có công ăn việc làm,  vẫn nghĩ tới việc về nước phục vụ, kịp trước khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn. Luồng gió từ Hà Nội đã thôi thúc ông hướng về Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi Mỹ, IRRI để tìm cách về nước tham gia kháng chiến nhưng “Đường về Việt Bắc xa xôi lắm!”. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, Ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, làm việc một thời gian ngắn ở Viện Khảo cứu Nông nghiệp Sài Gòn, Bộ Canh Nông (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam), sau đó quá cảnh bưng biền và đầu năm 1954 cả nhà cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc

Nhà báo Phan Quang kể câu chuyện Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của đã cho hay: “Hồi còn là sinh viên, ông đã cùng nhiều lưu học sinh Nhật và nước ngoài trong đó có Đặng Văn Ngữ, tham gia các cuộc biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Theo như ông còn nhớ, ít nhất có bốn cuộc lớn, ba lần ở Tokyo, và một lần ở Kyoto. Hoạt động chống chiến tranh Việt Nam có thuận lợi là Đảng Cộng sản Nhật Bản hết lòng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Nhiều Việt kiều ở Nhật nhờ thông qua Đảng Cộng sản Nhật Bản hoặc các tổ chức nhân dân do Đảng lãnh đạo mà giữ được mối liên hệ liên tục với phong trào kháng chiến trong nước.

Qua sự giới thiệu của một người bạn, một mặt Lương Định Của tiếp xúc với các nghị sĩ tiến bộ trong Quốc hội Nhật, nhờ giúp đỡ tạo điều kiện cho ông sớm được trở về vùng tự do nước Việt Nam. Thượng Nghị sĩ Kazami được các bạn Nhật cử đứng ra lo liệu việc này. Mặt khác, Lương viết thư gửi Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh bày tỏ mong muốn của mình, và chẳng bao lâu sau nhận được thư Đại sứ trả lời đã chuyển nguyện vọng của ông về nhà. Theo sự hướng dẫn của ông Kazami, mùa hè 1952 Lương Định Của xin thôi việc ở Kyoto, lên thủ đô Tokyo chờ ngày về nước.

Ông xin việc làm ở Sở Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Trung ương của Nhật Bản để có thể thu nhập trong thời gian chờ đợi. Đầu những năm 50, sau chiến thắng biên giới, tình hình nước ta rất sôi động. Đảng Lao động Việt Nam đảm nhiệm công khai sứ mệnh lịch sử lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Mặt trận Liên Việt thành lập, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết. Các vùng tự do được giữ vững. Chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch.

Thực dân Pháp ý thức rõ, tiến hành phá hoại kinh tế, gây nạn đói kém, cắt nguồn hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược đối với thành bại của chúng trong chiến tranh.Thông tri của tướng De Linarès, tư lệnh chiến trường Bắc Bộ gửi các cấp dưới đề ngày 14-3-1951 hướng dẫn cụ thể như sau:

“… Về phá hoại, có hai cách thực tế có thể áp dụng: a) làm ướt thóc hoặc bắt dân phải để thóc lúa ngoài trời trong mùa mưa ẩm. Tuy nhiên, để chắc chắn hạt gạo sẽ thối hẳn, phải dấp nước cho ướt thóc trong thời gian bốn mươi tám giờ. Ngoài ra, để cho sự phá hoại bảo đảm hiệu quả chắc chắn của nó, trong thời gian ấy, phải canh giữ không để cho dân chúng đến lọc lấy phần thóc còn tốt mang đi cất giấu; b) những kho thóc quan trọng nào phát hiện được, cho tưới xăng hoặc dầu nặng vào…” .

Tháng Chín năm 1952, ông Kazami báo cho Lương Định Của biết, có một tàu buôn Nhật Bản sắp sang Hồng Công rồi từ đó đến thành phố Thiên Tân của Trung Quốc. Ông đề nghị Lương đáp chuyến tàu ấy. Vào được Trung Quốc rồi thì rất dễ dàng về Việt Bắc vì biên giới Việt Trung đã thông, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kiến lập quan hệ ngoại giao; giữa hai nước có tình hữu nghị sâu sắc. Ông nói đã nhờ Hội Hoa kiều tại Nhật Bản làm các thủ tục cần thiết cho gia đình Lương nhập cảnh Trung Quốc, ông cũng đã có liên hệ để thông báo với Chính phủ Việt Nam về chuyện này.

Lương Định Của vào Hồng Công, đến biên giới Cửu Long trình giấy giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Biên phòng Trung Quốc cho biết chưa nhận được chỉ thị. Các bạn khuyên Lương nên trở lại Hồng Công lấy visa nhập cảnh. Hành lý có thể cho chuyển trước sang biên giới, đưa về thành phố Quảng Châu. Vài hôm nữa gia đình Lương đến thì có thể vào Trung Quốc, đến thẳng Quảng Châu luôn.

Trở lại khách sạn, Lương tìm cách liên hệ với Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh, vừa gọi điện thoại vừa gửi thư song chờ mãi không thấy hồi âm. Tiền túi cạn dần: phòng trọ khách sạn rất đắt. Hàng ngày bà Của xuống phố mua bánh mì cho cả nhà ăn. Lúc này mới thấy hết bản lĩnh của người phụ nữ ấy. Ông lo cuống lên, bà chỉ cười: “Không sao, để tính xem”. Về đến Việt Nam ông thú thật với bạn bè, nếu không có bà thì với hai đứa con nhỏ, ông chẳng biết đường nào xoay xở trong những ngày quá cảnh Hồng Công. Thái độ bình tĩnh và đầy thông cảm của bà có tác dụng trấn an ông.

Sau một tuần chờ đợi trong lo âu, xuất hiện một người lạ mặt ăn mặc sang trọng. Ông nói: nếu Lương có giấy giới thiệu của Ngân hàng Trung Hoa thì ông có thể giúp cho qua biên giới. Lương Định Của chẳng có giấy tờ gì khác ngoài thư giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Người lạ mặt khuyên, nếu vậy thì nên theo ông về Macao, ở nhờ nhà con trai ông một thời gian, chờ xin phép nhập cảnh.

Hồng Công là điểm quá cảnh, khách không được phép ở lại lâu. Lương Định Của hết sức phân vân. Người này ông chưa từng quen biết. Trong túi ông lại không có tiền, trừ gói hạt giống dưa. Đến áo quần thay hằng ngày cũng không có đủ vì các valy đã gửi hết vào Trung Quốc rồi.

Ông quyết định hẵng trở về Sài Gòn, rồi tìm cách ra vùng tự do sau. Ông đánh điện cho một người bạn ở Sài Gòn, báo tin mình đang trên đường về nước, đến Hồng Công thì mất hết đồ đạc, nhờ bạn đặt mua vé máy bay cho hai người lớn hai trẻ con, và cho vay tạm hai nghìn USD.

Ngay chiều hôm ấy, nhận được ngân khoản người bạn gửi đến thông qua một ngân hàng lớn. Có tiền, có vé trong tay, ông còn nấn ná lại thành phố này ba tuần nữa, hy vọng có tin tức Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh. Cuối cùng hết hạn quá cảnh mới đáp máy bay về Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn nồng nhiệt đón bác sĩ nông học Lương Định Của du học từ Nhật Bản về. Bộ trưởng Nông Lâm mời ông đến cơ quan, mở rượu whisky chúc mừng, và ngỏ ý mời ông làm thứ trưởng. Lương tìm cách thoái thác khéo. Ông khiêm tốn nói mình xa đất nước đã lâu, xin cho làm việc hợp đồng một thời gian để quen thêm thung thổ và bạn bè, rồi mới dám chính thức nhận nhiệm vụ.”

“Gia đình ông sống cùng gia đình người em trong ngôi nhà ở Đa Cao. Em gái ông có chồng đi kháng chiến, thỉnh thoảng lại kiếm cớ vắng nhà. Ông biết chị ra bưng thăm chồng. Một hôm, vào ngày chủ nhật, ông đang ngồi chơi trước cửa thì thấy một người ăn vận có vẻ như vừa từ nông thôn ra, đi thẳng vào nhà sau nói chuyện với cô em gái. Khách về, Lương hỏi ai vậy, cô em trả lời: “Người ta muốn mời anh ra vùng kháng chiến đấy”. – Vậy em trả lời họ thế nào? Cô em cười: “Em nói, anh vợ con tùm lum thế kia thì làm sao đi kháng chiến được”. Lương Định Của lặng im, vì dự định từ Nhật Bản về thẳng miền Bắc không thành, ông không hề hé răng cho ai biết.

Hiệp định Genève về Đông Dương (1954) được ký kết. Trong giới trí thức Sài Gòn lại một lần nữa xôn xao – tuy thầm lặng – về việc ra đi hay ở lại. Nơi cơ quan Lương làm việc có một chị tên là B., em gái một bác sĩ nha khoa vốn là bạn của ông sau này cũng tập kết ra Bắc và cùng gặp lại nhau tại Hà Nội, có lần hỏi giọng nửa đùa nửa thật: “Nè, Chính phủ Việt Minh kêu gọi trí thức ra Bắc đấy, anh có đi không?”.

Lương nghiêm trang trả lời ông muốn đi. Chị B. bắt liên lạc, bố trí kế hoạch cho ông rời Sài Gòn. Chờ đợi một thời gian khá lâu mới có hồi âm. Lương Định Của nói với các em, ông muốn cho gia đình đi nghỉ mát ở Ô Cấp (Cap Saint Jacques – Vũng Tàu ngày nay) mấy hôm. Nửa đường, theo mật hiệu “cứ theo người có chửa mà đi”, ông đổi xe, đổi hướng, theo người phụ nữ ấy về thành phố Mỹ Tho. Từ đấy lại đổi xe khác, có người khác đón ra bưng biền.

Lương Định Của được nhà lãnh đạo Phạm Hùng tiếp ngay khi vừa đến cứ. Anh Bảy trò chuyện thân tình, và cho ông một bộ quần áo bà ba. Năm 1954, qua liên lạc biệt động, gia đình giáo sư gửi thư xin phép đi tập kết. Anh Hồng Việt kể lại: “Từ Sài Gòn, theo biệt động đưa về Cần Thơ, xuống căn cứ Cà Mau và đi tàu Ba Lan ra Sầm Sơn, Thanh Hoá. Ấn tượng đầu tiên là hưởng luôn một trận gió mùa đông bắc. Nhưng ngày hôm sau là 1.1.1955, gia đình được chứng kiến ngày lễ tưng bừng”.

Luồng gió từ Hà Nội là bước ngoặt của nhà nông học Lương Định Của.

Theo hồi ức của thầy Phan Gia Tân, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thì sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, giáo sư Lương Định Của đã đi tìm Giáo sư Tôn Thất Trình ở Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh). Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình vì thầy đã ra đi trước đó.

Tấm lòng tri ngộ của họ là dấu ấn “biết mình, biết người” của hai trí thức lớn…

Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có di sản biểu tượng là tòa nhà chữ U (nay gọi là tòa nhà Phượng Vĩ) do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Trong tòa nhà chữ U này có chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình ở lầu 1 tại Phòng Cây Lương thực Rau Hoa Quả thuộc Khoa Nông học. Đây cũng là phòng cuối nối liền gần gũi nhất với khu Thư Viện (cũ). Tầng dưới của Thư Viện là Hội Trường Lớn. Góc phải đầu nhà chữ U nay còn bảng đồng lưu danh Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thu là Khôi Nguyên La Mã.

Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1925 tại Sài Gòn là Viện nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Đông Dương, nay là Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là nơi thầy Tôn Thất Trình có nhiều năm làm việc ở đấy. Thầy Trình đã tham gia dự án thực hiện hợp tác nghiên cứu lúa với Đài Loan giai đoạn 1950-1957, gồm các ông Trương Văn Hiếu, Phạm Huy Lân, Tôn Thất Trình, Trần Thiện Tín, Trần Bình Cư, Đoàn Kim Quan. Hai tác giả Bùi Minh Lương, Tôn Thất Trình, Tổng Nha Canh Nông đã biên soạn sách “Đất Nông nghiệp Việt Nam” – Bắc Kontum (1959) rất công phu.

Thầy Tôn Thất Trình làm Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn từ năm 1964 đến năm 1968. Trước thầy Trình là thầy Đặng Quan Điện (1962-1964). Tiền thân Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn là Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao Bảo Lộc (1955-1962), Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Vũ Ngọc Tân (1955-1958),và thầy Phan Lương Báu (1958-1962). Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn sau này được thay thế bằng Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp Sài Gòn (1968-1972), Học Viện Quốc Gia Nông nghiệp Sài Gòn (1972-1974) và  trở thành Trường Đại học Nông nghiệp trực thuộc Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (1974 -1975)  do thầy Lê Văn Ký làm Hiệu trưởng (1974-1975).

Giáo sư Tôn Thất Trình vẫn trực tiếp giảng dạy môn cây lương thực cho dù hai lần Thầy làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, tên Trường thay đổi nhiều lần và xã hội quá nhiều biến động. Chiếc bàn to quá khổ (dài 1,8m rộng 1,2m, gỗ tốt, chắc, nặng, nằm ở phòng cuối góc bên phải của khối nhà. Cái bàn này có lẽ vì quá to và nặng, không dễ mang ra khỏi cửa, phòng lại là góc khuất làm việc dạy học của người thầy “full professer” (giáo sư) Hiệu trưởng đầu tiên, mà phòng không phải ở tâm điểm chính diện phong thủy, nên nơi này và chiếc bàn này 40 năm qua có lẽ vì vậy mà rất ít thay đổi chỉ mấy lần tách nhập Bộ môn.

Chuyện tôi được may mắn về phòng này và được nghe kể lại là một câu chuyện dài …

Thầy Tôn Thất Trình ngày ra đi

Khi thời cơ lịch sử thống nhất Việt Nam xuất hiện, ngày 7 tháng 4 năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Tổng Hành Dinh Hà Nội đã phát đi mệnh lệnh tác chiến nổi tiếng đến toàn mặt trận “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”. Năm cánh quân lớn của lực lượng giải phóng đã nhanh chóng áp sát gần thành phố. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Gió lốc (Cuộc hành quân Frequent Wind) Những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Cũng ngày này, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếm đảo Trường Sa từ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoàn thành tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Sài Gòn trước ngày thất thủ hoảng loạn cực độ.  Trừ một số quan chức và tướng lĩnh cao cấp có điều kiện và thế lực đã kiếm cớ rời đi trước đó. Số còn lại hoang mang tính toán. Nhiều người bỏ nhiệm sở lánh lo việc riêng. Thầy Tôn Thất Trình làm gì trong ngày này? Theo lời kể của thầy Phan Gia Tân thì giáo sư Tôn Thất Trình vẫn đến trường trước ngày Sài Gòn sụp đổ.

Chặng đường lịch sử 90 năm (1925 – 2015) của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (Bùi Chí Bửu, Đào Huy Đức, Trần Thị Kim Nương và cộng tác viên 2015) và Kỷ yếu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 60 năm (1955- 2015) xây dựng và phát triển (Dương Duy Đồng, Bùi Xuân Nhã, Nguyễn Phú Hòa, Bùi Văn Miên và cộng tác viên)  ghi nhận rằng: Trường Cao Đằng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1962-1968) thầy Tôn Thất Trình đã làm Hiệu trưởng năm 1964-1967 sau bác sĩ thú y Đặng Quan Điện (1962- 1964). Thầy Tôn Thất Trình làm Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa lần thứ nhất năm 1967. Thầy cũng kiêm nhiệm Giám đốc Nha Khảo cứu và Sưu tầm Nông Lâm Súc (thông tin đang kiểm chứng) và thầy làm Tổng Ủy Trưởng Kế Hoạch cuối năm 1968 đến cuối năm 1969 thì giải nhiệm. Thầy Trình được Hội Đồng Giảng Huấn Cao Đẳng Nông Lâm Súc bầu làm giáo sư hạng nhất và được Bộ Giáo Dục Quốc Gia nền đệ nhị Cộng hòa bổ nhiệm giáo sư chính thức. Năm 1973 thầy nhận chức Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa lần thứ hai nhưng Thầy Trình vẫn làm  giáo sư ở Trường Đại Học Nông nghiệp thuộc Viện Đại Học Thủ Đức (1974-1975) Thầy dạy Cây Lương thực, Nông học Đại cương, Mía Đường và Cây ăn trái. Trường Đại Học Nông nghiệp lúc đó do thầy Lê Văn Ký (1974-1975) làm Hiệu trưởng.

Anh Vo Hoang Nguyen có trao đổi rằng Giảng đường 45 Cường Để đẹp và vui hơn. Trong khi anh Nguyễn Huệ Chí Thái thì đánh giá việc hình thành Viện Đại Học, Làng Đại Học và di chuyển Trường từ 45 Cường Để lên Thủ Đức là thể hiện tầm nhìn của các Hiệu trưởng thưở ấy. Tôi trở lại với nhận định của anh Nguyễn Huệ Chí Thái và trở lại hồi ức CHIẾC BÀN CỦA THẦY TÔN THẤT TRÌNH …

Thầy Phan Gia Tân kể: “Thầy Tôn Thất Trình gọi tôi lên. Thầy rất thương tôi. Thầy hỏi: Cậu tính sao? (đi hay ở?). Thầy Tân xin ý kiến thầy Trình. Thầy nói: Gia cảnh và năng lực cậu vậy. Cậu ráng ở lại làm thầy là được. Thầy thì chắc không ở lại nổi vì đến hai lần làm Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa (Thời nay, có nghĩa là hai lần làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT – Hoàng Kim chú giải), lại là dòng họ Nguyễn Phúc (Hoàng tộc) rồi lại làm Hiệu trưởng của Trường này với hàm Giáo sư gốc.  Sự dính líu với chế độ cũ sâu thế, làm sao yên mà dùng. Hãy coi gương cách mạng Nga xử sạch nhà và thân tín  Nga hoàng Nikolai II  còn có sót ai đâu?”. Thầy trầm tư lâu, thật lâu. Tôi cứ ngồi yên vậy không dám hỏi. Thốt nhiên, thầy vỗ bàn và tôi nghe một câu nói buồn thẳm: Chúng nó chạy hết rồi! Sau đó, thầy Trình đứng dậy, lầm lũi về. Ít hôm sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, giáo sư Lương Định Của đã đi tìm Giáo sư Tôn Thất Trình ở Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh), có gặp tôi (thầy Phan Gia Tân). Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình vì thầy đã ra đi trước đó”.

Thầy Trình đi đâu? Trong cơn lốc của các sự biến thầy Trình không đi Pháp, không đi Mỹ, cũng chẵng sang Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc, cũng không đi Nhật  là những nơi thầy có nhiều mối quan hệ từ trước mà đi sang FAO (Roma). Giáo sư Tôn Thất Trình đã làm Tổng Thư ký Chương trình lúa gạo toàn cầu và bằng uy tín chuyên môn của mình trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh.

FAO

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những người Việt lỗi lạc ở FAO (Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế, (ảnh FAO, Wikipedia).

Tôi đã đến FAO Rome năm 2000 trong hội thảo của FAO về tầm nhìn toàn cầu cây sắn. Tôi nhớ mãi sự thân tình của tiến sĩ Trần Văn Đạt đối với tôi những ngày tại đó. Thầy Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt và tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu nay đều đã nghỉ hưu. PGS. TS. Bùi Bá Bổng hoàn thành nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam ( 2001-2013) từ ngày 3 tháng 11 năm 2013 đến nay làm chuyên gia cao cấp về sản xuất lúa gạo tại FAO- RAP.

Viện Lúa Việt Nam có câu chuyện thú vị Giao ban cây lúa của bốn đời Viện Trưởng gồm GS. Nguyễn Văn Luật, PGS. Bùi Bá Bổng, GS. Bùi Chí Bửu và TS. Lê Văn Bảnh thì ở FAO Rome cũng có sự Giao ban cây lúa của bốn đời Chánh chuyên gia, Thư ký Điều hành, Thư ký Kỹ thuật của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, đó là GS. Tôn Thất Trình, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu và PGS. TS. Bùi Bá Bổng. Một sự so sánh thật thú vị chuyển tầm nhìn từ tầm nền nông nghiệp quốc gia đến nền nông nghiệp toàn cầu.

Chúng ta tự hào về những người Việt lỗi lạc ở FAO,  những diện mạo lớn của con người Việt Nam hội nhập và đóng góp tài năng, nhân cách vào vị trí chăm lo hột gạo, chén cơm ngon cho người

CHÀO NGÀY MỚI 16 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365 Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chung sức; Đêm Vu Lan; Thắp đèn lên đi em; Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân đại hội đầu tiên do Đảng Cộng Sản Việt Nam tổ chức họp tại Chiến khu Tân Trào thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, chủ trương tổng khởi nghĩa, quy định Quốc kỳ, Quốc ca Việt Nam. Ngày 16 tháng 8 năm 1563, ngày sinh chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên , một trong những minh chúa của Đàng Trong, sau được nhà Nguyễn suy tôn miếu hiệu là Hy Tông hiếu văn hoàng đế. Ngày 16 tháng 8 năm 1949, ngày mất Margaret Mitchell, nhà văn Mỹ nổi tiếng, tác giả Cuốn theo chiều gió (sinh năm 1900). Bài viết chọn lọc ngày 16 tháng 8 Về Trường để nhớ thương; Đối thoại với Thiền sư; Chuyện thầy Tôn Thất Trình; Chung sức; Đêm Vu Lan; Thắp đèn lên đi em; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-8/

VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ THƯƠNG
Hoàng Kim


Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

xem tiếp hình ảnh và thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/ Thông tin tích hợp tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-8/

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim


Hạnh phúc khi già đi
là biết sống tốt hơn
yêu thương hiền lành hơn
tinh hoa chọn lưu lại .

Đối thoại với Thiền sưhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/doi-thoai-voi-thien-su/

CHUYỆN THẦY TÔN THẤT TRÌNH
Hoàng Kim

Tôi noi theo dấu chân của những thầy tôn kính
Lương Định Của, MaiVăn Quyềncon đường lúa gạo Việt Nam để làm nhà khoa học xanh. Thật may mắn cho tôi trong mươi năm cuối được về lại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh dạy học, trọn con đường nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ. “Bao năm Trường Viện là nhà. Sắn khoai ngô lúa đều là thịt xương . Một đời người một rừng cây. Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”. Trường Đại Học Nông Lâm là nôi trưởng thành của tôi từ khi là sinh viên nông học, ra đi khoác áo lính cho sự thống nhất toàn vẹn Tổ Quốc, sau về làm nhà nghiên cứu nông học gần ba mươi năm và cuối cùng trở thành người thầy nghề nông. Thật hết sức thân thương khi mỗi ngày, tôi được gần gũi chiếc bàn kỷ vật thầy Tôn Thất Trình và gian phòng của thầy với môn học Cây Lương thực. Di sản thầm lặng này đã giúp tôi cơ hội cao quý kể lại câu chuyện cổ tích cho người lớn, một tia sáng của Trường tôi . Bài này tiếp nối bài trước “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời“. Tôi chưa được học thầy Trình nhưng cuộc đời, việc làm, trang sách của thầy ám ảnh tôi đến lạ. Thầy Tôn Thất Trình trong mắt tôi là người “sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách”.Trong “Thầy bạn và lộc xuân cuộc đời” tôi đã giới thiệu đôi nét về thầy Tôn Thất Trình, nay xin được chép lại ở đây để bạn đọc khỏi mất công lục lại

Đôi nét về thầy Tôn Thất Trình

“Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome).

Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngày Việt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báoViệt Nam và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.

Thầy Trình chuyện bây giờ mới kể

Câu chuyện thầy Trình với thầy Của, ‘Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình’, Thầy Trình trong bộ tứ “Trình, Đạt, Ngưu, Bổng” ‘Những người Việt lỗi lạc ở FAO’,  ‘Thầy Trình với hột lúa con cá’, ‘Thầy Trình với quà tặng The Gift’ là những câu chuyện chiêm nghiệm mà tôi xin được tình tự kể.

Câu chuyện thầy Trình với thầy Của gợi cho tôi nhiều suy tư: Thầy Trình quý trọng thầy Của và thầy Của tìm đến ngay thầy Trình sau ngày Việt Nam thống nhất. Thầy Trình ra đi vì không thể ở lại nhưng sự ứng xử của thầy sau ngày ra đi là một bài học lớn. Thầy Của mất thật sớm, ngay cuối năm 1975, lúc Thầy mới 55 tuổi, còn rất nhiều khả năng cống hiến và chưa được hưởng không khí hoà bình bao lâu. Cuộc đời, số phận, nhân cách và cống hiến của hai người Thầy nghề nông vượt lên khen chê và lắng đọng một di sản.

Tôi đã có chùm 9 bài viết về thầy Lương Định Của, bao gồm: Lương Định Của con đường lúa gạo, Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp;Lương Định Của quê hương và dòng họ;  Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ;Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội; Lương Định Của nhà bác học nông dân;  Lương Định Của chính khách giữa lòng dân;Thầy bạn và học trò Lương Định Của;  Ông bà Của cổ tích giũa đời thường. Trong số này có bài viết Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội liên quan thật nhiều câu chuyện thầy Của với thầy Trình, nay muốn trích dẫn đôi điều về tình bạn ấy.

Chuyện kể rằng năm 1952, giáo sư Lương Định Của lúc ấy đã đạt được học vị bác sĩ ở Nhật Bản. Đó là một danh vị thực chất cao quý thời đó mà sau này ông kiên quyết từ chối mọi danh xưng tiến sĩ mà người đời khoác cho.  Thầy Lương Định Của đạt được học vị cao, có công ăn việc làm,  vẫn nghĩ tới việc về nước phục vụ, kịp trước khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn. Luồng gió từ Hà Nội đã thôi thúc ông hướng về Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi Mỹ, IRRI để tìm cách về nước tham gia kháng chiến nhưng “Đường về Việt Bắc xa xôi lắm!”. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, Ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, làm việc một thời gian ngắn ở Viện Khảo cứu Nông nghiệp Sài Gòn, Bộ Canh Nông (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam), sau đó quá cảnh bưng biền và đầu năm 1954 cả nhà cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc

Nhà báo Phan Quang kể câu chuyện Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của đã cho hay: “Hồi còn là sinh viên, ông đã cùng nhiều lưu học sinh Nhật và nước ngoài trong đó có Đặng Văn Ngữ, tham gia các cuộc biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Theo như ông còn nhớ, ít nhất có bốn cuộc lớn, ba lần ở Tokyo, và một lần ở Kyoto. Hoạt động chống chiến tranh Việt Nam có thuận lợi là Đảng Cộng sản Nhật Bản hết lòng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Nhiều Việt kiều ở Nhật nhờ thông qua Đảng Cộng sản Nhật Bản hoặc các tổ chức nhân dân do Đảng lãnh đạo mà giữ được mối liên hệ liên tục với phong trào kháng chiến trong nước.

Qua sự giới thiệu của một người bạn, một mặt Lương Định Của tiếp xúc với các nghị sĩ tiến bộ trong Quốc hội Nhật, nhờ giúp đỡ tạo điều kiện cho ông sớm được trở về vùng tự do nước Việt Nam. Thượng Nghị sĩ Kazami được các bạn Nhật cử đứng ra lo liệu việc này. Mặt khác, Lương viết thư gửi Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh bày tỏ mong muốn của mình, và chẳng bao lâu sau nhận được thư Đại sứ trả lời đã chuyển nguyện vọng của ông về nhà. Theo sự hướng dẫn của ông Kazami, mùa hè 1952 Lương Định Của xin thôi việc ở Kyoto, lên thủ đô Tokyo chờ ngày về nước.

Ông xin việc làm ở Sở Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Trung ương của Nhật Bản để có thể thu nhập trong thời gian chờ đợi. Đầu những năm 50, sau chiến thắng biên giới, tình hình nước ta rất sôi động. Đảng Lao động Việt Nam đảm nhiệm công khai sứ mệnh lịch sử lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Mặt trận Liên Việt thành lập, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết. Các vùng tự do được giữ vững. Chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch.

Thực dân Pháp ý thức rõ, tiến hành phá hoại kinh tế, gây nạn đói kém, cắt nguồn hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược đối với thành bại của chúng trong chiến tranh.Thông tri của tướng De Linarès, tư lệnh chiến trường Bắc Bộ gửi các cấp dưới đề ngày 14-3-1951 hướng dẫn cụ thể như sau:

“… Về phá hoại, có hai cách thực tế có thể áp dụng: a) làm ướt thóc hoặc bắt dân phải để thóc lúa ngoài trời trong mùa mưa ẩm. Tuy nhiên, để chắc chắn hạt gạo sẽ thối hẳn, phải dấp nước cho ướt thóc trong thời gian bốn mươi tám giờ. Ngoài ra, để cho sự phá hoại bảo đảm hiệu quả chắc chắn của nó, trong thời gian ấy, phải canh giữ không để cho dân chúng đến lọc lấy phần thóc còn tốt mang đi cất giấu; b) những kho thóc quan trọng nào phát hiện được, cho tưới xăng hoặc dầu nặng vào…” .

Tháng Chín năm 1952, ông Kazami báo cho Lương Định Của biết, có một tàu buôn Nhật Bản sắp sang Hồng Công rồi từ đó đến thành phố Thiên Tân của Trung Quốc. Ông đề nghị Lương đáp chuyến tàu ấy. Vào được Trung Quốc rồi thì rất dễ dàng về Việt Bắc vì biên giới Việt Trung đã thông, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kiến lập quan hệ ngoại giao; giữa hai nước có tình hữu nghị sâu sắc. Ông nói đã nhờ Hội Hoa kiều tại Nhật Bản làm các thủ tục cần thiết cho gia đình Lương nhập cảnh Trung Quốc, ông cũng đã có liên hệ để thông báo với Chính phủ Việt Nam về chuyện này.

Lương Định Của vào Hồng Công, đến biên giới Cửu Long trình giấy giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Biên phòng Trung Quốc cho biết chưa nhận được chỉ thị. Các bạn khuyên Lương nên trở lại Hồng Công lấy visa nhập cảnh. Hành lý có thể cho chuyển trước sang biên giới, đưa về thành phố Quảng Châu. Vài hôm nữa gia đình Lương đến thì có thể vào Trung Quốc, đến thẳng Quảng Châu luôn.

Trở lại khách sạn, Lương tìm cách liên hệ với Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh, vừa gọi điện thoại vừa gửi thư song chờ mãi không thấy hồi âm. Tiền túi cạn dần: phòng trọ khách sạn rất đắt. Hàng ngày bà Của xuống phố mua bánh mì cho cả nhà ăn. Lúc này mới thấy hết bản lĩnh của người phụ nữ ấy. Ông lo cuống lên, bà chỉ cười: “Không sao, để tính xem”. Về đến Việt Nam ông thú thật với bạn bè, nếu không có bà thì với hai đứa con nhỏ, ông chẳng biết đường nào xoay xở trong những ngày quá cảnh Hồng Công. Thái độ bình tĩnh và đầy thông cảm của bà có tác dụng trấn an ông.

Sau một tuần chờ đợi trong lo âu, xuất hiện một người lạ mặt ăn mặc sang trọng. Ông nói: nếu Lương có giấy giới thiệu của Ngân hàng Trung Hoa thì ông có thể giúp cho qua biên giới. Lương Định Của chẳng có giấy tờ gì khác ngoài thư giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Người lạ mặt khuyên, nếu vậy thì nên theo ông về Macao, ở nhờ nhà con trai ông một thời gian, chờ xin phép nhập cảnh.

Hồng Công là điểm quá cảnh, khách không được phép ở lại lâu. Lương Định Của hết sức phân vân. Người này ông chưa từng quen biết. Trong túi ông lại không có tiền, trừ gói hạt giống dưa. Đến áo quần thay hằng ngày cũng không có đủ vì các valy đã gửi hết vào Trung Quốc rồi.

Ông quyết định hẵng trở về Sài Gòn, rồi tìm cách ra vùng tự do sau. Ông đánh điện cho một người bạn ở Sài Gòn, báo tin mình đang trên đường về nước, đến Hồng Công thì mất hết đồ đạc, nhờ bạn đặt mua vé máy bay cho hai người lớn hai trẻ con, và cho vay tạm hai nghìn USD.

Ngay chiều hôm ấy, nhận được ngân khoản người bạn gửi đến thông qua một ngân hàng lớn. Có tiền, có vé trong tay, ông còn nấn ná lại thành phố này ba tuần nữa, hy vọng có tin tức Đại sứ quán ta tại Bắc Kinh. Cuối cùng hết hạn quá cảnh mới đáp máy bay về Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn nồng nhiệt đón bác sĩ nông học Lương Định Của du học từ Nhật Bản về. Bộ trưởng Nông Lâm mời ông đến cơ quan, mở rượu whisky chúc mừng, và ngỏ ý mời ông làm thứ trưởng. Lương tìm cách thoái thác khéo. Ông khiêm tốn nói mình xa đất nước đã lâu, xin cho làm việc hợp đồng một thời gian để quen thêm thung thổ và bạn bè, rồi mới dám chính thức nhận nhiệm vụ.”

“Gia đình ông sống cùng gia đình người em trong ngôi nhà ở Đa Cao. Em gái ông có chồng đi kháng chiến, thỉnh thoảng lại kiếm cớ vắng nhà. Ông biết chị ra bưng thăm chồng. Một hôm, vào ngày chủ nhật, ông đang ngồi chơi trước cửa thì thấy một người ăn vận có vẻ như vừa từ nông thôn ra, đi thẳng vào nhà sau nói chuyện với cô em gái. Khách về, Lương hỏi ai vậy, cô em trả lời: “Người ta muốn mời anh ra vùng kháng chiến đấy”. – Vậy em trả lời họ thế nào? Cô em cười: “Em nói, anh vợ con tùm lum thế kia thì làm sao đi kháng chiến được”. Lương Định Của lặng im, vì dự định từ Nhật Bản về thẳng miền Bắc không thành, ông không hề hé răng cho ai biết.

Hiệp định Genève về Đông Dương (1954) được ký kết. Trong giới trí thức Sài Gòn lại một lần nữa xôn xao – tuy thầm lặng – về việc ra đi hay ở lại. Nơi cơ quan Lương làm việc có một chị tên là B., em gái một bác sĩ nha khoa vốn là bạn của ông sau này cũng tập kết ra Bắc và cùng gặp lại nhau tại Hà Nội, có lần hỏi giọng nửa đùa nửa thật: “Nè, Chính phủ Việt Minh kêu gọi trí thức ra Bắc đấy, anh có đi không?”.

Lương nghiêm trang trả lời ông muốn đi. Chị B. bắt liên lạc, bố trí kế hoạch cho ông rời Sài Gòn. Chờ đợi một thời gian khá lâu mới có hồi âm. Lương Định Của nói với các em, ông muốn cho gia đình đi nghỉ mát ở Ô Cấp (Cap Saint Jacques – Vũng Tàu ngày nay) mấy hôm. Nửa đường, theo mật hiệu “cứ theo người có chửa mà đi”, ông đổi xe, đổi hướng, theo người phụ nữ ấy về thành phố Mỹ Tho. Từ đấy lại đổi xe khác, có người khác đón ra bưng biền.

Lương Định Của được nhà lãnh đạo Phạm Hùng tiếp ngay khi vừa đến cứ. Anh Bảy trò chuyện thân tình, và cho ông một bộ quần áo bà ba. Năm 1954, qua liên lạc biệt động, gia đình giáo sư gửi thư xin phép đi tập kết. Anh Hồng Việt kể lại: “Từ Sài Gòn, theo biệt động đưa về Cần Thơ, xuống căn cứ Cà Mau và đi tàu Ba Lan ra Sầm Sơn, Thanh Hoá. Ấn tượng đầu tiên là hưởng luôn một trận gió mùa đông bắc. Nhưng ngày hôm sau là 1.1.1955, gia đình được chứng kiến ngày lễ tưng bừng”.

Luồng gió từ Hà Nội là bước ngoặt của nhà nông học Lương Định Của.

Theo hồi ức của thầy Phan Gia Tân, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, thì sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, giáo sư Lương Định Của đã đi tìm Giáo sư Tôn Thất Trình ở Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh). Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình vì thầy đã ra đi trước đó.

Tấm lòng tri ngộ của họ là dấu ấn “biết mình, biết người” của hai trí thức lớn…

Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có di sản biểu tượng là tòa nhà chữ U (nay gọi là tòa nhà Phượng Vĩ) do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Trong tòa nhà chữ U này có chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình ở lầu 1 tại Phòng Cây Lương thực Rau Hoa Quả thuộc Khoa Nông học. Đây cũng là phòng cuối nối liền gần gũi nhất với khu Thư Viện (cũ). Tầng dưới của Thư Viện là Hội Trường Lớn. Góc phải đầu nhà chữ U nay còn bảng đồng lưu danh Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thu là Khôi Nguyên La Mã.

Viện Khảo cứu Nông Lâm Đông Dương được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1925 tại Sài Gòn là Viện nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Đông Dương, nay là Viện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam là nơi thầy Tôn Thất Trình có nhiều năm làm việc ở đấy. Thầy Trình đã tham gia dự án thực hiện hợp tác nghiên cứu lúa với Đài Loan giai đoạn 1950-1957, gồm các ông Trương Văn Hiếu, Phạm Huy Lân, Tôn Thất Trình, Trần Thiện Tín, Trần Bình Cư, Đoàn Kim Quan. Hai tác giả Bùi Minh Lương, Tôn Thất Trình, Tổng Nha Canh Nông đã biên soạn sách “Đất Nông nghiệp Việt Nam” – Bắc Kontum (1959) rất công phu.

Thầy Tôn Thất Trình làm Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn từ năm 1964 đến năm 1968. Trước thầy Trình là thầy Đặng Quan Điện (1962-1964). Tiền thân Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn là Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao Bảo Lộc (1955-1962), Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Vũ Ngọc Tân (1955-1958),và thầy Phan Lương Báu (1958-1962). Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn sau này được thay thế bằng Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp Sài Gòn (1968-1972), Học Viện Quốc Gia Nông nghiệp Sài Gòn (1972-1974) và  trở thành Trường Đại học Nông nghiệp trực thuộc Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (1974 -1975)  do thầy Lê Văn Ký làm Hiệu trưởng (1974-1975).

Giáo sư Tôn Thất Trình vẫn trực tiếp giảng dạy môn cây lương thực cho dù hai lần Thầy làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, tên Trường thay đổi nhiều lần và xã hội quá nhiều biến động. Chiếc bàn to quá khổ (dài 1,8m rộng 1,2m, gỗ tốt, chắc, nặng, nằm ở phòng cuối góc bên phải của khối nhà. Cái bàn này có lẽ vì quá to và nặng, không dễ mang ra khỏi cửa, phòng lại là góc khuất làm việc dạy học của người thầy “full professer” (giáo sư) Hiệu trưởng đầu tiên, mà phòng không phải ở tâm điểm chính diện phong thủy, nên nơi này và chiếc bàn này 40 năm qua có lẽ vì vậy mà rất ít thay đổi chỉ mấy lần tách nhập Bộ môn.

Chuyện tôi được may mắn về phòng này và được nghe kể lại là một câu chuyện dài …

Thầy Tôn Thất Trình ngày ra đi

Khi thời cơ lịch sử thống nhất Việt Nam xuất hiện, ngày 7 tháng 4 năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ Tổng Hành Dinh Hà Nội đã phát đi mệnh lệnh tác chiến nổi tiếng đến toàn mặt trận “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”. Năm cánh quân lớn của lực lượng giải phóng đã nhanh chóng áp sát gần thành phố. Ngày 29 tháng 4 năm 1975 Chiến dịch Gió lốc (Cuộc hành quân Frequent Wind) Những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Cũng ngày này, Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếm đảo Trường Sa từ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoàn thành tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ. Sài Gòn trước ngày thất thủ hoảng loạn cực độ.  Trừ một số quan chức và tướng lĩnh cao cấp có điều kiện và thế lực đã kiếm cớ rời đi trước đó. Số còn lại hoang mang tính toán. Nhiều người bỏ nhiệm sở lánh lo việc riêng. Thầy Tôn Thất Trình làm gì trong ngày này? Theo lời kể của thầy Phan Gia Tân thì giáo sư Tôn Thất Trình vẫn đến trường trước ngày Sài Gòn sụp đổ.

Chặng đường lịch sử 90 năm (1925 – 2015) của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (Bùi Chí Bửu, Đào Huy Đức, Trần Thị Kim Nương và cộng tác viên 2015) và Kỷ yếu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 60 năm (1955- 2015) xây dựng và phát triển (Dương Duy Đồng, Bùi Xuân Nhã, Nguyễn Phú Hòa, Bùi Văn Miên và cộng tác viên)  ghi nhận rằng: Trường Cao Đằng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1962-1968) thầy Tôn Thất Trình đã làm Hiệu trưởng năm 1964-1967 sau bác sĩ thú y Đặng Quan Điện (1962- 1964). Thầy Tôn Thất Trình làm Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa lần thứ nhất năm 1967. Thầy cũng kiêm nhiệm Giám đốc Nha Khảo cứu và Sưu tầm Nông Lâm Súc (thông tin đang kiểm chứng) và thầy làm Tổng Ủy Trưởng Kế Hoạch cuối năm 1968 đến cuối năm 1969 thì giải nhiệm. Thầy Trình được Hội Đồng Giảng Huấn Cao Đẳng Nông Lâm Súc bầu làm giáo sư hạng nhất và được Bộ Giáo Dục Quốc Gia nền đệ nhị Cộng hòa bổ nhiệm giáo sư chính thức. Năm 1973 thầy nhận chức Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa lần thứ hai nhưng Thầy Trình vẫn làm  giáo sư ở Trường Đại Học Nông nghiệp thuộc Viện Đại Học Thủ Đức (1974-1975) Thầy dạy Cây Lương thực, Nông học Đại cương, Mía Đường và Cây ăn trái. Trường Đại Học Nông nghiệp lúc đó do thầy Lê Văn Ký (1974-1975) làm Hiệu trưởng.

Anh Vo Hoang Nguyen có trao đổi rằng Giảng đường 45 Cường Để đẹp và vui hơn. Trong khi anh Nguyễn Huệ Chí Thái thì đánh giá việc hình thành Viện Đại Học, Làng Đại Học và di chuyển Trường từ 45 Cường Để lên Thủ Đức là thể hiện tầm nhìn của các Hiệu trưởng thưở ấy. Tôi trở lại với nhận định của anh Nguyễn Huệ Chí Thái và trở lại hồi ức CHIẾC BÀN CỦA THẦY TÔN THẤT TRÌNH …

Thầy Phan Gia Tân kể: “Thầy Tôn Thất Trình gọi tôi lên. Thầy rất thương tôi. Thầy hỏi: Cậu tính sao? (đi hay ở?). Thầy Tân xin ý kiến thầy Trình. Thầy nói: Gia cảnh và năng lực cậu vậy. Cậu ráng ở lại làm thầy là được. Thầy thì chắc không ở lại nổi vì đến hai lần làm Tổng trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa (Thời nay, có nghĩa là hai lần làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT – Hoàng Kim chú giải), lại là dòng họ Nguyễn Phúc (Hoàng tộc) rồi lại làm Hiệu trưởng của Trường này với hàm Giáo sư gốc.  Sự dính líu với chế độ cũ sâu thế, làm sao yên mà dùng. Hãy coi gương cách mạng Nga xử sạch nhà và thân tín  Nga hoàng Nikolai II  còn có sót ai đâu?”. Thầy trầm tư lâu, thật lâu. Tôi cứ ngồi yên vậy không dám hỏi. Thốt nhiên, thầy vỗ bàn và tôi nghe một câu nói buồn thẳm: Chúng nó chạy hết rồi! Sau đó, thầy Trình đứng dậy, lầm lũi về. Ít hôm sau ngày Việt Nam thống nhất 30.4.1975, giáo sư Lương Định Của đã đi tìm Giáo sư Tôn Thất Trình ở Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn (nay là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh), có gặp tôi (thầy Phan Gia Tân). Thầy Của tiếc không gặp được thầy Trình vì thầy đã ra đi trước đó”.

Thầy Trình đi đâu? Trong cơn lốc của các sự biến thầy Trình không đi Pháp, không đi Mỹ, cũng chẵng sang Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc, cũng không đi Nhật  là những nơi thầy có nhiều mối quan hệ từ trước mà đi sang FAO (Roma). Giáo sư Tôn Thất Trình đã làm Tổng Thư ký Chương trình lúa gạo toàn cầu và bằng uy tín chuyên môn của mình trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh.

FAO

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những người Việt lỗi lạc ở FAO (Tổ chức Lương Thực Nông nghiệp Quốc tế, (ảnh FAO, Wikipedia).

Tôi đã đến FAO Rome năm 2000 trong hội thảo của FAO về tầm nhìn toàn cầu cây sắn. Tôi nhớ mãi sự thân tình của tiến sĩ Trần Văn Đạt đối với tôi những ngày tại đó. Thầy Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt và tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu nay đều đã nghỉ hưu. PGS. TS. Bùi Bá Bổng hoàn thành nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam ( 2001-2013) từ ngày 3 tháng 11 năm 2013 đến nay làm chuyên gia cao cấp về sản xuất lúa gạo tại FAO- RAP.

Viện Lúa Việt Nam có câu chuyện thú vị Giao ban cây lúa của bốn đời Viện Trưởng gồm GS. Nguyễn Văn Luật, PGS. Bùi Bá Bổng, GS. Bùi Chí Bửu và TS. Lê Văn Bảnh thì ở FAO Rome cũng có sự Giao ban cây lúa của bốn đời Chánh chuyên gia, Thư ký Điều hành, Thư ký Kỹ thuật của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, đó là GS. Tôn Thất Trình, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu và PGS. TS. Bùi Bá Bổng. Một sự so sánh thật thú vị chuyển tầm nhìn từ tầm nền nông nghiệp quốc gia đến nền nông nghiệp toàn cầu.

Chúng ta tự hào về những người Việt lỗi lạc ở FAO,  những diện mạo lớn của con người Việt Nam hội nhập và đóng góp tài năng, nhân cách vào vị trí chăm lo hột gạo, chén cơm ngon cho người dân không chỉ ở Việt Nam mà cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế. Đó là người Việt, hạt gạo Việt và con đường lúa gạo Việt Nam vươn ra thế giới.

Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình là kỷ vật vô giá đối với tôi (ảnh và lời Hoàng Kim)

Tôi đã kể câu chuyện Lương Định Của con đường lúa gạo, Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời,   Những người Việt lỗi lạc ở FAO . Nay viết chuyên mục này để tặng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, gia đình Nông nghiệp và những người quan tâm.

Chuyện Thầy Tôn Thất Trình lắng đọng tâm huyết.
Trường tôi thấm sâu bài học lịch sử.

Hoàng Kim

BaihocthuctientunguoiThay

THẦY XUÂN CANH TÁC LÚA
Hoàng Kim


Giáo sư Võ Tòng Xuân là bài học lớn. Tôi thích câu nói của nhà văn Nguyên Ngọc viết cho nhà văn Nguyễn Khải: “Rồi thế nào tôi cũng còn phải viết về nhau nữa, bạn ạ. Mỗi chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong lịch sử rộng lớn. Nhưng, tôi tin vậy, những người sống trung thực, bao giờ cũng là một phần dù nhỏ nhưng không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh của cả một thời”. Thầy Xuân lúa và hệ canh tác, tôi nhất định sẽ quay lại.

Giáo sư Võ Tòng Xuân tại Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (người thứ tư từ trái, ảnh Đặng Hải), thầy là chuyên gia lúa và hệ canh tác, anh hùng lao động, người con của quê hương Nam Bộ. 
Bài học thực tiễn từ người Thầy, lúa sắn Việt Nam tới châu Phi, Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Namthông tin của GMX Consulting về Thầy đã cho thấy một phần những việc mới nhất của thầy lúa độ tuổi 80 vẫn đang trên con đường giáo dục nông nghiệp.

Thầy Xuân lúa và hệ canh tác trên “Con đường lúa gạo Việt Nam” với thầy Lương Định Của con đường lúa gạo,Những người Việt lỗi lạc ở FAO, Bùi Huy Đáp lúa xuân Việt Nam, thầy Quyền nghề nông của chúng tôi,Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh; Nguyễn Thị Trâm người Thầy lúa lai; Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng; Ông Hồ Sáu làm kinh tế giỏi;Ông Bảy Nhị cổ tích người lớn; … là một chùm khảo cứu nhằm thuật lại việc làm các dâng hiến lặng lẽ của một số nhà nông học, nhà giáo nghề nông, những nông dân, sinh viên và những nhà quản lý kinh doanh nông nghiệp. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, làm bạn nhà nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân nghèo. Nhiều câu chuyện và con người đời thường sẽ được ghi chép tiếp nối thành một chuyên khảo, một phần máu thịt đời thường, một phụ lục của bài giảng Cây Lương thực Việt Nam, Lúa siêu xanh Việt Nam vốn trực tiếp và chuyên sâu, trọng tâm và rất ngắn, theo lối bổ túc kiến thức. Học để làm (Learing by Doing) không chỉ là tri thức khoa học mà còn là tâm huyết và phương pháp, kỹ năng thực tiễn và nghệ thuật sống, kỹ năng sống . Đây là bài học đời người. Mỗi người có thế mạnh riêng.

Thầy Xuân là lúa và hệ canh tác với Hoàng Kim ngày tưởng nhơ giáo sư Phạm Văn Biên

CHUNG SỨC
Võ Tòng Xuân,
Hoàng Kim
Nhớ giáo sư
Phạm Văn Biên

Chung sức bao năm một chặng đường
Cuộc đời nhìn lại phúc lưu hương
Ngô khoai chẳng phụ dày công Viện
Lúa sắn chuyên tâm mến nghĩa Trường
Dạy học tinh hoa giàu trí tuệ
Chuyển giao chuyên nghiệp khiếu văn chương
Người chọn vãng sanh vui một cõi
Ai theo cực lạc đức muôn phương

Liên vận bài
TIỄN ĐƯA
Tố Hữu
(Tặng bạn thơ Th.)

Đưa tiễn anh đi mấy dặm đường
Nặng tình đồng chí lại đồng hương!
Đã hay đâu cũng say tiền tuyến
Mà vẫn bâng khuâng mộng chiến trường!
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương
Đi đi, non nước chờ anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương…

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Giúp bà con cải thiện mùa vụ (Video Long Phu ở Lào)
Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19403
Nhập ngày : 16-08-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 9(30-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 9(28-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 9(27-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 9(26-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 9(25-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 9(24-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 9(23-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 9(22-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 9(21-09-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 9(20-09-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007