Số lần xem
Đang xem 999 Toàn hệ thống 3107 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
HOA VÀ ONG
Hoàng Kim
Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn, sớm thu về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.
Xin chào chú chim sâu mùa cũ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi khát khao xanh.
TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân
Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Chúc mừng Cậu Mợ cùng đại gia đình vui khỏe hạnh phúc
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
“Hoàng Thúc Tấn viết: Cậu xem bài viết về Cao Biền của cháu thật sự là điều mới lạ đối với cậu. Nếu thực sự Cao Biền như cháu đã khảo cứu thì lịch sử nước ta hoàn toàn khác. Có đoạn nói mộ Cao Biền ở Tuy Hoà thì thời nhà Đường nước ta mới chỉ vẻn vẹn một phần của Bắc bộ. Cậu xem một số bài khảo cứu của cháu qua Faebook và rất vui và lý thú khi đọc. Cậu Tấn”
Kim Hoàng trả lời: cháu nhớ cậu cùng các cậu mợ kính yêu và người thân của các cháu. Cháu thật xúc động khi hình dung người cậu trên 85 tuổi đã viết cho cháu những lời chân tình này. Cháu về quê thắp hương cho người thân ‘Hoàng gia Mạc tộc’ và thấu hiểu sâu sắc ‘Cao cát Mạc sơn’ nhưng cháu chưa thể viết rõ hơn. Cháu xin lưu tại đây đường dẫn bài ‘Cao Biền trong sử Việt” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/
1, Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên (5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.
2. Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
3. Chuyện cổ tích người lớn “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó! Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh). Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”. Điều lạ lùng hơn cả trong Nam tiến của người Việt là liên minh Nguyễn Hoàng Mạc Cảnh Huống, Nguyễn Phúc Nguyên Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ.
Anh về muộn
Đường trần
chưa dừng bước
Nẻo đồng xuân
dầu núi cách
sông ngăn.
Em thân thiết
tiễn đưa
và ngóng đợi
Trao yêu thương
nhắn gửi
những vui buồn.
Biển thăm thẳm
đá vàng
dầm nước biếc.
Núi nhấp nhô
mây trắng
quấn non xanh.
Rừng thênh thênh
suối trong
soi trời tím
Đồng mênh mông
đất xám
bụi hồng trần …
Bài ca thời gian
Thung dung việc thiện
Gieo điều lành
Giữ trọn niềm tin…
Người thân yêu ơi
Đường xa có mỏi
Thoải mái an nhiên
Giữ chí cho bền
Không háo thắng
Đừng bi quan
Chỉ cố làm người có ích
Thương yêu con người
Cuộc sống sẽ yêu thương.
TỶ PHÚ THỜI GIAN. “Ta là tỷ phú thời gian Bước chân thong thả đi ngang cuộc đời Một dòng tất bật ngược xuôi Ta riêng ngồi lại với hơi thở mình… Ta là tỷ phú thời gian Vì không nô lệ lòng tham chính mình”. Vị cao tăng Việt Thích Tánh Tuệ có trong thư viện Hoa Sen Thiền và Đời sống đã viết những câu trên
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
I
Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.
II
Vu Lan năm nay muộn
Tháng nhuận ngày vắn dài
Trời đất gió Bắc thổi
Vần vũ mây gió hoài
Nắng mưa chuyện của trời
An nhiên vui khỏe sống
Thung dung ngày tháng rộng
Mai sớm thành rừng thôi
ĐỐI THOẠIVỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
Hạnh phúc khi già đi
là biết sống tốt hơn yêu thương hiền lành hơn
chọn tinh hoa lưu lại .
Tôi đồng tình với Anle20’s Blog theo Phụ Nữ News người già ít lo lắng hơn người trẻ vì
Sống tốt
Khi già đi, người ta sẽ thường nhìn nhận một sự việc từ những yếu tố tích cực của nó.
Khi già đi, người ta thường biết hài lòng với kinh tế của chính mình.
Khi già đi, người ta sẽ biết để ý tới thực phẩm sạch, biết ăn uống điều độ, từ bỏ thói quen xấu như bia rượu, thuốc lá.
Khi già đi, người ta thường cảm thấy vui vì những việc nhỏ, như một cốc cafe với bạn đời, hay một cuộc đi dạo với chú cún cưng.
Khi già đi, người ta biết tin tưởng, bớt đa nghi lo lắng.
Yêu thương
Người già biết lắng nghe người khác và đưa ra lời khuyên thích hợp.
Người già biết cách xử lý đúng mực mà không làm tổn thương ai.
Người già dễ thông cảm với những điểm không tốt của người khác.
Người già biết kiềm chế cảm xúc, nhẫn nhịn và bao dung.
Người già biết mừng rỡ cho thành quả của người khác.
Người già biết dành thời gian cho những người mình yêu quý.
Tinh hoa
Khi già đi, người ta không còn chạy theo tiền bạc và của cải
Khi già đi, người ta biết từ bỏ lòng ham muốn.
Khi già đi, người ta không tìm kiếm những thứ mới lạ và kích động.
Khi già đi, người ta biết từ bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Khi già đi, người ta không còn tranh giành với người khác.
Khi già đi, người ta biết hy sinh bản thân mình.
Khi già đi, người ta hạnh phúc và ngây thơ như một trẻ nhỏ.
HOA VÀ ONG
Hoàng Kim
Chào ngày mới ong vàng say làm mật
Mãi mê ôm nhụy nõn, sớm thu về
Hoa nở thắm đón mừng ong cần mẫn
Đợi giao mùa kết trái để sinh sôi.
Xin chào chú chim sâu mùa cũ
Lo mà chi dù bão chớp rất gần
Chim vẫn hót và bướm vàng vẫn lượn
Thung dung đời và mãi khát khao xanh.
TỰ VỊNH VƯỢT BÁT TUẦN
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân
Bát tuần đã trãi việc đời nhiều
Chân chính bao nhiêu phúc bấy nhiêu
Nhân hậu thói nhà in một nếp
Trung kiên việc nước đủ trăm chiều
Lòng son phơi phới vầng trăng dọi
Tóc bạc phơ phơ ngọn gió phiêu
Hôm sớm sân Lai (*) thêm sắc mới
Sum vầy con cháu tiếng vui reo !
NHỚ ÔNG BÀ CẬU MỢ
Chúc mừng Cậu Mợ cùng đại gia đình vui khỏe hạnh phúc
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng gia Mạc tộc ngời tâm đức
Lối hẹp đường cong chẳng thẹn lòng
“Hoàng Thúc Tấn viết: Cậu xem bài viết về Cao Biền của cháu thật sự là điều mới lạ đối với cậu. Nếu thực sự Cao Biền như cháu đã khảo cứu thì lịch sử nước ta hoàn toàn khác. Có đoạn nói mộ Cao Biền ở Tuy Hoà thì thời nhà Đường nước ta mới chỉ vẻn vẹn một phần của Bắc bộ. Cậu xem một số bài khảo cứu của cháu qua Faebook và rất vui và lý thú khi đọc. Cậu Tấn”
Kim Hoàng trả lời: cháu nhớ cậu cùng các cậu mợ kính yêu và người thân của các cháu. Cháu thật xúc động khi hình dung người cậu trên 85 tuổi đã viết cho cháu những lời chân tình này. Cháu về quê thắp hương cho người thân ‘Hoàng gia Mạc tộc’ và thấu hiểu sâu sắc ‘Cao cát Mạc sơn’ nhưng cháu chưa thể viết rõ hơn. Cháu xin lưu tại đây đường dẫn bài ‘Cao Biền trong sử Việt” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet/
1, Cháu trích chép kính cậu một ghi chú trong bài trên (5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:
“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.
2. Mạc triều trong sử Việt. Hoàng chi Mạc tộc và Cao Bằng . Tỉnh Cao Bằng có làng Đà Quận ở xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, từ thời Mạc đến nay hàng năm đều có Lễ hội chùa Đà Quận từ ngày 9 âm lịch đến rằm Nguyên tiêu tháng Giêng hàng năm để tảo mộ tổ tiên và dâng hương tưởng nhớ. Cao Bằng là đất sau cùng của nhà Mạc tiếp tục tồn tại hơn 100 năm sau khi nhà Mạc không còn triển vọng phục quốc mới nhập vào đất nhà Hậu Lê. Làng Đà Quận là làng dân Mạc theo hương linh Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc tuân theo di nguyện của Mạc Ngọc Liễn danh tướng thái phó vua Mạc là không bao giờ vì dòng họ mình mà nồi da xáo thịt đưa ngoại viện vào giày xéo non sông. Mạc tộc lúc kế cùng lực kiệt đã đổi họ Mạc thành họ khác và lưu tán khắp mọi nơi trong cả nước, trong đó có Hoàng chi Mạc tộc Làng Minh Lệ và cho đến nay có Hoàng chi Mạc tộc đất phương Nam cũng là những người con xa xứ. Những ngày đầu xuân nay (2020) sau 428 năm (tính từ năm 1592 Cao Bằng thất thủ vì sự công phá của nhà Lê Trịnh), Việt sử ghi nhớ di nguyện tổ tiên, ‘Lời dặn sau cùng của Mạc Ngọc Liễn’ tại quốc sử Việt đối chiếu qua các thời viết về Mạc triều trong sử Việt: “Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Dân ta là người vô tội mà khiến để phải mắc nạn binh đao, ai nỡ lòng nào! Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời, chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ tranh nhau, tất phải có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân họ đến đây thì chúng ta nên tránh đi, chớ có đánh nhau với họ, cốt phòng thủ cẩn thận là chính; lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”. Tác giả Trần Gia Phụng trong bài viết: “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử” có đoạn bình luận về lời trăng trối của ông: “Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn – nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc”.
3. Chuyện cổ tích người lớn “Người trồng cây hạnh người chơi, Ta trồng cây đức để đời về sau” Trong 8 đời chúa Nguyễn, không thấy ông nào làm điều gì thất đức. Ông nào cũng lo làm cho dân giàu nước mạnh. Lịch sử cuộc nam tiến đi từ Phú Yên đến Cà Mau-Châu Đốc chứng minh điều đó. Hậu thế đã được thừa hưởng biết bao phúc lợi từ sự nghiệp nam tiến đó! Có 3 ông chúa mang danh hiệu khác người: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Nghe nôm na và thân tình biết mấy. Nếu cai trị mà không được dân thương mến và biết ơn thì làm chi có những cách gọi kém vương giả nhưng giàu tình cảm như thế? Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân, như Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) hay Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần). Đó cũng là một nét đặc biệt. Nhiều ông chúa xây chùa (chúa Tiên lập chùa Thiên Mụ, Long Hưng, Bảo Châu, Kính Thiên; chúa Hiền lập chùa Túy Vân) hay trùng tu chùa, đúc chuông, thỉnh sư giảng Pháp (chúa Minh). Có lẽ nhờ biết tu nhân tích đức mà Đức năng thắng số, Số bất cập đức nên tai qua nạn khỏi, như câu tục ngữ mà ông bà xưa thường nói để dạy khôn cho con cháu: Trời hại mới lo, người hại như phấn nhồi. Đó là nói nôm na, cho có vẻ chính xác và minh triết hơn thì đấy chính là nhân quả nghiệp báo”. Điều lạ lùng hơn cả trong Nam tiến của người Việt là liên minh Nguyễn Hoàng Mạc Cảnh Huống, Nguyễn Phúc Nguyên Mạc Thị là những uẩn khúc lịch sử chưa thể viết rõ.
Anh về muộn
Đường trần
chưa dừng bước
Nẻo đồng xuân
dầu núi cách
sông ngăn.
Em thân thiết
tiễn đưa
và ngóng đợi
Trao yêu thương
nhắn gửi
những vui buồn.
Biển thăm thẳm
đá vàng
dầm nước biếc.
Núi nhấp nhô
mây trắng
quấn non xanh.
Rừng thênh thênh
suối trong
soi trời tím
Đồng mênh mông
đất xám
bụi hồng trần …
Bài ca thời gian
Thung dung việc thiện
Gieo điều lành
Giữ trọn niềm tin…
Người thân yêu ơi
Đường xa có mỏi
Thoải mái an nhiên
Giữ chí cho bền
Không háo thắng
Đừng bi quan
Chỉ cố làm người có ích
Thương yêu con người
Cuộc sống sẽ yêu thương.
TỶ PHÚ THỜI GIAN. “Ta là tỷ phú thời gian Bước chân thong thả đi ngang cuộc đời Một dòng tất bật ngược xuôi Ta riêng ngồi lại với hơi thở mình… Ta là tỷ phú thời gian Vì không nô lệ lòng tham chính mình”. Vị cao tăng Việt Thích Tánh Tuệ có trong thư viện Hoa Sen Thiền và Đời sống đã viết những câu trên
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
I
Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.
II
Vu Lan năm nay muộn
Tháng nhuận ngày vắn dài
Trời đất gió Bắc thổi
Vần vũ mây gió hoài
Nắng mưa chuyện của trời
An nhiên vui khỏe sống
Thung dung ngày tháng rộng
Mai sớm thành rừng thôi
ĐỐI THOẠIVỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
Hạnh phúc khi già đi
là biết sống tốt hơn yêu thương hiền lành hơn
chọn tinh hoa lưu lại .
Tôi đồng tình với Anle20’s Blog theo Phụ Nữ News người già ít lo lắng hơn người trẻ vì
Sống tốt
Khi già đi, người ta sẽ thường nhìn nhận một sự việc từ những yếu tố tích cực của nó.
Khi già đi, người ta thường biết hài lòng với kinh tế của chính mình.
Khi già đi, người ta sẽ biết để ý tới thực phẩm sạch, biết ăn uống điều độ, từ bỏ thói quen xấu như bia rượu, thuốc lá.
Khi già đi, người ta thường cảm thấy vui vì những việc nhỏ, như một cốc cafe với bạn đời, hay một cuộc đi dạo với chú cún cưng.
Khi già đi, người ta biết tin tưởng, bớt đa nghi lo lắng.
Yêu thương
Người già biết lắng nghe người khác và đưa ra lời khuyên thích hợp.
Người già biết cách xử lý đúng mực mà không làm tổn thương ai.
Người già dễ thông cảm với những điểm không tốt của người khác.
Người già biết kiềm chế cảm xúc, nhẫn nhịn và bao dung.
Người già biết mừng rỡ cho thành quả của người khác.
Người già biết dành thời gian cho những người mình yêu quý.
Tinh hoa
Khi già đi, người ta không còn chạy theo tiền bạc và của cải
Khi già đi, người ta biết từ bỏ lòng ham muốn.
Khi già đi, người ta không tìm kiếm những thứ mới lạ và kích động.
Khi già đi, người ta biết từ bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Khi già đi, người ta không còn tranh giành với người khác.
Khi già đi, người ta biết hy sinh bản thân mình.
Khi già đi, người ta hạnh phúc và ngây thơ như một trẻ nhỏ.